1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TƯ LIỆU GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI XUNG QUANH "CHIẾN TRANH VIỆT NAM"

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ov10, 05/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Vâng, em thấy bác "Nếu" hơi bị nhiều, trong khi em chỉ nhìn thấy 1 thực tế là miền Nam-hậu phương của VNCH chưa bao giờ bình định nổi (kể cả thời có quân Mĩ), mặc dù lực lượng của quân GP trong Nam ít và trang bị yếu hơn ngoài miền Bắc hàng chục lần. Điều này có nói lên điều gì không nhỉ.
    Căn cứ Củ Chi chỉ toàn du kích, không xe tăng, không pháo, không máy bay... ở ngay sát Sài Gòn mà không bị xoá sổ. Có nói lên điều gì không nhỉ.
    Một số cái thì có vẻ bác không hiểu tí gì về tình hình quân đội cũng như người dân miền Bắc thời đó, em không nói nữa.
    Nói chung là bác cứ "Nếu" tiếp thì kiểu gì em cũng thua. Còn em có thể tóm gọn quan điểm của mình là thế này, 1 thằng học sinh không đủ khả năng để thi qua tốt nghiệp THPT thì còn lâu nó mới đỗ được ĐH, trừ khi dùng phao. Mà dùng phao thì còn nói làm quái gì.
  2. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11

    1. Theo em, trước nhất và tiên quyết là bác tính chuyện hạ Củ chi đi đã, xong xuôi đâu đó rồi nghĩ đến chuyện làm sao đuổi được tướng Giáp về lại Thái Nguyên. Xong chưa ạ? Xong rồi hãy tính chuyện TQ, LX nhảy vào làm WW3 được rồi. Em thấy, Chỉ Cu chưa được, mơ gì đến (phim)Mát hay Phắcking.
    2. Bác chớ nên nhìn mấy chú Hip-hop đi @ tàu, hay các đại ca Anh hùng Núp bây giờ mà suy ra thế hệ người Việt những năm kháng Mỹ. Những đơn vị dân quân và bộ đội địa phương mà bác cho là yếu đấy năm 79 đã góp phần không nhỏ táng cho "Thằng béo" một trận ra trò đấy.
    Về vai trò của nhân dân trong chiến tranh, cái này theo em, chả cần phải bàn cãi với nhau làm gì, bác cứ tìm hiểu thêm về thời kháng Mỹ hay gần gũi với trường hợp này hơn là thời kháng Pháp, sẽ có câu trả lời. Bác đã nghe câu: "Xe chưa qua, nhà không tiếc. /Đường chưa thông không tiếc máu xương" chưa? Đó không phải chỉ là câu tuyên truyền đâu.
    Trong trường hợp đặt chủ lực lên bàn cân. Thật sự, nếu có không lực Mỹ yểm hộ tối đa, khả năng đánh tới Hà Nội không phải là không khả thi (cũng không có nghĩa sẽ là hiển nhiên, ở đây ta nhớ lại là hệ thống đường Trường Sơn, Mỹ cũng muốn lắm mà chưa một lần dám tổ chức tấn công lên. Chắc bác lại nói, đánh rừng, Mỹ không cơ động được. Theo em, rừng gì thì rừng, gặp B52 thì có rừng Amazon cũng khóc, vấn đề chính ở đây không phải là rừng mà là ... những người ở trong rừng. Mỹ mạnh, nhưng sức mạnh của họ không phải là vô hạn). Nhưng, bộ binh và không quân Mỹ sẽ phải khóc nhiều, đánh rồi thì giữ ra sao? Mỹ và VNCH bình định đám tầm vông với chông tre miền Nam chưa xong, làm bình định thêm miền Bắc đây? Đó là coi như bỏ qua mấy ông Mặt trận đang chực "tiến lên giành quyền làm chủ" ở cơ sở. Không bảo được vợ mình và có nguy cơ bị vợ bảo, bác có tính chuyện dạy người khác không? Cẩn thận, không thì Mỹ và VNCH mất cả chì lẫn chài. Còn nếu chỉ có bộ binh và không quân VNCH ư? Xin lỗi, đừng mơ! Nhớ lại, 12 ngày đêm 1972 rải thảm công nghệ cao, B52 chiến lược của Mỹ còn sưng má, tính gì đến mấy cái cường kích chiến thuật của VNCH.
