1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Từ Nam chí Bắc ,hảy thảo luận và cùng nghiên cứu VỊNH XUÂN

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi DONGBAI, 23/10/2002.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Chỉ mong bác hiểu ý mà thông cảm . Quả là đáng đời ông ấy, vì có mộc nhân mà lại vượt biên, đi tay không qua xứ khác :-)
    Chừng nào bác mà tay không ung dung lên đường, sẽ có lời chúc mừng, hehehe
  2. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Ông bạn ơi,
    Tui nghe sao cảm thấy nhồn nhột . Mang ơn cụ Tế Công là một chuyện, nhưng cũng nên nhìn ra một tí, dân VX khắp nơi, và cả 1 vài môn khác, đều có mộc nhân . Các bài thì có hơi khác nhau, nhưng tất cả là đại đồng tiểu dị -dĩ nhiên, VX VN cũng có vài đặc dị, và các dòng VX khác thì cũng vậy, có cái riêng của họ . Ta nên tìm mẫu số chung thay vì cứ nghĩ mình là khác, là đặc biệt, cuộc đời có lẽ ...vui hơn
    Ngày xưa, có lẽ một phần vì tư tưởng, một phần vì kiến thức về vật lý, sinh lý, etc.. còn hạn chế, nên muốn diễn đạt và truyền đạt điều gì đó, có khi phải "di hoa tiếp mộc" hay là gián tiếp kiểu nữa vời . Bây giờ là thế kỷ 21 rồi, có lẽ ta phải thay đổi ngôn ngữ cho rõ ràng hơn. Đành rằng, tập võ là một hành trình bản thân, khó diễn tả lắm cái cảm giác lắm, nhưng ít ra thì cũng nên khoa học trong nhận định . Tui e rằng, những ai còn ham dùng "ẩn dụ" có thể vẫn chưa hiểu rõ, cho nên mới nữa vời theo kiểu công án thiền để che dấu cái sự thiếu hiểu biết nầy . Hì hì :-)
    Trở lại mộc nhân . Theo tui, mộc nhân chỉ là một dụng cụ thôi, dùng kiểu nào thấy hợp với suy nghĩ của mình là vui rồi . Nếu triết lý vớ vẩn, thì ta có thể thiên hạ đả biến vô địch thủ, vẫn không thể thắng mộc nhân :-)
    Dưới đây là hình mộc nhân bằng tre, từ dòng của học trò đầu tiên bên Tàu của cụ Tế Công . Theo như tui biết, cụ dạy 36 thế . Những vị nào có "dính dáng" đến ông Lục Vĩnh Khai có thể minh chứng cho điều nầy :-)
    http://users.softpress.com/oxfordwi...ces/item7a1.gif
    http://users.softpress.com/oxfordwi...ces/item8a1.gif

  3. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Hehe, bravo bác Vove.
    Nói trắng ra thiên hạ thấy nó chẳng có gì hay ho, trần trụi quá đâm hoang mang. Con người phần lớn muốn thấy cái gì nó hơi lung linh một tý cơ. -:) Mộc nhân cũng như con búp bê gỗ ấy mà, làm bạn với nó, mơn trớn nhau 1 tý ... phê lòi.
    Ngày trước, khi ở Phật Sơn, cụ Tế Công dạy Yiu Choi, Yiu Kay mộc nhân tay mây, sang VN chắc khó kiếm nên thay bằng gỗ -:). Đường link của bác Vove em ko vào được, có cách khác ko?
  4. quan65

    quan65 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Bạn VXDTA ơi, hình như mây mềm hơn gỗ nhỉ. VN thiếu mây, lạ nhỉ!
    Chẳng biết vị sư phụ ấy có ý gì.
  5. Amused2death

