1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Từ lí thuyết đến bài tập!

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi RAGNAROK, 13/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phuthuy26vn

    phuthuy26vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    khoan bác ơi km/s/Mpc,em chưa bao giờ thấy cái đơn vị này,nó có phải bằng km.Mpc/s
    TO THE WORLD,YOU ARE SOMEONE
    TO SOMEONE,YOU ARE THE WORLD/uploaded/phuthuy26vn/http://pisces223.myrice.com/jpg/gemini.jpg
  2. pizza2009

    pizza2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    thưa bác nhưng bây giờ hằng số hubble vẫn còn là 1 câu đố hóc búa với các nhà thiên văn đấy bác ạ và có lần trên mạng đưa 1 bài viết nghi ngờ về hằng số hubble đấy ạ
    họ nòi có thể không tồn tại hằng số hubble đấy ạ
    em chỉ góp ý cho bác thế thôi cũng có thể em sai mong các bác chỉ dạy
    trí tuệ đo từ vầng trán đến bầu trời
  3. phuthuy26vn

    phuthuy26vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    nếu v < 0,4c thì có phải z = v/c không hả bác,chỗ này là sao
    TO THE WORLD,YOU ARE SOMEONE
    TO SOMEONE,YOU ARE THE WORLD/uploaded/phuthuy26vn/http://pisces223.myrice.com/jpg/gemini.jpg
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Chắc tôi viết hơi khó hiểu, đó là (km/s)/Mpc tức là km/(s .Mpc). Tất nhiên khi tính toán bạn phải cân bằng đơn vị s và Mpc.
    Xin trả lời câu hỏi của pizza: việc phủ nhận hằng số Hubble thì có lẽ ở trình độ chúng ta không thể nói được gì. Còn việc hằng số này chưa xác định chính xác thì đã rõ. Còn trong bài lí thuyết trên thì hằng số Hubble được lấy tương đối là 65km/s/Mpc.
    À quên, trong bài toán trên, vận tốc ánh sáng dược lấy gần đúng là 3.108 m/s
    Niềm tin cho ta tất cả
     
  5. phuthuy26vn

    phuthuy26vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    cái này em không chắc lắm,
    v =3698436,12(m/s)
    D =56,899(Mpc)
    TO THE WORLD,YOU ARE SOMEONE
    TO SOMEONE,YOU ARE THE WORLD
    [​IMG]
    <A href
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Rất tiếc, kết quả là 47400 km/s và 730 Mpc (tính tương đối). Rất đơn giản, z = 0,158 --&gt; v/c = 0,158 với c = 300000km/s. Tiếp đó thay vào công thức Hubble ta được kết quả thứ hai.

    Bức xạ vũ trụ_ Sự phát xạ liên tục​
    Sự phát xạ liên tục bắt nguồn từ hai quá trình chính. Đó là quá trình có bản chất nhiệt và quá trình không có bản chất nhiệt (quá trình phi nhiệt). Bức xạ nhiệt được phát ra bởi vật thể không trong suốt được nung nóng tới một nhiệt độ bất kì nào đó hoặc bởi một đám mây khí trong đó có các electron tự do chuyển động nhiệt hỗn loạn. Bức xạ phi nhiệt được phát ra bởi một đám mây khí trong đó các electron có năng lượng cao chuyển động nhanh được gia tốc trong một từ trường.
    1) Bức xạ của vật đen là sự phát xạ nhiệt của một vật không trong suốt lí tưởng, được gọi là vật đen có tính chất hấp thụ tất cả các bức xạ của mọi bước sóng. Vật hấp thụ lí tưởng này đồng thời cũng là vật phát xạ lí tưởng. Sự phát xạ của các sao và hành tinh trong một chừng mực nào đó có thể xem như bức xạ nhiệt của một vật đen.
    2) Sự phát xạ nhiệt nảy sinh rong một đám mây khí, ở đó các nguyên tử bị ion hoá bởi các photon tử ngoại tới từ các ngôi sao hoặc do va chạm giữa các nguyên tử. Các electron tự do chuyển động hỗn loạn trong môi trường chứa ion. Các ion này dường như đứng yên so với các electron vì khối lượng của chúng lớn hơn rất nhiều của các electron. Các electron bị đổi hướng và bị gia tốc khi đi vào miền lân cận các ion bức xạ. Nhiệt độ của môi trường bị ion hoá phản ánh sự chuyển động nhiệt hỗn độn của electron. Những đám mây khí có màu sáng giữa các sao được gọi là tinh vân trong đó có chứa các ngôi sao nóng phát ra bức xạ nhiệt.
    3) Bức xạ phi nhiệt phổ biến nhất đến từ vũ trụ là bức xạ synchrotron. Bức xạ này được phát bởi các hạt tích điện, ví dụ các electron chuyển động gần bằng vận tốc ánh sáng (các elctrron tương đối tính) khi chúng gặp từ trường và được từ trường gia tốc. Bức xạ này sáng đến mức quá trình bức xạ này không thể giải thích được trong phạm vi bức xạ nhiệt. Bức xạ phi nhiệt này đã quan sát được trong tàn dư của các sao đang bùng nổ và các thiên hà. Bức xạ này cũng được tạo ra trong phòng thí nghiệm trong một synchrotron là một máy gia tốc hạt được dùng trong vật lí hạt nhân. Chính vì lí do đó mà bức xạ này được gọi là bức xạ synchrotron.
    Các nhà thiên văn đo cường độ của bức xạ thiên thể ở các bước sóng khác nhau để vẽ phổ bức xạ của nó. Căn cứ vào hình dạng của phổ người ta có thể phân biệt các cơ chế bức xạ nói trên. Những quá trình bức xạ nhiệt cho phép các nhà thiên văn xác nhiệt độ của vật đen hoặc khí đã bức xạ. Việc quan sát bức xạ synchrotron cho chúng ta biết thông tin về năng lượng của hạt tích điện và về từ trường tồn tại trong môi trường khí.
    Thời gian luôn trôi đi, tất cả&nbsp;đều có thể xảy đến nhưng tình yêu tôi dành cho em sẽ không bao giờ có gì thay đổi được!
  7. Pionez

