1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự học Violin dân gian - Fiddle

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi CoDep, 29/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hutcon

    hutcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ của bác Codep là tiếng Việt dân gian, dựa theo kinh nghiệm chơi đàn mà bác ý có được. Còn ngôn ngữ của Hutcon là của từ điển và cách hiểu của hutcon, chả có tí kinh nghiệm nào. Vì thế các bác có thể thấy hutcon diễn đạt chưa đúng (vì hiểu không đúng) và sẽ hỏi những cái rất chi...ngây ngô . Những lúc như thế mong các bác chỉ bảo thêm Xin đa tạ
    Bây giờ xin hỏi các bác về trang 6:
    1/ Vị trí đặt vĩ vào dây là ở giữa ngựa đàn và bàn phím, vậy vị trí tiếp xúc của vĩ là ở khoảng nào trên cây vĩ?
    2/ Kéo/ đẩy vĩ đến tận đâu là được?
    3/ Nghe nói có một thứ gọi là nhựa thông dùng khi chơi Violin, sao ở đây không thấy nhắc gì đến nó? Phải chăng chơi kiểu Fiddle thì không cần nhựa thông (hay sáp?)
    4/ Tác dụng của cái gọi là Sáp ( nhựa thông - cái tên này nghe từ người bán hàng ) là gì với việc hơi violin/ Fiddle?
    Chả ai hỏi, nên em hỏi hơi nhiều Mong các bác giúp đỡ ^__^
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Nhựa thông là từ ngữ dân gian, không được chính xác lắm .
    Đúng ra nó phải là Nhựa thông Khô kia . Có điều nhựa thông
    chưa khô thì không phổ biến ngoài chợ như nhựa thông khô,
    nên ta gọi tắt là Nhựa thông, cũng không ai hiểu lầm .
    Sap là tiếng Anh, cũng là nhựa tươi từ cây chảy ra, cũng là
    nhựa chảy ra rồi khô lại.
    Nhựa thông, đôi khi gọi là Cô - Lô - Phan, có rất sẵn ở VN và
    giá rẻ . Ta tán nó thành bột, rồi rắc lên giây Cua - roa để cho
    nó khỏi trượt . Nói một cách khác, nó làm giây Cua roa bám
    hơn, và nói chữ thì nó làm tăng ma sát. Các cửa hàng tôn
    thiếc thì xài côlôphan khi hàn . Nếu bạn đánh vỡ cục nhựa
    thông của đàn của bạn cũng không lo lắng buồn phiền nhiều .
    Bạn có thể ra chợ mua một cục to, đập nhỏ ra, rồi nấu nhẹ lửa
    mà đúc cục khác tuỳ theo ý thích của mình. Nhựa tốt thì đắt tiền
    màu sáng và trong suốt . Nhựa rẻ thì tối màu, và đục. Nhựa
    để kéo đàn giây cỡ lớn, thì có pha thêm dầu thông (bác sỹ Việt
    nam gọi là ét xăng Tê rê ben tin, không biết tiếng Mỹ là gì), nên
    nó có vẻ ướt dẻo hơn. Có thế nó mới lôi nổi giây đàn to như
    cây đũa ăn cơm và dài cả thước tây chứ.
    Khi lông đuôi ngựa cọ lên giây đàn Hồ Nhị chẳng hạn, thì nó
    trượt đi, không gây nên tiếng kêu . Để lông đuôi ngựa khỏi
    trượt trên giây đàn, nơi cổ cần Hồ Nhị có gắn một cục Nhựa
    thông, để khi kéo cung, nhựa thông dính lên lông, và làm nó
    cọ xát lên giây đàn gây ra tiếng đàn .
    Ở Violin thì ta không đổ nhựa lên đàn như thế, mà cọ xát nhựa
    lên lông trước khi chơi đàn. Trước khi chơi đàn, chẳng may có
    người tò mò sờ vào lông cần kéo (chuyện này hay xảy ra với tôi
    lắm) thì nơi đó có dầu mỡ người, làm lông trượt trên giây đàn,
    làm ra tiếng rít nhỏ mà không có tiếng đàn . Những lúc xảy ra
    chuyện người sờ vào lông cần kéo, thì bực mấy cũng phải tươi
    cười mà cọ côlôphan lại trước khi chơi tiếp. Lần đầu chắc là
    tôi không làm được vậy, nhưng bây giờ quả thực là không bực
    chút nào nữa . Bọn Mỹ thì không bao giờ để người đến gần đàn
