1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TƯ LIỆU GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI XUNG QUANH "CHIẾN TRANH VIỆT NAM"

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ov10, 05/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    À thì tất nhiên là như thế. Bọn Tây thì nó gọi là plan minimum với plan maximum. Khác cái là trước chiến dịch hai cái min max này của bọn nó như thế nào thì bây giờ có thể biết tương đối chi tiết. Còn ta thì tùy vào kết quả cụ thể, nếu gần với cái max thì bảo là ngay từ đầu đã vạch ra là như thế, nếu gần với cái min thì cũng lấy cái min ra nói trước khi đánh cũng chỉ yêu cầu như thế như thế. Những phương án nào đặt ra mà không phù hợp với kết quả thực tế thì xong chiến dịch coi như chưa bao giờ có.
  2. qthang2006

    qthang2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Mục tiêu của Mậu Thân 1968 chưa được giải mật ? Bác altus chắc đi ra nước ngoài đã lâu nên không chú ý chăng ?
    Bộ LSKCCM cứu nước 9 tập có cả đấy (năm ngoái mới in đến tập 6). Bác nào có bộ đó, gõ lên cho anh em coi. Mà tớ nghĩ là các tài liệu trước đó cũng có rồi, cái này có gì đâu mà bí mật khi chiến tranh đã kết thúc.
    Có những cái vẫn còn giữ bí mật như : các bản thảo lưu giữ các cuộc họp của BCT, con số người chết trong chiến tranh v.v.
    =================
    diễn đàn ttvnol hoàn toàn tuân thủ pháp luật của nhà nước CH XHCN Việt Nam
    diễn đàn ttvnol là 1 diễn đàn dân chủ, công bằng, tất cả các thành viên vi phạm nội quy sẽ bị xử lý
    box LSVH là 1 box phi chính trị, tất cả các chủ đề, bài viết "nhạy cảm" với chính trị VN hiện thời sẽ bị xóa. Ních vi phạm sẽ bị treo. Từ 31/12/05 đến 6/1/2006 : đã có 13 ních bị treo vĩnh viễn.
    Admin trên ttvnol hoàn toàn công minh, chính trực, luôn xử lý công bằng, không thiên vị bất cứ ai.
    Tất cả vì ttvnol thân yêu ! ttvnol, tiến lên !
    Được qthang2006 sửa chữa / chuyển vào 05:30 ngày 16/05/2006
  3. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Đánh chứ "Đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào"
    [/quote]
    Vui lòng cho hỏi thêm tí nhé ,
    Đế quốc Mỹ mới '''''''' âm mưu '''''''' chia cắt VN là đã bị '''''''' Chúng ta '''''''' dùng bạo lực cách mạng uýnh cho te tua luôn . Còn VNDCCH ký kết với thực dân pháp (20-07-1954) chia cắt VN , vậy '''''''' Chúng ta '''''''' có nên đánh không ?
    Được masktuxedo sửa chữa / chuyển vào 12:41 ngày 12/05/2006
    [/quote]
  4. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Xem phim Mỹ các anh hùng kiểu Rambo của Mỹ rất hay nói đi nói lại một câu "Các anh chỉ thắng một trận chiến nhưng các anh thua một cuộc chiến tranh " lên mạng thì thấy Rambo Việt Nam kêu như sau: "xxxxx"
    u?c masktuxedo s?a vo 13:39 ngy 16/05/2006
  5. namsp

    namsp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Các bác tranh luận ghê quá!
    Tóm lại, trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm tại Việt Nam từ buổi bình minh lịch sử đến giờ thì ai là người thắng?
    Chết nhiều thì lại đẻ nhiều, lo gì (này, tớ chỉ mới có 2 con thôi!)
    VNCH hay VNDCCH cũng là người VIỆT, chỉ có chính kiến khác nhau thôi. Bất luận là có thằng khác can thiệp hay không, thế hai thằng đó đánh nhau thì ai thắng?
    Các bác trả lời nhé!
  6. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Nếu bộ sách mới này có thông tin gì mới thì ai có điều kiện xin cho biết. Còn nếu như vẫn giống các tài liệu trước, tức là mở chiến dịch không có tham vọng cướp chính quyền, mở rộng đáng kể vùng giải phóng hay tiêu diệt nhiều sinh lực địch mà chỉ nhằm mục đích chính trị, ''cho chúng nó biết thế nào là quân giải phóng'', trong khi các tài liệu gốc như biên bản họp BCT hay QUTW vẫn giữ kín thì chẳng có gì rõ ràng cả.
