1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TƯ LIỆU GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI XUNG QUANH "CHIẾN TRANH VIỆT NAM"

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ov10, 05/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Tương quan lực lượng ở chiến trường miền Nam thế nào.
    Thời kỳ 60-63 : VNCH có đủ không quân, pháo binh, thiết giáp. Bên GP nhiều đơn vị vẫn còn phải dùng mã tấu, súng ngựa trời tự chế.
    Trận Ấp Bắc 1963 : mấy tiểu đoàn VNCH có UH-1, M-113, pháo binh... đối đầu với 2 đại đội địa phương, trang bị 2 đại liên và 1 cối 60mm (với 12 quả đạn), không có cả B-40/B-41 hay thủ pháo chống tăng. Kết quả ra sao thì ai cũng biết.
    Thời kỳ 65-68 : một bên là 500.000 Mĩ, 1 triệu VNCH, 60.000 Hàn-Thái-Úc, một bên là 300.000 bộ đội GP.
    Thiết giáp : Mĩ 3.000, VNCH 2.000, Hàn Thái Úc độ vài trăm. Bên GP : không.
    Máy bay chiến đấu : Mĩ gần 4.000, VNCH gần 1.000. Bên GP : không.
    Pháo binh : Mĩ hơn 1.500, VNCH hơn 1.000, toàn pháo 105, 155 trở lên. Bên GP : toàn pháo cối mang vác.
    Tàu xuồng chiến đấu : Mĩ + VNCH độ vài trăm. Bên GP : không.
    Hậu cần thế nào : Mĩ tiếp tế bằng máy bay. GP tiếp tế bằng gùi.
    Hành quân thế nào : Mĩ bằng M-113, UH-1, vũ khí nặng chở bằng phương tiện cơ giới. GP đi bằng chân, vũ khí nặng tháo ra vác lên vai.
    Sinh hoạt thế nào : Mĩ khỏi nói. Bên GP thì ăn sắn, bobo, mỗi tháng được vài lạng mắm, thuốc men không có, sốt rét, suy nhược không ai không bị.
    Kết quả ra sao, ngay "tam giác sắt" Củ Chi thôi, toàn du kích địa phương, nằm sát nách Sài Gòn, bị "Anh cả đỏ" và "Tia chớp nhiệt đới" càn đi quét lại, Mĩ và VNCH có tiêu diệt được không. Chưa nói tới các căn cứ lớn hơn.
    Thời kỳ 70-72 :
    Lam Sơn 719, chủ lực VNCH đụng độ chủ lực QĐNDVN mà không có lục quân Mỹ hỗ trợ (tất nhiên không quân thì vẫn có). Đánh ra đường Trường Sơn thôi. Đây mới là lần đầu tiên QĐNDVN sử dụng khoảng 30-40 xe tăng thiết giáp trong 1 chiến dịch. Kết quả thế nào ai cũng biết.
    Quảng Trị 72 : VNCH để mất Quảng Trị, mặc dù B-52 Mĩ chi viện ngay sau khi bên GP bắt đầu tấn công. Đến khi VNCH đi tái chiếm thì khỏi nói, B-52 và pháo hạm giã gạo hàng ngày. Kết quả là Đông Hà, Cửa Việt, Dốc Miếu còn chưa tái chiếm nổi thì nói gì đến "thừa thắng".
    Năm 75 thì có lẽ không còn gì để nói. Còn nếu lại lí sự là VNCH bị cắt viện trợ, thiếu thốn đủ bề còn miền Bắc được viện trợ ầm ầm thì quá ấu trĩ. Vì sao :
    Miền Bắc : phải lôi những vũ khí từ thời thế chiến hay chống Pháp như pháo 76,2mm, ĐKZ 57mm... ra dùng, phải đi nhặt vỏ đạn pháo về nạp lại, nhiều khi phải đổi mục tiêu tấn công chỉ để thu đạn pháo chiến lợi phẩm...
    VNCH thì sao : 1.500 khẩu pháo, 2.000 thiết giáp, 1.800 máy bay, 600 tàu....
    Pháo đạn thì nhiều đến mức nhiều sư đoàn QĐNDVN bỏ hết pháo 122mm LX lại để chuyển sang dùng pháo và đạn 105mm chiến lợi phẩm. Thậm chí sau này QĐNDVN dùng M-79, M-72, M-113, UH-1, A-37, F-5, pháo 105, 155 chiến lợi phẩm đánh Khmer Đỏ và TQ xả láng đến hơn chục năm. Pháo 105, 155, thiết giáp M-113 vẫn còn dùng cho đến tận bây giờ.
    Đấy, với tương quan lực lượng như vậy mà VNCH còn chưa bình định được miền Nam thì nói gì miền Bắc.
    Mà miền Bắc là sẽ khác nhiều : sẽ có trên 500.000 bộ đội và gần 1 triệu dân quân tự vệ, pháo lớn 122, 130, 152 thay cho mấy khẩu cối mang vác; sẽ có T-54, sẽ có SA-2, cao xạ 57, 85, 100 chứ không còn là mấy khẩu "tép" 12 ly 7 hay 37 nữa. Ngay từ năm 64 miền Bắc đã chuẩn bị phòng thủ để chờ tình huống Mĩ và VNCH tấn công.
    Vậy thì VNCH có đủ sức tấn công miền Bắc một mình không ?
    u?c chiangshan s?a vo 15:51 ngy 08/05/2006
  2. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Hỏi Mod Sơn cái nhé: Thế GDQP thì là giáo dục cái gì? Ko lẽ chỉ dạy chiến thuật chiến lược cách sử dụng vũ khí thôi á? Riêng tớ đi học GDQP bao nhiêu năm rùi từ khi ở trường đến khi đi làm thì phải đến hơn 70% thời gian là về chính trị đấy mod ạ, vì thế nói chính trị ko hợp với GDQP thì cũng ko hẳn là đúng.
