1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TƯ LIỆU GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI XUNG QUANH "CHIẾN TRANH VIỆT NAM"

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ov10, 05/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Có một điều ta không nên phủ nhận là tiền lương trong thời kỳ này rất tốt vì đồng bạc có giá. Tôi nhớ khi chưa lãnh được tiền bay, gọi là Không Quân Vụ số 1, tôi chỉ lãnh 4,800 đồng bạc Việt Nam với cấp Trung Úy. Nhưng chỉ tiêu xài có 1,800 đồng một cách phủ phê, còn để dành được 3,000 đồng, lúc đó là giá của một lạng vàng. Khi lãnh được tiền bay trễ mất một năm rưỡi, nghĩa là 18 tháng, tôi lãnh một số tiền khổng lồ lúc còn mang trung úy, đủ để mua một chiếc Lambretta 150cc, một máy may cho bà xã, và còn cho cô em 10,000 đồng để làm lễ cưới. Cái gì cũng bết, chỉ có lương, đối với tôi, là rất tốt trong suốt đời binh nghiệp. Ấy vậy mà nếu cứ đi xa nhà biệt phái hoài hoài thì có lắm kẻ thiếu tiền xài, vì ra ngoài thì KQ vốn lả lướt từ khuya, chi cho các em rất ngọt.
    Dù sao, các bậc tiền bối của chúng ta chắc đã phải vất vả khi nắm chức vụ chỉ huy. Đúng là đứng mũi chịu sào, như Mệ có trình bày nhiều phen, phải đấu với các ông bên Lục Quân, cứ lấy thịt đè người. Phương tiện lại eo hẹp. Tôi nhớ có lần ra Đà Nẵng biệt phái hành quân, ngủ ngoài sân mái hiên của câu lạc bộ sĩ quan. Xe thì cấp cho đơn vị chỉ có thứ chuyên chở nhẹ (Dodge 4) có tài xế của quân xa lái. Ai lái bậy bị củ. Còn kỳ xuống Sóc Trăng biệt phái hành quân yểm trợ cho chiến dịch Bình Tây vùng Năm Căn phía Nam U Minh, phải ở Bungalo, sĩ quan được nằm giường, một giường ngủ hai người, làm anh đại úy cố vấn của tôi phải cùng tôi ôm ấp cả mấy đêm liền. Còn bên ngoài thì anh em hạ sĩ quan binh sĩ nằm ở hành lang, chịu đựng mưa gió, bảo vô phòng cùng ngủ, các anh không nghe. Sáng lại, họ rên rằng, tối nào các thị mẹt cũng đến gạ gẫm, mà không thằng này thì thằng khác nhẹ dạ nghe theo, cả đêm không ngủ được. Anh ?oLong Chà? thì đạo hồi, mà đại táo của bộ chỉ huy chiến dịch toàn là thịt heo, nên đi bay anh mang theo một nải chuối. Chính anh Long Chà , tên thật là Ali, đã chạy ra khỏi vòng rào phi trường Sóc Trăng và cán chết một chị đang câu ngoài ruộng gần đó. Phi đạo chỉ có 1,000m, nhưng ở gần cuối phi đạo có một ổ gà, do đó chỉ hữu dụng 750m. Vì cố đáp thật ngắn nên anh chạm đất ờ ngoài phi đạo, chỗ đó có đất trơn nên anh không giữ được trục đáp. Sau này, anh Long Chà chết trên vùng chiến khu D trong một phi vụ hành quân.
