1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TƯ LIỆU GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI XUNG QUANH "CHIẾN TRANH VIỆT NAM"

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ov10, 05/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Pháp Thành Lập Quân Đội Quốc Gia Việt Nam :
    Trong Thế Chiến Thứ Hai, Pháp là một nước bại trận, bị Đức Quốc Xã xăm chiếm, đất nước bị tàn phá nhiều vì chà qua sát lại, nên chi sự tái thiết hậu chiến tương đối cam go. Phần lớn tài sản của Pháp trong nước đều đã bị cướp phá. Chỉ còn tài nguyên thiên nhiên phong phú của các thuộc địa, nên thật là không đành khi bảo Pháp trả độc lập, nhất là Đông Dương là nơi trù phú nhất. Đồng bạc Đông Dương lúc đó là đồng "Piastre" có giá trị bằng 17 quan Pháp gọi là "Franc". Vì thế, Pháp đã theo gót quân đội Anh sang giải giới quân Nhật ở Việt Nam để đưa quân tái chiếm vùng đất này từ ngã sông Tiền Giang (Mekong) và từ đó bành trướng ra khắp nơi một cách nhanh chóng vào năm 1945. Trung Hoa giải giới Nhật ở Bắc vĩ tuyến 17 , sau đó rút quân về phương Bắc, trả lại vùng đất cho Pháp. Các đảng phái không cộng sản đều bị Hồ Chí Minh mượn tay Pháp thủ tiêu dần dần. Và Pháp phải tốn nhiều nhân lực và tài lực để chiến đấu xa xôi với một sự tiếp vận càng ngày càng suy yếu vì chiến tranh du kích là một cuộc chiến bắt đầu làm tiêu hao lực lượng đối phương để đi dần đến vận động chiến khi đã có đủ thực lực. Dù Pháp được Mỹ yểm trợ về vũ khí đạn dược, nhưng cuộc chiến trở thành lỗ vốn với thời gian nên Pháp đành phải ký Hiệp Định Genève 1954, chia đôi Việt Nam thành hai mãnh trên dưới vĩ tuyến 17.
    Người viết bài này không nghĩ rằng Pháp đã muốn thành lập quân đội quốc gia cho Việt Nam, nhưng vì thiếu quân nên phải sử dụng lính Việt Nam thay vào chỗ lính Lê Dương, Maroc, Senegal vì vấn đề chuyển vận từ Phi Châu và Pháp sang rất khó khăn. Do đó, các tiểu đoàn bộ binh Việt Nam từ từ được thành lập từ những năm đầu thập niên 50. Người Việt bị bắt lính từ Nam ra Bắc. Trong Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp thì không có sự chọn lựa nào cả, bắt buộc phải đi lính. Bắc phần và Trung phần thuộc Bảo Hộ Pháp. Lực lượng Việt Nam các nơi đó được gọi là Bảo Chính Đoàn ở Bắc phần, Việt Binh Đoàn ở Trung phần, và Vệ Binh Đoàn ở Nam phần. Thường là gia nhập các lực lượng đó, hai là trốn vào chiến khu theo *********. Tùy lập trường từng người, và tùy có biết được là Cộng Sản đứng sau lưng bình phong của ********* hay không, nên có số người theo *********. Những người gia nhập vào Quân Đội Quốc Gia thường là những người ở các thành thị, những người có gia đình hoặc là tư sản hoặc là địa chủ, hoặc có chút học thức (trí thức) nên không thể sống chung với cộng sản được, và cũng không thể tránh né chế độ động viên (draftees). Thành phần gia nhập Quân Đội Quốc Gia là thành phần không chấp nhận sống theo chế độ cộng sản. Song song với sự thành lập đơn vị Lục Quân, Không Quân cũng có Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang là một trong các đơn vị đầu tiên. Tuy vậy, các đơn vị Việt Nam trước được chỉ huy bằng một nhóm nòng cốt cán bộ Pháp rồi lần lượt trao quyền chỉ huy sau, và còn giữ lại một số cố vấn quân sự mãi cho đến tháng 6-1957. Do đó, khó mà nói được rằng Không Quân Việt Nam được thành lập từ năm nào. Tại sao lại có người được huấn luyện trước khi KQVN được thành lập? Sở dĩ cho huấn luyện các đơn vị Việt Nam là vì để lợi dụng giúp Pháp giải quyết vấn đề nhân lực cho chiến tranh phục hồi ách thống trị của Pháp, và cũng phần nào lấy cớ phải huấn luyện lâu dài mới thành lập quân đội được. Cái cớ thứ hai là vì ********* có nhiều thành phần Cộng Sản, nên không thể trả độc lập để Việt Nam lọt vào phe cộng. Mâu thuẫn giữa Mỹ và Pháp rất gây go. Mỹ bỏ tiền giúp đỡ Pháp hoàn thành công cuộc xây dựng quân đội quốc gia Việt Nam bằng cách trả tiền cho Pháp để huấn luyện chuyên viên Không Quân, và ta đã thấy có nhiều khóa huấn luyện tại Maroc và tại Pháp. Trong bài viết về "Các Khóa Học Trường Pháp" có liệt kê tất cả khoảng 60 người được gửi sang Marrakech(Maroc) để học lái máy bay và 60 người được gửi sang Salon (Pháp) để học các ngành sĩ quan phi hành và không phi hành khác. Ngoài ra, rất nhiều người theo học tại Rochefort, Auxerre, Chamberry, Fez về các chuyên môn cơ khí, điện tử, truyền tin...trên đất Pháp và Maroc, gồm hằng ngàn khóa sinh. Những khóa lẻ tẻ như khóa ở Aulnat và Bordeaux của Phạm Phú Quốc học cũng lên đến 50 người tuy chỉ có 13 người tốt nghiệp ngành lái. Tại TTHLKQ/Nha Trang cũng đào tạo được vài khóa hoa tiêu và quan sát viên, và một số chuyên viên kỹ thuật. Trong thời gian này, Trung Tướng Nguyên Văn Hinh là vị Tham Mưu Trưởng Liên Quân của Quân Đội Việt Nam, tuy ai cũng biết rằng ông là công dân Pháp. Như thế, nhìn mặt ngoài thì cũng có tổ chức một quân đội quốc gia, nhưng tình thật thì do Pháp chỉ huy tổng quát và hành quân đánh ********* là một mặt trận cộng sản.