    Nói thêm tí nữa là dự kiến trước khi đánh như thế nào thì một số hồi ký chính thức và không chính thức cũng nói xa nói gần. Nhưng hồi ký, chính thức hay không thì cũng chỉ là hồi ký, thể hiện cái nhìn chủ quan từ góc độ của người viết. Phải có sử liệu gốc thì mới ngã ngũ được.
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Chủ đề này nói về các tài liệu để giải đáp những câu hỏi trong chiến tranh Việt Nam, không phải nơi bàn cãi về việc bầu chọn bài viết nhé! Mọi bài viết lạc đề sẽ bị sửa hoặc xoá tuỳ theo mức độ lạc đề trong 24h tới.
  8. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    KẾ HOẠCH NÉM BOM NGUYÊN TỬ XUỐNG VIỆT NAM.
    "Đăng lại từ TNOL"
    Cuộc đối thoại ở Nhà Trắng, ngày 15/4/1968.
    Năm 1985, trả lời phỏng vấn tạp chí Times, cựu Tổng thống Mỹ - Richard Nixon cho biết: "Tôi đã từng xem xét khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử tại chiến trường VN". Tuy nhiên, bản báo cáo mật Nuclear tactical weapons in South East Asia - Vũ khí nguyên tử chiến thuật tại Đông Nam Á - hoàn tất tháng 3/1967, cho thấy Mỹ đã có ý đồ tấn công miền Bắc Việt Nam bằng vũ khí nguyên tử khi cuộc chiến leo thang từ những năm 1960 với ý định rút ngắn chiến cuộc và giảm thiểu tổn thất nhân mạng. Ý đồ này sau đó được mô tả khá rõ trong quyển Nuclear weapons & the Vietnam war - Vũ khí nguyên tử và cuộc chiến tranh VN - kèm lời nhận định: Việt Nam là mục tiêu tấn công hạt nhân gần nhất của Mỹ kể từ sự kiện Hiroshima và Nagasaki.
    Nhà Trắng, ngày 15/4/1968
    - Ngoại trưởng Kissinger: Tôi nghĩ chúng ta nên tăng cường tấn công vào các nhà máy điện, hải cảng của Bắc Việt Nam.
    - Tổng thống Nixon: Tôi thà sử dụng bom nguyên tử còn hơn.
    - Kissinger: Điều đó ? Tôi e nặng tay quá.
    - Nixon: Bom nguyên tử, ông áy náy về điều đó à ?
    - Kissinger: Tôi chỉ muốn ngài nghĩ lớn hơn.
    Một tháng sau cuộc đối thoại ấy, Nixon ký lệnh leo thang chiến tranh ở Việt Nam. Trong lần trả lời phỏng vấn tờ Times (1985), Nixon cho biết: "Tôi có xem xét khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử, nhưng loại bỏ khả năng ném bom phá đê vì làm như thế có thể dìm chết khoảng 1 triệu con người. Và cũng vì lý do ấy, tôi đã quyết định hủy bỏ khả năng tấn công bằng bom nguyên tử bởi vì đó không phải là mục tiêu quân sự".
    Tuy nhiên, trong cuộc đối thoại với Kissinger vào tháng 5/1972, ý đồ của Nixon hoàn toàn không phải vậy.
    - Nixon: Điểm duy nhất tôi và ông không tán đồng là về vấn đề ném bom (nguyên tử). Tại sao ông cứ lo đến sinh mạng đám dân chết tiệt ấy ? Tôi cóc cần chuyện đó.
    - Kissinger: Tôi quan ngại về sinh mạng dân thường vì tôi không muốn cả thế giới nhìn ông như một thằng bán thịt. Chúng ta có thể chiến thắng mà không cần phải giết dân.
    Trên đây là những cuộc đối thoại được trích ra từ số băng với thời lượng lên đến 500 giờ, ghi lại các cuộc đối thoại của Richard Nixon ở Nhà Trắng. Số băng này được Cục Lưu trữ quốc gia Mỹ công bố vào tháng 3/2002.
    Báo cáo mật của JASON
    Vào thời điểm cao độ của chiến tranh Việt Nam, dù quân đội Mỹ dội bom không thương xót xuống miền Bắc bằng một chiến dịch ném bom lớn nhất trong lịch sử: ném liên tục 3 năm - từ tháng 3/1965, với lượng bom lớn hơn tổng lượng bom ném xuống toàn châu Âu thời đệ nhị Thế chiến, thế nhưng vẫn không tạo được tác động mạnh. Vì vậy, mùa hè năm 1966, Lầu Năm Góc ra lệnh triệu tập một nhóm quy tụ toàn những khoa học gia tinh túy nhất nước Mỹ, khoảng 50 người, với tên gọi JASON có nhiệm vụ nghiên cứu, chuẩn bị cho kế hoạch tấn công Bắc VN bằng vũ khí nguyên tử với ý đồ xoay chuyển cục diện chiến cuộc.
