1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự học Violin dân gian - Fiddle

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi CoDep, 29/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hutcon

    hutcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác
    Em tia thấy cái topic này từ lâu rồi, đến hôm nay mò mãi mới thấy, trôi giạt kinh dị xuống trang 7
    Đầu tiên là cảm ơn bác Codep đã chia sẻ tài liệu dể bà con cô bác có dịp học hỏi. Tiếp theo là cảm ơn bạn Ngocminh1985 đã chăm chỉ post toàn bộ nội dung của cuốn sách lên.
    Sau khi nội dung tiếng anh của tài liệu được post lên, bác Codep đã có ý mọi người cùng post tiếp bản dịch tiếng Việt lên, vừa để chia sẻ với mem nào ko biết tiếng Anh, vừa để trao đổi học tập thêm. Nhưng có lẽ do mọi người đều bận công việc nên ý của bác Codep bị rơi vào quên lãng.
    Dù sao thì đó cũng là một ý rất hay. Nên hutcon xin mạo muội bắt đầu dịch tài liệu này. Hi vọng mọi người sẽ hưởng ứng và dịch cùng cho vui
    Trong quá trình dịch, xin mọi người góp ý về những chỗ dịch ẩu, thuật ngữ chuyên môn, kiến thức chuyên ngành, cách trình bày...v..v..Để cuối cùng có một bản dịch tương đối chất lượng cho mọi mem yêu thích Fiddle cũng như Violin.
    Nào ta cùng bắt đầu...
  2. hutcon

    hutcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Trang bìa và mục lục xin phép bỏ qua
    Trang 3:
    Các bộ phận của Fiddle
    Mặt trước gồm:
    Scroll: đường xoáy ốc.
    Peg: Chốt.
    Peg box: hộp chốt
    Fingerboard nut: phần giới hạn ngón tay bấm
    Neck block: Phần cổ đàn
    Purfling: đường viền
    Upper bout: phần trên đàn
    Corner block: miếng góc đàn
    Middle bout: phần giữa đàn
    F Hole Notch: Vết khía ở khe Fa
    F Hole: khe Fa
    Lower bout: phần dưới đàn
    Saddie: miếng yên ngựa
    Chin rest: cái đệm cằm.
    Mặt bên gồm:
    Peg box wall: thành hộp chốt
    Neck: cổ đàn
    Fingerboard: "phím" đàn
    Neck heel: đầu cổ đàn
    Rib: sườn đàn
    Back: lưng đàn
    Top: mặt đàn
    Bridge: cầu ngựa
    Bass bar: gạch âm trầm
    Sound post: "trụ" âm thanh
    String adjuster: phần chỉnh dây
    Tail piece: miếng "đuôi"
    Tail gut:
    End pin: Chốt đáy.
    Đầu cây vĩ gồm:
    Bow head: đầu vĩ.
    Bow stick: cán vĩ
    Bow tip:
    Bow hair: Lông vĩ.
    Đuôi vĩ gồm:
    Silver ưinding: rãnh lượn bạc
    Leather thumbgrip: miếng da tì ngón cái
    Frag lining: lớp lót
    Eyelet: lỗ nhỏ
    Bow screw button: nút vít
    Bow screw shank: cán nút vít
    Ferrule: vòng sắt nối với lông vĩ.
    Lên dây cho Fiddle.
    Lên dây cho Fiddle bằng cách vặn các chốt và chỉnh các phím. Các chốt cần phải được đẩy vòa phía trong khi đang lên dây, nếu không nó sẽ bị trượt ra. Các vít lớn trên phím chỉnh hoạt động giống mọi loại vít khác. Vặn vít theo chiều kim đồng hồ sẽ làm dây căng hơn, vặn ngược lại làm dây chùng đi. The highest string is tuned to the second E above middle C. The second string is tuned to the A above middle C. The third string is tuned to the D, one step above middle C, and the lowest string is tuned to the G below middle C....Có thể chuẩn các nốt nhạc bằng cách so sánh với nốt nhạc của một chiệc piano, một cây sáo hay vv...vv. Một vài công ty chế tạo ra một loại dụng cụ nhỏ bằng thạch anh dùng khi lên dây. Bạn Nên kiểm tra xem cửa hàng nhạc cụ nơi bạn ở có loại dùng khi chỉnh âm nào phù hợp với nhu cầu của mình.
    Phù, xin các bác dịch giúp đoạn tiếng anh trên
    Được hutcon sửa chữa / chuyển vào 23:18 ngày 07/08/2007
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Xin dịch theo kiểu của riêng tôi (tiếng Việt dân gian, không qua
    trường nhạc):
    Trang 3:
    Các bộ phận của Fiddle
    Mặt trước gồm:
    Scroll: Đầu cuốn
    Peg: Khoá lên giây
    Peg box: hộp lên giây
    Fingerboard nut: Cầu đàn trên
    Neck block: Cục gỗ gắn cổ đàn vào hộp đàn
    Purfling: đường khảm trên mặt đàn
    Upper bout: bầu trên, còn gọi là bầu nhỏ
    Corner block: cục gỗ gắn ở góc đàn
    Middle bout: phần giữa đàn
    C bout: cũng là phần giữa, lõm vào hình chữ C
    F Hole Notch: Vết khía ở khe chữ F
    F Hole: khe chữ F
    Lower bout: bầu dưới đàn, còn gọi là bầu to
    Saddie: miếng yên ngựa đệm giây căng miếng đuôi lên giây
    Chin rest: cái tỳ cằm.
    Mặt bên gồm:
    Peg box wall: thành hộp lên giây
    Neck: cổ đàn
    Fingerboard: bàn phím
    Neck heel: đoạn cong cổ đàn gắn vào Neck Block
    Rib: sườn đàn
    Back: lưng đàn
    Top: mặt đàn
    Bridge: cầu ngựa
    Bass bar: Dầm trần, đỡ mặt đàn mé bên trái
    Sound post: Chống mặt, đỡ mặt đàn mé bên phải
    String adjuster: đinh vít tinh chỉnh giây
    Tail piece: miếng "đuôi" nơi bắt các giây đàn
    Tail gut: Chốt phía dưới đuôi, nơi bắt giây cáp xuống chốt đáy
    End pin: Chốt đáy.
    Đầu cây vĩ gồm:
    Bow head: đầu vĩ.
    Bow stick: cần vĩ
    Bow tip: đỉnh nhọn
    Bow hair: Lông đuôi ngựa
    Đuôi vĩ gồm:
    Silver ưinding: rãnh lượn bạc
    Leather thumbgrip: miếng da tì ngón cái
    Frag lining: lớp lót
    Eyelet: lỗ nhỏ
    Bow screw button: nút vít
    Bow screw shank: cán nút vít
    Ferrule: tôi không biết
    Lên giây cho Fiddle.
    Lên giây cho Fiddle bằng cách vặn các chốt và chỉnh các phím.
    Các chốt cần phải được đẩy vào phía trong khi đang lên giây,
    nếu không nó sẽ bị trượt ra. Các chốt lớn trên phím chỉnh hoạt
    động giống mọi loại vít khác. Vặn chốt theo chiều kim đồng hồ
    sẽ làm giây căng hơn, vặn ngược lại làm giây chùng đi. Giây cao nhất là giây Mí, tính từ nốt Đô giữa đàn Piano thì là ở
    quãng Tám thứ hai. Giây thứ hai là nốt La, tính từ nốt Đô giữa
    đàn Piano thì là quãng 6. Giây thứ ba là giây Rề, sau nốt Đô
    giữa đàn Piano, và giây trầm nhất là nốt Sòn, trầm hơn nốt Đô
    giữa đàn Piano. ....Có thể chuẩn các nốt nhạc bằng
    cách so sánh với nốt nhạc của một chiếc piano, một cây sáo
    hay vv...vv. Một vài công ty chế tạo ra một loại dụng cụ nhỏ bằng
    thạch anh dùng khi lên dây. Bạn nên kiểm tra xem cửa hàng
    nhạc cụ nơi bạn ở có loại dùng khi chỉnh âm nào phù hợp với
    nhu cầu của mình.
    Phù, xin các bác sửa giúp những chỗ chưa đúng và còn thiếu .
    Tôi hơn bạn ở chỗ mới học được "nốt Đô giữa đàn Piano" tiếng
    Anh là "Middle C," hê hê . . .
  4. hutcon

    hutcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, bác Codep hơn hutcon nhiều lắm
    Nhân tiện, xin hỏi các bác mấy ván đề liên quan tới cái trang 3 này:
    - Mụt là: Đàn violin và Fiddle hình như chẳng có gì khác nhau cả?
    - Hai là: cái miếng bridge (cầu ngựa) nó có luôn luôn óố định khi mình lên dây không? Hôm trước hutcon có vặn dây thử một cái đàn, thấy miếng bridge này kêu còn cọt phát ghê
    Toàn những câu hỏi thô thiển của ngưòi chả bít gì
  5. hutcon

    hutcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Trang 4.
    Bài 1: Cách cầm đàn
    Đặt đàn lên xương đòn của vai trái. Quay đầu sang trái, hạ hàm trái và cằm xuống cái tỳ cằm. Chỉ nên đỡ Fiddle hoàn toàn bằng cằm và vai, nhờ đó bàn tay trái được tự do để bấm dây.
    Chỉ dùng cằm và vai tập giữ Fiddle song song với sàn nhà. Để làm điều này, bạn đặt bàn tay trái lên vai phải. Trong khi tập, cơ cổ và cơ vai chỉ căng đủ để giữ đàn (ko căng quá mức?)
    Tự tính toán thời gian tập giữ đàn. Lần lựợt trong 30s, 1 phút, rồi 2 phút liên tục. Làm bài tập này hằng ngày cho đến khi bạn cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi giữ đàn.
    Một số nhạc công Fiddle cho rằng miếng đệm vai rất hữu ích. Có nhiều loại đệm vai. Bạn phải tự thử xem loại nào là thoải mái nhất đối với mình.

    Cách đặt bàn tay trái.

    Ngón trỏ chạm đốt nối với lòng bàn tay vào một cạnh của cổ đàn. Ngón cái chạm đốt trên cùng vào cạnh kia của cổ đàn. Đốt ngón trỏ không nên đặt cong xuống. Cách đặt ngón tay như vậy sẽ tạo ra một "ô cửa sổ" bên dưới cổ đàn, giữa ngón trỏ, ngón cái và lòng bàn tay. Đặt một quả trứng tưởng tượng trong lòng bàn tay, cố gắng giữ nó không bị vỡ bằng cách hướng lòng bàn tay ra xa khỏi cổ đàn. Cánh tay và khuỷu tay được đặt bên dưới đàn. Làm theo hướng dẫn trên sẽ đảm bảo bàn tay trái được sử dụng hiệu quả nhất.
    Ặc, khó hiểu quá
    Mà bác Codep ơi, mấy cái hình minh họa sao nó cứ đen đen vậy? Chả nhìn ra cái gi cả
    Có bác nào kiếm ra hình mình họa, rùì post lên cho sinh động nha. Tui không biết post hình T__T
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Các bạn nên để ý và chú ý rằng những bài thảo luận của tôi hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm
    chơi Violin của tôi, không theo trường lớp sách vở nào, kể cả cuốn sách này. Từ ngữ tôi
    xài cũng hoàn toàn là tiếng Việt dân gian, không phải của trường nhạc ViệtNam hay của thày
    giáo ViệtNam nào. Vì vậy, đúng hay sai đến đâu, các bạn nên để bụng, gặp lúc khác có thể
    lôi ra đối chứng hay kiểm nghiệm.
    1- Vị trí con ngựa đàn Violin (tiếng Anh gọi là cái cầu) là vị trí tương đối, ở khoảng
    nốt khía của khe chữ F ở 2 nửa mặt đàn. Vị trí này nếu sản xuất hàng loạt theo giây chuyền
    sản xuất cúa nhà máy, thì có một khoảng cách nhất định đến đầu đàn, nhưng nếu đàn thửa của
    một nghệ sĩ làm đàn nổi tiếng, thì có thể xê dịch chút ít để tiếng đàn được hay, vang, và
    cân đối trong các giây (không có giây thật vang và hay, có giây thì tịt chẳng kêu nên tiếng).
    Tôi không nhớ khoảng cách này là bao nhiêu centimét, nhưng nó quyết định khoảng cách (vị trí)
    từng nốt trên bảng phím đàn. Vì vậy, vị trí này có thể khác nhau giữa các đàn, nhưng ở một
    đàn thì khi tháo lắp và thay ngựa, không nên đặt ngựa vào chỗ mới nữa. Người chơi Violin,
    mỗi khi chơi đàn của người khác, thì vì vị trí con ngựa khác, và độ cao con ngựa so với mặt
    bảng phím cũng khác, nên chơi không đúng nốt nhạc, và phải tập một thời gian đủ dài để quen
    đàn. Người chơi không giỏi, thì không gặp khó khăn này, vì có bao giờ chơi với độ chính xác
    cao đâu, lúc ngón tay bấm xuống, cũng mất chút thời gian chỉnh cho đúng âm kia mà. Tôi chơi
    đàn nào cũng được, nhưng chính đàn của mình thì chơi cũng chưa nên thân . Chỉ có quần
    chúng khen tôi chơi hay mà thôi.
    2- Con ngựa đứng tự do trên mặt đàn, chứ không gắn keo, nên khi thay giây, hay bị lỏng giây
    trong lúc đi đường xa gian khổ, thì nó chạy lung tung hoặc chạy mất tiêu. Ngựa mới thì phải
    sửa chân cho chân ngựa ôm sát mặt đàn . Trước hết phải gọt chân ngựa bằng dao, rồi mài vào
    giấy nhám số thật mịn đặt trên mặt đàn, hay đặt trên miếng gỗ có độ cong như mặt đàn nơi con
    ngựa đứng. Khi lên giây mà ngựa lên tiếng kêu, thì có thể chân ngựa không thật khít với mặt