  2. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Mãi cho đến khi Hiệp Định Genève ký kết, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm về nước vào năm 1954, cho đến 1956 mới thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa, bầu cử Tổng Thống, và từ đó(năm 1956), mới có thể nói là có quy chế quân đội quốc gia hẳn hoi, với phù hiệu và cấp hiệu sĩ quan riêng biệt của mình. Và vị Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là Tướng Lê Văn Tỵ. Từ 20-7-1954, quân số miền Nam là 250,000 người. Vào năm 1956, đáng lý ra, theo Hiệp Định Genève, có tổ chức bầu cử để thống nhất đất nước. Nhưng vì nhiều lý do riêng, hai miền đã đổ lỗi cho nhau để hủy bỏ cuộc trưng cầu dân ý này. Cũng từ đó, Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam tỏ thiện chí hòa bình với miền Bắc, giảm quân số xuống còn 150,000, do đó có một số người trừ bị đã được giải ngũ (100,000 quân). Quân số Không Quân trước khi chính thức thành lập có thể lên đến gần 3,000 người, kể cả thành phần còn đang thụ huấn bên Pháp.
    Tóm lại, cũng như quân đội quốc gia, Không Quân được thành lập dưới thời thuộc địa theo nhu cầu thành lập một biểu tượng quốc gia độc lập để chóng cộng, theo sự khuyến cáo của Hoa Kỳ và sự thực hiện nửa vời của chánh phủ Pháp. Trong thời gian từ 1950 đến 1954, những cánh chim đầu tiên Việt Nam bay hành quân dưới sự chỉ huy của quân đội Pháp, và hầu hết đều do Pháp chỉ huy. Sau Hiệp Định Genève, từ 1954 đến 1956, Không Quân Việt Nam toàn quyền chỉ huy các đơn vị mà Pháp bàn giao, dưới sự cố vấn quân sự Pháp cho đến 1-6-1957. Người viết bài này không thể xác định được ai là những vị chỉ huy đầu tiên của các đơn vị KQVN và chi tiết về các đơn vị này. Theo cựu Đại Tá Huỳnh Minh Quang, người đã có mặt trong tổ chức Phòng Không Quân (Département Air) thuộc Bộ Tham Mưu Liên Quân do Tướng Nguyễn Văn Hinh làm Tham Mưu Trưởng Liên Quân, chính ông Nguyễn Khánh là người đầu tiên được Tướng Nguyễn Văn Hinh bổ nhiệm vào chức Trưởng Phòng Không Quân. Ông Nguyễn Khánh tốt nghiệp Trường Võ Bị Lục Quân Pháp Saint Cyr. Có người cho rằng KQVN được chính thức thành lập vào ngày 1-7-1955 và vị Phụ Tá Không Quân đầu tiên là Trung Tá Trần Văn Hổ (Paul).
    Trên đây là bối cảnh chính trị của đất nước khi KQVN của QLVNCH được thành lập. Sau đây là thành phần tổ chức khi KQVN vừa được thành lập:
  3. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    TỔ CHỨC KQVN 51-56
    Quan Niệm:
    KQVN được tổ chức theo mẫu mực của Pháp để lại. Theo Pháp, phối trí các căn cứ trợ lực làm đầu cầu tiếp vận tiếp đón các đơn vị chiến đấu từ khắp nơi biệt phái đến theo nhu cầu chiến trường. Các đơn vị chiến đấu có khả năng hoạt động, xuất phát từ hậu cứ hoặc biệt phái bổ sung tùy nhu cầu chiến trường đến một căn cứ khác. Cấp bảo trì và tiếp liệu tùy thuộc từng đơn vị, đoàn, liên đoàn, không đoàn hay sư đoàn. Tại chiến trường Việt Nam từ 1945 đến 1954, Pháp chỉ tổ chức đơn vị chiến đấu cấp đoàn hay liên đoàn. Các đơn vị chiến đấu được điều động qua một hệ thống chỉ huy hành quân của GATAC nơi mình đồn trú. Nói cách khác, GATAC (Groupe Aérienne Tactique) là đơn vị chỉ huy chiến thuật vùng, như GATAC Nord thuộc Vùng Bắc, và GATAC Sud thộc Vùng Nam, và GATAC có quyền điều động các đơn vị chiến đấu và ban hành chỉ thị tiếp vận cần thiết cho các CCTLKQ.
    Căn Cứ Trợ Lực Không Quân(CCTLKQ):
    Pháp gọi loại đơn vị này là "Base aérienne de support".
    Nhiệm vụ là bảo đảm mọi yểm trợ về tiếp vận cho các đơn vị chiến đấu đồn trú trong căn cứ, như
    -Cung cấp một cơ sở an toàn và vững chắc cho hoạt động hàng không quân sự: phi đạo, sân đậu, cứu hỏa, cứu thương, cấp cứu, tổ chức không lưu/khí tượng (gồm cả các thiết bị yểm trợ không hành như ăng-ten radio-compas, các đài Radio-Range, Gonio vv...)và duy trì hoạt động hữu hiệu để tiếp đón bất cứ phi cơ quân sự nào lên xuống tại phi trường liên hệ, ngày cũng như đêm.
