1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Từ Nam chí Bắc ,hảy thảo luận và cùng nghiên cứu VỊNH XUÂN

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi DONGBAI, 23/10/2002.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vnebiz

    vnebiz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2003
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Chào anh, tôi là người mới đến. Chuyên mục này rất hay và bổ ích.
    Tôi chưa từng học võ, nhưng rất thích đọc - nghiên cứu triết học.
    Những bài viết ở đây, đặc biệ của anh rất hay và hàm ý sâu xa, xin bái phục.
    Mong được học hỏi nhiều
  2. dungntqnvn

    dungntqnvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/06/2001
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Bác Vove có mấy cái tên chiêu thức hay quá đi, nào là " bát đả chặn", " Thiếu nữ thêu hoa", bàng thủ, phục thủ...Nhưng cũng pahỉ công nhận là bác viết thế anh em chúng tôi cũng nhận ra đòn thế ngay,khỏi phải tưởng tượng nhiều. Thế bác có biết tên bước di chuyển của VX không ? ỏ VN chúng tôi hay goi là " xước", từ này nghe ko được hoa mỹ lắm, bác biết rõ hơn xin chỉ giáo đi.
  3. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    He he he, nói chuyện mà không có "hệ quy chiếu" thì dễ "1 phát triển thành 10" lắm.
    Nói như bác Vove thi VX cũng có cả đấm vòng, xỉa vòng, trảo vo`ng hết à. Bới xa thế nào cũng có xỉ móc, trảo móc, đấm móc.
    nothing is forever
  4. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Các thế bàng, trầm, na, phục, thang.... là các thế tay căn bản của VX mà . Một trong những lý do tôi thích VX là không đặt nặng về đòn thế, tên gọi, nhưng nếu có tên, thì tên đó liên quan trực tiếp đến động tác chính của đòn, và sẽ là một gợi ý cho mình suy gẫm và khai triễn ra. Thí dụ như bàng, từ chữ bàng tiếp . Có vài khác biệt nho nhỏ trong tên gọi, như Hộ thủ bên VX HK và một số dòng khác, lại trở thành phật thủ bên VX VN và cũng một số dòng khác . Riêng bát đả, có lẽ là được phiên ra từ tiếng Quảng Đông, mà họ gọi (nôm na) Pak Sao . Tôi không rõ mọi dòng VX ở VN gọi tên các đòn thế ra sao, nhưng qua những điều tôi học và tìm hiểu được, thì quả là có khác nhau sơ sơ . Như các đòn thế mộc nhân (hay đối luyện), có tên nghe là lạ . Mãi sau nầy tôi mới biết, đó là phiên ra từ tiếng Quảng của cụ Tế Công, và một khi hiểu nghĩa, mới biết tại sao nó gọi vậy (hèn chi ông thầy VN của tôi hồi còn thanh niên, mà đi học tiếng Tàu thay vì tiếng Anh hay Pháp, hehehe) . Còn nội bài Mai hoa bộ pháp, ông thầy và ông bạn đồng môn đã đi khác nhau rồi (nhưng nhìn kỹ lại thì cũng vậy - cho nên, hiểu rồi, thì nhỏ không trong, mà lớn cũng không ngoài là chuyện đó đó :-) ) Từ "xước" thì tôi không được biết . Nhưng về căn bản, tôi được dạy theo 2 lối đi, chân trước lái chân sau, hoặc chân sau đùa (đùa hay đẩy là tiếng miền Nam thì phải hoặc đùn) chân trước . Nhưng cũng chẳng quan trọng gì cho lắm . Điều cần thiết là phải biết "bỏ" chân đúng chỗ, lúc nầy thì rõ là chân hạc :-)
    Bác đừng tưởng là chỉ có VX mới có bàng, trầm, phật thủ nha . Nó cũng đầy trong các môn khác đó, có điều cách dụng lực có thể khác . Thế thiếu nữ thêu hoa gì đó thật ra có trong Thiếu lâm, còn lối niêm, ếm tay của VX cũng có thể thấy trong Hoa quyền của Tàu, hay "đánh bông" của võ Bình định, hay gần đây "miêu tả diện" của một số môn sinh Sa long cương .
    Có một thắc mắc là các cụ ngoài Bắc lẽ ra phải văn hoa, như đất ngàn năm văn vật, nhưng không hiểu sao, khi đặt tên cho VX thì quả thật, có phần hơi trơn tru, suông đuột . Có lẽ các cụ có ý gì mà tôi chưa rõ .
    Vui vẻ
  5. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Đ/c hiểu nhầm ý của tôi rồi . Với lại, ta đang nói về đấm móc, đấm vòng mà :-)
    Theo tôi, cái gì mà thích hợp nhất, hiệu năng nhất, thì sẽ phát sinh, và ... tự nhiên mà nó có . Cho nên, các thế bác nhắc, có thể có, có thể không :-) Miễn là bác có thể xài nó một cách ngon lành hay không . Hehehee, bác thừa thông minh để kết luận :-)
    Nhưng ở khía cạnh nào đó, thì đường cong không xa đường thẳng . Hãy nhìn các thế đánh tiêu chỉ từ ngoài biên vào, mà có người gọi là các thế Hạc, có khi nó phải cong cong :-) . Hay thế bàng, được biến thế đánh vút lên, rõ ràng là ta đang vẽ vòng tròn đó . Còn nhiều lắm . Hehhe.
    Nói gì thì nói, bàn cỡ nào cũng rứa . Quan trong là nguyên tắc . Tay phải mềm, phải dính , etc....
  6. KhongChieuThuc

    KhongChieuThuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2003
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Ô ! tuyệt .... Tôi nhớ ra rồi , ngày trước - năm 1992 . Tôi đã có lần được dịp vào tay với một cao thủ Vĩnh Xuân đất Bắc ngay tại Tp HCM ... Bi giờ nhân đọc lại đoạn post của huynh-đệ dungntqnvn tôi lại chợt nhớ lại ... Vị cao thủ VX ấy có lối di chuyển zích zắc hết sức nhẹ nhàng và linh hoạt trong phạm vi bán kính độ chừng chỉ một bước chân đổ lại ... có phải đấy là một trong những "xước" của Vĩnh Xuân không ?1? ...
    Nếu quả đúng vậy thì thật tuyệt ! ... sự thú vị và ấn tượng của bản thân tôi đối với vị cao thủ Vĩnh Xuân có bước di chuyển độc đáo ấy ... đến nay vẫn còn nguyên giá trị .
    Vô chiêu - Vô thức
  7. dungntqnvn

    dungntqnvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/06/2001
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Đúng như bac Vove và Khong chieu thuc nói đó, cách di chuyển kiểu "đùn" và bước ko quá một bàn chân ở đây chúng tôi gọi là " Xước" đó, có thể đây là phiên âm của từ " bước", tôi nghĩ vậy thôi bởi thấy chúng cũng đồng âm với nhau. Cách di chuyển này cũng giúp tôi nhiều trong khi học khiêu vũ đó, bởi nó cũng hoi giống cách di chuyển trong điệu Cha - cha - cha mà.
  8. KhongChieuThuc

    KhongChieuThuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2003
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0

