1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự lực văn đoàn ,công và tội?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi ta_thu_tra_new, 27/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ta_thu_tra_new

    ta_thu_tra_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Tự lực văn đoàn ,công và tội?

    Tự lực văn đoàn từng được giới trẻ của những năm 45 mê thích ,nhưng lại có nhiều đánh giá khác nhau về họ .Tui rất mong được ai đó chỉ dạy thêm về vấn đề này
  2. Wildcat

    Wildcat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    1
    Bạn có lãng mạn không? nếu có..thì TLVD chỉ có công chứ không có tội..Bạn là người theo Hiện thực chủ nghĩa..thì TLVD không hề có công..và có một ít tội.
    .Nhưng với mình..TLVD chỉ có công chứ không có tội..Bạn đọc những truyện ngắn của Thạch Lam mà xem..bạn sẽ nghe có cả những tiếng thở dài...đi cùng những khát khao cháy bỏng..về tương lai..Song song theo đó..bạn sẽ cảm thấy nhói đau tận đáy lòng..với những kiếp người..và những số phận bị bỏ quên trong cơn lũ của cuộc đời..! Bao giờ cũng thế..khi đọc TLVD..tôi lại thấy..cuộc sống..là một cuộn chỉ rối..theo đúng nghĩa của nó..! Nhưng luôn khơi d6ạy trong tôi những cảm xúc rất NGƯỜI...
    MEOHOANG _ 1980 CLUB
  3. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ Tự Lực Văn Đoàn không chỉ có Thạch Lam.
    Tính chất chung trong các tác phẩm của TLVĐ là sự lãng mạn thoát ly khỏi cái hiện thực bế tắc đáng chán của xã hội đương thời. Các nhà văn chỉ quanh quẩn trong những ước vọng hão huyền nhằm quên đi nỗi đau thực tại, không hướng nổi được tới một cái gì. Thạch Lam bày tỏ lòng nhân đạo sâu sắc, nhưng tình cảm nhân đạo đó cũng toát lên vẻ chán chường, bi quan với cuộc sống. Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo..., nhìn chung là đa số các nhà văn của TLVĐ trốn tránh trong những câu chuyện tình bi luỵ, sướt mướt...
    Mỗi người có một quan điểm riêng, có lẽ ta thu tra nên tự tìm đọc một số tác phẩm của các tác giả như Khái Hưng, Hoàng Đạo, Nhất Linh... để có một khái niệm chung đã.
    Riêng tôi không thích Tự Lực Văn Đoàn lắm. Bởi thực ra, ngoài Thạch Lam, các nhà văn khác đều có cái nhìn thiếu nhân đạo đối với những người nông dân hoặc những số phận nhỏ bé. Nếu có chút tình cảm thì chỉ là chút tình cảm thương hại của kẻ trên ban phát cho kẻ dưới, hoàn toàn không có thái độ trân trọng giữa người với người.
    "... ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có can đảm để bước qua những ranh giới ấy"
  4. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, tôi không wan tâm đến công với tội nhưng mà đọc Thạch Lam với Nhất Linh thấy hay lắm.
  5. linly

    linly Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2001
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Tớ ko biết nhiều lắm nhưng muốn nói thêm là nó cũng phản ánh hiện thực xã hội bấy giờ. Nó phản ánh sự chuyển biến mạnh mẽ của xã hội thời đó khi mà những giá trị của xã hội phong kiến dựa trên hệ tư tưởng nho giáo đang bị suy thoái và sự bùng nổ của những luồng tư tưởng mới từ phương Tây. Các tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng... cũng có sức chiến đấu mạnh mẽ đấy chứ, chiến đấu chống lại những tư tưởng phong kiến lỗi thời, cổ hủ về chữ hiếu, chữ lễ, chữ nhân; bóp nghẹt tự do cá nhân (theo ý họ) trong đó có tự do yêu đương. (Lá ngọc cành vàng, NCH; Nửa chừng xuân... ) (tớ viết nghe chuối nhỉ nhưng ko biết viết thế nào. Mọi người đọc lấy ý nhé hì hì... ). Nó còn là tiếng nói khẳng định giá trị của người phụ nữ trong xã hội nữa.
    Phần lớn tác phẩm của TLVĐ phản ánh cuộc sống, thế giới quan, nhân sinh quan của một tầng lớp mới nảy sinh trong xã hội VN thời đó-thị dân, trung lưu thành thị, trí thức tiểu tư sản, những người có western education chứ ko nói gì nhiều đến tầng lớp lao động cả. Tớ cũng đồng ý với ý kiến của Pittypat là ko có sự trân trọng đối với giai cấp lao động. Theo tớ đấy cũng là ảnh hưởng của văn hoá. Thời phong kiến những tầng lớp nho học thường được coi là tầng lớp trên, ở làng thì được ngồi mâm trên, được trọng vọng; ra làm quan thì được coi là cha mẹ chăn dắt con cái nên tầng lớp thị dân, trí thức tiểu tư sản tuy mới xuát hiện nhưng đa số xuất thân từ tầng lớp nho học nên cũng có thói quen look down on người nghèo. Thêm vào nữa do chính sách cai trị của thực dân Pháp thời bấy giờ, luôn cố gắng tạo ra khoảng cách giữa giới trí thức và quần chúng đã tạo ra một tầng lớp trí thức, thị dân coi thường nhân dân của mình, coi họ là mọi rợ, ngu dốt, lười biếng, không văn minh. Và cái hiện thực này của xã hội cũng đưọc phản ánh trong tác phẩm của TLVĐ.
    Theo tớ ko nên đặt vấn đề là có tội hay có công. Dù thế nào TLVĐ cũng có một vị trí rất lớn trong nền VH VN, ko ai phủ nhận được. Nó còn phản ánh một phần lịch sử xã hội VN thời bấy giờ. Còn chuyện thích hay ko, sến hay ko lại là chuyện khác . Tớ cũng ko thích đọc TLVĐ trừ Thạch Lam :) nhưng đấy lại là chuyện sở thích rồi hihihi...
  6. nông_dân_new