    đàn nơi nó đứng.
    3- Mặt sau con ngựa là mặt phẳng, và phải đặt thẳng góc với mặt đàn . Mặt trước của con ngựa
    là mặt cong, nơi đặt giây đàn là chỗ mỏng nhất. Vì vậy khi nhìn nghiêng đàn, thì thấy con
    ngựa hơi ngửa về phía sau một chút.
    4- Fiddle là Violin, nhưng chơi Fiddle là chơi những bản nhạc
    nhảy dân gian thôi . Những bản nhạc này không khó, nhịp điệu
    hơi nhanh, không thay đổi tốc độ mấy (để khỏi dẫm chân lên
    nhau khi nhảy), và không bao giờ có những sắc thái muôn màu
    như nhạc cổ điển (chơi Violin) như buồn, chậm, đấu tranh, v v.
    Nó cũng không thể chơi nhanh như các bài Violin đỉnh cao
    được. Đàn đệm cho Fiddle là Mandolin, Bangio, và Guitar.
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cách cầm đàn tay trái:
    Mới tập thì nhờ thày lắp đặt và dạy cách cầm đàn, nhưng thày
    cũng không thể có cảm giác cầm đàn của mình mà dạy cho
    đúng được, nên chỉ giúp được phần nào thôi . Dù mình chưa
    cầm được thật tốt, dần dần (vài năm) sẽ biết cầm và lắp đặt
    các phụ kiện (chin rest, shoulder rest) cho hợp ý mình.
    Nếu tự học, thì cứ cầm đại đi, may thì đúng, chẳng may thi sau
    này sửa dần. Kiểu cầm đàn của Pháp, thì cổ tay gập, để cho bàn
    tay thẳng góc với cổ và bàn phím . Kiểu cầm Nga xô, thì cổ tay
    không cần vuong góc như vậy . Khi tôi mới tập, thì cầm kiểu Nga,
    vì theo cảm giác tự nhiên của mình, mặc dù cha tôi nắn theo
    kiểu Pháp . Đến khi lên Hà Nội chơi, cha tôi gặp người chơi đàn
    đi học Nga, về nhà mới không bắt bẻ tôi nữa.
    Ví dụ khi bấm nốt Fa trên giây Mí cao nhất, thì ngón trỏ phải bấm
    sát vào cái ngựa đầu đàn, nếu cầm đàn kiểu Nga thì không phải
    dịch bàn tay lên quá xa như cầm đàn kiểu Pháp. Khi chơi những
    bài khó, phải chạy vị trí tay luôn, thì cầm đàn kiểu Nga tự do hơn.
    Bạn nhìn người chơi Guitar xem tay trái biến đổi khi chơi các
    hợp âm như thế nào, thì tay trái Violin tuy không vất vả như thế
    nhưng cũng phải tự do mà biến đổi các thế tay như vậy. Vì thế
    dạy cách cầm Violin cho người mới học mà đòi dạy đúng thì
    là điều nằm mơ . Bản thân tôi phải mấy năm mới tạm cầm được
    và đến bây giờ mới cảm thấy tự do thoải mái cầm đàn . Còn xem
    tôi cầm Violin đã đúng chưa, thì phải đi tìm sư phụ mới biết.
    Cách cầm cần kéo (cung) tay phải:
    Kiểu cầm trong sách này, và ở ViệtNam thì bắt ngón tay cái phải
    cong cúp vào, đốt xương (đầu mặt) phải lồi ra, nhưng tôi không
    theo, vì như thế ngón cái của tôi chỉ chạm vào một mé bên trong
    ngay chỗ móng tay . Để cầm cho chắc, tôi cầm cả mặt trong cúa
    ngón cái áp lên cần cung . Như thế ngón cái ưỡn ra, chứ không
    cúp ào, và đầu mặt khớp xương ngón cái lại lõm vào . Tôi coi kỹ
    DVD mấy người biểu diễn Violin Solo thì thấy họ cũng cầm lõm
    như tôi, cũng có người cầm lồi ra như sách. Bạn tìm trong box
    này có phần tôi đăng Tự học Violin có ảnh chụp rõ tôi cầm bow
    như thế nào, và thành viên Hà nội phê phán cách cầm cung
    của tôi ra sao . Sau đó, bạn tự chiêm nghiệm mà chọn cách
    cầm cung cho riêng mình, nhưng khi trình độ cao lên, vẫn không
    ngừng suy nghĩ chọn kiểu cầm cung lại, không nên bảo thủ, hay
    không nên ngừng giải quyết vấn đề sau khi chỉ mới thực hiện
    một giải pháp.
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đăng lại hình của thread "Tự học Violin"
    Cầm đàn:
    [​IMG]
    Có lẽ cầm kiểu Nga .
    Cầm cung:
    Kiểu Hà Nội, có lẽ theo Pháp hay Nga cổ, cũng là kiểu sách Mỹ
    này:
    [​IMG]
    Hình tôi chụp, minh hoạ kiểu cầm cung ngón tay cái cong
    cụp vào, khiến cho đốt xương lồi ra, theo sách
    [​IMG]
    Cầm cung kiểu ngón tay cái ép lõm vào, như tôi cầm:
    [​IMG]
    Được CoDep sửa chữa / chuyển vào 00:11 ngày 10/08/2007
  9. hutcon

    hutcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Trang 5:
    Cách nắm cây vĩ (đặt bàn tay phải)
    Ngón trỏ chạm phần giữa đốt 1 và đốt 2 vào cây vĩ. Ngón giữa và
    ngón áp út đặt bao quanh cây vĩ một cách thoải mái, đầu ngón út
    tựa tự nhiên vào đuôi ( top edge ) cây vĩ. Các ngón tay không bị
    cong và toãi ra quá (spread around ). Ngón cái đặt ở phần giữa
    cần vĩ với đuôi vĩ (một phần lên cần vĩ, một phần lên đuôi vĩ, đặt
    ở chỗ ráp gianh). Nó cùng với ngón trỏ tạo nên một vòng tròn.
    Ngón cái luôn cong ra phía ngoài, điều này làm cho bàn tay phải
    không bị căng quá mức. Cây vĩ được cầm với càng ít lực càng tốt.
    Luyện tập để biết cách cầm vĩ, kiểm tra cách cầm của bạn bằng
    cách dùng các hình ảnh dưới đây. Mỗi lần luyện tập, bạn tập cầm
    vĩ 20 lần. Tập cho tới khi tay cầm được tự nhiên.
    Nhân tiện, đây là link topic tự học đàn Violin trước đây,
    trong này nói khá rõ về cách cầm đàn, (
    không hiểu sao mới đến đó thì topic dừng lại ):
    http://www9.ttvnol.com/forum/ncd/611322/trang-1.ttvn
    Được hutcon sửa chữa / chuyển vào 12:07 ngày 10/08/2007
  10. hutcon

    hutcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    trang 6:
    Tập chơi dây trần ( open strings)
    Các dây trên đàn Violin khi chưa bấm thể hiện các nốt sau(từ cao đến thấp): mí, la, rê, sòn. Vị trí các nốt trên khuông nhạc như sau:
    Đặt cây vĩ lên dây Mí ở khoảng giữa ngựa đàn và bàn phím. Kéo vĩ hướng xuống phía sàn nhà (từ đuôi vĩ tới đầu vĩ). Đây gọi là kéo vĩ, hay xuống vĩ hay...vv..vv ( down bow). Nếu đưa vĩ theo chiều ngược lại (đẩy từ đầu vĩ tới đuôi vĩ) thì gọi là đẩy vĩ, hay lên vĩ ...( up bow ). Tập lên xuống vĩ thật chậm, một vài lần trên mỗi dây. Cổ tay phải cong để giữ cho cây vĩ đưa thẳng qua dây. Vai thả lỏng. Chỉ tạo ra âm bằng sức nặng của cây vĩ và cánh tay.
    Kiểm tra - Tạo ra một âm "đẹp" (clear tone)
    1. ĐẶt vĩ ở giữa ngựa đàn và bàn phím
    2. Vĩ luôn vuông góc với dây trong suốt một lần đưa vĩ (kéo/ đẩy)
    3. Lực mà vĩ tác dụng lên dây không đổi trong suốt một lần đưa vĩ.
    Nốt đen tương đương với 1 lần đưa vĩ.
    Nốt trắng tương đương với 2 lần đưa vĩ.
    Xuống vĩ ký hiệu là : ^
    Lên vĩ ký hiệu là: V
    Thực hành bài tập sau. Cố gắng tập trung đưa vĩ thật thẳng và tạo ra âm đạt.

Chia sẻ trang này