    -Dự trữ và cung cấp xăng nhớt, bom đạn với mức độ tồn trữ ấn định. Bảo trì kho trong tình trạng tốt.
    -Cung cấp và bảo trì tốt cơ sở, doanh trại, từ chỗ chứa máy bay cho đến nhà cửa cho nhân viên trực thuộc và nhân viên các đơn vị đồn trú.
    -Cung cấp phương tiện truyền tin trong nội vi căn cứ và tiếp nối đến các cơ quan địa phương, cũng như viễn liên khắp nước cho các đơn vị.
    -Tổ chức an ninh và phòng thủ trong vòng rào căn cứ.
    -Gìn giữ kỷ luật, trật tự lưu thông đường phố.
    -Tổ chức và kiểm soát các nhà thầu ẩm thực, quán ăn để bảo vệ an ninh và sức khỏe nhân viên.
    -Bảo đảm nuôi ăn cho tất cả nhân viên trực thuộc và nhân viên các đơn vị đồn trú.
    -Bảo đảm trả lương cho toàn thể nhân viên trực thuộc và cho tất cả nhân viên đơn vị đồn trú, kể cả phụ cấp vãng phãn.
    -Cung cấp phương tiện quân y, cấp cứu, chữa trị và khám bệnh.
    -Tổ chức sinh hoạt văn nghệ và thể thao, và duy trì đời sống tâm linh cho mọi người. Trong thời buổi chiến tranh chống cộng, còn có hoạt động thông tin tuyên truyền phù hợp với đường lối trung ương về chiến tranh tâm lý, lúc đó gọi là "Tố cộng".
    Các Căn Cứ Trợ Lực Không Quân gồm có:
    -Căn Cứ 1 Trợ Lực Không Quân ở Nha Trang.
    -Căn Cứ 2 Trợ Lực Không Quân ở Biên Hòa.
    -Căn Cứ 3 Trợ Lực Không Quân ở Tân Sơn Nhứt.
    -Căn Cứ 4 Trợ Lực Không Quân ở Đà Nẳng.
    (Theo thiển ý thì các căn cứ trợ lực không quân được đánh số theo thứ tự thành lập.)
    Ngoài các căn cứ trợ lực không quân nêu trên, có hai phi trường được sử dụng biệt phái hành quân là phi trường Cù Hanh(Pleiku), và phi trường Sóc Trăng. Tại các phi trường này, có thể đáp máy bay C-47 và AD-6. Các phi trường bằng đất nện thì có nhiều ở các đồn điền của Pháp làm chủ, và KQVN cũng có thể lên xuống các máy bay C-47 hoặc MS-500 hay L-19A sau này.
    Ghi chú:
    -Các căn cứ trợ lực không quân như đã trình bày ở trên có trách nhiệm và quyền hạn về lãnh thổ, đối nội (với các đơn vị Không Quân khác đồn trú trong căn cứ) và đối ngoại (với các cơ quan quân dân sự trong vùng liên hệ).
    -Trái lại, căn cứ trợ lực không quân không có quyền điều khiển các đơn vị đồn trú trong lãnh thổ của mình về phương diện hành quân và cũng không được xen vào hệ thống chỉ huy của các đơn vị này. Ví dụ, bắt đơn vị cung cấp phi cơ để thi hành một phi vụ do cơ quan quân hay dân sự ở địa phương yêu cầu. Mọi đơn xin không trợ đều phải qua hệ thống chỉ huy hành quân trung ương. Trái lại, vì nhu cầu phòng thủ phi trường, chỉ huy trưởng căn cứ có thể phối hợp hành động của mình với cấp chỉ huy lãnh thổ liên hệ trong vùng trách nhiệm để xin không trợ, sẽ được ưu tiên chấp thuận, vì nếu căn cứ không bảo đảm được an ninh thì làm sao cung cấp không trợ cho các nơi khác.
    -Trong tổ chức của Pháp còn có "căn cứ chiến thuật". Chỉ huy trưởng một căn cứ chiến thuật còn có quyền điều động các đơn vị đồn trú, đại diện cho Không Quân tại căn cứ liên hệ, khi thỏa mãn nhu cầu yểm trợ của mọi đơn vị Hải Lục Không Quân khác. Mô thức tổ chức này cho ta một sự thống nhất chỉ huy giũa đơn vị yểm trợ và đơn vị chiến đấu, nhưng thẩm quyền chỉ huy hành quân thời Pháp vẫn thuộc GATAC (và sau này thì thuộc Trung Tâm Kiểm Soát Không Chiến ở Tân Sơn Nhứt.)
    -Một đặc điểm khác của Việt Nam là trong suốt thời gian xây dựng nền cộng hòa, chúng ta đều phải đối phó với một cuộc chiến tranh không quy ước (unconventional warfare). Chiến tranh không có chiến tuyến(bơmb line). Không phải nước ta đánh với một nước khác từ bên ngoài biên giới đánh vào(frontier). Điều đó cho thấy không có chỗ nào tuyệt đối an toàn, vì có an toàn mới đặt căn cứ ở đó để yểm trợ nơi khác. Nói như vậy cho thấy rằng, nếu Pleiku chỉ là một căn cứ trợ lực và xung quanh phi trường Pleiku không bảo đảm được an ninh, không biết mất vào lúc nào, thì các đơn vị chiến thuật đồn trú tại căn cứ Pleiku phải được rời về nơi khác ngay lập tức để bảo tồn lực lượng. Đúng ra, phi trường Pleiku chỉ tốt dùng làm một phi trường vãng lai mà thôi (staging). Phi cơ có thể đáp xuống đó để tiếp tế xăng nhớt, bom đạn rồi bay lại yểm trợ trong vùng, chứ đặt nơi đó làm nơi đồn trú vĩnh viễn cho một đơn vị phi cơ chiến thuật là không bảo đảm an toàn, và rất khó khăn về tiếp vận.