    Nếu đặt sức mạnh vũ khí, khí tài lên bàn cân, VNCH sẽ thắng. Nhưng nếu đặt sức mạnh quân đội lên bàn cân, phía bên kia sẽ thắng. "Nói chung, số lượng không quan trọng bằng chất lượng" (câu của bác). Đúng như vậy đấy! Và thêm nữa, con người là yếu tố quyết định! (câu sấm của QĐNDVN).
    Hi, xin lỗi các bác, đến đây em lại liên tưởng đến bác daovh ở bên chủ đề ĐBP.
    Nói thêm, bác nói về năm 1972, không chỉ có VNCH đâu, mà còn B52 và pháo hạm Mỹ chi viện tối đa nữa. Theo em, năm 72, quân lực VNCH không phải là lực lượng chính quyết định chiến trường. Dù vậy, cũng chỉ đánh được đến sông Thạch Hãn. Em xin lấy hình ảnh thế này để nói về sức mạnh không lực Hoa Kỳ. Afganistan, Liên minh miền Bắc trước đây thấy Taliban là chạy toé khói, thế mà có không lực Mỹ Nato yểm trợ, tuy với quân số ít hơn nhiều, chưa đầy 2 tháng đã ung dung chia quyền ở Kabul rồi...
  3. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Củ Chi không nhổ được, đòi "bắc tiến" thì có thằng Mỹ nào ngu đến mức ủng hộ được hả trời???? Mà nhổ xong Củ Chi thì còn ối chiến khu để nhổ, xong hẵng nói chuyện qua vùng Quảng Bình - Quảng Trị nhé. Mà Hà Nội thì cách cái vùng cán xoong đấy khá xa đấy!!!
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 22:45 ngày 11/07/2006
  4. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Tôi nghĩ về câu hỏi "Bắc Tiến" thì thế này:
    1. Nếu là quân Mỹ bắc tiến (và có thêm quân một số nước khác hậu thuẫn): Trong trường hợp này một mình bộ đội Bắc Việt chống lại thì cũng chưa biết được là sẽ thế nào. Cũng có khi có khả năng là cụ Giáp và ***** phải quay lại Tây Bắc thật. Thế nhưng lúc đó thì ko còn ai có thể biện minh gì trong vùng chiếm đóng được nữa. Quân Mỹ hay quân Pháp thì cũng thế cả, đều là giặc ngoại xâm, mà giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh. Như vậy trong trường hợp này thì bài thuốc tuyên truyền của bác nào đó nêu ra sẽ là phá sản. Tuy vậy trường hợp này gặp phải hai khó khăn:

    + Thứ nhất là Mỹ rất ngại chuyện Trung Quốc và Liên Xô sẽ tham chiến nếu bộ binh Mỹ vượt qua vĩ tuyến 17. Lúc đó họ còn đang có "hội chứng Triều Tiên" cho nên muốn tránh câu chuyện này.
    + Thứ hai là bản thân chuyện vượt vĩ tuyến 17 rồi đánh thì cần bao nhiêu quân? Và đánh rồi rút ra hay đánh rồi giữ? Nên nhớ là 0.5 triệu quân ở trong miền Nam chỉ vừa đủ để "giữ" thôi, chứ đâu có đủ để đánh đâu? Nội cái con đường Trường Sơn dẫn vào Nam mà Mỹ cũng đành dùng bom là chính chứ có diệt được đâu? Chưa kể đến Củ Chi nữa. Lúc nào hoàn toàn chiếm đưọc miền Nam thì mới đủ sức đánh tới miền Bắc chứ? Vậy tôi nghĩ để đánh ra miền Bắc, rồi giữ, rồi giữ cả miền Nam thì Mỹ có lẽ cần khoảng 1.5 - 2 triệu quân gì đó. Tuy vậy với thực lực của Mỹ, nếu họ quyết tâm đánh mình mà mình chỉ có một mình thì đúng là cũng khó giữ (tuy không phải chắc chắn 100% là họ sẽ thắng vì Pháp hồi xưa cũng mạnh hơn mình một trời một vực mà đâu có nuốt nổi *********?). Vấn đề là họ sợ TQ và LX sẽ tham chiến ở miền Bắc.
