1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự nguyên ( Nguồn gốc của từ và chữ Hán Việt )

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi vinhaihong, 16/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Tự nguyên ( Nguồn gốc của từ và chữ Hán Việt )

    Sau khi tìm tòi về mặt ngữ nghĩa chữ Hán ,tôi đã có những thu hoạch fải nói rằng rất thú vị về ý nghĩa ,nguồn gốc chữ Hán và tiếng Việt ,xin đưa ra đây chủ đề này để mọi người cùng nhau tìm hiểu về nguồn gốc của từng từ từng chữ Hán Việt. Chủ đề này sẽ rất hay đối với các bạn biết tiếng Hán .Xin đưa ra đây những câu hỏi như sau. ( Mọi người nhớ rằng đây là nguồn gốc nghĩa của chữ nhé ).
    1. Vì sao chữ "Luyện"( 練)trong từ "luyện tập " ," tinh luyện "...lại có bộ "ty" (tơ)?
    2. Vì sao chữ "Củng" (z)trong từ "củng cố ",...lại có bộ "cách "( da )?
    3. Cơ sở vậy " "là gì ,"sở "là gì ?Lãnh tụ thì "lãnh "là gì ,"tụ "là gì ?Doanh thu ,doanh là gì ,thu là gì ?
    Còn câu trả lời và những câu hỏi tôi sẽ tiếp tục post lên sau!


    Một bước phong trần
    Mấy phen chìm nổi
    Trời tình mù mịt
    Biển hận mênh mông

    http://www.ttvnnet.com/forum/f_309
  2. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa một trong những nghề đòi hỏi sự khéo léo, tinh xảo của đôi tay là nghề xe tơ, dệt lụa. Tơ cũng là một vật liệu làm ra các loại đồ dùng dụng cụ, hay các sản phẩm thẩm mỹ tinh tế, chi tiết. Các ngành thêu, đan, may, làm cờ quạt, thậm chí ngày xưa các dây đàn cùng làm bằng tơ (chứ không phải bằng dây đồng) cho những âm thanh tuyệt tác. Rồi thì tranh lụa, phất trần của các vị tiên đều óng ả nhờ chất liệu tơ. Cho nên bộ ty rất xứng đáng cho vào những từ Hán mang ý nghĩa "khéo léo của đôi bàn tay"như luyện là một điển hình.
    Bạn dùng chữ "da" là sai âm tiếng việt mà phải là "Gia". Gia ngoài nghĩa là nhà còn có nghĩa mang tính động từ là làm cho tăng thêm, làm cho bổ trợ thêm một cái gì. Ví dụ như là gia cố, gia công, gia vị, gia tốc, gia tăng. Mà từ củng cố thì cũng không khác lắm với từ gia cố, cho nên có bộ gia là hoàn toàn hợp lý. Và bạn sẽ tìm thấy rất nhiều từ trong tiếng Trung có ý nghĩa là làm mạnh thêm, tăng thêm có bộ gia trong đó.
    "Cơ" là cơ bản, là nguyên thuỷ thô sơ của một cái gì đó. Sở là trụ sở, sở tại từ đó ghép thành cơ sở. Một từ khác cũng có nghĩa tương tự như vậy là từ Căn.
    Lãnh tụ là người đứng đầu một tập đoàn nào đó. Lãnh và Lĩnh là một, và có trong từ thủ lĩnh, đầu lĩnh. Lĩnh là giỏi giang, ưu tú vượt trội, là tính từ. Tụ là nhóm họp lại, chụm lại, hội tụ lại. (lĩnh còn có nghĩa khác là nhận trọng trách, đảm đương, nhận lấy như lĩnh án, lĩnh thưởng, lĩnh trọng trách)
    Doanh trong từ kinh doanh, doanh nhân, về buôn bán nói chung. Thu là ngược với chi, trọng từ thu hoạch, tiếp thu, thu vén chứ không phải là mùa thu. Doanh thu là những khoản lợi nhuận có được từ buôn bán.
    Có rất nhiều bộ khác nhau xuất hiện trong các chữ khác nhau trong tiếng Hán và đều có nguồn gốc, căn nguyên cả. Những bộ Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ là một ví dụ. Chúng đều liên quan đến Kinh Dịch và được gắn vào các từ theo học thuyết của Kinh Dịch. Còn Kinh Dịch là gì thì phải tự về tìm hiểu lấy vậy.
    Thân ái và Thái Ân
    VTC

