1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự học Violin dân gian - Fiddle

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi CoDep, 29/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Chốt giây đàn Violin và những phần màu đen làm bằng gỗ
    Gỗ này khá cứng, và rất đắt tiền, vì đã gần tuyệt chủng rồi .
    Phải bằng gỗ thì tiếng đàn mới hay . Đàn rẻ tiền thì gỗ này
    không phải là Ebôny, mà bằng gỗ khác cũng cứng, nhẹ tương
    đương. Còn rẻ nữa thì bằng nhựa, hay sừng, đồi mồi ở cái
    chuôi nắm cả mớ giây đàn, và cái tỳ cằm, chứ chốt giây thì
    vẫn phải bằng gỗ.
    2 giây cao nhất cúa Violin có thể dễ đứt ở đàn rẻ tiền, vì người
    thợ lắp ẩu, gỗ cạnh sắc, và không bôi bút chì cho trơn ở cái
    cầu và ở đầu trên của đàn, là những chỗ khi lên giây thì giây
    cọ trượt mạnh trên đó. Giây đứt thì không bật vào mặt đâu . Tôi
    cũng từng sợ như vậy, nhưng bao nhiêu lần giây đứt ngay trước
    mặt mà không bao giờ vào mặt cá, nên quen rồi, không sợ nữa .
    Nếu sợ đứt giây, thì những chỗ giây tỳ lên và trượt qua thì đánh
    giấy nháp vài nhát cho khỏi sắc cạnh, và nhớ lấy cây bút chì 2B
    (cho nó nhiều chì hơn HB) mà tô mấy nhát lên chỗ giây sẽ đặt
    lên.
    DungThanghn thích bài này.
  2. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Các bạn tự học violin trong vài tháng đầu thì thường kéo ra tiếng mèo kêu hay tiếng nước sôi , nguyên nhân có thể là khi bấm , ngón tay bạn bấm vào dây chưa chắc , chỉ bấm hờ hờ thôi nên phát ra những tiếng ấy , nghe rất khó chịu và dễ nản , cách khắc phục là bạn có thể dùng sức ở đầu ngón bấm mạnh hơn ,ngón có thể thấy đau và chai , nhưng vậy là nó ổn , không còn tiếng mèo kêu eo éo hay nước sôi ù ù nữa ,trường hợp này cũng tương tự khi các bạn mới tập guitar . Còn nếu chưa hết thì kiểm tra xem lông đã chà nhựa thông đủ chưa , có thể chà thêm rồi kéo vài phát kiểm tra lại.
    Còn nhựa thông thì lúc trước mình học điện tử có mua loại nhựa thông để làm sạch mỏ hàn và các mối hàn , loại này bán 2000 đ Vn / bịch , màu cánh gián , chắc là loại chất lượng thấp . Còn miếng nhựa thông tặng kèm khi mua đàn của thì nó có màu sáng hơn , màu vàng trong của mật ong , sáng đẹp hơn loại kia , chắc là tốt hơn , nhưng giá tới 20.000 / hộp ,nếu mua riêng .
    Miếng nhựa này lúc mới lấy từ hộp ra chưa dùng thì các mặt của nó trơn láng , em căng lông trên vĩ rồi cầm chà lên nó ,không biết là nhựa có bám trên lông không , em mới lấy dao nhọn cạo cạo cho mặt của cái miếng nhựa ấy sờn sờn lên rồi mới chà lông lên .Ko biết có hại gì không.
    Còn cục nhựa này cũng dễ bể lắm , có lần chà , lỡ tay đánh rơi xuống đất , thấy nứt liền và cầm sờ sờ mấy cái thì vỡ ngay , mình có cách đúc lại nó thế này , không hao tí nào .
    Bạn tìm 1 tờ giấy bạc của bao thuốc lá hay miếng giấy thiếc , mỏng thôi , bạn tìm 1 cái nắp tròn lớn cỡ cỡ cục ấy khi chưa vỡ.
    Rồi thì bạn lót giấy bạc vào cái nắp ấy , nhớ xếp giấy cho thật khít với nắp thì cục nhựa đúc xong mới đẹp , lớp bạc hướng ra phía ngoài nơi sẽ tiếp xúc với nhựa.