    2. Nếu các bác đặt giả thiết là một mình VNCH bắc tiến thì phải hỏi các bác là các bác định tính "bắc tiến" trong thời kỳ nào?
    + Nếu trong thời tổng Diệm thì các bác có thể xem trận Ấp Bắc để xét về thực lực của quân lực VNCH lúc đó xem sao. Cần nhớ thêm là đối thủ tại Ấp Bắc là du kích quân miền Nam, chưa phải là chủ lực miền Bắc với trang bị và huấn luyện có lẽ kỹ hơn.
    + Nếu trong khoảng 65-72 thì các bác cũng có thể xem lại vụ Hà Lào (Lam Sơn 179). Chỉ mới đánh ra vùng ngoại vi thôi cũng đã khó khăn thế mà các bác lại muốn đánh ra Bắc thì quả là phiêu quá.
    + Nếu là sau năm 72 thì có lẽ tôi không cần bàn với các bác nữa nhỉ. Mà nói tóm lại một câu thôi là Mỹ rút một cái là VNCH nguy ngập ngay rồi còn gì nữa. Đánh với giữ thì đánh vốn vẫn khó hơn, vậy VNCH thua ngay trên sân nhà thì khó mà nghĩ là họ sẽ thành công được trên "sân khách" lắm.
    + Giả thiết của chú Sơn về vụ Mỹ cấp cho VNCH khoảng vài nghìn máy bay tầu chiến cũng không ăn thua gì cả. TQ và LX cũng sẽ cấp cho Bắc Việt một khoảng tương đương ngay thôi. Về chuyện phi công của hai bên chiến đấu với nhau thì khó bàn quá vì chưa chạm chán bao giờ. Tuy vậy các bác có thể qua box giáo dục quân sự tham khảo về không chiến. Không quân VNCH làm ăn năm 75 như thế nào trong điều kiện lưới lửa phòng không vừa phải ở trong Nam? Nếu họ đối mặt với phòng không ngoài Bắc (loại phòng không mà Mỹ cũng phải e dè) thì sao nhỉ? Nhất là sẽ đụng với Mic nữa. Về bộ binh thì các bác thử liệt kê xem có trận nào VNCH tự tấn công không cần hỗ trợ của Mỹ mà lại chiến thắng không (nên nhớ trận Hà Lào vẫn là có yểm trợ của Mỹ).
    Vậy kết luận của tôi là (1) VNCH không Bắc tiến đưọc là vì không đủ sức Bắc Tiến và (2) họ không Bắc Tiến được là vì Mỹ "không cho phép".
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Báo cáo các bác: Em đã dọn dẹp xong, mời các bác vào bàn tiếp những vấn đề còn thắc mắc.
    Có gì các bác cứ tham khảo thêm ở chủ đề sau:
    -Tìm hiểu chiến tranh Việt Nam 1945 - 1975
    http://5nam.ttvnol.com/f_533/92683.ttvn
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 22:52 ngày 11/07/2006
  6. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Trước hết để tui nói về quan điểm của tui cái đã.
    1. Topic này là "Tư liệu ...." nên những gì tui viết ở những bài trước tuy không phải là tư liệu nhưng là những sự kiện lịch sử có thật, có thể chứng minh được. Nếu ai có thời giờ và chịu khó tìm kiếm hoặc google thì sẽ ra ngay thôi.
    2. Có những "tư liệu" mà đối với thời nay khi mà nhiều sự kiện lịch sử đã được bạch hóa thì những tư liệu này đã lỗi thời rồi không nên dùng nữa. Chẳng hạn như chuyện phân biệt VC là quân miền Nam, CS mới là quân miền Bắc ... thời xưa nói thì người ngoài họ tin (nhưng dân VN cả Bắc lẫn Nam đều không tin), chứ bây giờ ai cũng biết VC với CS đều là một. "Dân tộc VN là một" mà! Thứ nữa chữ "giải phóng" cũng đã bớt dùng, bây giờ dân VN gọi đó là cơ hội thống nhất, ngày thống nhất đất nước, chứ người hiểu biết một chút sẽ không dùng "giải phóng". Cũng vậy thời thế thay đổi, bây giờ không ai gọi "ngụy", mà nếu có gọi cũng chẳng ai thấy bị xúc phạm vì chế độ đó đã tiêu ma từ đời nào rồi.