    Vô minh trói buộc phận đời
    Đổi thay mới thấu bi ai vô thường
    Ngộ mê vô trụ vô hình
    Thôi yêu vô ngã cho mình vô vi
  3. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    ==================================================
    Nói thế nào nhỉ ? Tất cả các cách bạn giải thích đều rất có lí ,nhưng hoàn toàn không chính xác bởi đó không fải là nghĩa gốc ,mà chỉ là ý kiến riêng của bạn .Dẫu sao các cách giải thích của bạn hết sức thông minh .
    _________________________________________________
    1.Luyện ,sở dĩ nó có bộ ty bởi LUYỆN ở đây là động từ ,VD: tập luyện ,tinh luyện ...Nghĩa gốc của chữ Luyện nghĩa là :"Nấu tơ trong nước tro để được tơ trắng ".Như vậy fàm làm cái gì mà fải qua nhiều công đoạn ,qua sự mài rũa ,làm cho trắng hơn ,tinh chất hơn ,tốt hơn ,ấy gọi là Luyện .
    _________________________________________________
    2.Củng ,mình nói là "da "và thực sự là "da "chứ không fải "gia ".Củng có bộ "cách "( là da trong da thú ,da trâu ,... ).Sở dĩ có bộ " cách "là bởi CỦNG vốn có nghĩa là "lấy da buộc cho chặt lại "như vậy đã dùng da để buộc đồ thì đồ vật ấy ắt là sẽ rất chắc chắn không thể rơi mất được .từ đó khi ghép với từ "cố "trong kiên cố ,thì thành củng cố nghĩa là làm cho chắc chắn ,làm cho chặt chẽ lại .( hoàn toàn không fải là "gia" bởi chữ hán hai chữ này hoàn toàn viết khác nhau .
    __________________________________________________
    3.Cơ sở .Sở dĩ "cơ "có bộ thổ .BỞi " "nghĩa gốc là cái móng ,cái nền nhà .còn "sở ''''có bộ thạch bởi "sở "ở đây nghĩa gốc là tảng đá .Hai chữ "sở" trong "cơ sở"và sở trong "xứ sở "cách viết hoàn toàn khác nhau .Như vậy cơ sở nghĩa là nền tảng .Là cái căn bản vậy .( Căn mà bạn nói có bộ mộc ,bởi căn là rễ cây ,hoàn toàn không liên quan đến Kinh Dịch và Ngũ hành bát quái gì đâu)
    _________________________________________________
    4.Lãnh tụ ,Lãnh có bộ Hiệt ,nghĩa là liên quan đến bộ fận đầu ( cái đầu ),và Lãnh nghĩa gốc là cái cổ .Còn Tụ có bộ y là liên quan đến áo ,và Tụ ở đây không fải là tụ họp tụ hội mà là "tay áo".Khi giặt quần áo ,cổ áo và tay áo là hai bộ fận quan trọng nhất .Và vì vậy Lãnh tụ là người quan trọng nhất là đầu não cũng là từ nghĩa ấy.
    __________________________________________________
    5. Doanh thu .Doanh có bộ Bối ( liên quan đến tiền bạc) .Vốn có nghĩa là "được tiền sau khi đánh bạc " và sau đó chuyển sang nghĩa là "thắng " là "lãi" là " được". Còn "thu" nghĩa là "thua ". Được thua ,lãi lỗ ,ấy chính là doanh thu .

    Một bước phong trần
    Mấy phen chìm nổi
    Trời tình mù mịt
    Biển hận mênh mông