  4. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6

    Đơn Vị Chiến Đấu:
    Có thể chia làm hai giai đoạn:
    -giai đoạn tiếp thu từ các đơn vị Pháp để lại;
    -giai đoạn bổ sung bằng phi cơ mới từ Mỹ.

    Các đơn vị được tổ chức từng phi đoàn (escadron hay squadron) hoặc từng liên phi đoàn (groupe hay group). Mỗi đơn vị gồm có ba thành phần tổ chức chính yếu là phòng hành quân, phòng vật liệu và phòng hành chánh.

    *Phòng Hành Quân với các phần hành như sau:
    -Sắp lệnh bay và thống kê hoạt động đơn vị;
    -An Phi;
    -Quân báo;
    -Huấn luyện đơn vị;
    -Tác xạ (nếu có);

    *Phòng Vật Liệu với các phần hành như sau:
    -Bảo Trì cấp phi đạo và kiểm kỳ;
    -Vũ Khí (nếu có);
    -Vộ Tuyến phi cơ;
    -Tiếp liệu.

    *Phòng Hành Chánh:
    -Văn Thư;
    -Hồ Sơ nhân viên trực thuộc.

    Các đơn vị Không Quân Đầu Tiên:
    -Phi Đoàn 1 Quan Sát: sử dụng phi cơ Morane Saulnier MS-500 đồn trú tại Đà Nẳng do quân đội Pháp chuyển giao từ 1ier GAO (Groupe Aérienne d?TObservation).
    -Phi Đoàn 2 Quan Sát: sử dụng phi cơ MS-500 do 2ème GAO chuyển giao , đồn trú tại Nha Trang.
    -Phi Đoàn Trợ Chiến và Liên Lạc, do Pháp chuyển giao từ đơn vị GCL (Groupe de Combat et Liaison) tại Nha Trang, sử dụng phi cơ Marcel Dassault MD-315, hai động cơ, có trang bị đại liên và dàn thả bom.
    -Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát, sử dụng máy bay Bearcat F-8F do Không Quân Pháp chuyển giao tại Vũng Tàu, sau rời về Biên Hòa.
    -Liên Phi Đoàn Vận Tải, sử dụng phi cơ C-47 do Pháp chuyển giao tại Tân Sơn Nhứt.
    Sau đó, Mỹ đã viện trợ quân sự cho VNCH và thay thế các phi cơ MS-500 bằng L-19A, giải tán đơn vị MD-315. Ngành trực thăng cấp cứu và tản thương lúc đầu chỉ có vài chiếc H-19. Ngành radar, chúng ta có một đài tại Biên Hòa thuộc loại "điền khuyết" (Gap Filler).
    Tóm lại, khi KQVN được thành lập, chỉ có các đơn vị như vừa kể trên.
    Tổ chức KQVN còn có các đơn vị trung ương như sau:
    -Bộ Tư Lệnh Không Quân, tại Tân Sơn Nhứt.
    -Trung Tâm Quản Trị Không Quân, phụ trách kế toán lương bổng cho cả KQ, đặt tại Tân Sơn Nhứt.
    -Nha Kỹ Thuật Không Quân, thuộc Bộ Quốc Phòng, đảm trách mua máy bay và những tiếp liệu cần thiết cho Không Quân.
    -Trung Tâm Kiểm Soát Không Chiến, tại Tân Sơn Nhứt, để điều hành hành quân Không Quân.
    -Trung Tâm Giám Định Y Khoa, tại Tân Sơn Nhứt, để khám sức khỏe tuyểm mộ và định kỳ cho nhân viên phi hành.
    -Công Xưởng Không Quân, để trùng tu máy bay và tiếp liệu bộ phận rời phi cơ (air materiel)cho tất cả các đơn vị Không Quân, đồn trú tại Biên Hòa.
    -Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân, huấn luyện quân sự, kỹ thuật và phi hành, sử dụng máy bay MS-500, hoặc L-19A, đặt tại Nha Trang.
    So với các nước quanh vùng Đông Nam Á thì VNCH đã có một lực lượng Không Quân tương đối hùng hậu. Ví như Phi Luật Tân vào đầu thập niên 60, Không Quân chỉ có 1,000 người trong một quân đội chỉ 30,000 người.
    Trích bài viết từ phía bên kia. Có một số từ ngữ và quan điểm có thể không phù hợp.
    AI KHÔNG THÍCH CÓ QUYỀN KHÔNG ĐỌC!.
  5. hiepsi1975

    hiepsi1975 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Miền Bắc chưa bao giờ ngừng nói mục tiêu giải phóng miền Nam. Hiệp định Paris chỉ là để Mỹ rút trong danh dự thôi, trước sau cộng sản cũng chiếm miền Nam, vấn đề là khi nào thôi. Giải phóng miền Nam năm 1975 nằm ngoài dự kiến của BCT, nhưng trong chến lược giải phóng miền Nam. Mỹ cũng thừa hiểu sau Hiệp định Paris trước sau miền Bắc cũng tấn công miền Nam.
  6. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    KQVN 1956-1963.
    Lời người viết: "Thử viết lại theo trí nhớ những gì xảy ra trong thời gian này là một việc làm khó khăn trong tuổi 70, nên xin các bạn bổ túc những thiếu sót nếu cần. Sở dĩ chọn cái khung thời gian này vì dựa trên nền tảng lịch sử của nền Đệ Nhất Cộng Hòa của miền Nam tự do, chứ không dựa trên những chương trình phát triển KQVN của Phái Bộ Cố Vấn Hoa Kỳ mà người viết không hề biết. Việc này có thể sưu tầm thêm trên các web site VNAF, nhưng các dữ kiện trên web site có thể chỉ đúng về phần tiếp liệu chiến cụ mà thôi, chứ về tổ chức thì người soạn web site cũng đoán lờ mờ, có nhiều điểm sai mà họ cũng chẳng biết do đâu mà ra."
