1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Từ lí thuyết đến bài tập!

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi RAGNAROK, 13/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NguyenTuNguyen

    NguyenTuNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    RAG này, tôi không giám hỏi nhiều, nhưng Hãy cho tôi hỏi "toạ độ cực " là toạ độ như thế nào vậy, với lại tại sao cậu bảo đây là phương trình chuyển động của vật thể
    trích
    ----------------------------------------------------------------------------------------------
    Trong hệ toạ độ OXYZ, phương trình chuyển động của vật thể Mo(Xo,Yo,Zo) là
    d2Xo / dt2 = Gm(X - Xo) / r3
    d2Yo / dt2 = Gm(Y - Yo) / r3
    d2Zo / dt2 = Gm(Z - Zo) / r3 (1)
    và của vật thể M(X,Y,Z) là:
    d2X / dt2 = Gmo(Xo - X) / r3
    d2Y / dt2 = Gmo(Yo - Y) / r3
    d2Z / dt2 = Gmo(Zo - Z) / r3 (2)
    Ở đây
    r = [(X - Xo)2 + (Y - Yo)2 + (Z - Zo)2]1/2

    ------------------------------------------------------------------------------------ d2X là gì vậy( tôi hiểu đây là d<mũ 2>X
    Bạn giải thích hộ tôi nhé, cảm ơn bạn ,bạn đã mở ra mọt chủ đề mà tôi rất khoái
    Vote bạn 5* nhé
    <marquee> Từ Nguyên ---Tôi yêu TVH từ lâu lắm rùi</marquee>
    Được NguyenTuNguyen sửa chữa / chuyển vào 17:51 ngày 21/08/2003
    Được NguyenTuNguyen sửa chữa / chuyển vào 17:53 ngày 21/08/2003
  2. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    pizza năm nay mới lên lớp 10 nên chưa hiểu nhiều nên các bác thông cảm,muốn hiểu được thì em pizza phải học thêm nhiều nữa nhé.
    Câu lạc bộ Thiên Văn Học
  3. Ursa_Major

    Ursa_Major Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Các bác nào biết cvề phương pháp đo khoảng cách các ngôi sao nào khác ngoài phương pháp đo thị sai không? Việc tính toán ước lượng khoảng cách nhờ vào độ sáng & kích thước sao thì cụ thể như thế xin được thỉnh giáo luôn các bác.
    Xin post lên bức ảnh cách tính thị sai:
    XIN CHÀO BOX THIÊN VĂN
    TÔI LÀ MA MỚI
    Ursa Major
  4. NguyenTuNguyen

    NguyenTuNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Ui, tui chỉ hỏi RAG thôi mà, chứ tui có bít Pizza là ai đâu!
  5. pizza2009

    pizza2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    này có phải nghịch đảo thị sai là khoảng cách đúng không ạ
    à mà có phải đơn vị tính bằng quãng giây phải không ạ
  6. phuthuy26vn

    phuthuy26vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    cái này không thể nói thế đâu chị loan ạ,vì các lí thuyết này quả thật rất rất trìu tượng và khó hiểu,nếu hiểu được tường tận thì đã là nhà khoa học rồi ( ^ ^ )
    lời khuyên cho pizza nè:nếu muốn làm các bài toán trong topic này không nhất thiết phải hiểu tường tận mọi vấn đề,chỉ cần đọc kĩ đề bài và đọc qua các công thức,thấy cái nào phù hợp với tiêu chí đề ra là áp dụng ,thế thôi
    thật ra cả hai bài đều rất dễ,ăn hụt một bài mới đau chứ
    TO THE WORLD,YOU ARE SOMEONE 
    TO SOMEONE,YOU ARE THE WORL
  7. pizza2009

    pizza2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    cám ơn các bác về những lời khuyên
  8. pulsar83nuce

