1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Từ Kiều Phong đến Khiết Đan_Báo Người lao động

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi huychay, 19/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. huychay

    huychay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2007
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Từ Kiều Phong đến Khiết Đan_Báo Người lao động

    link: http://www.nld.com.vn/tintuc/the-gioi/202718.asp , thấy cũng hay
    Sự thật về những vương triều đã mất

    Từ Kiều Phong đến Khiết Đan

    19-09-2007 11:54:36 GMT +7
    Sinh hoạt của quý tộc Đại Liêu
    Ai từng đọc tiểu thuyết kiếm hiệp Thiên long bát bộ của Kim Dung sẽ không thể quên chàng hiệp sĩ Kiều Phong. Chỉ vì xuất thân là người Khiết Đan mà Kiều Phong phải chịu bao nguy khốn vì bị người trung nguyên kỳ thị. Cuối cùng chàng phải chọn cái chết để hóa giải những thâm thù sắc tộc... Khiết Đan - một vương triều hùng mạnh biến mất, một giai đoạn lịch sử chìm sâu, một dân tộc trôi vào dĩ vãng. Khiết Đan - một cái tên thần bí mà xa xôi...

    Ngày 21-6-1922, tại một ngôi cổ mộ đã bị trộm viếng ở Ba Lâm Thạch Kỳ thuộc Nội Mông, Trung Quốc, một giáo sĩ phương Tây tên Kervin phát hiện một bia đá trên có khắc đầy những phù hiệu kỳ quái theo hàng lối như văn tự.

    Lúc ấy không ai ?ođọc? được những phù hiệu này và gọi đó là ?othiên thư? (sách trời). Những phù hiệu này đến từ đâu và truyền đạt cho người đời những thông điệp gì?

    Câu đố từ ?othiên thư?

    Qua khảo chứng xác định ngôi mộ này của người Khiết Đan từ hơn 900 năm trước, như vậy những phù hiệu kia phải chăng là chữ Khiết Đan? Theo sử thư thì người Khiết Đan sau khi lập nước Đại Liêu đã sáng tạo ra chữ Khiết Đan. Tuy nhiên, loại chữ này sau đó đã thất truyền, tính đến nay có hơn 700 năm. Giờ đây hầu như không còn thấy loại chữ cổ này nữa.

    Một số chuyên gia Trung Quốc quyết đoán rằng ?othiên thư? chính là văn tự Khiết Đan đã bị chôn vùi bao năm tháng. Tiếp đó, nhiều văn tự và văn vật Khiết Đan được khai quật ở vùng cương thổ triều Đại Liêu năm xưa, thông qua phá giải văn tự người ta biết nhiều về triều đại này hơn.

    Năm 1986, tại khu tự trị Nội Mông Cổ phát hiện một ngôi mộ hợp táng công chúa và phò mã Khiết Đan. Cách thức xây dựng mộ huyệt, tang chế rõ ràng chịu ảnh hưởng của văn hóa trung nguyên.

    Tuy di thể toàn bộ đã tan rã nhưng những sợi tơ bạch quanh người và mặt nạ bằng vàng úp trên đầu đã nói lên sự tôn quý của chủ nhân lúc sinh tiền.

    Đồ tùy táng gồm vật phẩm bằng vàng, ngọc được chạm trổ cực kỳ tinh xảo thể hiện trình độ chế tác thủ công mỹ nghệ đương thời rất cao, và chính điều này đã mở ra một hướng nhìn khác về người Khiết Đan chuyên cưỡi ngựa bắn cung.

    Từng hùng bá một nửa đất Trung Hoa

    ?oKhiết Đan? có nghĩa là thép ròng, kiên cố, cứng rắn. Đây là một dân tộc dũng mãnh, hung hãn có tiếng, thuộc phương Bắc Trung Hoa.

    Từ 1.400 năm trước, cái tên ?oKhiết Đan? đã được chép trong Ngụy thư. Họ có binh hùng ngựa khỏe, kiêu dũng thiện chiến. Năm 947, một thủ lĩnh bộ lạc tên là Gia Luật A Bảo Cơ đã thống nhất các bộ tộc Khiết Đan, lập ra nước Khiết Đan, năm 947 đổi quốc hiệu là Đại Liêu.

    Tháp Liêu của người Khiết Đan

    Vương triều Đại Liêu hùng bá nửa dải giang sơn Trung Hoa, chiếm giữ phía Bắc hơn 200 năm, tranh bá đồ vương với triều Tống thành thế Bắc Nam đối đỉnh, nhiều phen khiến Tống triều khốn đốn.

    Vào thời gian này, ?ocon đường tơ lụa? từ trung nguyên Trung Hoa sang phương Tây bị cắt đứt. Các nước thuộc vùng Trung Tây Á-Âu đều ngỡ rằng Khiết Đan thống trị cả Trung Hoa.