    Amused2death Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2003
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Định mở một topic riêng, nhưng thôi xin góp vào đây luôn vậy, cho tập trung. Tôi muốn nói một chút về danh tính và nghiệp tích của cụ Tế Công trước khi sang Việt Nam.
    Danh tính: tôi đã tra cứu nhiều tài liệu về Vịnh Xuân ở Trung Quốc, tuyệt nhiên không có tên Nguyễn Tế Công. Duy nhất có một cái tên có liên hệ với Việt nam, đó là danh sư Nguyễn Tế Vân, anh ruột đồng thời là sư huynh của Nguyễn Kỳ Sơn( nhân vật này tương đối nổi tiếng trong và ngoài Trung Quốc,bác nào ở nước ngoài chắc hay nghe nhắc tới Yuen kay san, chính là ông này). cách giải thích duy nhất cho việc này là hai chữ Vân (') và Công (.) viết rất giống nhau, đặc biệt khi viểt thảo rất dễ nhìn nhầm. Không biết khi sang Việt Nam cụ được goi là Tế Công là do nhầm lẫn về ký tự của người phiên dịch, sau đó thành thói quen luôn,hay do cụ chủ động đổi? Về việc này bác nào có tư liệu ở phía Việt nam xin được thỉnh giáo?
    Về nghiệp tích, không hiểu sao Nguyễn Tế Vân ít được đơn độc đề cập đến như một nhân vật truyền kỳ, mặc dù em ruột đồng thời là sư đệ của ông và một số học trò của ông trước khi sang Việt Nam thường được nêu danh như một danh sư Vịnh Xuân ở Hoa Nam . Xin được nói qua về một số nhân vật này và quan hệ của họ với Nguyễn Tế Vân:
    1. Nguyễn Kỳ Sơn: sinh năm Quang Tự thứ 13 đời Thanh (1887), sinh thời ngụ tại lỵ Triều Quán, Phật Sơn. Bố ông Nguyễn Bàng Minh là một thương gia giàu có buôn thuốc nhuộm. Kỳ Sơn đứng hàng thứ năm, tục xưng là Nguyễn Lão Tra, từ nhỏ tính khí ương ngạnh hiếu động, đam mê võ thuật. Phụ thân không tiếc nghìn vàng mời thầy võ về dậy cho ông cùng anh cả Nguyễn Tế Vân. Trưóc sau có các danh sư Quách Bảo Toàn và Phùng Thiếu Thanh tới ở nhà dậy võ. Hai anh em miệt mài học hỏi, cộng với căn cơ sẵn có, sau mấy năm đã thành tài. Đặc biệt là Nguyễn Kỳ Sơn, được người đời gọi là " Phật Sơn Nguyễn lão Tra", tư chất thông minh dĩnh ngộ, trong suốt quá trình tập luyện biết dung hội quán thông một cách khoa học, tinh thông quyền ,thung, đao,côn. Đưọc tôn vinh cùng Diệp Vấn, Diêu Tài như " Vịnh Xuân tam hùng).Một đời chỉ truyền thụ quyền pháp cho bạn thân là Trương Bảo và trò yêu là Sầm Năng và Hoàng Tinh. Các truyền nhân sau này truyền bá rộng rãi Vịnh Xuân ra khắp thế giới, rất nhiều chi có khởi nguồn từ dòng Nguyễn Kỳ Sơn. Ông bệnh mất năm 1956 tại Quảng Châu, thọ 69 tuổi.
    2. Diêu Tài (có lẽ là You Choi mà anh DTA đề cập đến ở tầng trên,You Choi là cách phát âm theo tiếng Quảng)(1890-1956), quê gốc huyện Bảo An, sinh thời cư trú tại Phường Thiên An. Cha là Diêu Cửu Chi, mở cửa hàng lớn buôn thuốc cao đơn hoàn tán. Diêu Tài tục xưng Đại lực Tài, sức khoẻ kinh người . từ nhỏ đam mê võ thuật, theo thầy Nguyễn Tế Vân học Vịnh Xuân. Dưới sự dìu dắt nhiệt tình của thầy sau mười năm khổ luyện thành đại tài . Sau đó Nguyễn Tế Vân sang An Nam (tức Việt Nam) lập nghiệp, nhìn ra đưọc tố chất võ học của Diêu Tài nên trước khii đi thân dẫn Tài tới Võ quán của Ngô Trọng Tố theo học tiếp. Lúc này Diệp Vấn, Nguyễn Kỳ Sơn cũng hay lui tới Võ quán của họ Ngô thỉnh giáo, nên ba người có nhiều dịp giao lưu, cọ xát. Môn đồ của Diêu Tài ngoài con là Diêu Kỳ ( có lẽ là You Kay mà anh DTA nói tới)còn có Cao Mãn, Diêu Tích, Hoắc Siêu, Lâm Thuỵ Văn , Lâm Thuỵ Ba, Ngô Nhật Minh vv ...
    Những tài liệu khác về cụ Tế Công ( Tế Vân) ở Việt nam bác nào có post lên cho vui? Đọc mấy lý luận cao siêu quá xin nói thật tôi cũng không hiểu lắm, đôi khi trừu tượng quá . Thôi thì xem lại một chút lịch sử truyền kỳ vậy.
    ?"孤O
  6. quan65

    quan65 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Bạn viết hay lắm.
    Xin cho biết nguồn tư liệu? Cám ơn nhiều.
    Có ai có bút tích của cụ Tế Công xin post lên cho mọi người xem.
    Được quan65 sửa chữa / chuyển vào 17:23 ngày 23/03/2004
  7. Amused2death

    Amused2death Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2003
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Hai nhân vật trên tôi trích dịch từ một bài của tác giả Hoàng Hồng "Phật Sơn Vịnh Xuân Quyền danh sư lục", đăng trên tạp chí Tinh Võ năm 1998
    ?"孤O
  8. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Tế Công đương nhiên ko phải tên thật. Tên thật là Nguyễn Tế Vân ( Yuen Chai Wan ) 1877 - 1960 . Nguyễn Kỳ Sơn 1889 - 1956 ; Diệp Vấn ( Yp Man ) 1893 - 1972 ; Diêu Tài ( Yiu Choi ) 1890 - 1956 . Nếu nhìn vào năm sinh, VX tam tài kém Yuen Chai Wan cả một thế hệ.
    Có tài liệu cho rằng Tế Công và Kỳ Sơn đầu tiên học Giác Hải Đại Sư ( Fok BoChuen ), sau xuống núi được giới thiệu học tiếp Phùng Tiểu Thanh ( Fung SiuChing), huynh đệ đồng môn với Fok BoChuen. Phùng Tiểu Thanh mất đầu những năm 1900 và chôn tại nghĩa trang họ Nguyễn, thọ 73 tuổi và chỉ dạy Kỳ Sơn chưa đầy 3 năm. Nếu vậy Kỳ Sơn học VX tới khi họ Phùng mất tổng cộng maximum chắc được 12, 13 năm với độ tuổi 18, 19 là cùng. Khi đấy TêCống đã trên dưới 30 rồi.
  9. Amused2death

    Amused2death Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2003
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Vừa lôi lại cuốn tạp chí Wingchun xuất bản tại Canada,cũng có bài viết nói về anh em Kỳ Sơn và Tế Vân. Để tối có thời gian xem có gì hay hoặc ảnh iếc chụp lại post lên. Đích thị sang Việt nam là cụ Tế Vân,anh trai của Kỳ Sơn.
    ?"孤O
  10. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Đây nè ông hạc phì :-) Và đây là chổ tui lấy hình ra
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này