    Bởi vậy những gì gọi là "tư liệu" nếu nó được viết từ xưa mà có những suy nghĩ cũ kỷ, xơ cứng thì còn chấp nhận được. Chứ bây giờ mà vẫn còn giữ cái "mind set" của hồi xưa, chăm chăm vào tư liệu hồi xưa mà phát biểu là không nên nếu không nói là không đúng.
    Bây giờ trở lại vấn đề lịch sử:
    4. Hãy luôn nhớ rằng VNCH chỉ tồn tại trong khỏang thời gian rất ngắn, từ 54 tới 75 (hơn 20 năm) nhưng tại sao nó gây ra lắm tranh cãi thế!? Ngay cả khi nó chết đã hơn 30 năm mà vẫn còn tranh cãi. Theo tui nghĩ bởi vì nó bị xuyên tạc, bóp méo nhiều quá!
    5. VNCH là một chế độ tay sai, điều này chắc không ai phản đối, tui cũng thấy thế. Thế nhưng nếu dùng một thước đo như vậy mà gọi chế độ Nam Hàn hồi xưa và cho tới tận bây giờ, có ai dám mạnh mồm gọi thằng Nam Hàn là tay sai của Mỹ hay không? Tui thì không dám gọi NH là tay sai mặc dầu tình trạng của nước này có rất nhiều điểm tương đồng với VNCH. Lại nữa, có ai dám gọi thằng Nam Hàn là "ngụy" hay không?
    Mà trong 20 năm này bao nhiêu lần VNCH làm "tay sai"? Có điều trong 9 năm đầu hai chữ "tay sai" chắc không thể gán cho ông Diệm. Lại nữa, trong suốt chiều dài lịch sử của CHXHCNVN khỏang 60 năm có lần nào phải "nghe lời" TQ với LX hay không?
    6. Bác Mask nói đúng! Chuyện Bắc tiến rõ ràng là miền Nam không đủ sức, vì trận Hạ Lào đã chứng tỏ VNCH chưa có khả năng đánh ngòai lãnh thổ của mình. Mà đối với Bắc quân thì trận đó cũng là trận sinh tử nên phải đánh hết mình. Mỹ và VNCH mở mặt trận Hạ Lào nhằm cắt đường tiếp thế huyết mạch cho miền Nam có thể coi như một vụ "Bắc tiến" nhưng vụ này không có cái nguy cơ quân TQ nhảy vào vì TQ muốn nhập Lào thì phải qua đất Việt, chứ từ TQ qua thẳng Lào thì phải vượt núi non hiểm trở. Sức mấy mà cq VN thời đó dám cho quân TQ mượn đường qua Lào. Nhưng chuyện thử sức ở Hạ Lào cho thấy sự quyết tâm của Bắc quân. Sau trận này thì Mỹ đã bắt tay được với TQ và tình hình rẽ qua một hướng khác.
    7. Tui dùng chữ "VNCH không được phép" là đúng với tình hình hồi đó (và ngay cả bây giờ). Sách lược be bờ, phòng thủ là sách lược chung của cả khối đồng minh mà đứng đầu là Mẽo. Cùng trong một khối đó thì phải nghe theo thôi, đâu có gì là xấu, là nhục.
    8. Ở một khía cạnh khác, tài liệu gần đây cho thấy TQ lẫn LX không muốn miền Bắc đánh chiếm miền Nam mà nên qua thương thuyết, nhưng miền Bắc vẫn tiếp tục cho tới chiến thắng cuối cùng. Tui có một câu hỏi cho các bác: vậy TQ đánh VN mà nó bảo "dậy cho bài học" là vì lý do gì? Chắc chắn phải có lý do mà tui nghĩ một trong những lý do là nó cho nó là đàn anh, nước lớn, "thiên triều" bảo phải nghe. Vậy thì "nghe hay không nghe, được phép hay không được phép" đều có giá của nó cho các nước nhược tiểu.
