1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TƯ LIỆU GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI XUNG QUANH "CHIẾN TRANH VIỆT NAM"

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ov10, 05/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Quan trọng nhất là "ngày xưa" VS. "ngày nay" đó! Không có kẻ thù vĩnh viễn, không có đồng minh vĩnh viễn... Vả lại ngày nay nó vào VN phải xin phép đường hoàng, ta cho vào ngày nào thì vào, ta bảo phải ra thì nó sẽ ra, khác ngày xưa lắm.
    Tôi thấy "thức thời là tuấn kiệt". Chuyện 30 năm trước, đừng nên áp dụng vào hiện tại.
  2. nguyensg

    nguyensg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    526
    Đã được thích:
    1
    Hồi xưa nói là '' Liếm gót giày đế quốc '' , ngày nay thì '' ôm chân đế quốc '' .
    Coi bộ thằng đế quốc nầy khó mà tách rời với người VN .
    Nhưng dù sao đi nữa thêm một người bạn bao giờ cũng tốt hơn một kẻ thù , và tiếc là ông bạn nầy không kết thân sớm hơn 30 hoặc 60 năm trước cho mấy triệu dân Việt cả hai miền khỏi toi mạng .
    [​IMG]
  3. leminh86

    leminh86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2005
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    ông anh nguyensg này cay cú nhỉ, tôi nhớ tấm hình này đã được ông anh up lên rồi, và bị anh Half_Life phân tích rõ, tưởng ông anh đã sáng mắt ra, ai ngờ vẫn thế.
    JOHN HARVARD STATUE AND UNIVERSITY HALL
    In 1884 Samuel J. Bridge presented the University with a bronze statue of John Harvard as conceived by Daniel Chester French. At the unveiling, President Eliot recalled Harvard''''s bequest, saying, "He will teach that one disinterested deed of hope and faith may crown a brief and broken life with deathless fame." The statue is nicknamed "The Statue of Three Lies."
    Behind the statue, University Hall (1815), designed by Charles Bulfinch, divides the Old Yard from the New. The Hall was originally constructed to provide dining, classroom, and chapel space. Currently the building holds the offices of the Dean of the Faculty of Arts and Sciences, the Dean of Harvard College, and the Dean of Students in the College.
    [​IMG] [​IMG]
    The statue of John Harvard sits outside University Hall.Some visitors touch John Harvard''''s shoe for good luck.
    http://www.news.harvard.edu/tour/lo_res/4.html
    xem báo chí Mỹ viết gì về chuyến thăm trường của thủ tương PVK này
    In Cambridge, he rubbed the shoe of the statue of John Harvard in Harvard Yard, a good-luck custom practiced by students and visitors alike.
    http://www.boston.com/news/local/massachusetts/articles/2005/06/25/vietnam_leader_receives_a_mixed_reception_in_boston_visit/
    nhiêu đó chắc vừa đủ cho ông anh đọc hiểu, nhỉ?
    Được leminh86 sửa chữa / chuyển vào 19:21 ngày 25/05/2006
  4. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    [​IMG]
    Hiện tại quan hệ hai nước là hoà bình và phát triển.
    Đã mang dòng máu Việt Nam trong người, nếu như ai đó không làm được gì cho đất nước tốt đẹp hơn thì cũng đừng có bất cứ hành động gì phản bội lại tổ quốc.
  5. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    CUỘC CHIẾN VIỆT NAM VÀ CÁC TỔNG THỐNG HOA KỲ.
    Bài ngày 2006.03.12 trên RFA của LD.
    Cuối tuần qua tại thành phố Boston, thư viện Tổng Thống Kennedy đã phối hợp cùng Văn khố Quốc gia Hoa Kỳ tổ chức buổi hội thảo về cuộc chiến Việt Nam và các Tổng Thống Mỹ. LD đã tham dự và tường thuật như sau.
    Buổi hội thảo được tổ chức trong hai ngày. Thứ Sáu mùng 10 tháng Ba giành cho các học giả với chủ đề ?oHoa Kỳ can dự vào Việt Nam như thế nào? và phần trình bày những đoạn băng ghi âm trong Nhà Trắng vừa được giải mật. Ngày thứ Bảy, 11 tháng Ba giành cho chủ đề ?oNhững gì xảy ra trong Nhà Trắng vào thời điểm đó? và ?oTruyền thông và công luận Hoa Kỳ?, cuối cùng là ?oNhững bài học rút ra từ vụ Việt Nam?.