    Tớ cứ mạn phép giả lời nguoiyeunuocViet cái đã, mod thích chuyển cũng được, xóa cũng được, nhưng theo tớ cái này là tranh luận về lịch sử, cũng phù hợp cái cái tên của Topic mà, có liên quan gì đến chính trị hiện tại đâu:
    1. Bác nguoiyeunuocViet nói đến Scotland, Wales hay Bắc Ireland, HongKong... hmm bác có khẳng định đó là các quốc gia ko? Vì đơn thuần đó chỉ là các vùng lãnh thổ (region), có quyền tự trị. Tự trị là gì thì bác đã biết, đó là cái thứ độc lập nửa vời mà một nước lớn dành cho một khu vực của họ (na ná như nước chư hầu thời Chiến quốc ở TQ ấy). Còn như Bắc Ireland, bọn IRA ( quân đội cộng hoà Ireland) nó cũng đòi độc lập đấy, nhưng bị Anh xếp vào loại khủng bố rùi.
    2.Như tớ đã nói, trong chiến tranh lạnh, những nước nhỏ là quân cờ trên bàn cờ chiến lược của các nước lớn, đặc biệt là các nước và vùng lãnh thổ được giải phóng khỏi phát xít như Đông Âu và Châu Á. Những cường quốc đều có gắng giữ quyền kiểm soát tuyệt đối về mặt chính trị đối với những khu vực này, với cách thức khác nhau, người Mỹ dùng các chính sách "mềm" (kinh tế và văn hóa), người LX dùng các biện pháp ít khôn khéo hơn (thậm chí cả là quân sự). Kết quả là ở Đông Âu, người ta cố tránh hai cái từ "tư sản", còn ở các khu vưc người Mỹ kiểm soát, Đảng Cộng sản có thể được thành lập, những mãi mãi (đến cả bây giờ) vẫn chỉ là chính Đảng đuổi ruồi, ko bao giờ chiếm được một vị trí và tiếng nói đáng kể nào trong chính phủ.
    3. "Vật chất quyết định ý thức, cơ sở hạ tầng (kinh tế) quyết định kiến trúc thượng tầng (chính trị)", điều ấy ai cũng biết. Nên nhớ trước những năm 70, kinh tế và mức sống của 2 khối cộng sản và tư bản là tương đương nhau. Cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 70 dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế của cả hai khối. Khi đó những khái niệm "tiết kiệm", "hiệu quả" và "cạnh tranh" mới được đặt đúng vị trí của nó. Khối tư bản đã có sự điều chỉnh nhanh nhạy kịp thời về kinh tế nên đã vượt qua, còn khối cộng sản do sự ấu trĩ của mình đã ko vận động kịp thời, hơn nữa còn có những quyết sách hết sức sai lầm như cải tổ chính trị trước, dẫn đến sự đấu đá, lục đục trong nội bộ, kết quả là kinh tế tiếp tục xuống dốc. Người dân đang từ cuộc sống tiện nghi đầy đủ bỗng nhiên rớt xuống ko có đủ cái mà ăn, thì đuơng nhiên là có chuyện họ đập bức tường Berlin và thi nhau di cư sang Tây Đức rùi.
    3. Chuyện công nhận nền độc lập của VNCH á, những nước nào công nhận và không công nhận? Bởi họ đâu có quyền (hoặc quan tâm) để mà lựa chọn, dễ hiểu là những nước tư bản thân Mỹ và chư hầu thì công nhận, còn những nước cộng sản, thân cộng sản thì không. Các nước trung lập hoặc nằm trong phong trào ko liên kết thì ba phải: hoặc công nhận hoặc ko, thậm chí đặt quan hệ ngoại giao với cả hai. Ví dụ LX có công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với VNCH ko? Như vậy thì ít nhất có hơn 200 triệu người cùng ý kiến với tớ rồi
    4. Nhật Bản á? Tớ cũng ko hiểu nổi một dân tộc có lòng tự tôn dân tộc như Nhật lại có thể tặng huân chương mặt trời cho một viên tướng người Mỹ vì công lao huấn luyện cho không quân Nhật sau chiến tranh, người chỉ 5 năm trước đã chỉ huy ko quân Mỹ ném bom rải thảm các thành phố lớn của Nhật làm mấy chục vạn người chết. Đáng lưu ý là chính ông ta là người đã đề nghị chơi loại bom cháy xuống Nhật-vốn là nơi dân cư chủ yếu sống trong các ngôi nhà gỗ để tăng thêm thương vong. Còn bây giờ họ lại phải còng lưng đóng góp kinh phí để nuôi một cái đạo quân mấy vạn người của Mỹ cùng các căn cứ huấn luyện ở đó. Vừa rồi đấy, Mỹ định chuyển một căn cứ quân sự ở Okinawa, đòi Nhật đóng 85% kinh phí, thủ tướng Nhật ko chịu, cãi nhau mãi đành nhượng bộ, phải đóng 75%. Chuyện lính Mỹ xâm hại phụ nữ, đánh nhau... xảy ra, cảnh sát Nhật ko dám làm gì. Lính Nhật hiếp mấy cô bé vị thành niên, Nhật đòi mang ra toà xử, Mỹ ko đồng ý, chỉ đưa ra toà án binh, "giơ cao đánh khẽ", rồi đâu lại vào đấy. Máy bay Mỹ rơi vào trường học, học sinh và giáo viên chết. Quân Mỹ lập tức phong toả trường học, cấm cảnh sát Nhật đến khám hiện trường, vụ việc um xùm lên rồi cuối cùng cũng chìm vào im lặng. Bạn có thích thế ko?