  7. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Bác FN: Đoạn sau bác phân tích về chuyện Bắc Tiến tôi cũng không có gì phản đối nhiều cả. Chỉ có chuyện giải phóng thì tôi muốn nói lời cuối thế này thôi (nói cũng hơi nhiều chuyện này rồi :) :
    Qui định của box LSVH đơn giản là mọi người có quyền được dùng những cái tên mà mỗi bên tự xưng để chỉ các bên đó, và ko được dùng các tên do đối phương đặt để gọi. Còn chuyện cái tên đó đúng hay sai, mind set nào, .... thì xin miễn bàn ở đây. (Cũng xin nói là quan điểm của tôi thì chữ "quân giải phóng" ko có gì sai cả.)
    Chuyện 9 năm đầu tiên của ông Diệm thì tôi nghĩ đúng là đệ nhất Cộng Hoà rất khác với Đệ Nhị. Có điều trong thời Đệ Nhất đó thì người ta cũng chưa đưa ra khái niệm "quân giải phóng". Cơ bản là lúc đó thì Mỹ cũng chưa xâm chiếm miền Nam cho nên lúc đó thì ko có cái gì cần phải giải phóng hết.. Cũng cần nói thêm rằng việc lật đổ, rồi ám sát (một cách giàn tiếp) ông Diệm là nằm trong âm mưu biến VNCH thành tay sai của Mỹ.
    Còn cái câu chuyện đôi khi nước này phải chiều ý nước kia thì phải phân tích kỹ một chút. Toàn bộ thế giới này cũng ko có nước nào dám toàn quền tự mình tự tung tự tác 100% cả. Chả hạn Nga còn phải nghe kẻ thù là Mỹ mà rút tên lửa khỏi Cu Ba.... Vì thế nhẽ ra việc đồng minh nghe lời nhau là chuyện dễ hiểu (chả hạn Mỹ, rồi TQ, rồi Nga "phải nghe lời" của hai phe Việt Nam để mà tuồn vũ khí vào cho các phe này :). Thế nhưng mọi sự đều phải có giới hạn của nó.
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Vậy theo bác, tại sao VNCH không tiêu diệt Củ Chi, dù nó nằm sát SG. Họ không muốn hay không thể ?
    Chắc các bác lại kêu rằng bình định du kích khó. OK, vậy tặng các bác một mục tiêu chính quy hẳn hoi : sư đoàn 2 và 3 Sao Vàng, bám trụ ở khu 5 suốt từ năm 65 mà không bị tiêu diệt, chọi với cả quân chủ lực Mĩ, Hàn, VNCH.
    Nên nhớ đây không phải du kích nhé, mà là những sư đoàn chủ lực quân khu, không phải là phục kích tập kích lẻ tẻ như du kích mà là ngang nhiên mở chiến dịch, tấn công căn cứ cấp tiểu đoàn, chi khu, quận lị.
    Và một điều nữa là ở khu 5 thì chỉ có bám và trụ tại chỗ, chứ không có chuyện rút được sang CPC hay nơi khác đâu nhé.
  9. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Tớ chuyển các bài bàn về chuyện "tay sai" với "giải phóng" sang bên topic này nhé:
    http://www.ttvnol.com/f_533/729315/trang-7.ttvn
    Trong này để dành post tư liệu thôi.
    Được masktuxedo sửa chữa / chuyển vào 00:25 ngày 13/07/2006
  10. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    TƯ LIỆU VỀ KQNMVN. (Trích đăng...)
    TỔ CHỨC KHÔNG-QUÂN CỦA QUÂN LỰC VIỆT-NAM CỘNG HÒA
    GIAI ĐOẠN 51-56.
    Tại Sao Phải Thành Lập Quân Đội Quốc Gia?
    Sự trao trả độc lập cho các thuộc địa cũ là một nhu cầu chiến lược khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt.