    Một phi trường khác mà chúng tôi phải hành quân là Pleiku. Chỉ dài 750m, lót vỉ sắt trên đất nện màu đỏ. Do phi đạo có dốc, nên đáp thì lên dốc, cất cánh thì xuống dốc. Có lần dưới đất tôi nhìn xem, khi cất cánh, chạy qua một chỗ trũng sâu, sức nặng máy bay đè vỉ sắt xuống làm lòi lên cỡ hai tấc một cọc cày vĩ sắt, làm cho máy bay mất đà và mất trục cất cánh, chân đáp vướng vào hàng rào kẽm gai có trụ bê tông, anh mang cái của nợ đó lên cao cho đến khi vào chân đáp thì trụ bê tông rơi xuống đất. Thật là không có an phi chút nào. Máy bay biệt phái một tuần lễ ở phi trường Pleiku này phải mang về Biên Hòa để tấm rửa, vì đất đỏ bám vào thân máy bay trộn với dầu chảy từ máy ra, là máy bay càng nặng thêm và dễ bị rỉ sét. Chính cái ông Hà Xuân Vịnh đàn anh của chúng tôi thám sát phi trường này, khi anh về làm việc tại BTLKQ. Đúng như anh nói, vùng cao nguyên chỉ có phi trường này là miễn cưỡng dùng được cho khu trục. May là bay A-1H chứ nếu còn bay F-8F thì 100% toi mạng.
    Những cái vớ vẩn thời đó, có ai mà hiểu được. Có ngày chúng tôi biệt phái ra Nha Trang để tập tác xạ không/không. Ra Nha Trang rồi mới biết chẳng có anh nào rành cái việc này cả. Cả đám vừa làm vừa học. May cho chúng tôi, vì lúc đó mình là nhóc con, chắc sẽ bị chỉ định làm mồi cho người ta bắn, Tây gọi là plastron, nghĩa là kéo bia ra ngoài khơi trên Bearcat để các đàn anh bắn vào bia. Nếu lỡ mà các anh mê tít, vào ở sáu giờ của tôi mà thổi thì chết chắc. Thế mà may, không anh nào bắn trúng tôi cả, vì đàn anh chưa ai cho cái bia lên trời được thì đời nào đến tôi. Nhưng cũng hú vía vì cái anh đài kiểm soát không lưu Nha Trang. Chưa biết điều hành khu trục cơ mà chỉ quen với máy bay bà già của Mệ, nên anh ta thấy chiếc sau chạy tới nhanh mà chiếc trước chưa rời đường bay kịp, anh la hoảng ?oroulez, roulez, roulez? mà không chỉ cho tôi rẻ chỗ nào, nên tôi phải ra cát chúi mũi làm trò hề ?ongựa gổ" cho thiên hạ.
    Nói chung là lúc không biết nhiều về an phi là gì cả. Tây gọi là ?osécurité de vol? và Mỹ thì các anh biết rồi ?oflying safety?. Chính cái ngành này làm hại nhiều anh khi đi tù. VC... nghe chữ "An" cứ tưởng là an ninh mà Tây gọi là ?oSureté Militaire?. Thế mới chết. An phi gì đâu mà không có một hướng dẫn nào. Các biện pháp cấp cứu cũng sơ sài qua loa. Tôi nghe Lưu Văn Đức nhảy dù ở Dầu Tiếng trên Bearcat, tôi không ngại, vì anh đã học nhảy dù. Khi gặp anh ta, anh nói tao ?otrim noze down maxi, rồi khi đang gở nịch ra thì tay trái không thuận nên chuyển tay lái vào tay trái để dùng tay phải mở dây nịch, đúng lúc đang chuyển tay và giật được khóa dây nịt thì máy bay chúi mũi nhanh đến độ bắn tao ra ngoài?.
    Còn các anh cá nhau ăn phở để đáp xuống bụng ở các phi trường như Trảng Bom, hay đáp xuống sông Nhà Bè như anh Nguyễn Thế Long để tử nạn. Đây cũng là những chuyện mà sau này không thể xảy ra.