    nông_dân_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Trùi ui, vợ anh viết hay ghê nhá. Văn xương có khác.
    ơ hay xức rân như nước
    quan cả đời rân vạn dại
  7. IuvKitty

    IuvKitty Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2001
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    mk, chú Nôngdân về chăn trâu cho vợ đi nhá. Đúng là thằng điếc hay hóng, thằng ngọng hay nói.
  8. longatum

    longatum Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/10/2001
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Hìhì, góp ý với đc Linly chút. tớ cũng như đồng chí, không đọc TLVĐ nhiều lắm, chủ yếu là đọc hồi cấp 3 thôi vì phải học. Tuy nhiên cũng có biết một tẹo về TLVĐ.
    Thứ nhứt, cái ông tác giả Thạch Lam mà Linly thích ý, ông ý không viết về tầng lớp có học đâu. Ông ấy viết về tầng lớp trung lưu trong xã hội chứ. Nổi tiếng với những "Truyện không có chuyện," ông ấy viết khá khéo và tỉ mẩn về những mảng sáng tối của cuộc sống của lớp người bình dân... Đọc truyện của ông ấy không thấy thích được, nhưng nhiều lúc cũng thấy thấm thía.
    Linly bảo là: TLVĐ chống lại những cái cổ hủ của nho giáo... đúng rồi, viết về phụ nữ, đúng rồi. Nhưng lại bảo là họ kêu gọi giải phóng khỏi những cổ hủ về "Nhân, nghĩa, hiếu..." thì tớ thực không hiểu. Nhân, nghĩa, hiếu thì có bao giờ là cổ hủ chứ? Các bác TLVĐ đâu có kêu gọi xoá bỏ mấy cái đấy đâu?
    Còn bảo TLVĐ có tội thì tớ cũng đến chịu. Tội gì thế? Không quán triệt cách mạng, không kêu gọi đấu tranh mà chỉ viết những dòng mềm yếu, ủ ương về cuộc sống à?
    ...WISEST IS HE WHO KNOWS HE DOESN'T KNOW...
  9. nông_dân_new

    nông_dân_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Úi chú ơi, cháu nà cháu nhà quê, ngày lào mà chả phải chăn trâu, chăn nợn. Cháu không bị điếc đâu ạ, cháu chỉ hơi nghễnh ngãng thôi, ngọng thì càng không phải, ở quê cháu người ta đều lói như cháu mà chú. Cháu còn nà phát ngôn viên xã đấy nhé, dọng lói hơi bị chuẩn của ló đấy.
    Mờ chú có thích ăn khoai không cháu mời chú về nhà cháu gặm mấy củ, khoai to phết đấy nhé, đảm bảo ăn xong về nà có xức hầu vợ ( hoặc hầu Tây như chú ).
    ơ hay xức rân như nước
    quan cả đời rân vạn dại
  10. Username_Reincarnated_new

    Username_Reincarnated_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, chỗ nào có linly là lại thấy mấy chú nông rân, Longatum, luvkitty bám theo, cẩn thận không tớ khoá hết cả lũ bây giờ
    Tớ đọc văn chỉ để giải trí, không wan tâm đến những tư tưởng to nhớn làm gì cho nó mệt đầu, nhưng tớ thấy hai bác Khái Hưng với Nhất Linh cũng chăm viết về tầng lớp lao động lắm. Bác Nhất Linh có viết cái truyện gì ( hic không nhớ tên ) hơi dài dài về một gia đình tầng lớp thấp trong đó có cái cô hay đau mắt đọc hay phết. Rồi câu truyện cảm động "Anh phải sống" của hai bác viết chung mà không nói về nhân dân lao động à ? Trong nhóm TLVD có bác Trần Tiêu, có lẽ không nổi tiếng lắm nhưng bác này thì chuyên viết về cuộc sống của nông dân sau luỹ tre làng.
    Ai thích đọc TLVD thì vào đây nhé: http://www.dactrung.com/truyen/tulucvandoan.asp?dang=ver&cochu=10
    Thi cử mà trượt thì đọc truyện "Cái Tẩy" thấy nhẹ nhõm hết cả người
    Còn bác Thạch Lam thì hay rồi, truyện nào củng bác ấy cũng rất nhẹ nhàng, mà đọc xong cứ thấy bâng khuâng lạ. Tớ nhớ có đoạn trích của "Dưới bóng hoàng lan" được đưa và SGK lớp 4, không biết bây giờ thế nào.
    Nước ta ở về xứ nóng khí hậu tốt ,
    Rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu ...

Chia sẻ trang này