    Còn "tự do dân chủ" ở Nam Hàn á? He he, bạn đã biết gì về lịch sử của Hàn chưa? Bạn có biết rằng phải đến đầu những năm 90 khi Kim Dea Jung lên cầm quyền người Hàn mới thực sự có tự do dân chủ ko? bạn có biết trước đó, Lý thừa vãn, pak chung hee, kim do hwan là những kẻ cầm đầu độc tài từng dìm phong trào phản kháng của SV trong biển máu ko?
    Thực sự tớ cũng chẳng muốn tranh luận dài dòng làm gì. Tớ cũng rất ủng hộ việc tất cả mọi người Việt Nam ko phân biệt trước đây họ đã làm gì, miễn là họ có tâm muốn xây dựng và phát triển đất nước. Nhưng ko vì thế mà chúng ta có thể quay lại với lịch sử và có những phán xét vô trách nhiệm với lịch sử. Sự thống nhất độc lập của đất nước là tiền đề cho sự phát triển của đất nước. Riêng tớ suy nghĩ, ko bao giờ được phiến diện trong việc xem xét một vấn đề. Để có cái nhìn khách quan một vấn đề chúng ta cần phải nghiên cứu tài liệu của nhiều người, nhiều bên. Người ta bảo báo chí phương Tây là tự do, còn tớ thì ko hiểu tại sao mỗi khi tớ post một bài tham luận hay lời bình lên trang BBC việt ngữ thì đều nhận được một lời nhắn kèm theo : "Đa?i BBC có thê? biên tập lại ý kiến cu?a quí vị va? không ba?o đa?m tất ca? thư đê?u được đăng". Sau đó bài viết của tớ được phẫu thuật tùm lum, để rồi nó mang một cái nội dung khác hẳn ban đầu. Như vậy báo chí phương Tây có thật sự khách quan và trung thực?
  3. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    to bác nguoiquansat, đặt tên box vậy cho vui thôi, chứ chung một chỗ tự nhiên có " kỹ thuật quân sự nước ngoài" với "kỹ thuật quân sự VN" thì nhìn lướt cũng khó phân biệt. Tôn chỉ của diễn đàn đồng thời là phi chính trị, cho nên là ta cứ tạm gác những cái gọi là chính trị sang một bên, anh em chủ yếu bàn về kỹ thuật, chiến thuật chiến lược cái nhỉ
  4. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    ...Và Sài Gòn sụp đổ
    Paul Dreyfus người Pháp là một trong 125 nhà báo nước ngoài thuộc 13 nước có mặt tại Sài Gòn vào ngày 30/4/1975, chứng kiến sự kiện lịch sử các đoàn quân tiến vào thành phố. Ông đã ghi nhật ký ghi chép lại những sự việc xảy ra trong ngày kể từ khi Hiệp định Paris 1973 về Việt Nam được ký kết. Sau khi trở về Pháp, dựa trên những tư liệu sẵn có, ông viết cuốn sách nhan đề "? Et Saigon tomba" (? Và Sài Gòn sụp đổ).
    Dù từ nay có xảy ra chuyện gì đi nữa cũng không bao giờ tôi quên cơn hấp hối của Sài Gòn. Đại sứ Mỹ rút khỏi sứ quán mang theo lá cờ sao và vạch, đã được kéo xuống, gấp cẩn thận, cất kỹ trong cặp. Hàng nghìn người chạy như điên đến sân bay nhưng không máy bay nào cất cánh.
    Ngày 29/4/1975.
    Hôm qua một chút hy vọng đã nhen nhóm trong tất cả dân chúng, khi tướng Minh phát biểu về hoà bình, hoà hợp và hoà giải dân tộc. Đó là những câu chữ mà do cuộc chiến tranh kéo dài từ hai mươi chín năm nay, người ta đã quên hết ý nghĩa.
    Tất cả mọi khách hàng của khách sạn Caravelle đều chạy lên sân thượng, người mặc gile chống đạn, người chỉ mặc quần áo ngủ.
    Cũng cần nói thêm, tất cả những khách hàng này đều là phóng viên báo chí hoặc nhiếp ảnh quay phim.
    Cũng nói thêm nữa, từ sân thượng nhà hàng chín tầng này có thể nhìn bao quát toàn bộ Sài Gòn.
    Và cũng có thể nhìn thấy toàn bộ lãnh thổ của chế độ Nam Việt Nam, diện tích đã thu hẹp lại rất nhiều. Đây là một đất nước mà hai tháng trước vẫn còn trải dài hơn một nghìn kilomet từ Bắc xuống Nam, bây giờ đã rút ngắn lại chỉ còn một tầm bắn của pháo.
    [​IMG]
    Quân giải phóng tiến vào sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30/4. (AFP)
    Chính từ vị trí trên cao này chúng tôi đã nhìn thấy pháo bắn như giã giò vào căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, cách chỗ chúng tôi đứng khoảng tám kilomet.
    Đạn rốc két rơi liên tục không ngừng. Rồi đến đạn trọng pháo. Mỗi khi một chiếc máy bay bị bắn trúng lại có một quả nấm khổng lồ vọt lên, xé vỡ màn đêm đang có mưa dông. Một lúc sau, phía sân bay chỉ còn là một biển lửa màu da cam.
    Ngày 30/4.
    Trời đã sáng. Mặt trời khổng lồ nhô lên từ đồng ruộng. Chúng tôi hếch mũi lên trời, theo dõi một chiếc máy bay vận tải, khá giống loại Nord Atlas của Pháp đang lượn vòng trên vòm trời. Đột nhiên từ thân máy bay loé lên một luồng lửa. Chiếc máy bay vỡ làm đôi, cứ thế rơi xuống, rơi rất chậm, rất chậm. Nó vừa bị trúng đạn tên lửa SAM 7, một loại tên lửa vác vai kiểu mới do Liên Xô chế tạo và do một xạ thủ Việt Nam nào đó, có thể đã đứng một mình chờ đón suốt đêm trên một nóc nhà ngoại thành, phóng trúng.
