1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TƯ LIỆU GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI XUNG QUANH "CHIẾN TRANH VIỆT NAM"

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ov10, 05/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6

    Sau khi đắc cử tổng thống (1968), Nixon đã cùng cố vấn an ninh quốc gia bí mật hoạch định chiến dịch mang tên Duck Hook Operation (tạm dịch: chiến dịch Cái móc vịt) - một chiến dịch được phác thảo rất tỉ mỉ, đáp ứng sự nôn nóng kết thúc sớm cuộc chiến ở VN của Nixon.
    Ngày 27/1/1969, Nixon, Kissinger, tướng Wheeler và Bộ trưởng quốc phòng Melvin Laird nhóm họp thảo luận các khả năng tấn công "có thể làm choáng váng Bắc VN để tạo thuận lợi trong cuộc đàm phán Paris". Ngày 21/2, Laird chuyển cho Kissinger bản báo cáo của Hội đồng chỉ huy liên quân, phác thảo sơ bộ về kế hoạch. Bản báo cáo mật này hoạch định 5 phương án tấn công, trong đó phương án cuối cùng có tên gọi "thuật leo thang (chiến tranh)" - sử dụng vũ khí nguyên tử, vũ khí sinh học hoặc các loại vũ khí hóa học hạng nặng. Phương án này được ghi chú đặc biệt là "sử dụng các loại vũ khí này trên chiến trường VN có thể tạo nên sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận và quốc hội, có thể gây ra sự chống đối trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Okinawa, Nhật Bản?.
    Không ai trong số Laird, cố vấn an ninh quốc gia Kissinger hoặc Alexander Haig - trợ lý quân sự của Kissinger, có ý định phản bác phương án này. Luận với Kissinger, Haig gọi đây là "kế hoạch bao quát hơn tất cả những gì ngài và tổng thống mường tượng như là dấu hiệu của sự chấp thuận ý định leo thang chiến tranh tại VN". Kissinger nhận xét đây là kế hoạch ?ocó quan điểm tốt" nhưng trước bối cảnh thực tế, dưới sức ép của dư luận trong nước và quốc tế, việc triển khai kế hoạch này khó được chấp nhận. Vì vậy, Kissinger chọn phương án triển khai trong bí mật hơn là công khai và phương án đó được gọi là ?oChiến dịch Cái móc vịt?.
    Những điểm nhấn quan trọng trong chiến dịch là các phương án sử dụng sức mạnh quân sự khổng lồ của Mỹ để đánh phá Bắc Việt Nam trong khoảng thời gian xuân - hè 1969. Những mục tiêu đánh phá bao gồm ném bom Hà Nội, Hải Phòng và những khu vực chiến lược khác ở bắc VN; thả thủy lôi ở các hải cảng, sông ngòi; ném bom phá hủy hệ thống đê sông Hồng, xua quân bắc tiến, phong tỏa cảng Shinanoukville, dùng vũ khí nguyên tử phá hủy đường mòn Hồ Chí Minh (nơi mà theo Lầu Năm Góc, mỗi tháng quân ta chuyển được 4.500 quân và mỗi ngày vận chuyển được 300 tấn hàng tiếp tế các loại); và cuối cùng là ném bom các tuyến đường sắt chính nối Bắc VN với Trung Quốc. Một kế hoạch hỗ trợ khác, bí mật hơn cũng được vạch ra là sử dụng vũ khí nguyên tử tấn công các tuyến đường sắt - vốn là đầu mối tiếp nhận viện trợ chính từ Trung Quốc và Liên Xô. Theo Haldeman - tổng tham mưu của Nixon, Kissinger đã "lobby" cho khả năng tấn công hạt nhân trong suốt mùa xuân và thu năm 1969.
    Cuối tháng 8, Nixon xem xét "kế hoạch K" của Kissinger nhưng tạm thời chưa quyết định. Đến đầu tháng 9, sợ Nixon lung lay quan điểm trước sức ép dư luận, Kissinger chủ động đốc thúc tổng thống chấp thuận cái gọi là "Sự chọn lựa tháng 11" - một kế hoạch tấn công ồ ạt, tàn ác nhắm vào Bắc VN hòng chấm dứt chiến tranh. Ngày 9/9, Kissinger gặp tướng Wheeler để "thảo luận về kế hoạch tấn công quân sự theo chiến dịch Duck Hook" và truyền đạt lệnh ủy nhiệm của tổng thống rằng "đây là chiến dịch giới hạn thông tin, kể cả bộ trưởng quốc phòng cũng không được biết".
    Đầu tháng 9, Kissinger thành lập một tiểu ban tuyển lựa từ ban tham mưu của mình, đặc trách nghiên cứu "khảo sát khả năng ăn miếng trả miếng quân sự của hai phía". Trong những năm ở Nhà Trắng, Kissinger viết: "Tôi bảo với tiểu ban này là những gì tôi cần biết là một kế hoạch quân sự có tác động cực mạnh lên khả năng quân sự đối phương, trong đó có khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử trong tình huống được kiểm soát cẩn thận". Một tài liệu mật mang tên "Khái niệm chiến dịch" đưa vào giữa tháng 9, nhấn mạnh: "Nước Mỹ luôn kiên định trong việc cung ứng bất kỳ lực lượng nào cần thiết trong việc bảo vệ những mục tiêu của mình tại châu Á. Sức ép của dư luận quốc tế, trong nước và khả năng Trung Quốc, Liên Xô phản ứng cũng rất quan trọng nhưng cũng không cần thiết phải xóa bỏ những hành động mạnh nhắm vào Bắc VN". Bản tài liệu này cũng ghi chú việc đánh bom đê sông Hồng sẽ gây nên một "vấn đề nghiêm trọng" trong nội bộ nước Mỹ.
    Chiến dịch: "Cái Móc Vịt"
    Trong suốt tháng 9 và 10, Nixon tiếp tục đưa ra những tuyên bố đe dọa leo thang chiến tranh tại VN. Để nhấn mạnh thêm ý định của mình, Nixon ra lệnh báo động ngầm trong toàn bộ hệ thống vũ khí nguyên tử chiến thuật của Mỹ trên toàn thế giới. Đây được xem là một trong những chiến dịch lớn nhất trong lịch sử quân sự Mỹ, bắt đầu từ ngày 13/10 và kết thúc 1 tháng sau đó. Tuy nhiên, khi những hoạt động phản chiến trong nước bùng nổ, đến giữa tháng 11, Nixon đã phải âm thầm hủy bỏ chiến dịch Duck Hook. Trong sổ ghi nhớ sau này, Nixon cho biết chính sự phản ứng dữ dội của dư luận trong và ngoài nước trước kế hoạch leo thang chiến tranh đã làm xói mòn ý định triển khai chiến dịch. Một thời gian lâu sau, ông ta mới tiết lộ kế hoạch trên cho ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng - ông William Rogers và Melvin Laird. Hai nhà khoa học tham vấn cho tổng thống về kế hoạch trên cũng lên án khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử, cả về lý do quân sự lẫn đạo đức.