    Jason là một bộ phận có tầm ảnh hưởng lớn, song ít được biết đến vì phần lớn công việc đều được tiến hành trong vòng bí mật. Mỗi năm JASON ngốn khoản ngân sách 1,5 triệu USD từ Bộ Quốc phòng và 2,5 triệu USD từ Bộ Năng lượng (thời điểm 1960). Nhóm JASON gặp gỡ, bàn bạc trong 6 tuần lễ liên tục tại UC Santa Barbara để hoàn tất 3 nghiên cứu quan trọng, gồm:
    1 - Chiến thuật cắt đứt các đường dây tiếp vận của *********.
    2 - Xây dựng hệ thống hàng rào điện tử khắp Việt Nam.
    3 - Chiến thuật vũ khí nguyên tử ở Đông Nam Á.
    Hai nghiên cứu đầu tiên được Bộ trưởng Quốc phòng lúc bấy giờ - Robert McNamara vận dụng triệt để trong chiến tranh. Còn bản nghiên cứu thứ ba là bản báo cáo mật dài 55 trang, phân tích khả năng nên sử dụng vũ khí nguyên tử thế nào vào chiến trường VN.
  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Những mục tiêu tấn công chiến thuật.
    Báo cáo JASON đề xuất sử dụng các loại vũ khí thượng thặng để tấn công VN, bác bỏ khả năng sử dụng hệ thống tên lửa ADM, pháo binh hoặc các loại tên lửa tầm trung và ngắn được trang bị đầu đạn hạt nhân. Cụ thể, JASON lên phương án dùng chiến đấu cơ ném bom, xuất kích từ các hạm đội nhằm giảm thiểu tỉ lệ rủi ro.
    Loại chiến đấu cơ được đề xuất là A4 Skyhawk - có thể chở được các loại bom B28 (20 kiloton), B43 (1 megaton), B57 (10 kiloton) hoặc B61 (100 - 500 kiloton) để đáp ứng chiến thuật gọi là "nghiên cứu khoan lòng đất" (REB), nhằm phá hủy hệ thống đường hầm kiên cố của quân giải phóng, được bao bọc bằng thép dày ở sâu dưới lòng đất. Trong số các mục tiêu tìm diệt quan trọng, JASON đề cập đến:Nơi tập trung quân đội
    Đa số các đợt tấn công nguyên tử trong các cuộc chiến đều phải được nghiên cứu kỹ để đánh trúng, chính xác vào vị trí đóng quân của đối phương. Mỗi cú đánh (mỗi quả bom) phải thu được kết quả trung bình là thương vong từ 100 - 300 binh sĩ. Tuy nhiên, thực tế rất khó thực hiện vì đối phương chia nhỏ đội hình, liên tục thay đổi địa điểm đóng quân nên sử dụng vũ khí nguyên tử sẽ ít đạt hiệu quả và hoàn toàn không khả thi trong trường hợp đối phương áp dụng chiến thuật đánh nhanh, rút gọn. Tóm lại, việc sử dụng vũ khí nguyên tử vào các mục tiêu quân đội chỉ có tác dụng trong trường hợp ngăn chận đối phương di chuyển với quân số lớn và tập trung trong một diện tích giới hạn.
    Bộ chỉ huy và các trung tâm truyền tin ở Nam Việt Nam
    Những căn cứ quân sự cố định của quân giải phóng ở Nam Việt Nam là những mục tiêu thích hợp cho tấn công nguyên tử, đặc biệt trong trường hợp tấn công không cần cảnh báo. Tuy nhiên, địa bàn của mỗi cứ địa thường quá rộng - khoảng 160 km2, nên muốn tấn công cần phải định vị mục tiêu dưới sự hỗ trợ của máy bay do thám. Khi đã định vị, dùng vũ khí nguyên tử tiêu diệt mục tiêu sẽ có hiệu quả cao hơn vũ khí quy ước. Với sức công phá cao, vũ khí nguyên tử có thể hủy diệt bộ chỉ huy đối phương đặt dưới hệ thống hầm sâu dưới lòng đất. Tuy nhiên, do hệ thống đường hầm rất kiên cố nên cần phải sử dụng nhiều vũ khí nguyên tử và phải đánh trúng mục tiêu trong khoảng cách vài trăm feet (1 feet = 0,3 mét).