    Các loa phóng thanh lại rống lên, báo tin lệnh giới nghiêm kéo dài suốt hai mươi bốn trên hai mươi bốn giờ, sau khi đài truyền đi bản quốc thiều và bài nói của tướng Minh kéo dài tới hơn hai mươi phút.
    Làn sóng từ ngữ trong bài diễn văn chẳng có hiệu quả gì đối với những trận chiến đấu đang tiếp tục ác liệt chung quanh Sài Gòn. Từ nhiều khu vực ngoại thành lại vọt lên những cột khói đen, những lưỡi lửa đám cháy, xen lẫn tiếng nổ của đạn pháo.
    Các đường phố vắng tanh vắng ngắt. Nhưng vẫn còn một vài phụ nữ rón rén mở cửa định bước ra ngoài, hy vọng còn có một cửa hàng cửa hiệu nào đó mở cửa. Trẻ con vẫn lặng lẽ chơi đánh bi hoặc nhảy ô quan trên vỉa hè, dưới cặp mắt của binh lính và cảnh sát trang bị tiểu liên.
    Chỉ có những xe ô tô cắm cờ là đi lại trên đường. Những chiếc xe cứu thương hối hả mang những người bị thương, chủ yếu từ sân bay Tân Sơn Nhất và từ Chợ Lớn, bị trúng đạn trong đêm, phóng nhanh tới các bệnh viện.
    Rồi người ta thấy xuất hiện, chẳng biết từ đâu chia ra những thanh niên mặc toàn đồ đen. Họ có vẻ như là một lũ nhóc chơi trò nghịch súng các-bin Mỹ. Nhưng đó chính là những dân vệ có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự. Lực lượng này gồm toàn thiếu niên từ mười lăm đến mười tám tuổi rất dễ bị kích động.
    Khắp mọi nơi, pháo 105 ly của quân đội Sài Gòn tiếp tục bắn trả các khẩu pháo 130 ly của các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
    Từ phía Biên Hoà là nơi hôm trước tôi vừa mới thực hiện chuyến "thám hiểm" cuối cùng, đang đánh nhau rất dữ dội.
    Mặc dù có lệnh thiết quân luật, các nhà báo vẫn liều đi ra ngoài.
    Chính vì vậy tôi đã tới được sứ quán Mỹ, chứng kiến những cảnh tượng chẳng vẻ vang gì. Được báo động bởi một mật lệnh truyền qua đài phát thanh, những người Mỹ cuối cùng hối hả mang vác hành lý lên xe ô tô buýt đưa họ đến những chỗ tập trung. Từ những địa điểm này, máy bay lên thẳng sẽ đưa họ tới những tàu sân bay của hạm đội 7 đang đậu ở một nơi nào đó ngoài khơi.
    Đại cường quốc Mỹ đang chạy thoát thân.
    Trước cổng toà lãnh sự Mỹ có hai binh sĩ lính thủy đánh bộ đội mũ sắt, súng cầm tay đứng gác, hàng mấy chục người Việt vẫn còn cố một cách tuyệt vọng, xin một hộ chiếu đi Guam, Midway, Honolulu?
    Cũng từ đây, tất cả các nhà báo Mỹ (kèm theo cả nhiều người khác) cũng đang đóng gói hành lý vội vã ra đi. Chỉ còn một người vẫn ở lại là đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin. Nhưng tướng Minh đã yêu cầu ông vui lòng ra đi để tránh mọi sự cố.
    Cuối cùng ông đại sứ Mỹ cũng rút khỏi đại sứ quán mang theo lá cờ sao và vạch, tượng trưng cho nước Mỹ, đã được kéo xuống, gấp cẩn thận, cất kỹ trong cặp xách tay.
    Ông là người cuối cùng đi bộ ra khỏi toà đại sứ.
    Trước đó ít lâu, tôi đã nhìn thấy một viên tướng Sài Gòn trẻ tuổi, mặc quân phục may đo rất khéo, ngồi trong chiếc xe hơi sang trọng, đi ngang qua. Ông ta chạy vội vào trong sân sứ quán Mỹ rồi leo lên một trong những chiếc máy bay lên thẳng cuối cùng đợi trên sân thượng nhà mái bằng.
    Sau khi đại sứ Mỹ đi ra ngoài, những cánh cổng toà đại sứ được đóng lại.
    Đúng lúc đó có một người Việt Nam ngồi trên xe, đèo theo một phụ nữ, phóng đến cổng sứ quán Mỹ. Không nhìn thấy có ai, họ hỏi tôi:
    - Thế này thì chúng tôi còn biết đi đâu bây giờ? Chúng tôi chết mất. Quân cộng sản đang tới. Tướng Westmorland đã hứa bảo vệ chúng tôi.
    Nỗi lo sợ tràn khắp thành phố.
    Hàng nghìn người chạy như điên tới sân bay, nhưng không còn chiếc máy bay nào cất cánh nữa. Hơn nữa, trước cổng nhà ga hàng không, cảnh sát đang dựng lên một rào cản.
    Hàng nghìn người khác lại đổ xô đến căn cứ hải quân mang theo valy, hành lý, cố tìm cách leo lên được một chiếc tàu nào đó để chạy trốn theo dòng sông Sài Gòn.
    Từ những khu vực ngoại thành, hàng ngàn người khác cũng đang chạy vào những khu phố ở trung tâm Sài Gòn.
    Tôi đi qua các phố, buồn rầu, chậm chạp, trong khi tiếng pháo nổ mỗi lúc một gần. Luôn luôn tôi bắt gặp nhiều người giữ tôi lại, nói:
    - Chắc ông là người Pháp, vì ông vẫn còn ở lại với chúng tôi. Ông có thể làm gì giúp chúng tôi được không?