    Thế Chiến Thứ Hai đã nhằm mục đích tiêu diệt Phát Xít Đức, Phát Xít Ý và Phát Xít Nhật. Trong Thế Chiến Thứ Hai, Liên Sô là Đồng Minh của Mỹ, Anh, Pháp và Trung Hoa. Đồng Minh vì sự sống còn của các nước này trước sự đe dọa của phe phát xít mà còn được gọi là phe Trục. Muốn tiêu diệt Đức Quốc Xã phải có sự tham gia của Liên Sô từ lúc đầu. Trung Hoa là nước bị Nhật xăm chiếm đầu tiên, vì Nhật thời ấy đã làm chủ tại Triều Tiên và Mãn Châu và gọi là mượn đường Trung Hoa để đánh róc xuống tới Nam Dương. Khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) thì Mỹ bắt buộc tuyên chiến với Nhật, trong khi đó, Mỹ đã phải giúp Anh Pháp giữ nguyên trạng tại Âu Châu là vì quyền lợi của Mỹ tại đây không chấp nhận để nhà độc tài Hitler thống nhất Âu Châu dưới sự chuyên quyền của dân Đức. Giải quyết được Phát Xít rồi thì cuộc chiến khác lại nẩy mầm. Đó là sự tranh chấp ý thức hệ giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản, là cuộc chiến tranh lạnh kéo dài từ 1945 cho đến 1989. Khi giải quyết Thế Chiến Thứ Hai, người ta thấy rõ rằng Liên Sô nhân cơ hội bành trướng ảnh hưởng của mình, xua quân chiếm nhiều lãnh thổ của các nước bị chà qua sát lại trong Thế Chiến Thứ Hai như các nước Đông Âu. Về hướng Đông của Liên Sô, chỉ vào phút chót khi thấy Mỹ sắp sửa thắng Nhật thì Liên Sô cũng tuyên chiến với Nhật để giành lấy một số đất đai phía Bắc Trung Hoa và các hải đảo của Nhật. Phải nói là không ai bằng Liên Sô nhân cơ hội cướp lấy nhiều chiến tích mà phần lớn đều do công của Mỹ. Ảnh hưởng của Liên Sô từ Đông sang Tây chiếm đến 12 múi giờ, giống như trước kia Hoàng Gia Anh tự hào "Mặt Trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ Hoàng Gia". Lẽ dĩ nhiên, bọn cộng sản không khi nào dừng chân ở đó, và thế lực bành trướng gia tăng theo chiêu bài "vô sản các nước, đoàn kết lại" của bọn Đế Quốc Đỏ.
    Những nước kế tiếp, mồi ngon của chủ nghĩa cộng sản, là các cựu thuộc địa, vừa nghèo, vừa có trình độ văn hóa thấp kém, vừa có nhu cầu dành độc lập, đánh đũi thực dân ra khỏi bờ cõi quê hương mình. Và họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ qua phong trào "nghĩa vụ quốc tế" của họ. Vì vậy, Mỹ thôi thúc Anh và Pháp là hai nước có nhiều thuộc địa nhất phải thành lập quân đội cho các thuộc địa cũ trước khi trao trả độc lập cho họ. Nói cách khác, một quân đội không có đối tượng quốc phòng mà chỉ là một biểu tượng cho một nước có độc lập tự chủ. Tuy vậy, vì đã trả tự do cho các thuộc địa cũ, các nước đó vẫn duy trì được mối quan hệ chính trị và kinh tế mật thiết với các nước đô hộ cũ, còn hơn là để các nước đó rơi vào sự kềm kẹp không thể nào rứt ra được của cộng sản. Để làm gương, Mỹ đã trả độc lập cho Phi Luật Tân, đã cho dân chúng Phi Luật Tân chọn lựa, hoặc là độc lập, hoặc là trở thành một tiểu bang của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, và dân chúng Phi Luật Tân đã trưng cầu dân ý để trở thành một quốc gia độc lập từ sau Thế Chiến Thứ Hai. Anh cũng đã trả độc lập cho Ấn Độ, Mã Lai Á,...và nhiều nước khác ở Phi Châu và Nam Mỹ. Hòa Lan cũng trả độc lập cho Nam Dương...Chỉ có Pháp là chậm trễ trong việc thi hành kế sách này.

Chia sẻ trang này