    Hệ thống đường tiếp vận
    Đây là mục tiêu chính của các đợt không kích mang tên Rolling Thunder - Tiếng sấm long trời, gần đây nhắm vào Bắc VN, đặc biệt là hệ thống đường sá, đường xe lửa. Đa số các mục tiêu đều phân bố tản mát hoặc cơ động, do đó không phù hợp với việc sử dụng vũ khí nguyên tử. Những mục tiêu tốt nhất cho vũ khí nguyên tử sẽ là hệ thống cầu - đã có 42 mục tiêu bị tấn công tính đến tháng 3.1966. Tuy nhiên, tấn công cầu bằng bom quy ước không tạo được hiệu quả mong muốn và thường bị đối phương khôi phục một cách nhanh chóng. Một quả bom nguyên tử cỡ 1 kiloton có thể "thổi bay" hoàn toàn mục tiêu nếu ném trúng ở khoảng cách vài trăm feet. Với mục tiêu loại này, có thể giới thiệu loại hỏa tiễn không đối địa (ASM) với loại đầu đạn có sức công phá cao, có tác dụng không kém vũ khí nguyên tử.
    Sân bay và các khu vực bố trí SAM
    Sân bay là mục tiêu lý tưởng cho vũ khí nguyên tử và cũng là mục tiêu đắt giá đối với chiến thuật ném bom quy ước. Hiện Bắc VN có 14 sân bay, trong đó 4 sân bay không thể tiếp tục sử dụng sau các đợt ném bom Rolling Thunder. Đưa vũ khí nguyên tử vào cuộc sẽ nhanh chóng vô hiệu hóa toàn bộ 10 sân bay còn lại.
    Các khu vực bố trí hỏa tiễn SAM cũng là những mục tiêu vũ khí nguyên tử có thể hủy diệt rất hiệu quả, nhưng có thể đối phương sẽ tản mác hoặc ngụy trang các bệ phóng khiến vũ khí nguyên tử không thể tấn công được. Việc tiêu diệt hệ thống SAM sẽ đem lại ưu thế rất lớn cho chiến dịch không kích, cho phép máy bay tấn công ở độ cao vừa đủ vượt ngoài tầm bắn của pháo cao xạ.
    Đường mòn và đường đèo độc đạo
    Cần một lượng lớn vũ khí nguyên tử - khoảng vài trăm, để thổi tung cây cối, chận toàn bộ các tuyến đường mòn, đường đèo giữa Bắc VN và Trung Quốc hoặc Bắc VN và Lào. Những con đường quan trọng này sẽ bị xới tung trong chiều dài hàng chục dặm (1 dặm = 1,6 km). Nếu mở một đợt đánh phá quy mô, sử dụng hàng trăm quả bom cỡ 100 kiloton, ắt hẳn đối phương phải huy động đến 50.000 nhân công để có thể hoàn tất công tác sửa chữa trong vòng 1 - 2 tháng. Điều quan trọng cần chú ý - nên tiếp tục không kích bằng bom quy ước để phá rối công tác sửa chữa.
  10. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Giải cứu Khe Sanh.
    Đây là một trong những lần Lầu Năm Góc xem xét nghiêm túc nhất về khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử tại Việt Nam.
    Trận đánh Khe Sanh chính thức bắt đầu ngày 21/1/1968, khoảng 15.000 - 20.000 quân chủ lực của ta (số liệu ước tính của Lầu Năm Góc) vây chặt 6.000 thủy quân lục chiến Mỹ trong suốt 77 ngày đêm liên tục, khiến nội các Johnson phải nghĩ đến chuyện sử dụng vũ khí nguyên tử để giải vây. Nhiều bằng chứng mới cho thấy nội các Johnson đã thảo luận trong nhiều phiên họp liên tục, đặc biệt là ở thời điểm căng thẳng nhất - từ cuối tháng giêng đến đầu tháng 2/1968, về khả năng tấn công nguyên tử. Theo lời Johnson: "Tôi ao ước không bao giờ phải đối mặt với quyết định sử dụng vũ khí nguyên tử. Do đó, tôi yêu cầu các ngài (tướng lĩnh) phải bảo đảm với tôi là chỉ sử dụng vũ khí quy ước, song vẫn có thể bảo vệ được Khe Sanh".
    Trong bản ghi nhớ gửi tướng Wheeler ngày 31/1/1968, Robert Ginsburg - Phó chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia (NSC), nhấn mạnh: Nếu tình hình Khe Sanh chuyển biến ngày một xấu và đến mức tuyệt vọng, khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử sẽ được đề xuất". Trước đó, Ginsburg và Chủ tịch NSC - Walt Rostow đã bàn bạc vấn đề này trong nhiều tuần liền.