    Giai đoạn từ năm 1956 đến năm 1963, KQVN tăng quân số từ khoảng trên dưới 3,000 người lên đến con số vào khoảng 7,000 người vào năm 1960, và lên đến khoảng 16,000 người vào cuối năm 1963. Cấu trúc lực lượng không có gì thay đỗi, so với tổ chức do Pháp để lại, nghĩa là theo lối Căn Cứ Trợ Lực Không Quân và Phi Đoàn hay Liên Phi Đoàn chiến đấu. Các cơ sở trung ương cũng không thay đổi mấy. Điều khác biệt chính yếu là Mỹ đã manh nha đưa quân vào Việt Nam để thực hiện công cuộc ngăn chận sự bành trướng của khối cộng, mà phía cộng sản thường gọi là ?obe bờ?(containment). Do đó, Mỹ đã đưa vào Việt Nam một số đơn vị huấn luyện chiến đấu cho VNCH, như 34th Air Force Group ở phi trường Biên Hòa với máy bay B-26 và T-28. Lục Quân Không Binh Hoa Kỳ cũng có H-21 để tập hành quân trực thăng vận và tải thương ở khắp các vùng chiến thuật. Mỹ đặt tại Tân Sơn Nhất các loại vận tải cơ C-123 để thả dù tiếp tế và xịt thuốc khai quang và một số ít C-47 để dùng liên lạc nội địa Việt Nam. Lục Quân Không Binh cũng có các loại vận tải cơ như Caribou có thể tiếp tế đáp được trên các phi trường đất nện của các đồn điền của người Pháp. Để điều hành hành quân trên không một cách tổng quát, hệ thống điều kiểm chiến thuật(TACS=Tactical Air Control System) cũng được mở mang, như thành lập Trung Tâm Hành Quân Không Quân ở TSN(TACC=Tactical Air Control Center)thay thế Trung Tâm Kiểm Soát Không Chiến, và các Trung Tâm Hành Quân Không Trợ (ASOC=Air Support Operation Center, sau này đổi lại thành DASC=Direct Air Support Center) nằm cạnh các Trung Tâm Hành Quân Quân Đoàn ở Đà Nẳng, Pleiku, Biên Hòa và Cần Thơ. Riêng TTHQKT3 ở Biên Hòa được thành lập sau các nơi khác vì trước đó nhiệm vụ này do TTHQKQ tại TSN phụ trách. Các phi trường được sửa lại hay xây cất phi trường mới. Phi trường Tân Sơn Nhứt có hai phi đạo 24 song song nhau và dài 10,000bộ (tức 3,000m), còn phi đạo cũ Bắc Nam vẫn duy trì nhưng ít hoạt động khi hoàn tất hai phi đạo 24. Phi đạo Đông Tây ở Biên Hòa cũng được làm mới hoàn toàn, nằm ở đầu phi đạo 33 vỉ sắt cũ về phía Bắc. Trong lúc các phi trường này được nới dài hoặc xây cất mới thì hoạt động hành quân các nơi đó phải được dời nơi khác. Phi trường Cù Hanh ở Pleiku cũng được xây mới, thay thế phi trường đất đỏ lót vỉ sắt đen của Pháp để lại. Các phi trường Nha Trang và Đà Nẳng cũng được mở rộng và nới dài để sau này đón nhận phản lực cơ. Song song với việc xây dựng phi trường, một số bộ chỉ huy đơn vị cũng được xây cất mới. Và công tác của hãng thầu xây cất kéo dài qua thời kỳ thứ ba, sau 1963, như các nhà sở của Bộ Tư Lệnh Không Quân sau này, các Bộ Tư Lệnh của 2nd ADVON(Second Air Division) mà sau này nhường chỗ cho 7th Air Force, và sau cùng chúng ta đặt Bộ Chỉ Huy Hành Quân Không Quân ở đó, thêm Trường Chỉ Huy & Tham Mưu Trung Cấp Không Quân. Các đài radar trong hệ thống điều kiểm chiến thuật của Mỹ đều giao cho KQVN điều hành song song với một lực lượng cố vấn hùng hậu, coi như Không Quân Hoa Kỳ có đủ nhân vật lực để hoạt động song song với KQVN. Có tất cả năm đài cố định đặt tại Đà Nẵng, Pleiku, Ban Me Thuot, Tân Sơn Nhất và Cần Thơ. Nhiệm vụ các đài này là điều kiểm chiến thuật chứ không chính xác dùng vào việc phòng không.(So với miền Bắc Việt Nam lúc đánh nhau nhiều, miền Bắc có đến 600 đài GCI [Ground Control Intercept] phối trí khắp nơi và có tính cách di động hoàn toàn.) Nhờ vậy, hệ thống truyền tin tinh vi của Hoa Kỳ đã giúp KQVN hoạt động suôn sẻ và nhanh chóng hơn hệ thống chỉ huy hành quân của Lục Quân Việt Nam, nhờ các đường dây nóng (hot line), cứ dở lên là nói thẳng với nơi mình muốn, chứ không còn dùng truyền tin dã chiến hét la ồn ào như trước kia. Những đóng góp của Hoa Kỳ trong thời gian này thật là vĩ đại, đầu tư rất nhiều tiền, vì họ đã chuẩn bị sẵn sàng đưa đại quân vào Việt Nam. Sau này, chúng ta thấy rõ những chuyển biến quan trọng hơn khi Hoa Kỳ tham chiến thật sự, và KQVN cũng nhờ vậy mà học hỏi thêm nhiều để trưởng thành nhanh chóng.