    Rồi bạn bỏ tất cả các mảnh nhựa vào trong cái nắp ấy ( đã lót sẵn giấy bạc ) , bạn đi mượn cái mỏ hàn , bạn lấy giấy nhám đánh cho thật sạch sẽ cái đầu mỏ hàn kia và lau lại thật sạch không để còn sót phôi trên đầu mỏ , rồi bạn cắm điện vào , đợi mỏ hàn đủ nóng rồi bạn dí vào nhựa kia , nó sẽ chảy , đợi đến khi nó chảy lỏng ra hết và kết thành khối thì bạn rút mỏ hàn ra , để 1 hồi nó khô cứng lại , rồi bạn rút cục ấy ra khỏi cái nắp , lột bỏ lớp giấy bạc , rất dễ lột và nếu bạn lột khéo thì sẽ không dính vào cục nhựa .Vây là bạn có cục nhựa mới đẹp không bị hao tí nào , bạn nhớ là lúc chưa nguội thì đừng có sờ vào hay thổi vào cho mau nguội vì sẽ làm biến dạng nó ,cũng xin chú ý bạn đừng có hít khói nhựa thông sẽ bị ho và ran phổi .
    Miếng giấy bạc có công dụng là để cho nhựa thông không dính vào cái nắp khuôn.Nếu là giấy bạc thuốc lá thì mặt giấy cho tiếp xúc với nắp , mặt bạc cho tiếp xúc với nhựa . Nếu là giấy thiếc 2 mặt thì ...quá tốt nhưng chọn loại mỏng thôi vì dễ uốn , dễ xếp .
    Được anhvery35 sửa chữa / chuyển vào 14:12 ngày 20/10/2007
    Được anhvery35 sửa chữa / chuyển vào 14:24 ngày 20/10/2007
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tiếng đàn người mới học nghe dở chết người, chứ không dở
    chịu nổi đâu. Lỗi chính ở người, phần nhỏ ở đàn. Khi chơi lâu,
    cũng nâng trình độ lắp đặt đàn cho tốt hơn, dễ chơi hơn . Để
    học. trình độ này, nên chơi nhiều đàn và nhận xét sự sắp đặt
    khác nhau của chúng, không cần phải mua chúng.
    Côlôphan bán ở chợ thì rẻ lắm, vì bán hàng kilô. Ở hàng thùng,
    gò tôn thiếc thì xài vô tội vạ, xấu tốt lẫn lộn. Côlôphan đi kèm với
    đàn thường là loại tốt, nhưng cũng dễ kiếm ớ chợ Việtnam, vì
    thông nhựa trồng ở Việtnam nhiều, không ai xài cho hết, có lẽ
    đành phải xuất khẩu để họ bán lại cho ta theo đàn violin thôi.
    Muốn nấu và đúc Côlôphan (tiếng Anh gọi là Rosin) thì cũng dễ
    như đúc nhựa . Bạn có thể nấu bằng ống bơ, ống lon nước ngọt
    hay mảnh sành, mảnh sứ, mảnh thuỷ tinh vỡ . Khuôn thì làm
    bằng đất sét đất cát nặn theo hình tuỳ ý rồi để se cho khỏi nứt .
    Bỏ nhựa thông vào nồi nấu nhẹ lửa cho khỏi cháy khét và đen
    nhựa, cứng nhựa lại, rồi đổ vào khuôn. Nhiệt độ nóng chảy của
    nó có lẽ chỉ 2 trăm độ C thôi, nóng hơn nước sôi một chút.
    Miếng nhựa tôi mua ở tiệm thì làm ở Trung Quốc, đúc thẳng vào
    khuôn gỗ làm hộp luôn, không gỡ ra, không có lớp lót .
    DungThanghn thích bài này.
  4. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Em đang học fiddle , em đang tham khảo và học theo chương trình của bác CODEP up lên .Mọi thứ đều tốt , chỉ có 1 vài cái em xin có ý kiến là các bản nhạc bài tập ở trong chương trình này có vẻ đi nhanh , vì tâm lý của người mới học nhất là tự tập một mình theo sách không có thầy trực tiếp hướng dẫn thì rất ngại các dấu thăng giáng .Họ thường đánh các nốt "nguyên" ( nốt không có thăng giáng ) trước .Đánh thành thạo xong thì họ mới chuyển đến các thăng giáng , như vậy thì dễ hơn.
    Các bản nhạc không có dấu hóa theo khóa hay không có dấu hóa cục bộ thì thường viết theo Đô trưởng (C) hay La thứ ( Am), chúng ta tấp đàn những bài này thì dễ.
    Một bài nhạc cho người mới tập ở dạng tự học thường là ngắn , nghe vui tai , dễ nhớ , C hay Am .
    Dường như là không chỉ violin mà khi tự học các nhạc cụ khác cũng đều như thế .