  2. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Vì sao Mỹ chấp nhận thua, không tấn công nguyên tử?
    Ý định sử dụng vũ khí nguyên tử vào chiến trường VN, theo Lyndon Johnson (1968): "Tôi không muốn trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên thất trận", còn Nixon "Nước Mỹ không thể thua trận" và "thương vong là lẽ đương nhiên của chiến tranh". Thế nhưng, qua hai đời tổng thống Mỹ, vũ khí nguyên tử vẫn không được đưa vào sử dụng. Đây là kết quả đấu tranh vì hòa bình của nhân dân tiến bộ Mỹ và toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn có một nguyên nhân sâu xa khác: Sợ bị trả đũa.
    Tài liệu mật JASON (đã đề cập ở các phần trên), phân tích rất cẩn thận đến khả năng bị phản công một khi Mỹ đưa bom nguyên tử vào sử dụng cùng với việc quân ta sẽ triển khai vũ khí nguyên tử đó như thế nào: "Ở thời điểm 1966, Trung Quốc mới tiến hành thử và triển khai vũ khí hạt nhân đầu tiên, do đó, nguồn cung cấp chính cho quân giải phóng rất có thể đến từ Liên Xô. Hệ thống tên lửa chiến thuật và khả năng tấn công bằng cách dùng chiến đấu cơ ném bom của Liên Xô - phải thẳng thắn công nhận - đều sử dụng những đầu đạn hạt nhân hạng nặng, có sức công phá nhiều kiloton (trang 32). Loại nhẹ nhất trong số vũ khí này cũng có thể mang đầu đạn nặng đến 1.000 pound (khoảng 450 kg), rất khó cho những toán quân đánh theo chiến thuật du kích do trở ngại trong vận chuyển (trang 6). Do đó, khả năng trả đũa cao nhất rất có thể xảy ra xuất phát từ việc Liên Xô triển khai tấn công từ các chiến đấu cơ hoặc hỏa tiễn phóng đi từ các chiến hạm ngoài đại dương".
    JASON lưu ý thêm: "Khả năng Liên Xô thiết kế được loại vũ khí nguyên tử chuyên biệt cho bộ binh là rất thấp (trang 31) nhưng khả năng đầu đạn nguyên tử được bắn đi từ súng cối, súng không giật nặng vài trăm pound với tầm bắn xa vài dặm là khả dĩ". Đây là các loại vũ khí nguyên tử tương tự như hệ thống hỏa tiễn Little John hoặc phi đạn Crockett của Mỹ, được bắn từ các bệ pháo không giật 120 mm, 150 mm, rất có thể quân giải phóng đã sở hữu loại vũ khí này dù lúc đó, Mỹ không hề xác định được là do Liên Xô hay Trung Quốc cung cấp.
    Điều cốt yếu trong việc Liên Xô cung cấp vũ khí nguyên tử chiến thuật cho quân giải phóng - theo JASON - chắc chắn sẽ là những loại vũ khí gọn, nhe, dùng trong các trận chiến trên bộ. "Những loại vũ khí cỡ nhỏ, trọng lượng nhẹ, được đưa vào Bắc VN và sau đó theo đường mòn Hồ Chí Minh vận chuyển vào Nam với độ khó khăn đạt mức thấp nhất, mặc dù chắc chắn họ phải mất nhiều tháng để có thể chuyển được từ 50 - 100 vũ khí nguyên tử theo cách này" (trang 38).
    Những khả năng phản đòn có thể một khi Mỹ tung vũ khí nguyên tử vào cuộc, JASON nghiên cứu 3 khả năng. Thứ nhất là đợt tấn công dồn dập, từ 70 - 100 vũ khí nguyên tử loại từ 10 - 20 kiloton, đồng loạt nhắm vào nhiều căn cứ quân sự Mỹ. "Khả năng tấn công này là không thể loại trừ. Nó đòi hỏi sự hợp đồng tác chiến rất chặt chẽ, có phần mạo hiểm nếu thực thi mệnh lệnh không đồng đều". Thứ hai - khả năng tấn công kéo dài: từng đợt tấn công của từng đơn vị du kích, đánh vào từng mục tiêu kéo dài trong nhiều tuần lễ hoặc nhiều tháng. Đây là khả năng có thể xảy ra nhất, quy tụ lực lượng nằm vùng phối hợp với các đơn vị quân giải phóng chủ lực xâm nhập bằng xe hoặc tàu thủy, tấn công bằng súng cối có đầu đạn nguyên tử. Khả năng tấn công thứ ba - tấn công trả thu do quân giải phóng không đủ lượng vũ khí nguyên tử để mở một cuộc tấn công chiến thuật toàn diện. Để triển khai khả năng thứ ba, quân giải phóng sẽ dồn số vũ khí nguyên tử để tấn công những mục tiêu chiến lược quan trọng. Theo JASON, phi trường Tân Sơn Nhất sẽ là mục tiêu lý tưởng nhất ở Nam VN.
    "Phi trường tọa lạc ở ngoại ô Sài Gòn, trong một khu vực có rất ít dân cư và là một mục tiêu chiến thuật quan trọng. Hơn nữa, thực tế của công tác an ninh hiện nay của phi trường không đảm bảo một cách chắn chắn sẽ có lúc một va li bom lọt lưới vào trong." (trang 41).
    Cuối cùng, JASON nhẩm tính có 14 căn cứ quân sự Mỹ có thể bị biến thành tro bụi hoàn toàn nếu như dính phải 1 hoặc 2 quả bom nguyên tử cỡ 10 kiloton. Tổng cộng sẽ có 70 mục tiêu, nếu muốn đánh hết, đòi hỏi khoảng 150 quả bom cỡ 10 kiloton (trừ hao một cơ số bom có thể bị điếc hay bị bắt trên đường vận chuyển). Mặc dù ở thời điểm 1966, lượng vũ khí nguyên tử chắc chắn ngoài tầm cung cấp của Trung Quốc, nhưng cần phải nể trọng kho vũ khí nguyên tử của Liên Xô, vốn có khả năng cung cấp không giới hạn.
  3. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Tôi có nhớ đại khái một câu nói của TBT LD như sau:
    Chúng ta không chiến thắng cả nước Mỹ.