    Họ chìa ra những giấy tờ, thư từ, chứng minh họ có họ hàng đang ở bên Pháp. Tôi nhìn những con người khốn khổ đang ứa trào nước mắt. Tôi không thể nói gì hơn.
    (Theo VOV)
  5. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Đây là một bài được viết ngay sau GP Miền Nam.
    CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ
    Sau khi bị Quân giải phóng tiêu diệt gọn hai quân đoàn và một phần quan trọng sinh lực địch ở Tây Nguyên, Trung Trung Bộ, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, tập đoàn Nguyễn VZn Thiệu tay sai Mỹ ở Miền nam đã dựa vào lực lượng lớn còn lại của chúng bao gồm 10 sư đoàn bộ binh, lính nhảy dù, lính thuỷ đánh bộ (có 3 sư đoàn mới khôi phục lại) 12 trung đoàn thiết giáp,5 liên đoàn quân biệt động 33 tiểu đoàn pháo binh cùng với một lực lượng lớn không quân và hải quân cố thủ quân khu 3 và quân khu 4 của chúng mà trung tâm là Sài Gòn_Gia Định. Chúng tổ chức phòng ngự kiên cố từ Phan Rang đến Cần Thơ, trong đó tuyến phòng ngự chủ yếu bao quanh Sài Gòn là Xuân Lộc, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Củ Chi, Đồng Dù, Hậu Nghĩa và Tân An.
    Nắm vững thời cơ chiến lược, Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền nam Việt Nam hạ quyết tâm tập trung toàn bộ lực lượng, mở cuộc tổng tiến công quy mô lớn, thực hiện trận quyết chiến chiến lược nhằm đập tan lực lượng quân sự và bộ máy kìm kẹp còn lại của địch, giải phóng thành phố Sài Gòn - Gia Định, giải phóng hoàn toàn miền nam nước ta.
    Bước vào chiến dịch, từ ngày 9 đến 26-4-1975
    ở hướng đông:
    Ngày 9-4, quân và dân ta mở các đợt tiến công mãnh liệt đánh vào tuyến phòng ngự của địch ở Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh. Qua nhiều trận chiến đấu quyết liệt, đúng 1 giờ ngày 21-4 quân và dân ta đã chiếm và hoàn toàn làm chủ thị xa Xuân Lộc, tiêu diệt và làm tan rã chiến đoàn số 52 nguỵ, 2 chi đoàn xe tZng, 1 tiểu đoàn pháo binh, 13 đại đội bộ binh; đánh thiệt hại nặng sư đoàn bộ binh số 18 nguỵ, lữ đoàn lính nhảy dù số 1, chiến đoàn đặc nhiệm số 315.
    Tại Ninh Thuận, từ 14-4, Quân giải phóng đã phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương tiến công vào tập đoàn phòng ngự của địch ở Phan Rang. Đến 16-4, bộ binh và xe tZng quân giải phóng đã thọc sâu đánh thẳng vào sở chỉ huy tiền phương quân đoàn 3 và sân bay Thành Sơn, thị xã Phan Rang và toàn tỉnh Ninh Thuận. Quân giải phóng đã tiêu diệt và làm tan rã sở chỉ huy tiền phương quân đoàn 3, sở chỉ huy chi đoàn bộ binh số 2, sở chỉ huy sư đoàn không quân số 6, lữ đoàn lính nhảy dù số 2, trung đoàn số 4 và số 5 thuộc sư đoàn bộ binh số 2 (vừa khôi phục lại), liên đoàn quân biẹt động số 31, một chi đoàn thiết giáp, sư đoàn không quân số 6, bắt Nguyễn Vĩnh Nghi, trung tướng chỉ huy trưởng bộ chỉ huy tiền phương quân đoàn 3 và Phạm Ngọc Sang, chuẩn tướng tư lệnh sư đoàn không quân nguỵ số 6 thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh.
    Từ 16 đến 25-4, trên đường tiến công, Quân giải phóng đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang và đồng bào địa phương tiến công và nổi dậy tiêu diệt làm tan rã nhiều địch giải phóng hoàn toàn tỉnh Bình Thuận và thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Tuy và thị xã Hàm Tân.
    ở hướng tây-nam:
    Cùng thời gian đó Quân giải phóng đã tiến công thị xã Tân An, các chi khu quân sự, quận lỵ Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Bến Lức, cắt đứt đường số 4, tạo thế bao vâ chia cắt chiến dịch.
    Từ 17 giờ ngày 26-4 đến 1-5-1975, cuộc tiến công của Quân giải phóng vào tuyến phòng thủ cuối cùng của địch đã diễn ra trên các đường.
    Trong các ngày 26, 27 và 28-4 trên trục đường số 1. Quân giải phóng đã đánh chiếm yếu khu quân sự Trảng Bom, bao vây dịch ở thị xã Biên Hoà. Một đơn vị quân giải phóng đã nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm và giữ cầu xa lộ Biên Hoà, cắt đứt giao thông địch. Ngày 27-4, Quân giải phóng đã đánh chiếm thị xã Bà Rịa.
    Cùng thời gian đó quân giải phóng đã tiến hành đánh trường sĩ quan thiết giáp nguỵ tại cZn cứ Nước Trong, các cZn cứ quân sự của địch trong tỉnh Biên Hoà, sân bay Long Thành trên trục đường số 15, từ đó phát triển về Nhơn Trạch, Cát Lái, đặt pháo lớn ở đây bắn phá khống chế hoàn toàn sân bay Tân Sơn Nhất và nhiều mục tiêu quân sự khác trong thành phố Sài Gòn.