    Trong ghi chép của nhà thám hiểm Maco Polo lần đầu tiên giới thiệu phương Đông với phương Tây đã lấy tên Khiết Đan mệnh danh Trung Hoa.

    Cho đến ngày nay, trong các nước thuộc hệ ngôn ngữ Slavơ vẫn gọi Trung Hoa là ?oKhiết Đan?. Tại Trung Quốc ai cũng biết về ?oDương gia tướng?.

    Đây chính là câu chuyện ở sa trường từ 1.000 năm trước về quân đội triều Tống dưới sự thống lĩnh của Dương gia tướng chống lại quân Khiết Đan hùng mạnh.

    Văn hóa Khiết Đan

    Dân tộc Khiết Đan không chỉ sáng tạo nên một đế quốc quân sự mà còn cả một nền văn hóa xán lạn.

    Thể hiện rõ nét nhất nền văn hóa này là những chùa Liêu và tháp Liêu. Hiện ở khu vực phía bắc Hoàng Hà còn bảo tồn chùa Cổ Phật và Phật tháp nguy nga hùng vĩ của dân tộc Khiết Đan. Trải qua ngàn năm mưa gió nó vẫn uy nghi, vững chãi như mới.

    Đặc biệt, tháp Thích Ca ở huyện Ứng, tỉnh Sơn Tây hiện nay là kiến trúc tháp bằng gỗ cổ nhất và cao nhất thế giới. Dù đã trải qua nhiều trận động đất mạnh, nó vẫn không hề hấn gì cho thấy kỹ thuật xây dựng của người Khiết Đan không phải xoàng.

    Một dân tộc sáng tạo ra nền văn hóa huy hoàng như thế nhất định phải dựa trên cơ sở kinh tế vững chắc với lực lượng hùng hậu và trình độ kỹ thuật, nghệ thuật khá cao. Đồng thời cũng có thể thấy vương triều Khiết Đan hấp thu nhiều luồng văn hóa.

    Thông qua đường mậu dịch với triều Tống, người Khiết Đan đã tiếp nhận từ nhân tài người Hán đến những kỹ thuật sản xuất tiên tiến... Người Khiết Đan hùng dũng trên lưng ngựa đã tạo cho phương Bắc Trung Hoa một thời kỳ phát triển phồn thịnh.

    Nhưng một vương triều cường thịnh như thế lại tựa hồ mây khói tiêu tan ở cuối chân trời, không hình không ảnh. Hai nước Đại Liêu và Bắc Tống giằng co với nhau hơn 160 năm thì điều bất ngờ xảy ra: Kẻ tiêu diệt Đại Liêu lại chính là tộc Nữ Chân - một bộ tộc từng quy phục Khiết Đan trước đó.

    Thủ lĩnh tộc Nữ Chân là Hoàn Nhan A Cốt Đả đã bất ngờ tấn công lãnh thổ Đại Liêu, đánh thành, cướp đất và tàn sát người Khiết Đan không nương tay. Năm 1115, tộc Nữ Chân lập nên triều Kim. Mười năm sau họ làm sụp đổ hoàn toàn vương triều Khiết Đan.

    Một bộ phận người Khiết Đan may mắn sống sót đi theo hoàng thân Gia Luật Đại Thạch chạy về phía Tây, hình thành nước Ha Lạt Khiết Đan, còn gọi là Tây Liêu, ở giữa Trung Á và Tân Cương, Trung Quốc ngày nay. Nước này cũng có lúc mạnh lên nhưng cuối cùng bị đại quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn tiêu diệt.

    Sau đó, những tàn dân Khiết Đan lại chạy về miền Nam của Iran ngày nay lập nên vương triều Khởi Nhi Man. Không lâu sau vương triều này cũng chịu chung số phận của vương triều Khiết Đan, tuyệt hẳn tung tích giữa vùng sa mạc mênh mông.

    THIÊN TƯỜNG
  2. kindnesss

    kindnesss Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2007
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    thông tin hữu ích..thanks
  3. nucuoichoem

    nucuoichoem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Mỗi nền văn hóa đều có những đặc trưng riêng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là về Khí công và Võ thuật và những khía cạnh Tâm linh khác. Người Khiết Đan sống trên sa mạc, trên lưng ngựa nên về lĩnh vực này chắc hẳn khá nổi trội và có những tuyệt học. Tiếc là tất cả đã bị thất truyền
  4. huychay