    Chúng ta không đánh vào niềm kiêu hãnh của nước Mỹ.
    Chúng ta luôn buộc Mỹ phải xuống thang.
    Và ngay ở bậc thang cuối cùng, chúng ta đã thắng Mỹ.
    Theo tôi: vụ này có lẽ chúng ta rút ra từ bài học từ sai lầm của NB trong vụ Trân Châu Cảng và chúng ta đã thành công.
  4. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    HOA KỲ RÚT RA KHỎI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?
    2006.04.30
    Bài của LD trên RFA
    Hàng năm cứ vào cuối tháng Tư là dư luận Hoa Kỳ và cộng đồng người Việt hải ngoại là trỗi dậy nhưng băn khoăn, bứt rứt về một cuộc chiến dai dẳng, giết chết hàng triệu người. Hồi tháng Ba, nhiều học giả, nhân chứng Hoa Kỳ đã tổ chức một buổi hội thảo căn cứ vào các tài liệu được văn khố Hoa Kỳ giải mật. LD lược thuật lại một số nhận định đáng chú ý nhất về thời kỳ chiến cuộc gần tàn.
    Mở đầu, ông Kimball lược điểm qua những chủ trương mà Tổng thống Nixon cùng cộng sự thân tín là ông Henry Kissinger áp dụng tại Việt Nam vào thời điểm cuối cùng của cuộc chiến. Theo những tài liệu của Tổng thống Nixon, của cố vấn Kissinger và của những người khác để lại, thì mục tiêu chiến cuộc Việt Nam đã bị cố tình làm sai lạc.
    Trước hết, giáo sư Kimball cho biết chính sách đối thủ điên cuồng mà ông Nixon đưa ra lúc đó là không có thật, mà chỉ nhằm mục đích cho phe cộng sản thấy là họ phải đương đầu với một người không từ nan làm bất cứ việc gì.
    Ông Kimball nói chính sách đó có mục tiêu cho phe cộng sản thấy là họ đối phó với một liên minh của những kẻ không cần lý trí, khó tiên liệu được, sẵn sàng đe dọa sự an toàn của thế giới bằng võ lực mạnh mẽ. Một chứng cứ mới nữa là vào giữa tháng Mười năm 1969, Tổng thống Nixon đã ban hành lệnh báo động nguyên tử toàn cầu, kéo dài 17 ngày đêm.
    Cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 1972
    Khác với những luận chứng chính thức mà Tổng thống Richard Nixon đưa ra với dân chúng và công luận Mỹ, giáo sư Jeffrey Kimball cho biết một trong những nguyên do chính khiến ông Nixon muốn kéo dài chiến cuộc Việt Nam là nhằm tranh đoạt thắng lợi tại cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 1972.
    Trong đoạn băng ghi âm tại tòa Bạch Ốc vào tháng Tám năm 1972 về cuộc đối thoại giữa Tổng thống Nixon với cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger, vị nguyên thủ Hoa Kỳ không dấu diếm rằng đối với ông, việc thắng cử là quan trọng hơn việc quân Bắc Việt tấn công quân Nam Việt, hay ngược lại.
    ...
    Muốn đạt được thắng lợi trong cuộc bầu Tổng thống Hoa Kỳ năm 1972, ông Nixon không thể cho rút quân hoàn toàn ra khỏi Việt Nam, nên đã dùng cách hoãn binh. Cùng với ông Kissinger, ông Nixon đưa ra chủ trương rút quân từng giai đoạn.
    Ông đã cùng ông Kissinger mở chiến dịch ngoại giao với Liên Xô và Trung Quốc để gây sức ép với Bắc Việt, nhưng không rõ vì hai nước Cộng sản lớn chưa muốn, hoặc họ không dám mạnh tay với Hà Nội vào khi cả Moscow và Bắc Kinh còn lo kình chống nhau, giành ngôi bá chủ thế giới cộng sản, nên không bên nào muốn Hà Nội ngả về bên kia. Hoặc một giả thuyết thứ 2 là phe Cộng sản hiểu rõ ý đồ của ông Nixon và Kissinger vào mùa tranh cử Tổng thống Mỹ.
    Trong biên bản ghi lại cuộc gặp gỡ giữa cố vấn Kissinger với Ngoại trưởng Liên Xô Andrei Gromyko ngày 27 tháng Năm năm 1972, sau khi ông Kissinger đoán chắc là Mỹ rút quân và để chính trường miền Nam cho người Việt Nam quyết định, thì ông Gromyko hỏi vặn lại rằng có phải Washington không muốn một chính quyền cộng sản hoặc xã hội nắm quyền ở miền Nam Việt Nam hay không?
    Ông Kissinger trả lời rằng Hoa Kỳ rút quân không có nghĩa là bảo đảm một chiến thắng cho phe cộng sản. Tuy nhiên chiến thắng chính trị đó không bị loại trừ, dù là không được Hoa Kỳ cam kết.
    Biên bản cuộc gặp gỡ giữa ông Kissinger với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ngày 10 tháng Bảy năm 1972, viên cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ nói Washington cần một thời gian chuyển tiếp giữa việc triệt thoái quân sự với việc chính trị biến chuyển. Như vậy thì Hoa Kỳ sẽ không phải trở lại mà để cho dân chúng Đông Dương tự quyền quyết định vận mệnh chính trị cho họ. Nếu dân chúng thay đổi chính quyền, thì Hoa Kỳ sẽ không can dự vào.
    "Two-year thing"
    Trong cuộc đàm luận tại tòa Bạch Ốc với Tổng thống Nixon vào tháng Tám năm 1972, ông Kissinger nói rằng nếu trong một hay hai năm nữa mà Bắc Việt nuốt chửng miền Nam Việt Nam, thì chính sách ngoại giao của Washington vẫn hữu lý vì sự việc có vẻ như do lỗi chính quyền miền Nam yếu kém mà ra.
    Sau khi Tổng thống Nixon tỏ ý khá băn khoăn, cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger trấn an rằng họ cần một công thức nhằm giữ được tình thế trong một hoặc hai năm, sau đó thì vấn đề Việt Nam sẽ rơi vào quá khứ. Nếu Washington dàn xếp được, giả dụ vào ngay tháng Mười này, thì đến tháng Giêng năm 1974 sẽ chẳng còn ai để tâm đến nữa.
    Hai năm sau, biên bản cuộc họp ngày 19 tháng Bảy năm 1974 tại Washington giữa đại sứ Hoa Kỳ tại Sàigòn Graham Martin, cùng các quan chức liên bang như Lawrence Eagleburger, William Smyser, Henry Kissinger....đại sứ Martin báo cáo rằng về mặt quân sự, quân miền Nam đang giữ vững. Còn về mặt chính trị thì họ lại vững chắc hơn sự kỳ vọng của chính ông. Ông Kissinger trả lời rằng khi ông ký hiệp định Paris, ông nghĩ mọi việc chỉ là "two-year thing" tức chỉ được hai năm là xong.