  7. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Trong khi đó thì KQVN phải chịu đựng quay cuồng trong chiến tranh một ngày một gia tăng. Lại phải gánh vác nhọc nhằn huấn luyện chuyenå tiếp trên nhiều loại phi cơ như từ F-8F qua A-1H, từ H-19 qua H-34. Phải gửi người du học Mỹ về lái máy bay, về kỹ thuật và tiếp liệu, về chỉ huy & tham mưu, nên có thể nói là con người phải chia năm xẻ bảy mới hoàn tất được trách nhiệm của mình.
    Trong ngành khu trục, Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát có một lúc ba loại máy bay dưới sự điều hành kỹ thuật của các anh như Dương Xuân Nhơn, Bùi Quang Đài, Bồ Đại Kỳ, Nguyễn Minh Tiên, Quảng Đức Phết, Phan Đàm Liệu. Rất là khó khăn cho quân số chung của Phi Đoàn vào khoảng 450 người mà cấp chỉ huy kỹ thuật & tiếp vận chỉ có Trung UyÙ mà thôi. Thật là một cố gắng vượt bực để có thể duy trì một hoạt động bay không nguy hiểm cho hoa tiêu, chứ đừng nói gì tiêu chuẩn này nọ. Tuy vậy, thành tích hoạt động bảo trì và tiếp liệu rất tốt. Các phi cơ F-8F tuy gặp nhiều tai nạn hiểm nghèo cho người bay, nhưng rất ít do lỗi kỹ thuật mà chỉ vì máy bay quá cũ không còn chịu sức kéo mạnh cần thiết khi hành quân. Vì thế, anh Lưu Văn Đức đã tử nạn trên chiến trường. Ngoài số Bearcat khoảng 20 chiếc, Phi Đoàn còn có 9 chiếc T-6G đưa từ Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang về để dạy các khóa sinh tốt nghiệp trên L-19A trở thành hoa tiêu khu trục. Bắt đầu năm 1960, Phi Đoàn tiếp nhận thêm mỗi đợt 6 chiếc A-1H cho đủ số 25 theo cấp số phi cơ. Do đó, số sĩ quan lưu lại Phi Đoàn này để huấn luyện từ 1960 trở về sau lên rất cao, làm tổng số sĩ quan lên gần 50 người mà số hoa tiêu hành quân được chỉ có 20 người, kể cả cấp chỉ huy đơn vị. Chỉ huy trưởng phi đoàn lúc ấy, trước tiên là NT Huỳnh Hữu Hiền cho đến 1958, sau đó, NT Hà Xuân Vịnh một thời gian ngắn, sau đó là anh Lưu Văn Đức từ 1958 đến 1960. Sau năm 1960 thì người viết bài này thay thế anh Lưu Văn Đức chỉ huy phi đoàn đổi tên thành Phi Đoàn 514 cho đến cuối năm 1963 là thuyền chuyển về Trung Tâm Hành Quân Không Quân trực thuộc BTLKQ. Khi thay Đại Úy Đức, chúng tôi chỉ mang cấp bậc Trung Úy, được thăng Đại Úy giả định, sau đó lên dần Đại Úy Nhiệm Chức, rồi Đại Úy Tạm Thời, rồi Đại Úy Thực Thụ, và thăng Thiếu Tá sau khi đảo chính ngày 1-1-1963. Thiếu Tá Võ Xuân Lành từ Phi Đoàn 516 về thay chúng tôi kể từ 1-1-1964. Trong ba năm ngắn ngủi phục vụ tại Phi Đoàn 514, Phi Đoàn có cơ hội hành quân khắp nơi, có thể nói là một mình một chợ, có khi biệt phái một lượt hai nơi như vừa ở Pleiku, vừa ở Đà Nẵng, hoặc Đà Nẵng và Sóc Trăng. Anh em chuyên viên không còn tiền để ăn mà cũng không có thêm phụ cấp di chuyển hành quân tương xứng cho những người ?omột cảnh hai quê?. Họ bám víu vào các sĩ quan để vay một ít tiền ăn ?ocơm tay cầm? mà chỉ có bánh mì và nước tương mà thôi. Đến lúc sau cùng thì sĩ quan hoa tiêu hay chuyên viên cơ khí gì cũng rách túi, nhưng họ vẫn hành quân cực nhọc và thương lẫn nhau, chia cơm sẻ áo. Những món nợ đó không khi nào được trả, vì phi đoàn cũng chẳng có một quỹ nào gọi là ?oquỹ đen? cả. Sau này, vào năm 1962 thì Phi Đoàn 516 ra đời tại Nha Trang dưới sự chỉ huy đầu tiên là Đại Úy Phạm Long Sửu. Phi Đoàn 516 gánh vác số phi vụ hành quân tại hai quân khu 1 và 2 từ Phan Thiết trở ra, nên Phi Đoàn 514 cũng nhẹ nhõm phần nào. Tuy vậy, trong hai vùng chiến thuật 3 và 4 thì mức độ hành quân gia tăng nhiều, nhất là nhu cầu giải vây đồn bót ban đêm. Do đó Phi Đoàn 514 đã phải bay từ sớm đến tối và còn trực đêm hai phi tuần nhẹ. Khả năng bay đêm của Phi Đoàn 514 có thể nói vượt trội các đơn vị, kể cả Mỹ, vì Mỹ không thể hành quân khi không có Điều Không Tiền Tuyến (FAC=Forward Air Controler). Một phi đoàn T-28 khác được thành lập tại Tân Sơn Nhứt do Đại Úy Hà Xuân Vịnh chỉ huy, dường như đã đặt tên Phi Đoàn 716 vì đơn vị này có khả năng không ảnh. Phi đoàn này đã tham gia tích cực trong cuộc đảo chính ngày 1-11-1963. Đến lúc tôi rời Phi Đoàn 514 thì hoa tiêu của PĐ 514 đều có khả năng tác chiến cao, và ba năm liên tiếp đều nhận Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu, do đó cả đơn vị đã mang biểu chương màu ADBT(vàng). Sau ngày đảo chánh 1-11-1963 thì anh Phạm Phú Quốc ra khỏi nhà giam, về lại Biên Hòa chỉ huy Phi Đoàn 518. Phạm Phú Quốc là Trưởng Phòng Hành Quân của PĐ 514 đã dẫn anh Nguyễn Văn Cử từ Nha Trang về chưa đầy một tháng đi thả bom Dinh Độc Lập trọng tháng 2 năm 1962. Sự kiện xảy ra vào tháng 2-1962, trong khi TLKQ Nguyễn Xuân Vinh đang công du tại Nhật Bản, và từ đó Đại Tá Huỳnh Hữu Hiền thay thế TLKQ cho đến 1-11-1963. Đại Tá Hiền giải ngũ sau đó và được bay trên máy bay hàng không dân sự. (Trong quân đội Pháp, không được có hành vi chính trị, trong khi đó, Mỹ chủ trương nuôi dưỡng các quân đội các nước nhược tiểu để dùng quân nhân làm áp lực chính trị đối với chính phủ của họ).