    Quân giải phóng đã cắt nhiều đoạn trên trục đường số 4 và trục đường số 22, đồng thời bắn pháo lớn vào thị xã Tây Ninh, Gò Dầu Hạ, 17 giờ 30 phút ngày 28-4 không quân giải phóng đã tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, phá huỷ nhiều máy bay địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại nặng nề.
    Cho đến ngày 28-4, tất cả các cánh quân lớn của Quân giải phóng đã vây chặt quân địch tại Sài Gòn.
    Đúng 0 giờ ngày 29-4-1975, các binh đoàn chủ lực Quân giải phóng tiến hành tổng công kích vào tuyến phòng thủ cuối cùng của địch.
    Cánh quân lớn nhất phía Đông Bắc của Quân giải phóng đã tấn công tiêu diệt tập đoàn phòng ngự Biên Hoà, tiêu diệt và làm tan rã sở chỉ huy quân đoàn 3 nguỵ, sư đoàn bộ binh số 18, lực lượng lính thuỷ đánh bộ, lính nhảy dù, lính thiết giáp nguỵ ở Long Bình, vượt cầu xa lộ Biên Hoà, phát triển đánh thẳng về Sài Gòn.
    Cánh quân lớn nhất phía Đông của Quân giải phóng lần lượt đập tan tuyến phòng ngự của các lực lượng lính thuỷ đánh bộ, lính nhảy dù, lính thiết giáp nguỵ ở Long Bình, vượt cầu xa lộ Biên Hoà đánh chiếm Thủ Đức, vượt cầu xa lộ Sài Gòn nhanh chóng đánh chiếm phủ tổng thống nguỵ quyền. Đúng 9 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, một đơn vị bộ binh và xe tZng quân giải phóng đã chiếm phủ tổng thống nguỵ. Một mũi khác của cánh quân này đã đánh chiếm chi khu quân sự, quận lỵ Nhơn Trạch và khu kho Thành Tuy Hạ. Ngày 29-4, một mũi của quân giải phóng đã phát triển về phía nam đánh chiếm cảng Vũng Tàu.
    Cánh quân lớn phía Tây Bắc của Quân giải phóng đã tiến đánh quân địch trên trục đường số 1. Các đơn vị bộ binh và xe tZng Quân giải phóng đã lần lượt đánh chiếm tập đoàn phòng ngự của địch ở cZn cứ Đồng Dù, Củ Chi, tiêu diệt và làm tan rã sư đoàn bộ binh nguỵ số 25. Đồng thời một mũi của cánh quân này đã nhanh chóng thọc sâu vào đánh chiếm Cầu Bông, Cầu Sáng, phát triển theo hướng Hóc Môn, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất lúc 9 giờ ngày 30-4-1975.
    9 giờ 30 phút ngày 29-4, cánh quân lớn phía bắc của Quân giải phóng đã đánh chiếm cZn cứ địch ở Phú Lợi, bao vây tiến công địch ở Thủ Dầu Một, tiêu diệt và làm tan rã phần lớn sư đoàn nguỵ số 5. Tiếp đó Quân giải phóng tiếp tục tiến công Lai Khê, Bến Cát, buộc sư đoàn nguỵ số 5 còn lại phải đầu hàng. Đồng thời một đơn vị khác của cánh quân này sau khi tiêu diệt địch ở Tân Uyên, đã đánh thắng về Lái Thiêu: Ngày 30-4, đơn vị này đã tiêu diệt và làm tan rã quân địch ở Lái Thiêu và thừa thắng đánh thẳng vào Sài Gòn, chiếm bộ tổng tham mưu nguỵ vào hồi 8 giờ 30 phút ngày 30-4.
    Cánh quân lớn phía Tây và Tây nam của Quân giải phóng đánh chiếm các khu vực Hậu Nghĩa, phát triển vào Đức Hoà và tiến đánh biệt khu thủ đô, khu trung tâm truyền tin Phú Lâm, cZn cứ quân sự địch ở trường đua Phú Thọ các quận 6,7,8. Đồng thời các đơn vị khác của cánh quân này đã đánh chiếm Tân An, Bến Lức và Thủ Thừa, tiêu diệt và làm tan rã 2 trung đoàn của sư đoàn bộ binh số 22 nguỵ (vừa khôi phục lại), liên đoàn biệt động quân số 6, cắt đứt đường số 4 ở nhiều đoạn, chia cắt đồng bằng sông Cử Long với Sài Gòn và cô Lập Sài Gòn.
    Chỉ trong 4 ngày chiến đấu vô cùng anh dũng, các cánh quân lớn của Quân giải phóng đã đập tan hệ thống phòng ngự của địch trên các hướng đông, đông-bắc, tây-bắc, bắc, tây và tây-nam, đánh chiếm những mục tiêu chủ yếu của địch trong thành phố Sài Gòn - Gia Định, buộc quân địch phải đầu hàng không điều kiện. Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, cờ cách mạng đã cắm trên phủ tổng thống nguỵ. Thành phố Sài Gòn mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã hoàn toàn giải phóng.
    Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã hơn 40 vạn tên địch, tiêu diệt và làm tan rã quân đoàn 3 và quân đoàn 4 nguỵ gồm 10 sư đoàn bộ binh và lính nhảy dù, lính thuỷ đánh bộ, 5 sư đoàn không quân, phần lớn lực lượng hải quân, toàn bộ lực lượng xe tZng, thiết giáp, pháo binh, thu toàn bộ kho tàng, cơ sở thiết bị, phương tiện chiến tranh của địch ở Sài Gòn và 2 quân khu 3,4 nguỵ.