    huychay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2007
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    http://www.nld.com.vn/tintuc/the-gioi/ho-so-tu-lieu/201633.asp
    Đại hiệp Kim Dung liệt truyện
    Gia thế hiển hách, lận đận vì Ung Chính
    07-09-2007 09:06:44 GMT +7
    Kim Dung trò chuyện với độc giả
    Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, tỉnh Triết Giang, vốn thuộc dòng dõi ?othư hương môn đệ?. Họ Tra là một danh gia vọng tộc nổi tiếng ở vùng Giang Nam
    Trong phủ họ Tra, hoàng đế Khang Hy từng ngự bút các tấm biển ?oĐạm Viễn Đường?, ?oKính Nghiệp Đường?, ?oHạ Thụy Đường? và câu liễn ?oĐường Tống dĩ lai cự tộc, Giang Nam hữu số nhân gia? (Tộc lớn từ đời Đường Tống đến nay, Đất Giang Nam có được mấy nhà).
    Vào giai đoạn cuối Minh đầu Thanh, họ Tra có một nhân vật nổi tiếng là Tra Y Hoàng mà trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh có ghi về chuyện của ông thần giao với tướng quân Ngô Lục Kỳ (sau này trong Lộc đỉnh ký, Kim Dung đã phát triển thành trường đoạn với những tình tiết độc đáo, thú vị).
    Bảy tiến sĩ, năm hàn lâm
    Ông tổ của Kim Dung là Tra Thận Hành (1650-1727), đậu tiến sĩ đệ nhị giáp, là thi nhân nổi tiếng đời Thanh, rất được hoàng đế Khang Hy khen ngợi, người trong triều gọi là ?oTra Hàn lâm?.
    Thanh sử liệt truyện chép rằng ?oTra Thận Hành, tự Sơ Bá, người Hải Ninh. Lúc nhỏ thụ nghiệp Hoàng Tông Hy, tinh thông kinh Dịch. Tính thích thi từ, đến nơi nào cũng đều làm thơ, ngâm vịnh, danh vang trong chốn cung cấm?.
    Hai người em của Tra Thận Hành là Tra Tự Khẩu, Tra Tự Đình đều làm quan ở Hàn lâm viện. Người anh họ là Tra Tự Hàn đậu bảng nhãn, người cháu là Tra Thăng làm thị giảng cũng đều vào Hàn lâm viện triều Thanh. Con trưởng của Tra Thận Hành là Tra Khắc Kiến, em họ là Tra Tự Huyến đều đậu tiến sĩ.
    Vì thế, người đương thời có câu ca tụng ?oNhất môn thất tiến sĩ, thúc điệt ngũ hàn lâm? (một nhà bảy tiến sĩ, chú cháu năm hàn lâm). Kim Dung kể, trong từ đường họ Tra ở Hải Ninh có nhiều tấm biển, câu liễn của những người nổi tiếng trong Hàn lâm viện viết tặng.
    Văn tự ngục
    Đến đời Ung Chính thì mọi việc đổi khác, gia tộc họ Tra phải trải qua cuộc văn tự ngục (vụ án văn học) nổi tiếng trong lịch sử. Năm Ung Chính thứ 4 (1726), Tra Tự Đình làm Thị lang bộ Lễ được phái đến tỉnh Giang Tây coi việc khảo thí, ông đưa ra đề bài thi bốn chữ ?oDuy dân sở chỉ? (đất của dân chúng ở).
    Câu này xuất xứ từ bài Huyền điểu trong kinh Thi, đại ý là ?ođất đai rộng lớn của quốc gia đều là chỗ của dân chúng ở? với hàm nghĩa yêu thương dân. Đây vốn là một đề tài hoàn toàn hợp với quy phạm Nho gia.
    Nhưng lúc này Ung Chính mới lên ngôi, thiên hạ chưa ổn. Có người tố cáo lên Ung Chính rằng người ra đề có dụng ý muốn giết chết hoàng đế, vì hai chữ ?oduy chỉ? là chữ ?oUng Chính? bị mất đầu (chữ ?oduy? bỏ phần đầu là chữ ?oung?, chữ ?ochỉ? bỏ phần đầu thành chữ ?ochính?). Dựa vào cách ?ochiết tự? ấy, Ung Chính ra lệnh bắt giữ cả nhà Tra Tự Đình.
    Nữ sĩ Quỳnh Dao là bà con xa của Kim Dung
    Tra Tự Đình bị tra tấn quá nặng, chết trong ngục, xác bị lôi ra chém. Con Tự Đình cũng chết trong ngục, gia quyến bị đày đi xa, tất cả sĩ tử tỉnh Triết Giang không được thi cử nhân, tiến sĩ trong 6 năm.
    Anh của Tra Tự Đình là Tra Thận Hành (nội tổ Kim Dung) cũng bị liên lụy, phụng chỉ đưa cả nhà vào kinh chịu tội, sau được tha trở về quê, không lâu cũng qua đời.