    -----------------------------------------------------
    Em xin đóng góp vài bài , cóp nhặt , bạn nào có những bài dạng này xin gửi lên để mọi người cùng chơi cho vui.Em chỉ xin ghi cao độ , còn ký âm thành bản nhạc thì em chưa biết gì cả.
    -----------------------------------------------------
    Bài 1 : Âm giai Đô trưởng ( Gam C ) :
    Đánh thuận : Do , Re , Mi , Fa ,Sol , La , Si , Dó
    Đánh nghịch: Dó , Si , La ,Sol , Fa , Mi , Re ,Do
    ----------------------------------------------------
    Bài 2 : Không biết tên là gì , nhưng lúc trước em dùng bài này tập Hamonicar
    Do Do Re | Mi Do Re | Do Fa Mi Do Sol Sol |
    Sol Mi Fa | Mi Do Re | Sol Fa Mi Re Do ||
    -----------------------------------------------------
    Bài 3 : lúc trước bài này em học xướng âm trong trường
    Do Do Do Sòl | Mi Mi Mi Do | Do Mi Sol Sol Fa Mi Re |
    Re Mi Fa Fa Mi Re Mi Do | Do Mi Re Sòl | Sì Re Do |
    -------------------------------------------------------
    Bài 4 : bài này em lấy trong trò chơi Final Fantasy : ngắn ngắn nhưng nghe cũng hay .
    Sòl Do | Re Mi Sol Mi | Re Mi Do | Là Do Re |
    Sòl Do | Re Mi Sol Si | Si Dó La Sol Sol |
    Dó Dó Si La Sol | Mi Sol La | La Sol Fa Do Mi | Mi Re Mi Fa Mi Re Do | Do Là Do Re || Trở lại khúc đầu , có thể lặp lại nhiều lần
    ------------------------------------------------------
    Bài 5 : Ringer Bell ( đảm bảo bài này tập 10 ngày tới nửa tháng là kéo được )
    ==============================
    | Mi Mi Mi | Mi Mi Mi | Mi Sol Do Re Mi |
    Fa Fa Fa | Mi Mi Mi | Sol Sol Fa Re Do |
    -------
    Mi Fa Sol Sol | La Si Dó Dó |
    Mi Fa Sol Sol | La Sol Fa Fa |
    Mi Sol Do Mi Re Fa | Sì Do |
    Sòl Do Do Re Do Sì Là Là |
    Re Re Mi Re Do Sì Sòl |
    Mi Mi Fa Mi Re Do | Là Sòl Là Re Sì Do ||
    ====================================
    Bạn nào có các bài như thế cho em xin nhé !
    Được anhvery35 sửa chữa / chuyển vào 18:35 ngày 22/10/2007
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    1- Đúng là chương trình này khá nhanh, không thể được coi là
    khoá trình được, mà chỉ để tham khảo thôi . Ít nhất phải chậm
    lại chỉ còn 1/3 . Nói đúng hơn, phải tăng số bài học lên ít nhất
    3 lần, có nghĩa mỗi bài phải thêm ít nhất 2 bài nữa với cùng một
    trình độ và ngón đàn.
    2- Mới tập mà theo gam Đô Trưởng (C Major) trước, rồi lần lượt
    học các gam khác sau theo thứ tự các dấu thăng giáng nhiều
    thêm dần, là cách học Piano, và Keyboard . Lý do là các phím
    đàn keyboard sắp xếp như vậy . Một lý do phụ nữa là lý thuyết
    đọc nhạc, và lý thuyết hoà âm khó dần lên theo thứ tự các dấu
    thăng giáng tăng lên .
    Violin không có phím như keyboard nên không có khó khăn khi
    mới tập các bài có nhiều thăng giáng so với bài không có dấu
    thăng giáng . Tuy vậy, lý thuyết đọc nhạc và lý thuyết hoà âm thì
    đàn nào cũng như nhau, nên học sinh học violin có khó khăn
    hơn so với những bài C Maj. So sánh cái khó của học bấm nốt
    đàn và cái khó của học lý thuyết đọc nhạc và lý thuyết hoà âm, thì
    cái khó của luyện tay bấm ngón gấp nhiều lần lý thuyết đọc nhạc
    và lý thuyết hoà âm . Bạn có thể học lý thuyết đọc bài có nhiều
    dấu thăng giáng trong vài phút, và lý thuyết hoà âm trong chục
    phút, và luyện bấm mấy chục giờ cho một bài violin mới học .
    Thực tế, thày dạy bạn tập một bài mới tốn sức hàng chục lần vào
    việc kèm bạn chơi cho đúng nốt, đúng cách kéo cung, trong khi
    chỉ một phần vào cách đọc và hoà âm của bài đó mà thôi.