    Giáo sư Sử Jeffrey Kimball kết luận phần trình bày của ông về chiến cuộc Việt Nam dưới thời Tổng thống Nixon bằng nhận xét là ông Nixon cùng ông Kissinger sau đó đã tìm cách đổ lỗi sự thất bại của Hoa Kỳ tại Việt Nam cho những kẻ khác.
    Họ đổ lỗi cho phe đứng giữa, giới truyền thông, nhóm tiến bộ và Quốc hội là đã đâm sau lưng quân lực Hoa Kỳ. Sự giả trá đó kéo dài, khiến những nhóm xã hội, học giả, nhân sĩ...sau này đều dùng các sự buộc tội đó. Họ còn khẳng định là chiến cuộc Việt Nam có thể thắng được, lý do khởi chiến quốc gia có thể chấp nhận được, mà chiến thắng đó bị các giới chủ hòa cướp mất.
    Giờ đây, các tài liệu vừa giải mật cho thấy chính hai ông Nixon và Kissinger đều đã không tin tưởng rằng ngay cả một lực lượng quân sự lớn mạnh hơn những gì họ đã điều động, cũng không có khả năng thắng được cuộc chiến Việt Nam.
    ÔI! ĐỒNG MINH MỸ!
  5. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    ÔI! ĐỒNG MINH MỸ
    Cái câu này phải để cho các ông nguyênXX và yêuvịtvịt nói chứ!
    Người Mỹ đến bây giờ họ vẫn vậy, thích đến đâu là đến, thích bỏ đâu là bỏ, chỉ có mấy ông Bắc Việt là họ đến không để họ đến và họ chưa muốn đi đã bắt họ đi rồi. Nói cho cùng thì Ông Kisinger kia vẫn đánh giá sai chế độ Sài Gòn: nó vẫn tồn tại được hơn cái 2years kia đấy chứ (dù hơn không nhiều lắm, nhưng nhà Do Thái nước Mỹ vẫn bị xem là đoán sai!)
  6. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    CUỘC CHIẾN VIỆT NAM QUA NHỮNG BĂNG GHI ÂM TẠI NHÀ TRẮNG - TỔNG THỐNG RICHARD NIXON
    Từ RFA.
    Hồi thượng tuần tháng Ba, các Thư viện Tổng thống Hoa Kỳ đã phối hợp cùng Văn khố quốc gia Mỹ tổ chức một buổi hội thảo với chủ đề "Cuộc chiến Việt Nam với các Tổng thống Mỹ". Mục tiêu là nhằm trình ra công luận những luận cứ mới, những chứng cứ mới qua các tài liệu giấy tờ và băng ghi âm vừa được giải mật.
    Trong bài hôm nay, giáo sư Sử học Jeffrey Kimball thuộc viện đại học Miami trình bày những thông tin liên quan đến thời Tổng thống Richard Nixon. Lê Dân lược thuật như sau.
    Mở đầu, ông Kimball lược điểm qua những chủ trương mà Tổng thống Nixon cùng cộng sự thân tín là ông Henry Kissinger áp dụng tại Việt Nam vào thời điểm cuối cùng của cuộc chiến. Theo những tài liệu của Tổng thống Nixon, của cố vấn Kissinger và của những người khác để lại, thì mục tiêu chiến cuộc Việt Nam đã bị cố tình làm sai lạc.
    CHÍNH SÁCH ĐỐI THỦ ĐIÊN CUỒNG.
    Trước hết, giáo sư Kimball cho biết chính sách đối thủ điên cuồng mà ông Nixon đưa ra lúc đó là không có thật, mà chỉ nhằm mục đích cho phe cộng sản thấy là họ phải đương đầu với một người không từ nan làm bất cứ việc gì.
    Ông Kimball nói chính sách đó có mục tiêu cho phe cộng sản thấy là họ đối phó với một liên minh của những kẻ không cần lý trí, khó tiên liệu được, đe dọa sự an toàn của thế giới bằng võ lực mạnh mẽ. Một chứng cứ mới nữa là vào giữa tháng Mười năm 1969, Tổng thống Nixon đã ban hành lệnh báo động nguyên tử toàn cầu, kéo dài 17 ngày đêm.
    Khác với những luận chứng chính thức mà Tổng thống Richard Nixon đưa ra với dân chúng và công luận Mỹ, giáo sư Jeffrey Kimball cho biết một trong những nguyên do chính khiến ông Nixon muốn kéo dài chiến cuộc Việt Nam là nhằm tranh đoạt thắng lợi tại cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 1972.
    Trong đoạn băng ghi âm tại tòa Bạch Ốc vào tháng Tám năm 1972 về cuộc đối thoại giữa Tổng thống Nixon với cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger, vị nguyên thủ Hoa Kỳ không dấu diếm rằng đối với ông, việc thắng cử là quan trọng hơn việc quân Bắc Việt tấn công quân Nam Việt, hay ngược lại.
    Xin quý thính giả lưu ý là phẩm chất đoạn băng rất kém nên khó nghe, nhưng các sử gia Hoa Kỳ muốn trình bày nguyên trạng cho đầy đủ tính trung thực.
    QUYẾT ĐỊNH RÚT QUÂN.
    Muốn đạt được thắng lợi trong cuộc bầu Tổng thống Hoa Kỳ năm 1972, ông Nixon không thể cho rút quân hoàn toàn ra khỏi Việt Nam, nên đã dùng cách hoãn binh. Cùng với ông Kissinger, ông Nixon đưa ra chủ trương rút quân từng giai đoạn.
    Ông đã cùng ông Kissinger mở chiến dịch ngoại giao với Liên Xô và Trung Quốc để gây sức ép với Bắc Việt, nhưng không rõ vì hai nước Cộng sản lớn chưa muốn, hoặc họ không dám mạnh tay với Hà Nội vào khi cả Mátxcơva và Bắc Kinh còn lo kình chống nhau, giành ngôi bá chủ thế giới cộng sản, nên không bên nào muốn Hà Nội ngả về bên kia. Hoặc một giả thuyết thứ 2 là phe Cộng sản hiểu rõ ý đồ của ông Nixon và Kissinger vào mùa tranh cử Tổng thống Mỹ.