  8. hiepsi1975

    hiepsi1975 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Bác cười híp mắt này chỉ sờ chân bức tượng chứ có ôm chân đâu nhẩy. Trông bác này hơn quen nhỉ...
    [​IMG]
    Được hiepsi1975 sửa chữa / chuyển vào 00:25 ngày 22/07/2006
  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Song song, các phi đoàn trực thăng đầu tiên cũng được thành lập như Phi Đoàn 211 và Phi Đoàn 213, sử dụng máy bay H-34, đặt tại TSN.
    Một số L-19A cũng được bổ sung cho Phi Đoàn 1 và 2 Quan Sát đổi tên là Phi Đoàn 110 ở Đà Nẵng và Phi Đoàn 112 ở TSN. Sau cùng trong giai đoạn này còn thành lập thêm Phi Đoàn 114 (L-19A)tại Nha Trang và Phi Đoàn 116(U-17A) tại Cần Thơ.
    Lực lượng vận tải chưa có gì thay đổi, nhưng có thêm nhiệm vụ soi sáng ban đêm cho hai vùng chiến thuật 3 và 4.
    Nói về các hoạt động hành chánh trong thời gian này, phải kể nổi bật nhất là thành lập hệ thống văn kiện lập quy(VKLQ), là quy củ trong các văn thư quân đội mà chỉ có trong KQVN mà thôi. Như các kế hoạch nhân viên cho ra cách sắp xếp các đơn vị cũng có quy củ hơn.
    Các CCTLKQ đều được đánh số theo thời gian thành lập, như CC1TLKQ ở Nha Trang là đơn vị đầu tiên của KQVN với TTHLKQ. CC2TLKQ tại Biên Hòa, CC3TLKQ tại TSN, CC4TLKQ tại Đà Nẵng.
    Các đơn vị chiến đấu có số đầu là loại nhiệm vụ của đơn vị, như số 1 cho ngành quan sát, số 2 cho ngành trực thăng, số 3 cho ngành liên lạc, số 4 cho ngành vận tải, số 5 cho ngành khu trục. Và trong giai đoạn kế tiếp, ta thấy có số 6 cho ngành oanh tạc, số 7 cho ngành không thám.
    Thường, các đơn vị có số lẻ ở đầu thì hai số sau là số chẵn từ 10 trở lên, trái lại, nếu số đầu là số chẵn thì hai số sau là số lẻ từ 11 trở lên. Do đó ta thấy:
    Quan Sát có PĐ 110, PĐ 112, PĐ 114, PĐ 116 vv...
    Trực Thăng có PĐ 211, PĐ 213, PĐ 217 (không hiểu lúc thành lập PĐ 217, ông chỉ huy trưởng có xích mích gì với Nhân Viên của BTLKQ mà họ nhảy số 215 là 8 nút thành 217 là số bù).
    Liên Lạc có PĐ 312
    Vận Tải có PĐ 413 và PĐ 415
    Khu Trục có các PĐ 514 , PĐ 516, PĐ 518
    Không Thám có PĐ 716
    Nói là nói như vậy thôi chứ coi bộ sự đánh số cũng tùy hứng của BTLKQ/NV chứ không theo một quy củ đã định, cứ nhảy số lung tung. Người viết bài này có tham khảo với một Trung Tá KQ làm ở Phòng Kế Hoạch Nhân Viên từ đầu và sau đó làm tại Phòng Tổ Chức & Nhân Lực thuộc Văn Phòng Tham Mưu Phó Hành Quân của BTLKQ, nhưng ông ta cũng không nhớ được lý do tại sao lại nhảy số như trên.