    Như vậy qua 55 ngày đêm tổng tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến dấu một triệu 10 vạn quân địch (có gần 70 vạn quân chính quy), làm tan rã toàn bộ lực lượng phòng vệ dân sự gồm hơn 1 triệu tên; tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn 4 quân đoàn nguỵ gồm 13 sư đoàn bộ binh, lính nhảy dù, lính thuỷ đánh bộ, 6 sư đoàn không quân 22 trung đoàn hải quân, toàn bộ lực lượng pháo binh, thiết giáp, thu toàn bộ vũ khí, cơ sở thiết bị và phương tiện chiến tranh của địch. Quân và dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng quân sự, xoá bỏ hoàn toàn bộ máy chiến tranh và bộ máy kìm kẹp của địch, giải phóng hoàn toàn Miền Nam nước ta.
    (QĐND 14-05-1975)
  6. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Tôn trọng tôn chí của diễn đàn và không muốn diễn đàn này bốc mùi, tôi chỉ đề cập tới những vấn đề thuần túy quân sự, nguoiyeunuocviet nên ngâm cứu thêm:
    tháng 3-4/75 VNCH không còn viện trợ ồ ạt từ HK, sách đồng minh tháo chạy của Ts Nguyễn Tiến Hưng cũng nói rõ là không đủ vũ khí trang bị để chiến đấu đến cuối năm 75, ra sức vận động HK và các nước đồng minh của VNCH cứu giúp nhưng bất thành.Vậy mà sau 75, trong các cuộc chiến của QDND VN ở CPC và biên giới phía bắc vũ khí Hoa kỳ vẫn được sử dụng phổ biến:
    - Đến năm 88 (ACIG nói là đến 85) Máy bay cường kích tại chiến trường K chủ yếu là F-5 và A-7, máy bay trinh sát 100% là U-17. Trực thăng yểm trợ chủ yếu là UH-1, chỉ có 1 số ít (<30) là Mi-24 của LX. Trực thăng vận tải là CH-47 xen kẽ với Mi-8, Mi-6, ném bom thì C-130 cải tiến...Đến 2004 sau thời gian dài không dùng do thiếu linh kiện thay thế, KQVN đã phục hồi thành công hàng chục UH-1 do có thể mua cánh quạt từ nước ngoài và còn hàng trăm bộ động cơ nguyên vẹn trong kho. Thông tin này đã đăng trên các diễn đàn , nếu thực sự muốn biết có thể hỏi mod
    - Các chiến dịch lớn năm 85 ở CPC sử dụng rộng rãi M-48 do ưu thế bắn nhanh, hoả lực mạnh, M-113 ở CPC nhiều hơn hẳn K-63 của TQ, và BTR-x của LX
    - Hỏa lực M-79, M-72 vẫn được bộ binh QĐND VN sử dụng những ai thích tìm hiểu kỹ thuật quân sự có thể thấy các đơn vị trong năm 2005-2006 tập bắn M-79, M-72 trên TV
    - Súng phóng lựu Mk-19, pháo 105 và đạn 105 của Mỹ sử dụng đánh TQ ở biên giới phía bắc, súng phóng lựu tương tự của Nga chỉ thấy ở Trường Sa sau năm 90, khi LX đã sụp đổ
    - Súng M-16 và Garant vẫn là vũ khí chính của lực lượng tự vệ ở miền nam, đến bây giờ đạn vẫn còn đủ nhiểu để bắn.
    .....
    Bản thân tôi cũng như phần đông những người ở đây đam mê kỹ thuật quân sự , chiến thuật chiến đấu nhưng rất căm ghét chiến tranh, không hề mong muốn VN trở lại với quá khứ đau khổ trước kia, tôi chỉ tìm thông tin để bổ sung kiến thức cho mình và có điều kiện góp phần nào đó cho đất nước. Bạn đọc xem ở đây có ai kêu gọi giết chóc hận thù không?
    Bạn thắc mắc vì sao VNCH mạnh mà không đánh? bạn nên thắc mắc nhiều hơn: vì sao VNCH giàu mạnh vậy mà thua? vì sau súng đạn dồi dào mà vẫn kêu thiếu? vì sao KQVNCH mạnh thứ tư trên thế giới (theo lời của cựu binh KQVNCH) mà phải mượn F-5 của Iran rồi để rơi vào tay đối phương? vì sao các cựu binh hải quân VNCH tham chiến trận Hoàng Sa đến hôm nay lại bêu rếu nhau trên Net (bắn nhầm vào nhau, giành chiến công...) ? bạn nói đến mậu thân 68, có bao giờ bạn biết về Duy xuyên - Quảng Nam khi chính quyền NĐD tiếp quản chưa? vì sao Mai Quốc Túy, Lê Văn Hạnh từ hải ngoại về "giải phóng" quê hương bằng vũ khí của Norinco Trung cộng ?....còn rất nhiều câu hỏi vì sao mà tôi nghĩ là bạn nên tự tìm hiểu trước khi tranh luận hay thảo luận nếu thực sự bạn yêu VN
    Xin lỗi tất cả vì tôi hơi lan man, về phần tôi chỉ hỏi bạn một câu: bạn có biết vì sao những người việt Hải ngoại ở xứ sở dân chủ tự do thông tin lại copy và sửa chữa thô thiển theo dụng ý cá nhân những bài viết (qua một quá trình nghiên cứu công phu nghiêm túc của nhiều bạn rất trẻ) , ở mục chiến tranh biên giới 79 rồi tự nhận là của mình với các mác phỏng vấn cựu binh (bạn có thể liên hệ Chiansan để biết web nào)? tôi hi vọng đó không phải là thói quen cố hữu của những người từng sống dưới chế độ mà bạn luôn tin là tốt đẹp hơn.
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 07:40 ngày 17/05/2006
  7. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Đồng ý với bạn Fanlong!