    Trong biên bản ghi lại cuộc gặp gỡ giữa cố vấn Kissinger với Ngoại trưởng Liên Xô Andrei Gromyko ngày 27 tháng Năm năm 1972, sau khi ông Kissinger đoan chắc là Mỹ rút quân và để chính trường miền Nam cho người Việt Nam quyết định, thì ông Gromyko hỏi văn lại rằng có phải Washington không muốn một chính quyền cộng sản hoặc xã hội nắm quyền ở miền Nam Việt Nam hay không?
    Ông Kissinger trả lời rằng Hoa Kỳ rút quân không có nghĩa là bảo đảm một chiến thắng cho phe cộng sản. Tuy nhiên chiến thắng đó không bị loại trừ, dù là không được Hoa Kỳ cam kết.
    Biên bản cuộc gặp gỡ giữa ông Kissinger với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ngày 10 tháng Bảy năm 1972, viên cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ nói Washington cần một thời gian chuyển tiếp giữa việc triệt thoái quân sự với việc chính trị biến chuyển. Như vậy thì Hoa Kỳ sẽ không phải trở lại mà để cho dân chúng Đông Dương tự quyền quyết định vận mệnh chính trị cho họ. Nếu dân chúng thay đổi chính quyền, thì Hoa Kỳ sẽ không can dự vào.
    ĐỔ LỖI CHO THẤT BẠI.
    Trong cuộc đàm luận tại tòa Bạch Ốc với Tổng thống Nixon vào tháng Tám năm 1972, ông Kissinger nói rằng nếu trong một hay hai năm nữa mà Bắc Việt nuốt chửng miền Nam Việt Nam, thì chính sách ngoại giao của Washington vẫn hữu lý vì sự việc có vẻ như do lỗi chính quyền miền Nam yếu kém mà ra.
    Sau khi Tổng thống Nixon tỏ ý khá băn khoăn, cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger trấn an rằng họ cần một công thức nhằm giữ được tình thế trong một hoặc hai năm, sau đó thì vấn đề Việt Nam sẽ rơi vào quá khứ. Nếu Washington dàn xếp được, giả dụ vào ngay tháng Mười này, thì đến tháng Giêng năm 1974 sẽ chẳng còn ai để tâm đến nữa.
    Hai năm sau, biên bản cuộc họp ngày 19 tháng Bảy năm 1974 giữa đại sứ Hoa Kỳ tại Sàigòn Graham Martin, cùng các quan chức Washington như Lawrence Eagleburger, William Smyser, Henry Kissinger....đại sứ Martin báo cáo rằng về mặt quân sự, quân miền Nam đang giữ vững. Còn về mặt chính trị thì họ lại vững chắc hơn sự kỳ vọng của chính ông. Ông Kissinger trả lời rằng khi ông ký hiệp định Paris, ông nghĩ mọi việc chỉ là "two-year thing" tức chỉ được hai năm là xong.
    Giáo sư Sử Jeffrey Kimball kết luận phần trình bày của ông về chiến cuộc Việt Nam với Tổng thống Nixon bằng nhận xét là ông Nixon cùng ông Kissinger sau đó đã tìm cách đổ lỗi sự thất bại của Hoa Kỳ tại Việt Nam cho những kẻ khác.
    Họ đổ lỗi cho phe đứng giữa, giới truyền thông, nhóm tiến bộ và Quốc hội là đã đâm sau lưng quân lực Hoa Kỳ. Sự giả trá đó kéo dài, khiến những nhóm xã hội, học giả, nhân sĩ...đều dùng các sự buộc tội đó. Họ còn khẳng định là chiến cuộc Việt Nam có thể thắng được, lý do khởi chiến quốc gia có thể chấp nhận được, mà chiến thắng đó bị các giới chủ hòa cướp mất.
    Giờ đây, các tài liệu vừa giải mật cho thấy chính hai ông Nixon và Kissinger đều đã không tin tưởng rằng ngay cả một lực lượng quân sự lớn mạnh hơn những gì họ đã điều động, cũng không có khả năng thắng được.
    "GIỜ ĐÂY, CÁC TÀI LIỆU GIẢI MẬT CHO THẤY CHÍNH HAI ÔNG NIXON VÀ KISSINGER ĐỀU ĐÃ KHÔNG TIN TƯỞNG RẰNG NGAY CẢ MỘT LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ LỚN MẠNH HƠN NHỮNG GÌ HỌ ĐÃ ĐIỀU ĐỘNG, CŨNG KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG THẮNG ĐƯỢC"
  7. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ CUỘC CHIẾN VIỆT NAM.
    Bài ngày 2006.03.31, của LD phóng viên RFA.
    Trong cuộc hội thảo thượng tuần tháng Ba tại Boston do Các Thư viện Tổng thống Hoa Kỳ tổ chức, phần cuối cùng được giành cho "Những bài học rút ra từ cuộc chiến Việt Nam". LD tường thuật các nhận định của tham luận viên gồm cựu tướng Wesley Clark, thượng nghị sĩ Chuck Hagel, nhà báo Bob Herbert và cựu đại sứ Pete Peterson.
    Mở đầu, điều hợp viên là nhà báo Brian Williams của hệ thống truyền hình NBC trích dẫn một số nhận xét của công luận Hoa Kỳ rằng cuộc chiến Việt Nam tới ngày nay nhìn lại thì không có nhiều liên quan đến quyền lợi và sự an toàn của nước Mỹ.
    CƯỜNG ĐIỆU HOÁ.
    Tham luận viên cựu tướng Wesley Clark tiếp lời, cho rằng cuộc chiến qua đi chỉ làm nổi bật tinh thần quốc gia của Việt Nam, trong khi lại phơi bày các luận cứ của Washington lúc đó là cường điệu hóa.
    Tướng Clark nói thêm là ông không tin sự diện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam là không cần thiết. Mặc dù rất nhiều thanh niên nam, nữ Mỹ đã đi vào cuộc chiến chấp nhận hy sinh mà không hiểu rõ nguyên do, không được cho biết chiến thuật, chiến lược nào. Theo ông, sự không liên quan chỉ có nghĩa về chính trị mà Washington viện dẫn như một nguyên cớ chính đáng.
    Tướng Wesley Clark nhận định rằng nếu thời gian phục vụ tại Việt Nam mà nếu ông phải đương đầu với 100 ngàn quân Nga, hay 200 ngàn quân Trung Quốc thì có thể hiểu được. Thêm vào đó là Hoa Kỳ đã có nhiều cơ hội để chiến thắng, nhưng lại không có một chiến lược nào nhắm tới chiến thắng cả.
    Thượng nghị sĩ Chuck Hagel, nguyên là một quân nhân tham chiến tại Việt Nam, cho biết lúc đó mọi binh sĩ Mỹ đều không nghĩ ngợi gì về chính trị, mà chỉ lo làm tròn nhiệm vụ của mình trong thời gian động viên. Ai cũng mong 12 tháng quân dịch chóng qua và được an lành trở về.