    Lại có thuyết rằng Tra Tự Đình có viết một bộ sách đề tựa là Duy chỉ lục, trong sách có chép hai câu đối trong miếu Quan Đế ở Hàng Châu rằng: "Hoang thôn cổ miếu do lưu Hán, Dã điếm phù kiều độc tính Chư" (Miếu cổ chốn làng hoang còn giữ nhà Hán, nơi quán tàn cầu nổi chỉ riêng có họ Chư).
    Hai chữ Chư và Chu (họ Chu, họ của Chu Nguyên Chương, hoàng đế triều Minh) có âm đọc rất giống nhau, Ung Chính cho rằng đó là có ý nhớ tiếc triều Minh trước, muốn ?ophản Mãn phục Hán?.
    Danh gia vọng tộc
    Tuy gặp nhiều tai họa nhưng họ Tra vẫn là một gia tộc danh tiếng ở Hải Ninh. Khi Kim Dung ra đời, thân phụ Tra Khu Khanh là một đại địa chủ, nhà họ Tra còn 3.600 mẫu ruộng, người làm công trong nhà đến hơn 100 người.
    Tra Khu Khanh thuộc thế hệ quá độ, chịu ảnh hưởng giáo dục Tây dương. Mẹ Kim Dung là Từ Lộc, cô của Từ Chí Ma. Họ Từ kinh doanh nhiều đời, là gia tộc đại phú thương ở Hải Ninh. Vợ chồng Tra Khu Khanh sinh 7 người con, Kim Dung thứ hai.
    Năm 1937, quân Nhật đánh chiếm Giang Nam, vùng Viên Hoa bị oanh tạc dữ dội, Tra Khu Khanh đưa cả nhà chạy đi lánh nạn, trên đường Từ Lộc bị bệnh nặng qua đời. ba năm sau, Tra Khu Khanh tục huyền với Cố Tú Anh 17 tuổi, vốn là a hoàn (gái hầu) của bà nội Kim Dung. Do tuổi ngang nhau nên lúc nhỏ Cố Tú Anh rất thân thiết với Kim Dung.
    Năm 2000, trên tạp chí Thu hoạch số 1, người xem vừa ngạc nhiên vừa thích thú khi đọc một bài hồi ký có tên là Nguyệt Vân, mà tác giả là Kim Dung ?" người đã gác bút giang hồ 18 năm qua. Trong bài này, Kim Dung viết về những kỷ niệm với một a hoàn thời thơ ấu trong nhà mình, mà sau đó chính là mẹ kế của ông: Cố Tú Anh.
    ?o... Sắp đến tết rồi, nhà của Nghi Quan (tiểu danh của Kim Dung) làm rất nhiều bánh mật, bánh tổ đón năm mới. Nghi Quan cầm đũa gắp một miếng ăn, lại gắp một miếng đưa lên, nói với Nguyệt Vân: ?oNguyệt Vân, đưa tay ra!?, Nguyệt Vân sợ hãi thò thò thụt thụt tay phải ra, tay trái cầm chiếc roi tre đưa cho Nghi Quan, nước mắt lưng tròng.
    Nghi Quan nói: ?oTôi không đánh cô!?. Nói rồi gắp một miếng bánh mật nóng hổi bỏ vào lòng bàn tay phải của Nguyệt Vân làm cô gái giật mình ?oối? lên một tiếng, Nghi Quan nói: ?oNóng đấy, từ từ ăn...?.
    Cố Tú Anh là người hiền thục, nuôi nấng con riêng của chồng như con mình, không hề phân biệt. Bà qua đời năm 1999, hưởng thọ 77 tuổi.
    THIÊN TƯỜNG
  5. minhhoangle

    minhhoangle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Ớ...
    Quỳnh Dao và Kim Dung có dây mơ rễ má
    Được minhhoangle sửa chữa / chuyển vào 09:38 ngày 20/09/2007
  6. duongqua83

    duongqua83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    0
    bài này có cái tựa đặt ngu thế!
  7. huychay

    huychay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2007
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi ngu chổ nào vậy???
  8. duongqua83

    duongqua83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    0
    cái tựa dễ gây cho người không biết hiểu nhầm Khiết Đan là một thằng nào đó. Ví dụ như thêm thắt chút như "Từ Kiều Phong đến chuyện người Khiết Đan" hoặc hay hơn như " Từ Kiều Phong đến chuyện vương triều Đại Liêu" hoặc đặt hẳn một cái tựa khác.
  9. huychay

    huychay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2007
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Cái này báo Người lao động đặt, mình tưởng nói mình ngu chứ
  10. duongqua83

    duongqua83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    0
    trích ba lần bốn lượt mà không đọc thấy à ?

Chia sẻ trang này