  10. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAI ĐOẠN:

    Thứ nhất, có thể đề cập đến cơ hội thăng quan tiến chức của các đàn anh kỳ cựu của KQVN trong thời kỳ mới thành lập. Ai mà được thượng cấp quan tâm tới là nhanh như chớp, có chức vụ và có cấp bậc. Điển hình nhất là các ông từ trước đã có cấp bậc sĩ quan, tốt nghiệp từ các trường Bộ Binh Thủ Đức hay Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, sau được chuyển sang KQ. Trường lớp lúc đó chỉ kéo dài 6 tháng tại Thủ Đức và một năm tại Trường Võ Bị Đà Lạt. Mang cấp Thiếu Úy hai năm thì thăng Trung Úy đương nhiên. Khi có chức vụ tùy cao thấp sẽ tăng thêm từ một đến hai cấp. Nhưng đừng nghe thế mà tưởng bở. Lên nhanh mà chầu rìa cũng nhanh. Như vị TLKQ đầu tiên mà trong nhiều bài đã nói rõ, từ Đại Úy lên Trung Tá, và chẳng bao lâu sau, thăng Đại Tá. Không cần biết thành quả hoạt động như thế nào, phải được lòng thượng cấp, và rất khó mà biết được thượng cấp muốn gì. Từ đâu thượng cấp đánh giá về mình. Thật là vì lúc đó chúng tôi chỉ là tép riu nên không rõ lắm, nhưng thấy cũng kỳ. Chỉ tội là mình phải chào như điên, vì anh nào cũng chỉ lớn hơn mình vài ba tuổi mà cấp bậc của họ xa mình quá cỡ thợ mộc. Nhưng biết làm sao bây giờ, họ phải mang lon cho xứng với chức vụ, để còn giao dịch với bên ngoài. Chắc để cho ta đảm nhận chức tước như họ(điều đó chẳng khi nào có), thì ta cũng thấy nên có cấp tương xứng. Nói tới đây, tôi mới nhớ một dịp ngồi trên máy bay Pan Am từ Mỹ về Saigon, cô chiêu đãi viên hàng không hỏi tôi, tại sao ba ông lại quá trẻ mà mang cấp hiệu giống y như ba ông ngồi ở hàng ghế sau, có thể nói như cha con vậy, thế là thế nào? Nhìn ra phía sau thì là ba Đại Tá của Không Quân Tưởng Giới Thạch, họ mang đúng ba mai vàng y chang. Thế mới biết là khi ta làm cấp hiệu quân đội, cần nên nghiên cứu xem trong vùng chúng ta, và có thể trên khắp thế giới, có chỗ nào trùng dụng với chúng ta không?

    Trên đây nói về cơ hội đã đến với một số ít người, ngay lúc đầu đã có cơ may thăng cấp nhanh, và chính sau này họ vẫn khó bị vượt qua được. Nhưng có một số đông khác thì do một sự chuyển đổi không ai ngờ. Đó là số hạ sĩ quan hoa tiêu tốt nghiệp từ các trường Pháp như Marrakech và Aulnat. Có người về còn chưa có cấp bậc trung sĩ như khóa sinh Pháp, mà chỉ mang Hạ Sĩ Nhất hay Hạ sĩ mà thôi, vì số điểm tốt nghiệp của họ quá kém. Khi Mỹ bao thầu cho VNCH về viện trợ quân sự thì theo quy chế của Mỹ, hoa tiêu phải là sĩ quan, thành thử họ trả lương sĩ quan. Vậy thì mọi hoa tiêu trước dù là hàng binh đi nữa cũng thăng một mạch lên Chuẩn Úy mà không cần phải qua trường lớp nào để điều chỉnh cả. Số này trên dưới 50 người từ các trường Marrakech và Aulnat. Một số người khác như NT Phan Văn Mạnh (tự Le Fort), và nhiều người nữa mà tôi không nhớ tên lại giữ cấp Thượng Sĩ rất lâu sau đó, vì tốt nghiệp trong nước, tại TTHLKQ/Nha Trang. Trong khi đó, các hoa tiêu tốt nghiệp từ Mỹ về cũng đều mang Chuẩn Úy nếu họ đã nhập ngũ thẳng vào KQ; nếu đã qua các trường Võ Bị Đà Lạt hay Bộ Binh Thủ Đức thì họ có cấp bậc tối thiểu Trung Úy. Trường hợp đi Mỹ để học lái nhưng bị loại thì họ được chuyển sang một ngành phụ dưới đất, như weapons controller, maintenance officer, supply officer, training officer,...Nên biết là phần đông sĩ quan Mỹ đều có Bachelor Degree, nên khi họ hỏng bay thì làm việc dưới đất, kiến thức căn bản và văn hóa, ta khó sánh kịp. Có nhiều sĩ quan phi hành lại giữ chức vụ bảo trì, tiếp liệu, hay quân báo, an ninh. Những ngành họ đang hành nghề là chỉ số phụ (second skill), chứ không có ý gì khác. Do đó, khó mà so sánh với Mỹ, là một nước giàu tiềm năng, kể cả học thức. Các sĩ quan lên cấp tá, họ đều qua những trường gọi là post graduate, để lấy bằng Command & Staff, hay War College, và luận văn kết khóa của họ có giá trị tương đương với Master Degree. Còn chúng ta thì cũng có Master nhưng là Master Jump, đây là bằng dành riêng cho các chiến sĩ mũ đỏ của chúng ta.

    Nói đến thăng cấp nhanh thì cũng nói đến có người bị quên lãng như NT Nguyễn Đức Khánh, phải giữ cấp bậc Chuẩn Úy 6 năm sau khi tốt nghiệp Trường Võ Bị Không Quân Pháp vào tháng 10 năm 1957. Mãi cho đến sau khi đảo chính ông Diệm, Khánh mới lên được Thiếu Úy.
    Về huy chương trong thời buổi này thật hiếm hoi. Chỉ có bốn loại huy chương:
    -Bảo Quốc Huân Chương,(mà KQVN chỉ hưởng lần đầu tiên vào 26 tháng 10 năm 1963)
    -Quân Công Bội Tinh,
    -Anh Dũng Bội Tinh,
    -Chiến Thương Bội Tinh.
    Do đó, các nhân viên không phi hành không có gì để tưởng thưởng họ.

Chia sẻ trang này