    TRỌNG TÂM CỦA BÀI HỌC.
    Vào trọng tâm "Những bài học rút ra từ cuộc chiến Việt Nam" ông Pete Peterson, người tù binh 6 năm rưỡi tại Hỏa Lò Hà Nội, đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam và mới nhất là dân biểu đơn vị Florida, cho biết ông có nhiều cảm tưởng lẫn lộn. Thế nhưng bài học đầu tiên là "Không bao giờ có chuyện Việt Nam nữa".
    Ông nhận định rằng không bao giờ muốn Hoa Kỳ lại can dự vào một cuộc xung đột quốc tế nào khác mà không hiểu rõ đối thủ, không nghiên cứu lịch sử của họ, mà lại không biết mục tiêu của hành động đó là gì.
    Tướng Wesley Clark nhấn mạnh rằng dù nhiều hoạt động quân sự của Hoa Kỳ thường bị trói gọn và lệ thuộc vào nhiệm kỳ 4 năm của Tổng thống. Đôi khi lại phải phục vụ cho mục tiêu tranh cử, đó là điều không hay.
    Theo ông, nhiệm vụ cơ bản của một Tổng thống là làm sao tránh không đưa đất nước lâm vào chiến tranh, và chiến tranh phải là giải pháp tối tối hậu. Tức là khi không còn bất cứ một giải pháp nào khác khả thi nữa.
    Tướng Clark nhận định rằng tham gia vào chiến tranh lúc nào cũng dễ hơn là rút ra khỏi cuộc chiến. Khi không thật sự tối cần thiết, thì chớ bao giờ lâm vào chiến tranh. Theo ông chiến tranh Việt Nam và Iraq hoàn toàn do Washington khởi động.
    CƠ CHẾ TỰ CHỈNH SỬA.
    Thượng nghị sĩ Chuck Hagel nêu lên một bài học qúy giá, rút từ kinh nghiệm chiến cuộc Việt Nam. Đó là hiện tượng xã hội thường có tại những xã hội tự do, có thể mô tả là "cơ chế tự chỉnh sửa".
    Cơ chế tự chỉnh sửa đó, một phần do tự do bầu cử mà ra. Tiến trình này không những tác động tới các chính sách của nhà nước, mà còn chi phối luôn hướng đi của quốc gia.
    Thượng nghị sĩ Chuck Hagel nêu thí dụ là hiện tình chính trị của Hoa Kỳ. Cách nay ít năm, chủ nghĩa và niềm tự hào quốc gia được đề cao nhằm hậu thuẫn cho chiến cuộc Iraq. Thế nhưng ngày nay, sự ủng hộ của công luận đối với cuộc chiến đó ngày càng ít đi. Tình thế này chắc chắn sẽ tác động mạnh tới cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng Mười Một sắp tới tại Hoa Kỳ.
    Bài học cuối cùng và được cử tọa tán thưởng nhất, do giá trị của nó bao trùm mọi lúc, khắp nơi và không bao giờ nhạt phai, được nguyên đại sứ Pete Peterson nêu lên.
    Ông nói là dân chúng cần phải phát biểu mà không sợ bị trù dập trả thù. Theo ông thì người Mỹ lắm khi quá trầm lặng vì sợ nói ra khác với chủ trương chính quyền thì bị xem là không ái quốc. Sự thật là nếu bạn không nói ra, thì bạn mới là không yêu nước.
    THẾ MÀ CÓ NHỮNG NGƯỜI VẪN TỰ LỪA DỐI CHÍNH MÌNH LÀ "NHỮNG CHIẾN SĨ CHIẾN ĐẤU VÌ TỰ DO"
  8. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    CUỘC CHIẾN VIỆT NAM QUA NHỮNG BĂNG GHI ÂM TẠI NHÀ TRẮNG - TỔNG THỐNG JOHNSON.
    Bài ngày 2006.03.18 của LD đài RFA.
    Phần thứ nhì của cuộc hội thảo về những cuộn băng ghi âm tại tòa Bạch ốc về chiến cuộc Việt Nam tổ chức cuối tuần qua tại thư viện Tổng thống John F. Kennedy ở Boston dành cho thời Tổng thống Lyndon B. Johnson. Biên tập viên LD tham dự buổi hội thảo và luợc thuật như sau:
    Phần dành cho "Vấn đề Việt Nam và những cuộn băng ghi âm của các Tổng thống" được điều hợp bởi bà Sharon K. Fawcett, trợ lý Văn khố trưởng Thư viện các Tổng thống Hoa Kỳ.
    Buổi tham luận về những cuốn băng ghi âm tại tòa Bạch Ốc dưới thời Tổng thống Lyndon B. Johnson được trình bày bởi ông Timothy Naftali, giám đốc Chương trình Băng Ghi âm các Tổng thống thuộc Trung tâm Miller, viện đại học Virginia.
    Mở đầu, ông cho biết các cuốn băng đó dài gần 800 giờ được thư viện Tổng thống Lyndon B. Johnson bảo quản cẩn thận và cho giải mật, đưa ra công luận theo từng thời điểm.
    Ông trình bày vài trích đoạn ngắn trong số các băng ghi âm đó, mà theo ông có thể giúp cho thấy những gì ông Johnson thật sự nghĩ về cuộc chiến tại Việt Nam.
    ÔNG JOHNSON NGHĨ GÌ VỀ CUỘC CHIẾN VIỆT NAM?
    Hồi năm 1970, ông Johnson từng tâm sự với một thân hữu rằng trong thời gian nhậm chức Tổng thống ông bị buộc phải chịu tội, dù làm bất cứ hành động gì đi nữa. Nếu ông bỏ lơi nội tình trong nước để lo đối phó với bên ngoài, thì sẽ mất hết hậu thuẫn của dân Mỹ. Nếu ông chiều theo áp lực trong nước để rút khỏi cuộc chiến, để phe Cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam thì sẽ bị quốc tế xem là nhu nhược và sẽ không còn có thể làm bất cứ điều gì, bất cứ ở đâu trên toàn quả địa cầu nữa.
    Không hoàn toàn giống như ấn tượng vào thời đó cho Tổng thống Lyndon B. Johnson là nhà lãnh đạo "diều hâu", hiếu chiến nhất, những chứng cứ mới công bố qua những đoạn băng và bản ghi lại, đã cho thấy nội tâm của người đứng đầu tòa Bạch Ốc vào lúc chiến tranh Việt Nam đang ở cao điểm.