    Ngày hôm sau, Wheeler đem "cái nhấn mạnh" của Ginsburg ra tham khảo ý kiến tướng Westmoreland và đô đốc Ulysses Sharp - 2 viên tư lệnh quân đội tại Việt Nam. Wheeler lưu ý rằng chiến trường Khe Sanh cũng gần giống Điện Biên Phủ và liệu đây có phải là mục tiêu thích hợp để tấn công bằng vũ khí nguyên tử hay không, nếu có, việc chuẩn bị sẽ tiến hành ra sao. Lúc này, Westmoreland và Sharp đã thảo luận với nhau để triển khai một vài kế hoạch. Cả ba nhà lãnh đạo quân sự Mỹ đều nghĩ không nhất thiết phải sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng với nhãn quan quân sự, cả ba đều cho rằng việc lên kế hoạch chuẩn bị là cần thiết. Lập tức, Westmoreland cho thành lập một bộ phận bí mật chuyên nghiên cứu về khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử trong trường hợp Khe Sanh thất thủ.
    Trong sổ ghi nhớ sau này, Westmoreland viết: "Xem xét khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật ở Khe Sanh là một ý tưởng khôn ngoan. Khu vực xung quanh Khe Sanh gần như không có người ở, do đó, số lượng thường dân bị thương vong sẽ ở mức thấp nhất". Westmoreland cũng nhắc lại trường hợp ném bom nguyên tử thời Đệ nhị thế chiến là với mục đích gửi thông điệp đến Nhật Bản. Trong chiến tranh Triều Tiên, vũ khí nguyên tử đóng vai trò răn đe nhắm vào CHDCND Triều Tiên - nhiều người cho rằng - đã góp phần chấm dứt cuộc chiến Triều Tiên. Ông viết: "Sử dụng vài quả bom nguyên tử cỡ nhỏ ở Việt Nam, hoặc thậm chí đe dọa sử dụng, sẽ nhanh chóng góp phần kết thúc sớm cuộc chiến. Nếu Washington muốn gửi thông điệp đến Hà Nội, chắc chắn vũ khí nguyên tử cỡ nhẹ sẽ làm được điều này rất hiệu quả?. Westmoreland cảm giác rằng lúc đó, và thậm chí sau này, thất bại trong nỗ lực sử dụng vũ khí nguyên tử là một sai lầm.
    Trong lúc nội các đang ngấm ngầm chuẩn bị kế hoạch triển khai khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử, nguồn tin bị rò rỉ ra ngoài. Trên kênh truyền hình CBS, thượng nghị sĩ Eugene McCarthy - đang vận động tranh cử tổng thống - đã trả lời công khai về "kế hoạch sử dụng vũ khí nguyên tử của nội các Johnson". Thủ tướng Anh lúc bấy giờ - ông Harold Wilson trong chuyến viếng thăm Washington đã trả lời phỏng vấn của CBS rằng: "Thật điên rồ nếu Mỹ sử dụng vũ khí nguyên tử. Điều đó không chỉ đem lại hậu quả thảm khốc cho vị thế của nước Mỹ mà còn là khởi đầu rất nguy hiểm cho khả năng leo thang chiến tranh trên toàn thế giới".
    Tuy nhiên, cũng có một số nghị sĩ tán đồng quan điểm sử dụng vũ khí nguyên tử. Wayne Hays - thành viên Ủy ban Đối ngoại Nhà Trắng cho rằng "hoàn toàn ngu ngốc nếu chịu đựng thất bại thảm khốc tại Khe Sanh" trong khi nghị sĩ Charles Bennett kêu gọi "sử dụng bất cứ sức mạnh nào" để giành chiến thắng "ngay cả khi đe dọa sử dụng vũ khí nguyên tử và xâm lược Bắc Việt Nam".
    Trong bản thông cáo báo chí ngày 9/2 Tổng thống Johnson phản ứng kịch liệt: ?oTrong suốt 7 năm qua tôi chưa hề nhận được lời yêu cầu triển khai vũ khí nguyên tử nào cả, do đó, tôi muốn chấm dứt thảo luận về vấn đề này". Chiến dịch giải vây sau đó giao cho Westmoreland được toàn quyền sử dụng bất kỳ loại vũ khí quy ước nào để bảo vệ Khe sanh. B52 Mỹ đã dội hơn 100.000 tấn bom xuống vùng giao tranh rộng vỏn vẹn 5 dặm vuông. Đây là cuộc dội bom được xem là có mật độ dày nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới.

Chia sẻ trang này