    3- Chương trình học ngày xưa thì cũng dạy những bài không có
    dấu thăng giáng rồi theo thứ tự dấu thăng giáng tăng dần . Các
    chương trình đó cũng dạy bấm và kéo cung trên cả 4 giây . Các
    chương trình mới nhắm luyện vào những giây mé phải trước,
    và điều đó dẫn đến nên phải tập những nốt thăng giáng . Như
    vậy cách dạy và học 2 giây bên phải trước dễ hơn cho học sinh
    tập bấm và kéo cung, mà khó hơn về lý thuyết đọc và hoà âm .
    Tôi học theo lối cổ, và cũng dạy theo lối cổ, vì mình thạo cách đó
    hơn, nhưng không vì thế mà không thấy cái hay của lối mới .
    Bạn để ý sẽ thấy sách này soạn theo lối mới .
    4- Tôi còn có chương trình học Violin theo phương pháp Suzuki
    một nhà giáo người Nhật . Chương trình này đang sốt ở Mỹ mấy
    năm rồi . Chương trình này soạn theo lối mới . Tôi không thể
    đăng lên đây được, vì hàng trăm trang, tốn rất nhiều công sức,
    mà diễn đàn thì cứ trôi xuôi, nên topic sẽ bị ngập lụt mất .
  6. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Cái khó cho người tự học violin , cái đầu tiên là cái nghe âm .
    Đàn Piano và Guitar thì có phím hẳn hoi , chỉ cần lên dây đúng , rồi bấm đúng phím theo thứ tự trên sơ đồ thì đàn sẽ phát ra đúng tiếng ngay , nhiều khi nghe âm chưa thạo nhưng vẫn đàn được đúng nốt, đúng cao độ . Còn violin thì không có phím , nên cần phải nghe âm thật tốt , thật chuẩn , chỉ cần bấm lệch chút thì Do sẽ thành Sì hay thành Do thăng ngay , lúc đó tự học khó mà nhận ra , thành ra các bạn tự học nên mua 1 cây organ rẻ rẻ ,có âm vực trong khoản của Violin , là thấp nhất là nốt Sol , và cao nhất là nốt Sí , có thể cao hơn nữa , mình chỉ lấy cao độ thôi , làm chuẩn để lên dây và để so nốt. Khi kéo 1 nốt Do chẳng hạn thì mình đưa tay nhấn phím của organ xem cao độ có khớp không , có sai thì phải sửa ngón bấm violin lại cho đúng.Cách này thì âm sẽ chuẩn.
    Vì khi mình học nhạc lý cơ bản thì thường các giáo trình và giáo viên dạy ký xướng âm , nghe âm các nốt nguyên trước rồi kế tiếp mới tới các nốt thăng giáng nên theo lẽ thường mình nghe các nốt nguyên dễ hơn. Nên em áp dụng nó vào violin luôn, có lẽ dễ cho người tự học , đối với các bạn đã quen rồi thì các nốt thăng giáng thì khi khi ký âm thì nó có thêm dấu hóa cục bộ hay dấu hóa theo khóa nhưng trong đàn thì nó cũng là một nốt và nó có cao độ riêng của nó , như bao nốt bình thường khác.
    Nếu lấy khoảng cách cao độ giữa 2 nốt liền kề là 1/2 cung , 1 đơn vị là 1/2 ( nửa) cung thì từ Do tới Si sẽ có 11 nốt , mổi nốt cách nhau nửa cung
    , có thể đặt lại tên cho 11 nốt này , đánh số từ 1 đên 11 thì Do là 1 , Do # là 2 , Re là 3 , Re# là 4 , Mi là 5 , Fa là 6, Sol : 7 ,Sol # :8 ,La : 9 ,La# : 10 , Si : 11 , nếu thêm Dó thì là 12...
    Nếu đặt tên lại như trên thì sẽ không còn dấu thăng giáng nào nữa mà tính chất cao độ của các nốt vẫn không thay đổi
    Vậy là các nốt thăng giáng cũng chỉ là cái tên mà thôi ,một nốt bình thường như bao nốt khác , đàn thì bấm cũng thế , chỉ có đọc viết thì hơi rối ,nhất là cho những bạn mới học ...như mình
    Được anhvery35 sửa chữa / chuyển vào 16:45 ngày 22/10/2007
    Được anhvery35 sửa chữa / chuyển vào 16:50 ngày 22/10/2007
    DungThanghn thích bài này.

Chia sẻ trang này