    Chiến tranh đã trôi qua 30 năm, nỗi đau chiến tranh đã nguôi ngoai dần, nhà nước VN nói riêng và xã hội nói chung đã có cái nhìn cởi mở hơn với những người đã từng ở phía bên kia chiến tuyến, nhiều chính sách hoà hợp dân tộc đã được thực thi. Nhưng một bộ phận đám người hải ngoại vẫn còn giữ thái độ thù hằn, những lời nói thiếu thiện chí, và tiếc thay tư tưởng đó vẫn được một bộ phận thanh niên hải ngoại thậm chí cả trong nước tán thành, tiếc thay!!! Việt kiều, thậm chí ngay cả nguyên phó tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ khi về VN với thiện chí vẫn được người VN đón tíêp chu đáo, trong khi ngay cả các nghệ sỹ VN sang Mỹ vẫn bị một số kẻ khiêu khích, phản đối...
  8. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Cuộc chiến tranh nào cũng phải có kẻ thắng, người thua, có chết chóc, đổ máu. Tôi chỉ nghĩ về một câu nói của Vlađimia Putin:" Nếu chúng ta phủ nhận Liên Bang xô viết, có nghĩa là chúng ta đã nói rằng cha ông ta đã sống một cuộc sống hoàn toàn vô nghĩa, về cả tình cảm và lý trí tôi không thể chấp nhận điều đó".
    Thời kỳ chiến tranh, và kể cả thời bao cấp nữa chính là thời kỳ mà chính cha ông của chúng ta đã sống, và các bạn chắc vẫn thấy là khi kể về thời chiến tranh, thậm chí kể cả khi kể về những khó khăn của thời bao cấp, khuôn mặt của cha mẹ, ông bà chúng ta vẫn sáng lên niềm tự hào được góp mặt, được sống trong những thời khắc lịch sử ấy. Nếu thế hệ cha ông của chúng ta thấy con cháu mình nói rằng cuộc chiến đấu hồi đó là cuộc chiến tranh vô nghĩa chắc sẽ xót xa lắm.
    Và chúng ta sẽ vô cùng có lỗi với biết bao liệt sỹ đã nằm xuống.
    Mình nghĩ rằng lịch sử sẽ phán xét công bằng, và tất nhiên không phải hàng chục mà hàng trăm năm nữa
  9. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Bổ sung thêm 1 chi tiết để mấy bác còn ủng hộ lá cờ ba vạch nhìn nhận: trong cuộc tổng tiến công 1975, dù trận này trận kia trên chiến trường có những đơn vị, những người lính VNCH chiến đấu dũng cảm, nhưng tổng thể chung là người lính VNCH không muốn chiến đấu nữa - không chiến đấu vì họ đã chán đánh nhau, không chiến đấu vì không muốn bảo vệ chính thể ở SG, hay không chiến đấu vì không muốn mất mạng thì tuỳ, nhưng đại khái đa phần là rã ngũ khi QGP tiến đánh. Khởi đầu từ trận Buôn Ma Thuột đến trận giải phóng SG, QGP hầu như không có các trận đánh có tính chất tiêu diệt, xóa sổ các đơn vị đối phương - dù có đủ lực để làm như vậy. Kết thúc Đại thắng 1975, tuyệt đại bộ phận sỹ quan và quân nhân VNCH bị bắt làm tù binh hoặc đầu hàng, số tử trận và bị thương trong các cuộc chiến là ít - số liệu tôi nhớ được là cỡ vào khoảng hơn 10.000 người thôi, tỷ lệ thương vong trên tổng binh lực chỉ là 2-3%. Một đội quân có tinh thần chiến đấu cao khi bảo vệ lãnh thổ của mình, không hành xử như quân đội VNCH trong mùa xuân 1975 đâu So sánh với cuộc phòng thủ Berlin, khởi đầu trận đánh, QĐ phát xít có 1,5 triệu người, kết thúc trận đánh, họ chỉ còn 9 vạn tù binh. Và để chiếm được thành phố này, Hồng quân đã mất hơn 300.000 sỹ quan và binh lính. Dù không ủng hộ mục đích chiến tranh của người Đức, nhưng cả đồng minh và kẻ thù của họ đều phải thừa nhận là họ đã chiến đấu thực sự kiên cường - và phần lớn các thủ lĩnh của họ cũng đã xứng đáng với đội quân ấy bằng cách tự sát khi thất bại.
    Người ta không thể có nhận xét tương tự như vậy về cái gọi là Quân lực VNCH được!
    Được muvlc sửa chữa / chuyển vào 23:13 ngày 10/05/2006
  10. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Tôi muốn nói nhiều điều, nhưng lại không biết phải nói những gì.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hai chiến sỹ cộng sản được Phương Tây nhắc tới nhiều nhất, chính là hai biểu tượng kiệt xuất của đất nước Việt Nam trong thế kỷ 20 cũng như trong lịch sử Việt Nam.
    Phương Tây dù có không ưa những người cộng sản Việt Nam tới đâu chăng nữa cũng không thể tìm ra được những nhân vật xứng đáng hơn những lãnh tụ Cộng sản của chúng ta để đại diện cho dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20. Đó là điều chắc chắn. Họ có thể tìm được người nào trong chính thể VNCH, Quốc trưởng Bảo Đại hay ông Ngô Đình Diệm...?
    Và ngày hôm nay, các phương tiện truyền thông của phương Tây vẫn nhắc tới các lãnh tụ cộng sản của chúng ta. Dù họ có ca ngợi hay nói những điều không hay thì từ trước tới nay, từ nay về sau hay lâu hơn nữa họ vẫn sẽ nói về những lãnh tụ cộng sản Việt Nam (hi hi dù trong lòng họ không muốn như vậy).
    Bởi một điều đơn giản là CHÚNG TA LÀ NGƯỜI CHIẾN THẮNG

Chia sẻ trang này