    Tuy không cùng đồng môn với các huynh -đệ của Topic này ... nhưng quả có một vài kiến thức hẹp Tui đã từng được trải nghiệm với các cao thủ của Vĩnh Xuân ...
    Ấy là vào cuối năm 1997 ... Lần này , Tôi có dịp trao đổi côn thuật với một cao thủ Vĩnh Xuân khác ( cũng là hảo thủ Vịnh Xuân đất Bắc có dịp ghé vào Tp HCM ) ... So với những kỹ thuật dụng côn của một vài môn phái khác mà tôi đã từng trao đổi , thì kỹ thuật thi triển của bài "Lục điểm bán côn" - Vĩnh Xuân cũng thực sự có nhiều dị biệt kỳ thú ! ...
    Các bác nào nếu có am hiểu - thiện dụng "Lục điểm bán côn" của Vĩnh Xuân , và có hứng thú share thảo luận ... thì cho Tui cùng các bằng hữu yêu thích Võ thuật được mở mang thêm kiến thức ...
    ......
    Vô chiêu - Vô thức
    Được KhongChieuThuc sửa chữa / chuyển vào 00:47 ngày 27/06/2003
  9. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Nay chỉ nói về "Lục điểm bán côn", gọi là bán côn vì độ dài của côn này là do nửa độ dài của hai loại côn cộng lại hình thành. Trong chế độ cổ, dùng côn cho bộ binh thì dùng loại côn ngắn cho dễ vận dụng. Lọai này dài 4,8m (thước Trung quốc) .Loại côn này dùng cho kị binh . Độ dài của nó gấp đôi loại côn ngắn tức là 9,6m .Nếu có thêm một mũi nhọn nữa thì thành trường thương. Phép đánh côn ngắn và côn dài khác nhau . Đánh côn dài thì người sử dụng côn phải có cánh tay mạnh hơn người mới có thể gạt đâm được. Khi công kích dùng khoảng cách xa và chủ yếu là hướng về phía trước đâm giết. Còn đánh côn ngắn khi vận dụng phải linh hoạt, trên bổ dưới hất, đánh ngang phải trái cho nên chân tay phải nhanh nhẹn, lấy việc đánh dọc đánh ngang, bổ trên hất dưới làm chủ yếu. Cho nên côn dài thích hợp cho kỵ binh. Côn ngắn thích hợp cho bộ binh dùng cận chiến trên mặt phẳng. Mỗi loại đều có ưu điểm nhược điểm của nó. Cho nên "Lục điểm bán côn" lấy cái ưu điểm của hai loại cộng lại, lấy chiều dài của côn dài rút đi 2,4m và thêm vào chiều dài của côn ngắn 2,4m, tức là chiều dài của "Lục điểm bán côn" là 7,2m. Phép đánh lấy côn ngắn 3 điểm:
    Toả hầu (khoá hầu)
    Trung bình (trung bình)
    Dịch tự (rút đầu mối)
    Phép đánh lấy côn dài 3 điểm:
    Cái côn (côn che đầu)
    Hạ khiêu (hất dưới)
    Hoành đả (đánh ngang)
    Cộng hai cái thành 6 điểm, cho nên vì thế gọi là "Lục điểm bán côn". So với loại côn "Cửu long bán đảo" của Hương Cảng cũng thế, nhưng côn của Hương Cảng có thêm nửa điểm, chứ không 9 con rồng thêm nửa con rồng.
    Bài ca về côn như sau:
    Côn pháp tinh thông lục điểm cường
    Hoành phi trung lộ nhập trùng dương
    Khuyên trầm dịch tự xuyên trừu đãng
    Thượng hạ phiên phi thế hiển dương
    Dịch:
    Côn pháp tinh thông sáu điểm cường
    Phất đường giữa để đâm côn vào giữa
    Xoay vòng thấp rút côn lắc lư rồi chọc
    Lật, bay, trên, dưới, thế rất hùng mạnh
    --------------------------------
    Trên đây là mấy dòng về Lục điểm bán côn do Lục Vĩnh Khai viết.
    Chúng tôi bên dòng Ngô Sỹ Quý do đ/k cuộc sống hiện nay chỉ tập " Tề mi côn" mà thôi.
  10. dungntqnvn

    dungntqnvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/06/2001
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Tiện thể đề nghị bác DTA làm luôn một lèo vấn đề binh khí đi, nhất là về Bát trảm đao đó, cái món này tôi chưa được học lên cũng khoái tìm hiểu lắm.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này