    của nó, và khách thì cũng không bao giờ sờ mó đồ vật không
    phải của mình . Tôi thì không mấy lo che chở cho Violin của
    mình như vậy . Coi như pha .
    Khi mới học Violin theo chương trình Pháp để lại ở Việtnam,
    thì người học phải kéo cung từ đầu đến cuối . Sau đó đến
    những bài tập kéo 1/3 cung, 1/2 cung, rồi kéo lẫn lộn các phần
    cung kèm với các động tác lên xuống . Tôi không học cao,
    nhưng theo kinh nghiệm thì có những lúc chỉ 1/10 cung thôi .
    Bây giờ bạn chỉ nên kéo thật dài, vì những người chơi Violin
    không được dạy dỗ kỹ càng thường không kéo đến đầu, cũng
    chẳng kéo đến đuôi cung bao giờ cả. Nó thành tật rồi, nhất là
    khi họ không tập Classical nữa, mà chỉ chơi các bài hát thôi .
    Bài hát thì dễ chơi, nhất là tuỳ tiện sao cho ra tiếng, chứ không
    đòi hỏi các sắc thái đặc biệt chỉ Violin và đàn giây mới có .
    Trên cung kéo đàn, nơi tay cầm dễ điều khiến nhất, và càng xa
    tay cầm thì càng khó điều khiển . Chơi staccato tức là những âm
    ngắn gọn rời rạc (giật) mà đòi hỏi nhanh thì nên xài quãng này.
    Đương nhiên có lúc không tiện đưa cung lên mà xài quãng này
    thì phải xài quãng khác, nên ai không đủ tài thì phải bỏ cả bản
    nhạc, bó tay luôn. Vì thế trên đời rất ít người biểu diễn Violin .
    Tôi thì hay biểu diễn Violin lắm, nhưng không bao giờ đưa mình
    vào chỗ chết này cả, mà chọn bài dễ và chậm thôi .
    Đoạn cuối cung cũng là đoạn dễ chơi mạnh hơn đoạn đầu, và
    kéo xuống chỗ này cũng dễ mạnh hơn đưa cung lên, vì đưa
    cung lên mạnh và quá trớn, thì đuôi cung kéo đứt giây đàn luôn.
    Nơi lông đuôi ngựa chạm vào giây đương nhiên phải vào quãng
    trống giữa bàn phím và con ngựa, nhưng nơi sát con ngựa gây
    nên tiếng mạnh và thô, để mô tả chiến tranh gươm giáo, và nơi
    sát bàn phím thì dịu dàng âu yếm, nên kéo thể hiện tình cảm
    yêu thương. Classical không dễ thấy như nhạc minh hoạ cho
    phim, nhưng khi tập một bài, bạn dần dần sẽ có cảm giác nên
    chơi chỗ cung nào vào đoạn nhạc nào. Bây giờ chưa cần biết vội .
    Đè mạnh cung xuống thì tiếng đàn cũng to hơn và thô hơn. Chơi
    đàn Double Bass thì phải đè rất mạnh mới lôi được giây đàn .
    Người mới chơi thì cầm cung chưa vững, nên đè cung chưa đủ
    độ . Người chơi vài năm, và hay biểu diễn trước công chúng
    thì hay bị bệnh đè giây mạnh hơn cần thiết . Tôi cũng bị bệnh
    này . Khổ một nỗi quần chúng cứ thích tiếng đàn to, và họ khen
    đàn tôi tốt và đắt tiền làm mũi mình cũng to như triệu phú vậy.
    Đè thẳng mặt phẳng lông cung kéo lên giây thì không đè mạnh
    bằng hơi nghiêng một chút . Khi cung mới làm lại lông, thì
    nhiều sợi, và không mấy khác khi đè nghiêng đi hay đè thẳng
    xuống, nhưng khi cung cũ, lông bị đứt nhiều rồi, thì đè nghiêng
    tốt hơn thấy rõ. Thói quen của tôi thì hơi nghiêng một chút, tức
    là cần đàn hơi đổ ra ngoài, về phía đầu đàn. Như vậy diện tích
    tiếp xúc của lông xuống giây sẽ ít đi, và áp suất tập trung hơn
    vào những sợi lông mé bên phải cung (nhìn từ cần xuống). Nói
    cách khác, là cách kéo cung này bó gọn các sợi lông lại hơn.
    Tôi không trả lời đúng như thứ tự bạn hỏi, nhưng cũng theo một
    mạch ý riêng của tôi . Mong bạn thấy nó cũng cover các vấn đề
    bạn hỏi, và vài vấn đề có liên quan.
  3. hutcon

    hutcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Hì, cảm ơn bác CoDep nhiều Xin hỏi bác thêm về những điều hutcon chưa rõ mới nảy ra:
    1/ Bác nói "Khi cung mới làm lại lông.." vậy ra cây vĩ khi đứt lông có thể làm lại được? Hay mua lại được cây khác sao?
    2/ Khi chà Cô lô phan lên lông thì có phải nới lỏng lông ra không?
    3/ Chà cô lô phan bao nhiêu thì đủ dùng? Mỗi lần kéo đàn có phải chà lại cô lô phan?
    4/ Lông ở cây vĩ căng bao nhiêu thì đủ?
    5/ Khi lên dây, thì ta kéo bằng vĩ hay gẩy bằng tay để so âm với âm chuẩn?
    6/ Cái chốt dây Mí của hutcon hình như nó bị chờn vì kéo căng ra đến mức nào đó thì nó không giữ cố định được, mà bị quay trở lại. Làm thế nào bi giờ hả bác
    7/ Ngoài chốt lớn thì cuối dây đàn còn có các chốt nhỏ, người bán hàng bảo với hutcon đó là cái Vi chỉnh. Xin hỏi bác nó có tác dụng j ạ?
    Nhịn ăn (hàng) nhịn uống (cafe) chờ tin bác
    Được hutcon sửa chữa / chuyển vào 07:39 ngày 13/08/2007
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    1/ Bác nói "Khi cung mới làm lại lông.." vậy ra cây vĩ khi đứt lông có thể làm lại được? Hay mua lại được cây khác sao?
    Ngày xưa cung đắt lắm . Khi chơi đàn, thi lông bị đứt vì mòn,
    trải qua thời gian dài căng lên chùng xuống, cọ xát . Vì thế phải
    tháo bộ lông ra, rồi lắp bộ lông mới vào . Gọi là Re-Hair.
    Mua cung bây giờ thì rẻ lắm . Cây đắt chỉ 200 đôla . Cây rẻ thì
    20 đôla (nếu mua ở VN thì chỉ 10 đô la) đã chơi khá tốt rồi .
    Những cây trên 200 đôla vì có chạm trổ vàng, bạch kim, kim
    cương, chứ trừ những thứ này, thì chỉ 200 đô thôi . Tôi đã từng
    tháo lắp lông nhiều lần khi còn ở Việtnam . Lúc ấy không có
    buôn bán dễ dàng như bây giờ, nên lông tôi làm bằng cước
    đan lưới đánh cá . Chơi dở lắm, nhưng còn hơn không có .
    2/ Khi chà Cô lô phan lên lông thì có phải nới lỏng lông ra không?
    Phải căng lông như sắp biểu diễn .
    3/ Chà cô lô phan bao nhiêu thì đủ dùng? Mỗi lần kéo đàn có phải chà lại cô lô phan?
    Mới thay lông, hay cung mới, chưa chà bao giờ, thì phải chà
    khá lâu (hình như lông sờn lên thì phải) cho đến khi kéo thử
    thấy kêu tốt . Lâu lâu, kéo đàn nhiều thì mới phải chà nữa,
    hoặc khi có người lạ mó vào lông, bôi chất nhờn (mồ hôi) lên
    lông, thì phải cọ lại . Cọ vài nhát là được Chú ý cọ kỹ đầu và
    đuôi hơn đoạn giữa .
    4/ Lông ở cây vĩ căng bao nhiêu thì đủ?
    Tuỳ theo trình độ . Chơi giỏi thì căng hơn . Mới tập mà căng quá
    thì cung nảy bần bật, khó kéo lắm . Chơi lâu thì lông chùng ra,
    căng hết cỡ, mà khi kéo, cần bị tay mình ép chạm vào lông,
    chạm xuống giây đàn, thì phải tháo lông ra, căng lại (càng căng
    càng tốt) để dần dần nó lại chùng lại . Trời ẩm thì cũng chùng.
    5/ Khi lên dây, thì ta kéo bằng vĩ hay gẩy bằng tay để so âm với âm chuẩn?
    Kéo bằng cung khi so giây La với âm chuẩn .
    Sau đó kéo cho kêu 2 giây một lượt để nghe xem chúng có hoà
    âm quãng 5 không rồi chỉnh. Cứ thế cho đến khi lên đủ giây .
    6/ Cái chốt dây Mí của hutcon hình như nó bị chờn vì kéo căng ra đến mức nào đó thì nó không giữ cố định được, mà bị quay trở lại. Làm thế nào bi giờ hả bác
    Đưa cho thợ cơ khí tiện và doa lại nếu bạn không có óc xoay
    xở và khéo tay. Bị chờn là lỗ to hơn chốt, và thường là chốt và lỗ
    không tròn, hay độ côn (độ thót) không bằng nhau . Khi tôi còn
    ở Việtnam, thì chuyện này dễ hơn ăn kẹo, nhưng ở Mỹ, thì cái gì
    cũng phải đi mua .
    7/ Ngoài chốt lớn thì cuối dây đàn còn có các chốt nhỏ, người bán hàng bảo với hutcon đó là cái Vi chỉnh. Xin hỏi bác nó có tác dụng j ạ?
    Đó là đinh ốc . Chốt vặn ở trên không phải đinh ốc, nhưng chốt
    vặn ở dưới là đinh ốc, nên khi quay đinh ốc, nó chỉ căng giây lên
    chút ít thôi . Vì thế khi vặn giây gần đến âm mong muốn rồi, thì
    không vặn chốt gỗ ở pec box nữa, mà vặn đinh ốc ở Tail này .
    Đinh này ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, nên người ta
    không muốn lắp vào đàn tốt . Đối với đàn trung bình, người ta
    chỉ lắp vào giây cao nhất thôi, vì nó cần chỉnh rất ít . Đối với đàn
    rẻ tiền, thì lắp cả 4 giây, vì có ánh hưởng đến âm thanh rẻ tiền
    thì cũng không có gì là to chuyện cả .
    Những câu hỏi này đã từng có người hỏi rồi, và tôi cũng đã trả
    lời ở đây . Dù sao, tôi vẫn nhắc lại . Bạn có thể tìm đọc quanh
    đây, có thể có từ ngữ hay ý tưởng bạn muốn chú ý thì sao . Cái
    ý thì cũng chỉ là ở tôi, nhưng mỗi lần nói khó có thể đúng y như
    lần nào . Đọc thêm cũng có cái hay, như đọc thêm của tác giả
    khác vậy .
  5. jeanlylove

    jeanlylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2007
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn Hutcon đâu rồi ?
    Còn ai cùng chung với Hutcon nữa không ?
    Up nó lên một chút, kẻo có ai mới đến thăm lại hỏi nữa .
  7. puppytin

    puppytin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    624
    Đã được thích:
    0
    Có thể cái chốt của bác bị lỏng.
    -Nếu chốt và lỗ vẫn tròn đều, thì bác có thể tháo cái chốt ra, bôi lên đó một chút sáp nến, sau đó vặn lại, nó sẽ chặt lại, càng nhiều sáp nến thì càng chặt.
    - Trong trường hợp chốt của bác quá chặt, bác có thể tháo chốt ra, bôi lên đó một chút bột bút chì ( dùng ruột chì cọ lên cái chốt ), như thế, chốt của bác sẽ lỏng ra, dễ xoay hơn. Nếu bác bôi nhiều quá thì sẽ bị trượt.
    Cái này là em học được thôi, có gì, bác góp ý thêm.
    Riêng lần bôi bột ruột bút chì lên thì em đã làm rồi và kết quả rất ok.
  8. hung2452

    hung2452 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Kinh nghiệm nếu chốt lên dây bị lỏng thì đầu tiên lên dây phải vừa dùng tay vặn chốt và vừa ấn vào ( theo chiều kim đồng hồ quay ), hoặc là lấy một ít nhựa thông rắc vào chốt thì nó sẽ chặt, không quay ngược, hoặc cũng có thể rắc ít nước lạnh vào chốt thì nó sẽ chặt cứng....
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Lỏng chặt cái chốt vặn giây đàn là vì nó không thật vừa khít với
    cái lỗ . Vì vậy, cần sửa chốt hay lỗ, hay cả chốt lẫn lỗ bằng các
    đồ cắt gọt . Nếu cho sáp, hay nhựa thông, hay nước, hay bất
    cứ chất gì vào thì vừa khó khống chế chuyện lỏng chặt, vừa có
    thể gây hỏng tệ hơn mà không lường trước được . Đó chỉ là
    cách làm tạm thời không cần nghĩ đến lâu dài mà thôi .
    Người ViệtNam chúng ta khéo tay, và thợ mộc quanh chúng ta
    cũng sẵn . Nhờ hay thuê họ làm thì tốt hơn, nếu bạn không tin
    vào bàn tay khéo léo của mình.
  10. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Em mới mua cây Violin Trung Quốc giá cũng 1 tr 200 k
    Không biết chốt làm bằng gì và thấy nhẹ lắm , làm bằng thép như chốt guitar thì không phải rồi , chỉ có bằng nhựa hay bằng gỗ thôi , màu đen thùi.
    Em chỉ thắc mắc 4 dây có hay bị đứt không vì dây 1 Mí bằng thép căng quá dễ đứt nếu đứt thì khi đang kéo đàn mà bắn bựt vào mắt thì mù mắt như chơi.
    Nhiều khi lỡ tay vặn lên dây cao hơn nửa cung tới 1 cung.

Chia sẻ trang này