    Ông Tim Naftali, giám đốc Chương trình Băng Ghi âm các Tổng thống thuộc Trung tâm Miller, viện đại học Virginia, Ông Naftali nói những cuộn băng thời Johnson, gồm cả lúc cuối là vào giữa năm 1966 đều phản ảnh tâm trạng một nhà lãnh đạo luôn bị dằn vặt. Chúng lại còn tô đậm sự thiếu quả quyết và sự băn khoăn, thống khổ của ông Johnson mà không lời nào tả xiết.
    Trong trích đoạn băng đầu tiên, ghi âm hồi tháng Bảy năm 1965, là lúc nhà cầm quyền Sàigòn vừa thay đổi sau một vụ đảo chánh mới, các cố vấn của Tổng thống Johnson khuyên rằng muốn cứu vãn miền Nam Việt Nam khỏi sụp đổ thì Hoa Kỳ cần gia tăng sự hiện diện quân sự từ 75 ngàn lên 175 ngàn binh sĩ.
    Một năm trước đó, tức 1964, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ cho phép Washington sử dụng mọi biện pháp cần thiết để đẩy lùi các cuộc tấn công võ trang vào lực lượng Hoa Kỳ.
    Ông Tim Naftali nhấn mạnh rằng trong trích đoạn băng sau đây giữa Tổng thống Johnson và bộ trưởng Quốc phòng McNamara, ông Johnson than phiền về việc Quốc hội không cho phép Mỹ hóa chiến tranh Việt Nam, mà chỉ cho phép sử dụng sức mạnh quân sự trong giới hạn mà thôi.
    Ông Johnson thừa nhận rằng dù biết vậy, nhưng vẫn phải tiến hành quyết định gọi là "Mỹ hóa chiến tranh", đưa thêm quân vào chiến trường và gia tăng oanh tạc đường mòn Hồ Chí Minh và những căn cứ quân sự ở miền Bắc. Lý do là vì thể diện của một cường quốc, lãnh đạo thế giới tự do đối đầu với thế giới cộng sản do Liên Xô và Trung Quốc đứng đầu.
    Ông nhìn nhận rằng lẽ ra Hoa Kỳ không nên nhúng tay vào vấn đề Việt Nam, khiến bây giờ ông không thể rút ra được, nhưng không thể tính tới chuyện thua cuộc. Ông vẫn tìm cách giải quyết, ít nhất là làm sao cho Bắc Việt chịu ngồi vào bàn đàm phán.
    CÁI CHẾT CỦA NGÔ ĐÌNH DIỆM.
    Trong cuốn băng ghi lại cuộc thảo luận của Tổng thống Johnson với thượng nghị sĩ Eugene McCarthy, có lúc ông giận dữ nhắc tới cuộc đảo chánh và cái chết phi lý, thảm thương của Ngô Đình Diệm, do những nhận định thiếu suy xét mà ra. Theo ông thì từ đó mà Hoa Kỳ phải can dự ngày càng sâu đậm vào vấn đề Việt Nam. Ông Johnson gọi nhóm tướng lãnh miền Nam Việt Nam giết anh em ông Diệm là "a bunch of thugs", xin tạm dịch là "một nhóm côn đồ".
    Ông Tim Naftali, giám đốc Chương trình Băng Ghi âm các Tổng thống thuộc Trung tâm Miller, viện đại học Virginia, cho biết rằng 7 năm trước khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, trước khi tên tuổi hàng chục ngàn thanh niên Hoa Kỳ chưa phải ghi vào bia tưởng niệm, Tổng thống Lyndon Johnson đã bày tỏ sự băn khoăn, bứt rứt, của ông trong vai trò người lãnh đạo phân nửa thế giới, đối đầu với nửa thế giới kia.
    Ông Naftali nói sự khắc khoải của ông Johnson không được công luận biết tới hồi những năm 1965, 1966, mà bây giờ nó thể hiện rõ qua những cuốn băng ghi âm. Tổng thống trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ là tư lệnh tối cao, ông ta không thể công khai thừa nhận thất trận. Đó là vấn đề thách đố nhất cho một nền dân chủ điển hình. Tổng thống Johnson chỉ đơn giản là không thể thừa nhận yếu thế và bằng mọi cách phải cố giải quyết.
    Theo tư liệu của RFA tìm được thì vào ngày 31 tháng Ba năm 1968, Tổng thống Lyndon Baines Johnson loan báo quyết định không nhận sự đề cử của đảng Dân chủ ra tranh nhiệm kỳ Tổng thống thứ nhì, mà giành toàn thời gian 1 năm còn lại trong chức vụ Tổng thống để giải quyết cho dứt chiến tranh Việt Nam. Đó là điều mà ông gọi là "hòa bình trong danh dự".
    "BẢN THÂN ĐƯƠNG KIM TT MỸ KHI ĐÓ CÒN HỒ GHI VỀ HÀNH ĐỘNG CỦA HỌ TẠI VIỆT NAM THÌ KHÔNG THỂ NÓI MỤC ĐÍCH "CAO CẢ" CỦA CUỘC CHIẾN MÀ HỌ PHÁT ĐỘNG"
  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    CỰU TỔNG THỐNG KỂNNDY ĐÃ TỪNG BÍ MẬT LIÊN LẠC VỚI LIÊN XÔ NHẰM GIẢI QUYẾT CUỘC CHIẾN VIỆT NAM.
    Bản tin RFA ngày 2005.06.07.
    "Mặc dù cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc hơn 30 năm, nhưng mỗi khi có một tài liệu nào liên quan đến cuộc chiến ấy được giải mật, thì nó lại được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là những người Việt ở khắp nơi."
    Dựa theo bài báo của Bryan Bender trên International Herald Tribune, chúng tôi xin trình bày một tài liệu loại đó.
    Những tài liệu vừa được giải mật tại Hoa Kỳ cũng như Ba Lan cho thấy là của Hoa Kỳ, dưới thời Tổng thống John F. Kennedy và Liên Xô đã bí mật tìm kiếm phương cách ngoại giao để giải quyết cuộc chiến Việt Nam ngay từ năm 1962, ba năm trước khi Hoa Kỳ ồ ạt đưa quân vào miền Nam, và hơn một năm trước ngày ông Kennedy bị ám sát.
    QUA TRUNG GIAN CHÍNH PHỦ BA LAN.
    Tài liệu mới giải mật từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho thấy là ngay từ tháng tư năm 1962, Tổng thống Kennedy đã uỷ nhiệm cho đại sứ tại Ấn Độ là ông John Kenneth Galbraith tìm cách tiếp xúc với Bắc Việt, thông qua trung gian là một nhà ngoại giao Ân độ. Trong khi đó, tài liệu của Ba Lan cho biết đầu năm 1963, Hoa Kỳ cố gắng liên lạc với Liên Xô, qua trung gian của chính phủ Ba Lan.