    Cuộc hội thảo từ nhiều tháng trước ngày khai diễn đã được đăng ký kín chỗ, hầu hết là bởi giới học giả, truyền thông và sinh viên khoa Sử hoặc Bang giao Quốc tế.
    Mở đầu, bà Deborah Leff, giám đốc Thư viện và Bảo tàng Tổng Thống John F. Kennedy cho biết đây là lần đầu tiên mà thư viện các Tổng Thống phối hợp để cùng Văn khố Quốc gia Hoa Kỳ tổ chức một cuộc hội thảo về một vấn đề gây tranh luận trong công chúng Hoa Kỳ nhiều thập niên qua.
    ?oHoa Kỳ can dự vào Việt Nam như thế nào?
    Trong bài tường thuật đầu tiên này, chúng tôi xin giành cho phần ?oHoa Kỳ can dự vào Việt Nam như thế nào?. Phần này có sự đóng góp của những học giả uy tín là giáo sư Sử học Marilyn Young của viện đại học New York, giáo sư Robert D. Schulzinger của viện đại học Colorado và cựu giáo sư George Herring của viện đại học Kentucky. Tất cả đều có những khảo cứu và tác phẩm viết về chiến cuộc Việt Nam. Người điều hợp là tiến sĩ Allen Weinstein, Văn khố trưởng Hoa Kỳ.
    Trong khuôn khổ một bài báo nói, chúng tôi không thể trình bày hết mọi thông tin, nên mạn phép xin thuật lại những điểm nổi bật, ít nhất là dưới nhãn quan của một người Việt. Phần lược thuật xin theo thứ tự thời gian của lịch sử, chứ không theo trình tự của buổi thảo luận.
    Về việc vì sao Việt Nam trở thành đề tài thời sự tại Hoa Kỳ trong giai đoạn trước năm 1954, giáo sư Marilyn Young cho biết sau chiến cuộc Triều Tiên, Hoa Kỳ rất lo ngại về sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản tại Á châu. Do đó khi Washington quyết định trợ giúp Pháp tại Đông Dương, không có nghĩa là Hoa Kỳ muốn thay chân Pháp để làm ?othực dân mới?, mà chính là để ngăn chận sự bành trướng của Liên Xô.
    Tiếp theo, giáo sư George Herring cho biết từ sau chiến thắng tại Triều Tiên và sau ngày Điện Biên Phủ thất thủ, Washington đã lên kế hoạch nghiêm chỉnh qua các cuộc thảo luận kéo dài với chính phủ Pháp.
    Ông nói thêm là vào thời điểm đó, Hoa Kỳ chưa sẵn sàng để tiếp thu di sản tan hoang mà Pháp để lại ở Đông Dương, dù rằng rất lo ngại về hiểm họa cộng sản lan tràn khắp phần còn lại của châu Á.
    Thế rồi đến hiệp định Genève năm 1954, hàng triệu người miền Bắc lũ lượt kéo nhau vào Nam tỵ nạn khiến Washington bối rối do cam kết với Pháp. Hoa Kỳ buộc lòng phải can dự và ông Ngô Đình Diệm được chọn để cầm đầu chính phủ miền Nam vì ông là nhân vật duy nhất có tầm cỡ quốc gia vào lúc bấy giờ sau nhiều năm bị tù đày và lưu vong. Ông cũng là người được dân chúng tôn trọng vì can đảm, dám nói thẳng, chống lại Pháp.
    Vài năm trôi qua, Tổng Thống Eisenhower bất chấp những đề nghị của các tướng lãnh đồng sự khi trước, quyết định không can thiệp quân sự vào Việt Nam.
    "Tổng Thống Kennedy"
    Giáo sư Robert D. Schulzinger của viện đại học Colorado cho biết đến thời Tổng Thống Kennedy, ông đã tỏ ra nóng vội với chiến dịch Vịnh Con Heo ở Cuba, nhưng sau đó nhờ sự quả cảm đã khiến Liên Xô phải thoái bộ trong ý đồ khai triển tên lửa tại đảo quốc cộng sản Cuba này. Trong niềm phấn khích đó, ông Kennedy rơi vào dụng ý bày sẵn của những thuộc cấp.
    Ông nói thêm là Tổng Thống Kennedy rất tự tin và chẳng nghe ai một khi ông đã quyết. Thế nhưng ông không biết rõ phải làm gì đối với tình hình phức tạp ở miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Chỉ vài tuần sau khi ông Diệm bị giết chết vào tháng 11 năm 1963, tình hình thay đổi tận gốc rễ. Các cố vấn của Tổng Thống Kennedy biết là cần phải làm một điều gì để cứu vãn, đặc biệt là chỉ còn một năm trước ngày bầu cử tại Hoa Kỳ.
    Khi ông Kennedy bị ám sát, Tổng Thống thừa nhiệm là Lyndon Johnson chỉ việc tiếp tục những gì ông Kennedy đã khởi sự. Và thế là Hoa Kỳ tiếp tục nhúng tay vào Việt Nam ngày càng sâu hơn.
  6. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Trong ảnh vị tướng VN tên là gì các bác nhỉ?
  7. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Trong ảnh vị tướng VN tên là gì các bác nhỉ?
    [/quote]
    Ông Trần Hanh.
  8. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
  9. nguoiyeunuocViet

    nguoiyeunuocViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0

    Trích từ nguoiquansat :
    Việc ông "người yêu nước Việt" bảo là miền BẮc ko dân chủ nên ông Diệm bãi bỏ tuyển cử á? Xin lỗi, trước 1954 cả nước Việt Nam chưa hề biết một Ngô Đình Diệm là ai cả, một viên quan triều Nguyễn, có tư tưởng dân tộc chống Pháp, tất cả chỉ có thế, ông ta đóng góp được gì cho đất nước, ai biết đến ông ta? Cả nước hồi đó cũng có rất nhiều lực lượng vũ trang và bán vũ trang, nhưng lực lượng mạnh nhất, có uy tín nhất, được nhân dân ủng hộ nhiều nhất, lực lượng đã giành độc lập và khai sinh ra nước VNDCCH là LỰC LƯỢNG DUY NHẤT CÓ THỂ GIÀNH ÁP ĐẢO TRONG MỌI CUỘC BẦU CỬ. Chính vì lẽ đó, các quan thầy Mỹ đã lôi một nhân vật có tư tưởng chống Pháp ( để đuổi Pháp đi cho Mỹ rộng chỗ nhảy vào), và chống CỘng điên cuồng lên lập một chính phủ bù nhìn, và cái chính phủ củ chuối này đã phá bỏ Hiệp định Giơ ne vơ cũng bằng cái luận điệu rất củ chuối: Hiệp định đó do VNDCCH ký với Pháp, và VNCH ko có nghĩa vụ phải thực hiện nó!!! Và sau khi giành được ngôi vị tổng thống, "vị tổng thống dân chủ" này đã dìm luôn Miền Nam trong biển máu bằng Luật 1059 và ba mớ lý thuyết cần lao nhân vị của ông em Nhu, đưa hết anh em vào giữ các chức vị, thực hiện chế độ "gia đình trị". Nhưng cái sự cứng đầu của Diệm cùng với sự ngu ngốc của ông ta rằng người Mỹ không có vai trò gì nữa đã phải trả bằng cái giá của bản thân ông ta và anh em họ hàng của ông ta nữa. Và người Mỹ cuối cùng đã dựng lên một nhân vật thuần hơn, "gọi dạ bảo vâng" Nguyễn văn Thiệu, để rồi sau này khi bị bỏ rơi quan lại chửi thầy rồi cúp lên máy bay với 16 tấn vàng chuồn theo.
    --------------------------------------------------------------------
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/05/060530_transparent_integrity.shtml <==== vào đấy đọc nhé
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Dạ về việc 16 tấn vàng dưới thời chính quyền VNCH đã bàn từ lâu trong box Lịch sử-Văn hoá rồi mà các bác. 16 tấn vàng đó đâu có đi được cùng với ông Thiệu đâu. Đến cuối những năm 80 còn có hẳn 1 quyển tiểu thuyết viết về vụ 16 tấn vàng này mừ.

Chia sẻ trang này