    Pionez Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    0
    Thông tin bạn gửi lên rất hay. Bạn cũng giải thích khá rõ về nguồn gốc của bức xạ phi nhiệt. Vậy nguồn gốc của bức xạ nhiệt là gì ? Tại sao khi vật nóng lại phát xạ ?
    Pionez
  8. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Sự phát xạ nhiệt từ một vật đen​
    Chúng ta định nghĩa Bv là năng lượng thu được trong một giây, trên một đơn vị độ rộng của dải sóng, qua một đơn vị dải sóng và trên một đơn vị góc khối. Steradian là đơn vị của góc khối (st). Trong hệ SI, độ chói Bv được đo bởi W/m2/hz/st.
    Độ chói Bv của bức xạ của vật đen chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ T và tần số v quan sát được. Đọ chói được xác định theo công thức Plank được lập ra theo lí thuyết cơ học lượng tử:
    Bv = 2hv3 / c2.ehv/kT -1​
    Trong đó c là vận tốc ánh sáng, h là hằng số Plank (h = 6,63 .10-34 J/s) và k là hằng số Boltzmann (k = 1,38 .10-23 W/Hz/K).
    Độ chói cũng có thể biểu diễn như một hàm của bước sóng a
    Ba =2hc2 / a5.ehc/kTa-1​
    Khi đó đơn vị của độ chói Ba là W/m2/m/st. Ta có định luật dịch chuyển Wien:
    vmax = 3kT/h = 6 .1010T (K)​
    amax = 2,9 .10-3T (K)​
    Có thể thu được định luật dịch chuyển Wien từ hàm Plank. Nó có nghĩa rằng cực đại của bức xạ của một ngôi sao nóng xảy ra ở tần số vmax cao hơn so với cực đại của ngôi sao nguội. Vì vậy trong vùng ánh sáng khr kiến một ngôi sao nóng có ánh sáng màu xanh lam còn ngôi sao nguội có ánh sáng màu đỏ.
    Năng lượng toàn phần của bức xạ thu được bằng cách tích phân đường cong Plank theo tất cấcc tần số bằng sT4. Đây là định luật Stephan-Boltzmann với s = 5,7 .10-8 W/m2/K4. Định luật này nói lên rằng năng lượng bức xạ toàn phần tăng rất nhanh theo nhiệt độ của vật bức xạ. Do đó một diện tích phát xạ trên bề mặt một ngôi sao màu xanh lam phát ra nhiều năng lượng hơn cùng một diện tích trên bề mặt một ngoi sao màu đỏ.
    Nếu tần số bức xạ không quá cao và nhiệt đọ bức xạ không quá thấp sao cho hv/kT &lt;&lt;1 thì phương trình rên có dạng gần đúng :
    Bv = 2kTv2/c2​
    hoặc
    Ba = 2kT/a2​
    Nó được gọi là định luật gần đúng Rayleigh-Jeans. Năng lượng bức xạ bởi một vật thể ở một tần số xác định có thể đặc trưng bởi nhiệt độ chói Tb, là nhiệt độ của vật đen tương đương phát ra cùng năng lượng ở cùng tần số, Bv = 2kTbv2/c2. Hệ thức này thường được sử dụng đẻ tính toán trong miền sóng có bước sóng bằng hoặc lớn hơn bước sóng cm. Trong trường hợp này độ chói Bv tỉ lệ với nhiệt độ chói Tb
    Xin lỗi bác Pionez vì em chưa có điều kiện trả lời câu hỏi của bác. Tuy nhiên mời bác đọc kĩ bài viết trên, bác có thể sẽ tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi của mình.
    Câu hỏi: Một electron tương đối tính có năng lưọng 103 GeV có Ba = 10-11 T sẽ phát xạ thuộc miền sóng nào? Vơí 1eV = 1,6 .10-19 J.
    &lt;P align=center&gt;&lt;FONT face="Times New Roman"&gt;&lt;STRONG&gt;&lt;FONT color=crimson size=3&gt;Thời gian luôn trôi đi, tất cả đều có thể xảy đến nhưng tình yêu tôi dành cho em sẽ không bao giờ có gì thay đổi được!&lt;/FONT&gt;&lt;/STRONG&gt;&lt;/P&gt;&lt;/FONT&gt;
    Được RAGNAROK sửa chữa / chuyển vào 16:18 ngày 06/09/2003
  9. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Ấy các bác ơi, chẳng bác nào vào trả lời thì chết em thật. Bác nào có thời gian thì bấm máy mấy cái rồi giải luôn đi chứ, bài em đưa dễ quá mà
    Thời gian luôn trôi đi, tất cả&nbsp;đều có thể xảy đến nhưng tình yêu tôi dành cho em sẽ không bao giờ có gì thay đổi được!
  10. phuthuy26vn

    phuthuy26vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    bài khó wá ,em chẳng hiểu câu hỏi
    TO THE WORLD,YOU ARE SOMEONE
    TO SOMEONE,YOU ARE THE WORLD
    [​IMG]
    <A href

Chia sẻ trang này