    Những cố gắng này sau cùng đều không thành, có thể vì Bắc Vịêt lúc bấy giờ chống lại việc ấy, mà cũng có thể là vì Washington lúc đó phải giải quyết đòi hỏi phải được tham gia nhiều hơn vào cuộc chiến của các cố vấn đang làm việc tại Việt Nam.
    Đối với những người từng làm việc với Tổng thống Kennedy, thì các tài liệu vừa giải mật cho thấy chủ trương của ông Kenney đối với cuộc chiến. Điều này khá quan trọng vì từ lâu, các sử gia và học giả đã nhiều lần tranh luận về chủ trương của Tổng thống Kennedy: Ông muốn giải quyết cuộc chiến thông qua ngoại giao hay bằng cách leo thang quân sự?
    Khi Tổng thống Kennedy bị ám sát vào tháng 11 năm 1963, Hoa Kỳ chỉ có 16,000 cố vấn quân sự phục vụ bên cạnh quân đội Việt Nam cộng hòa, nhưng hai năm sau, quân số Hoa Kỳ tham chiến đã lên đến hơn nửa triệu, và cuộc chiến kéo dài cả chục năm sau mới chấm dứt.
    ĐỀ TÀI TRANH LUẬN.
    Ông Robert Dallek, một tác giả từng viết tiểu sử hai Tổng thống Kennedy và Johnson nhận xét rằng trong số các sử gia, có những người thiên Johnson và có những người thiên Kennedy. Họ lý giải mọi chuyện khác nhau, khiến Việt Nam trở thành một đề tài tranh luận dựa trên đó người ta biện hộ hay chỉ trích ông Kenney. Ông Dallek nói ông đã tưởng vấn đề ấy không bao giờ giải quyết được.
    Một số sử gia ủng hộ Tổng thống Kennedy còn nói là ông ta muốn hoặc thương thuyết về một giải pháp cho cuộc chiến, hoặc rút khỏi Việt Nam, mặc dù sự chống đối của những phụ tá thân tín của ông, chẳng hạn như Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara.
    Ông Arthur Schlesinger Jr., nguyên là phụ tá của Tổng thống Kennedy nhận xét rằng tài liệu mới giải mật là chính xác. Nó cho thấy nỗi băn khoăn của ông ta, rằng Hoa Kỳ đã làm quá mức được yêu cầu tại Việt Nam, và có thể ông sẽ cho rút quân Mỹ vào năm 1965 chứ không Mỹ hoá cuộc chiến.
    Một người khác cũng từng là phụ tá thân cận của Tổng thống Kennedy là ông Carl Kaysen lại tỏ ra phân vân, không thể nói được là Tổng thống sẽ hành động ra sao nếu ông tiếp tục nắm quyền. Ông cho rằng tài liệu vừa được giải mật là đúng, nhưng ông vẫn cho rằng Tổng thống Kenney cũng như các vị kế nhiệm ông đều đánh giá sai tình hình. Ông cũng cho rằng Bắc Việt chưa chắc đã muốn thương lượng vào lúc đó, vì rõ ràng là họ quyết tâm giải phóng miền Nam.
    ẤN ĐỘ, SỨ THẦN THƯƠNG THUYẾT.
    Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ấn Độ lúc bấy giờ là ông John Kenneth Galbraith năm nay đã 97 tuổi tuần rồi kể lại với tạp chí Globe ở Boston rằng, ông đã gặp Tổng thống Kennedy vào tháng tư năm 1962 ở một trang trại ở Virginia. Lúc đó ông đệ trình lên Tổng thống một bản kế hoạch dài hai trang giấy, sử dụng Ấn Độ như một sứ thần thương thuyết.
    Đề nghị được biết là bị giới quân sự mạnh mẽ phản đối. Tuy nhiên, sau này, chính Tổng thống Kennedy chỉ thị thứ trưởng ngoại giao Harriman nói với ông Galbraith bàn thảo vấn đề với ngoại trưởng Ấn là ông M. J. Desai.
    Trong một bản ghi nhớ gửi các nhân viên dưới quyền vào ngày 17 tháng tư năm ấy, ông Harriman viết là, theo lệnh Tổng thống, đại sứ Galbraith đã nói với ngoại trưởng Desai rằng, nếu Hà Nội giảm bớt hoạt động du kích, thì Hoa Kỳ sẽ có đáp ứng tương xứng liền. Tuy nhiên, chỉ một tuần sau đó, chính ông Harriman đã thuyết phục Tổng thống Kenney hoãn lại chương trình ấy, và rồi thì không ai nói đến nữa.
    GIẢI QUYẾT BẰNG CON ĐƯỜNG NGOẠI GIAO.
    Theo tài liệu giải mật trước kia của Bộ Ngoại giao Ba Lan, thì đại sứ Galbraith đã gặp ngoại trưởng Ba Lan lúc bấy giờ là ông Adam Rapachi ở New Delhi vào ngày 21 tháng giêng năm 1963.
    Ông Galbraith nói với ông Rapachi rằng Tổng thống Kennedy quan tâm đến một đề nghị của Ba Lan về việc ngưng bắn và tổ chức bầu cử tại miền Nam Việt Nam. Ông Galbraith sau này viết trong hồi ký của ông rằng cuộc trao đổi với phía Ba Lan ngừng lại ở đó chứ không tiến xa hơn.
    Tuy nhiên, tài liệu mới giải mật của Ba lan lại cho biết rằng đề nghị của ông Galbraith đã được chuyển đến Moscow. Qua tháng sau, tức tháng hai năm 1963, bộ chính trị đảng Cộng sản Liên Xô đưa ra nhận định rằng Tổng thống Kennedy và một số quan chức khác không muốn Việt Nam trở thành một Triều tiên thứ nhì và họ có vẻ như quan tâm đến chuyện giải quyết cuộc chiến qua đường ngoại giao.
    Cuối cùng, với những tài liệu đã được giải mật cho đến nay, thì vẫn chưa biết lý do tại sao cả hai con đường ngoại giao thông qua Ấn Độ và Ba Lan lại không được đẩy xa hơn, và tình hình ấy có liên quan gì đến cái chết của hai anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng như của chính Tổng thống Kennedy vào tháng 11 năm 1963 hay không?
  10. nguyensg

    nguyensg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    526
    Đã được thích:
    1
    Nguy to nguy to , đế quốc Mỹ đã trở lại VN :
    [​IMG]

Chia sẻ trang này