    pulsar83nuce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    he, hình nhu cũng có cách khác đó, phương pháp này chỉ dựa vào đọ sáng của ngôi sao .Nhung giờ quên rùi, mai post lên cho xem.
    nhớ người em
  9. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    to NguyenTuNguyen: hệ toạ độ cực là hệ toạ độ cực đại, tức hệ toạ độ tuyệt đối của các vật thể. Ở đây gốc toạ độ là tâm lực của các vật thể (có thể 2 hay nhiều vật thể), còn hệ toạ độ tương đối là hệ toaj độ của một hay nhiều vật thể cùng chuyển động trong trọng trường của nhau, hấp dẫn lẫn nhau và gốc là một trong số các vật thể chuyển động.
    Về câu hỏi thứ hai: đoạn bác trích là hệ phương trình vi phân mô tả chuyển động của vật thể này so với vật thể kia. O là gốc toạ độ trùng với tâm lực của hai vật thể. Còn công thức tính r ở dưới là công thức đơn giản tính độ dài của vectơ theo toạ độ.
    Hi vọng đã giải đáp được phần nào thắc mắc của bác, còn gì khiếm khuyết mong bác thông cảm.
    Niềm tin cho ta tất cả
  10. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Xin lỗi các bác, lần trước em đã nói sẽ post bài về Trái Đất nhưng do trục trặc kĩ thuật nên tạm hoãn. Dưới đây là bài lí thuyết tiếp theo:
    Sự dịch chuyển về phía đỏ của các vạch quang phổ​
    Các phép đo phổ cho thấy rằng phổ của các thiên hà bị dịch về phía đỏ của chúng, chứng tỏ các thiên hà xa xôi đang dịch ra xa chúng ta. Bước sóng k của của vật thể chuyển động ra xa người quan sát trở nên dài hơn thành k+x. Bước sóng nghỉ k là bước sóng của bức xạ phát ra từ một vật thể đứng yên. Ánh sáng của vật đó trở nên đỏ hơn khi nó dịch chuyển ra xa người quan sát. Độ dich về phía đỏ được đo theo bước sóng x liên hệ với tốc độ xuyên tâm v theo công thức Doppler
    x/k = v/c​
    Các nhà thiên văn thường dùng độ dich chuyển về phía đỏ z để chỉ tỉ số v/c giữa tốc độ chuyển dời ra xa v và tốc độ ánh sáng c. Do đó độ dịch z cho biết ánh sáng bị dịch từ bước sóng k sang bước sóng (1 + z)k. Theo quy ước , v>0 với nguồn ra xa chúng ta và v<0 với nguồn lại gần.
    Quasar đầu tiên mang tên 3C273 được phát hiên vào giữa những năm 1960 có độ dịch về phía đỏ z = 0,16. Đối với các vận tốc dịch chuyển v > 0,4c, chúng ta cần sử dụng công thức tương đối
    z2 = [(c+v) / (c-v)] -1​
    Quasar có tốc độ dịch xa lớn nhất đã phát hiện cho đến nay có tốc độ dịch xa là 95% tốc độ ánh sáng (v = 95%c)
    Định luật Hubble​
    Tiếp theo khám phá về tinh vân ngoài thiên hà, công trình mở đường của Edwin Hubble vào những năm 1920 về thang khoảng cách ngoài thiên hà đã mở ra kỉ nguyên của vũ trụ học hiện đại. Hubble đã sử dụng quan hệ chu kì- độ sáng của các sao biến quang Cepheid để xác định khoảng cách các thiên hà gần . Các vùng hidro ion hoá lớn và sáng cũng có thể dùng và xác định khoảng cách của các thiên hà này . Khoảng cách của các thiên hà xa hơn có thể xác định bằng cách so sánh độ sáng của chúng với độ sáng của cqcs thiên hà ở gần. Sự ước tính khoảng cách này gần đúng với khoảng cách tới vài chục Mpc (Mega parsec, 1pc = 3,26 năm ánh sáng)
    Hubble là người đzã phát hiện ra vũ trụ đang giãn nở. Hubble đã thiết lập được mối quan hệ giữa vận tốc dịch chuyển ra xa v và khoảng cách D tới Trái Đất gọi là định luật Hubble
    v = H .D​
    Với H là hằng số Hubble
    H = 65 km/s/Mpc​
    Câu hỏi
    Tính độ dịch chuyển ra xa v và khoảng cách D của một Quasar có độ dịch về phía đỏ z = 0,158
    Niềm tin cho ta tất cả

Chia sẻ trang này