    Nhưng có chuyện lại tái diễn. Như anh Xuân rớt bên khu vực Sư Đoàn 5 Bộ Binh ở Biên Hòa, anh còn sống và phi cơ chưa phát hỏa. Nhưng xe cứu hỏa chạy tới hàng rào bên nay phi trường, rồi đứng đó không qua bên kia rào được, vì có hàng rào và đường mương ngăn chận lại. Chỉ một lúc sau, số lượng xăng chảy ra nhiều đã bốc hơi khi máy còn nóng nên phát hỏa. Anh Xuân chết cháy trong máy bay, vì nhân viên cứu hỏa còn thấy anh ngoắc nhiều lần. Vì vậy, khi papa Sửu lật úp trên phi đạo 33 tại Biên Hòa, anh hô to ?oĐừng cha nội nào hút thuốc nghe không!? Tôi hỏi nhanh,?anh kiểm tắt hết contact chưa?? Anh la vang, ?orồi, các cha giúp dỡ máy bay lên cho tôi ra chứ?. ?oCần trục tới rồi, anh đừng lo?. Anh Sửu được cứu kịp thời. Nhưng sau này, một vụ tương tự lại xảy ra cũng tại Biên Hòa làm chết anh Nguyễn Văn Long và anh Nguyễn Thế Anh. Chỉ vì máy bay hỏng thắng, rời phi đạo, rồi lật úp trên một vũng nước. Khi cần trục đến nơi thì bị lún khi nâng máy bay lên, do đó hai người đã chết ngộp dưới nước. Thật không có thầy bói nào biết trước như vậy.
    Những khó khăn lúc ban đầu thật vô số kể. Chúng ta phải phục những vị đã đứng mũi chịu sào cho KQVN chúng ta mạnh tiến sau này. Đừng vội chỉ trích những người đi trước. Bạn cứ hồi tưởng lại hồi bạn còn ở cấp thấp hơn sau này, lúc chưa kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề và kinh nghiệm chỉ huy, bạn thấy có phải tại sao lúc trước mình dại thế không. Vì vậy cho nên, chưa qua cầu thì chưa biết đá biết vàng. Phê phán cấp trên cũng giống như vậy. Nếu ta đã làm TLKQ một lần thì mới có ý kiến về vị TLKQ của mình. Nhất là nói xấu cấp trên với những người kém lon lá hơn mình càng mang tội lớn, là chính ta khuyến khích đàn em nói xấu ta vậy. Dù KQVN không còn nữa nhưng con người của KQVN vẫn còn đây, và chúng ta luôn hãnh diện về những gì những bậc lão thành đã vun đấp cơ sở cho chúng ta bay nhảy sau đó. Mộng bay như vẫn còn đâu đây.
  2. tmkien2

    tmkien2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2005
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Sách tiếng Anh về chiến tranh Việt Nam, bác nào thích thì vào lấy. Link lấy vietsharing
    - Tet Offensive 1968 , 7,16Mb
    http://rapidshare.de/files/25255897/vstetmauthan.rar
    Pass: vietsharing
    - Armies of the Vietnam War 1962-75
    http://rapidshare.de/files/25259717/...-1975_-ocr.rar
    Pass: vietsharing
  3. ngodong13

    ngodong13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Đọc được 1 đoạn củ mọtt người bên kia nhớ về lương bổng trong giai đoạn này, thấy cũng không khác mấy. Sĩ quan kq nên chắc lương cao hơn sĩ quan bình thường khác
    " ...Người viết không biết tiền viện trợ của người Mỹ để trả lương hàng tháng cho một người lính miền Nam lúc bấy giờ (từ tháng 7/1954 cho đến giữa năm 1964) là bao nhiêu, nhưng qua bàn tay phù thủy của chế độ Ngô Đình Diệm, tiền lương từ binh nhì đến hạ sĩ mỗi tháng trừ tiền cơm rồi, binh nhì chỉ có 519 đồng, hạ sĩ khoảng 550 đồng, và tiền phu cấp vợ của một hạ sĩ hay binh nhất hoặc binh nhì mỗi tháng là 30 đồng (tương đương với 6 tô phở), phụ cấp cho mỗi người con của họ mỗi tháng là 100 đồng. Anh em lính quân dịch (bị động viên) trong những năm 1957 và năm 1958 còn thê thảm hơn nữa. Mỗi binh nhì quân dịch chỉ được phát cho có 120 đồng một tháng (4 đồng 1 ngày, chưa được một tô phở lúc đó là 5 đồng).
    Trong khi đó thì tiền lương của một chuẩn úy mới ra trường là 3250 đồng, phụ cấp hàng tháng cho vợ của họ vào khoảng 600 đồng, và mỗi đứa con mỗi tháng khoảng 500 đồng (Nếu không đúng xin quý vị bổ túc). Về phương diện lương bổng, cấp bực chuẩn úy bị xếp vào loại hạ sĩ quan cao cấp (từ trung sĩ đến thương sĩ nhất). Lương của một thiếu úy độc thân mỗi tháng vào khỏang 3.700 đồng, phụ cấp hàng tháng của một người con của một sĩ quan cấp thiếu úy khoảng chừng không dưới 600 đồng và phụ cấp của người vợ lên đến khoảng từ 800 hay 1.000 đồng một tháng.Theo lời một sĩ quan cấp tá cho biết, trong thời 1955-1964, tiền phụ cấp hàng tháng của đứa con thứ 3 của một sĩ quan lên tới 1,300 (một ngàn ba trăm) đồng một tháng. Ghê gớm, kinh khủng và khốn nạn hơn nữa là tiền thưởng cho bọn mật vụ thủ tiêu các thành phần đối lập chính trị như các ông Tạ Chí Diệp, Vũ Tam Anh, Nguyễn Bảo Tòan, Phạm Xuân Gia, v.v..., một nạn nhân là một triệu đồng .
    Chúng ta thấy rõ tiền lương hàng tháng của một người lính trong Quân Đội Cộng Hòa Miền Nam còn thua kém cả tiền phụ cấp hàng tháng của một người vợ sĩ quan. Tiền phụ cấp cho vợ một người lính (từ hạ sĩ xuống tới binh nhì) chỉ bằng từ 1/30 đến 1/40 của tiền phụ cấp hàng tháng cho người vợ sĩ quan từ cấp thiếu úy trở lên. Tiền phụ cấp hàng tháng của một đứa con của họ chỉ bằng khỏang 1/7 và 1/13 tiền phụ cấp hàng tháng của một đứa con của sĩ quan. Tình trạng này kéo dài cho đến giữa năm 1964 mới được Tướng Nguyễn Khánh hủy bỏ cùng với Luật Gia Đình của vợ Ngô Đình Nhu (được ban hành vào ngày 2 tháng 1 năm 1959)... "
  4. tmkien2

    tmkien2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2005
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Lịch Sử và Thông tin về các phi đội và các trận không chiến Mig 17 & 19 của Không Quân Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam
    http://rapidshare.de/files/27058692/Mig17-19BacViet.rar
    vietsharing
    http://rapidshare.de/files/27189512/Mig21_Bac_Viet.rar
    Được tmkien2 sửa chữa / chuyển vào 03:16 ngày 15/08/2006
  5. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Hôm trước đi Bến Dược chụp hình văn bia về cho mọi người cùng đọc.
    [​IMG]
  6. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Vốn có nhiều tình cảm với những lớp lớp người của 30 năm kháng chiến, nên đọc thấy thật xúc động. Tấm bia muốn góp tiếng nói lý giải, tiếng nói tự hào về sự sức sống của một dân tộc và chỉ riêng điều đó mà thôi. Vì vậy, thiết nghĩ, nếu có điều gì trong thế kỷ 20 còn tồn tại đến mãi mai sau thì đó chính là cái bia này.
  7. karakapuri

    karakapuri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Bác nào kể cho em cái vụ thảm sát ở Mỹ Lai cái nhỉ!
    Em cảm ơn!
  8. karakapuri

    karakapuri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Bác lonesome ơi, em chẳng vào được cái link bác gửi!
  9. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Bạn có log in không? Nếu không thì không vào được đâu. Với lại server http://5nam.ttvnol.com còn đang trong quá trình chuyển đổi nên topic bị lỗi.
    1 số link có tài liệu liên quan:
    - http://www19.dantri.com.vn/Thegioi/2006/8/133927.vip
    - http://www3.vietnamnet.vn/thegioi/2006/08/599651/
    - http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3m_s%C3%A1t_S%C6%A1n_M%E1%BB%B9
  10. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    ĐIỂM THÊM MỘT SỐ TRẬN ĐÁNH LỚN TRONG NĂM 1975.
    I. 8-3-1975: Trận Thuần Mẫn.
    Trận tiến công của Trung đoàn bộ binh 48 (Sư đoàn 320) QGP Tây Nguyên vào căn cứ Thuần Mẫn do QĐ Sài Gòn chiếm giữ nhằm cô lập Buôn Ma Thuột trong chiến dịch Tây Nguyên (4-3 - 3-4-1975)
    II. 9-3-1975: Trận Đức Lập.
    Trận tiến công của Sư đoàn bộ binh 10 được tăng cường vào cụm cứ điểm Đức Lập (Tây Nam Buôn Ma Thuột) trong chiến dịch Tây Nguyên.
    III. 10-3-1975: Trận Buôn Ma Thuột.
    Trận then chốt của chiến dịch Tây Nguyên do Sư đoàn bộ binh 316 và các đơn vị, binh chủng tăng cường phối hợp cùng với LLVT Đắc Lắc tiến hành ở khu vực thị xã Buôn Ma Thuột, nhằm tạo thuận lợi đột biến cho chiến dịch Tây Nguyên.
    IV. 10-3-1975: Trận Suối Đá.
    Trận đánh công sự vững chắc của Lữ đoàn bộ binh 52 (Quân khu 5) 2 trung đoàn pháo binh 572 và 368 cùng quân dân huyện Tiên Phước, Quảng Nam, vào căn cứ của Quân đội Sài Gòn ở khu vực Suối Đá trên tuyến phòng thủ Tiên Phước - Phước Lâm tỉnh Quảng Nam.
    V. 12-3-1975: Trận đánh căn cứ 45.
    Trận tiến công của tiểu đoàn bộ binh 6 (Trung đoàn 24) và 1 đại đội xe tăng quân giải phóng Tây Nguyên vào hậu cứ của Trung đoàn 45 (sư đoàn bộ binh 23) Quân đội Sài Gòn ở Đông Bắc thị xã Buôn Ma Thuột, nhằm triệt phá bàn đạp phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuột của địch trong chiến dịch Tây nguyên (4-3 - 3-4-1975).
    VI. 14-3-1975: Trận nông trại Chư Cúc.
    Trận vận động tiến công của sư đoàn bộ binh 10 Quân giải phóng Tây Nguyên được tăng cường, đánh vào sư đoàn bộ binh 23 và một số đơn vị khác của quân đội Sài Gòn ở khu vực nông trại - Phước An - Chư Cúc nhằm đánh bại ý đồ phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuột của địch trong chiến dịch Tây Nguyên (4-3 - 3-4-1975).
    VII. 17-3-1975: Trận Cheo Reo.
    Trận tuy kích của sư đoàn bộ binh 320 (được tăng cường trung đoàn 95B, Trung đoàn pháo binh 675, Trung đoàn pháo phòng không 593, 1 tiểu đoàn địa phương Phú Yên) đánh quân đội Sài Gòn rút chạy tại khu vực thị xã Cheo Reo trong chiến dịch Tây Nguyên (4-3 - 3-4-1975).
    VIII. 20-3-1975: Trận Duy Xuyên.
    Trận phối hợp tiến công quân sự và nổi dậy của LLVT và quần chúng nhằm giải phóng huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) tạo thuận lợi cho bộ đội chủ lực Quân khu 5 và Quân đoàn 2 tiến công giải phóng Đà Nẵng trong chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21 - 29-3-1975).
    IX. 21-3-1975: Trận Núi Bông.
    Trận tập kích của trung đoàn bộ binh 1 (sư đoàn 324) được tăng cường pháo binh của Quân đoàn 2 vào quân đội Sài Gòn phòng ngự tại khu vực Núi Bông (huyện Hương Phú, Thừa Thiên) trên phòng tuyến Tây Nam Huế.
    X. 21-3-1975: Trận Thanh Hương.
    Trận tiến công của bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị vào quân đội Sài Gòn co cụm ở Thanh Hương trên phòng tuyến bảo vệ phía Bắc thành phố Huế.
    XI. 24-3-1975: Trận Củng Sơn.
    Trận vận động tiến công của trung đoàn bộ binh 64 (sư đoàn 320 đánh các đơn vị rút chạy khỏi Tây Nguyên ở khu vực Củng Sơn (Tuy Hòa, Phú Yên) trong chiến dịch Tây Nguyên (4-3 - 3-4-1975).
    XII. 29-3-1975: Trận đèo Ma Drắc.
    Trận vận động tấn công của sư đoàn bộ binh 10 Quân giải phóng Tây Nguyên vào Lữ đoàn dù 3 quân đội Sài Gòn, nhằm mở đường xuống Duyên hải miền Trung trong chiến dịch Tây Nguyên (4-3 - 3-4-1975).
    XIII. 31-3-1975: Trận Hòm Một.
    Trận tiến công của tiểu đoàn Bộ binh 9 (Trung đoàn 64) được tăng cường bộ binh, xe tăng, pháo binh và đại đội địa phương Phú Yên vào cụm quân chủ lực Sài Gòn phòng ngự ở Hòn Một (điểm cao trên bờ sông Ba tỉnh Phú Yên).
    XIV. 1-4-1975: Trận Tuy Hòa.
    Trận tiến công của sư đoàn bộ binh 320 (Quân đoàn 3) có tăng cường đánh vào 11 tiểu đoàn Bảo An, biệt động cùng tàn binh Quân đoàn 2 QĐ Sài Gòn rút về phòng thủ thị xã Tuy Hòa và vùng phụ cận.
    XV. 8-4-1975: Trận ném bom dinh Độc Lập.
    Trận đánh do phi công Nguyễn Thành Trung, người của phía kháng chiến hoạt động trong không quân quân đôi Sài Gòn tiến hành, dùng máy bay F5E ném bom dinh Độc Lập rồi hạ cánh xuống sân bay Phước Long.
    XVI. 27-4-1975: Trần Cầu Ghềnh.
    Trận tập kích chiếm cầu Ghềnh trên quốc lộ 1 (Biên Hòa ?" Sài Gòn) của Đại đội 1, Tiểu đoàn 23 và Tiểu đoàn 174, thuộc trung đoàn đặc công 113 trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26 ?" 30-4-1975)
    XVII. 27- 4- 1975: Trận Cù lao Thu
    Trận tập kích giải phóng Cù lao Thu (tỉnh Ninh Thuận) của quân giải phóng miền Nam Việt Nam trong đợt tổng tiến công mùa xuân năm 1975.
    XVIII. 28-4-1975: Trận ném bom sân bay Tân Sơn Nhất
    Trận tập kích của biên đội Quyết Thắng (thành lập 27-4-1975) do Nguyễn Văn Lục chỉ huy, Nguyễn Thành Trung dẫn đường với 5 máy bay A37 (vừa thu được của địch) đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26 - 30-4-1975).
    XIX. 29-4-1975: Trận Đồng dù.
    Trận đánh công sự vững chắc của sư đoàn bộ binh 320, tiểu đoàn 2 (trung đoàn pháo binh 40) và Trung đoàn pháo phòng không 593 vào căn cứ sư đoàn bộ binh 25 quân đội Sài Gòn tại Đồng Dù (Củ Chi, Tây Bắc Sài Gòn 30km) nhằm mở cửa hướng Tây Bắc, không cho sư đoàn bộ binh 25 co cụm về Sài Gòn.

Chia sẻ trang này