    http://www.ttvnnet.com/forum/f_309
  4. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt, tuyệt. Cao nhân ắt hữu cao nhân trị. Chí lí lắm!!! Tôi chưa đọc kỹ cái câu về Củng có chữ "cách". Cứ tưởng bạn viết nhầm. Đúng "cách" là "da" thật. Bạn làm tôi nhớ đến câu trong Kiều:
    Mai cốt cách, tuyết tinh thần.
    Từ Luyện giải thích thế thì tôi chịu. Đến tận gốc rễ luôn. Nhưng bạn thử tìm các từ khác cũng có bộ ty xem, sẽ thấy chúng có một tập hợp lô gíc với nhau. Dù sao chữ luyện của bạn vẫn chính xác nhất.
    Từ cơ sở đúng là cái móng nhà, nhưng tôi muốn nói đến nghĩa trừu tượng của nó cơ. Căn có bộ mộc và có nghĩa là gốc rễ. Không sai. Nhưng bạn nên nhớ, trong Kinh dịch, người ta thường phân chia các vật chất trong vũ trụ theo 5 trạng thái cơ bản mà tôi đã nói ở trên. Và chúng luôn biến chuyển không ngừng cho nhau. Nên nói chúng có liên quan đến kinh dịch là có ý đó. Tất nhiên đó cũng chỉ là quan niệm của người xưa, đã lỗi thời với khoa học. Lịch sử của chữ Hán cũng liên quan nhiều đến văn hoá, tín ngưỡng và truyền thống của Trung quốc. Đã có thời Kinh Dịch, Ngũ Hành thống trị hệ tư tưởng của xã hội Trung quốc cổ đại.
    Từ Doanh thu và Lãnh tụ đúng như bạn nói. Nhưng nếu khi giặt quần áo mà quan trọng nhất là cái cổ và cái tay áo thì tôi hơi ngờ ngợ. Tôi nhớ một câu thành ngữ: Chó mặc váy lĩnh. Váy lĩnh là váy bằng lụa đỏ. Trong cái áo thì cái nào quan trọng hơn cái nào? Ai mà biết được!!! Nếu giải thích theo kiểu như thế thì bạn đã lạc sang box Chinese rồi và những người trong Tiếng Việt sẽ cảm thấy xa lạ.
    Một vấn đề nữa, tôi không có thói quen tầm chương trích cú. Tôi biết bạn lại đọc được những từ này ở một cuốn sách nghiên cứu nào đó và rồi đem đố mọi người. Nếu ví dụ tôi cũng đọc được cuốn sách đó rồi, hoặc về giở từ điển Hán Việt ra thì quá ư là dễ dàng để trả lời. Như thế còn gì là sáng tạo và tranh luận nữa??? Thế hoá ra là tung hô lại những phát kiến đã được cả thế giới biết rồi sao? Đâu là suy nghĩ và tư duy cá nhân? Tôi có thể post lên đây nguyên cả một cuốn giải thích các từ nọ, câu kia cho mọi người... giải trí. Lúc đó topíc sẽ sớm chìm vào quên lãng...
    Hơn nữa, nên nhớ rằng không phải nhà nghiên cứu văn chương nào cũng viết đúng tất cả như thực tế. Cho nên chúng ta đừng tin hết vội, mà phải lọc ra những cái sai, cái chưa đúng, chưa chuẩn để phân tích. Nếu chúng ta phân tích có lô gíc, thì kiến thức đó là sản phẩm bản quyền của chúng ta để đôi lúc ta không phải bị gọi là kẻ "chạy theo vết xe đổ" hay "ăn bã mía" nhỉ???
    Dù sao cũng xin bái phục!
    Thân ái và... tái phân (hồi sau phân xử lại)
    Vô minh trói buộc phận đời
    Đổi thay mới thấu bi ai vô thường
    Ngộ mê vô trụ vô hình
    Thôi yêu vô ngã cho mình vô vi
  5. ha_vy_84

    ha_vy_84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi anh, đây là một câu đố về từ nguyên, không có chỗ cho sự "sáng tạo", người tìm hiểu về từ nguyên có khi phải tầm đến cả những mảnh xương thú có ghi giáp cốt văn để tìm hiểu nguồn gốc ý nghĩa chữ viết của người xưa, và nó hoàn toàn không phải là "sáng tạo văn chương". Ngoài ra đây còn là từ nguyên Hán, không phải chỗ cho những người không biết chữ Hán nào. Đúng là lọc ra những cái sai, phải biết hoài nghi, nhưng dù khẳng định ý kiến của mình hay phủ định ý kiến của người khác đều phải dựa trên cơ sở khoa học, nếu mình có nhầm, có sai, có nghiên cứu chưa kỹ thì xin mạnh dạn nhận, không có gì xấu hổ cả, chứ không nên cố cãi dể đặt ngang hàng ý kiến nhất thời của mình với các nghiên cứu mà phải nhiều năm trời khổ công mới có được.
    Hạ Vy
  6. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    ĐÚng thế ,mình là mod của box Chinese ,và tất cả những gì mình nói ,mình nghĩ ,mình tìm hiểu ,đều dựa trên "tự dạng"(dạng chữ ) chứ không hề suy đoán ,sáng tạo .Bởi lẽ ,có đặt câu hỏi vì sao lại thế ,thì mới có thể tìm đến tận cùng cái gốc rễ của ý nghĩa Hán tự đựơc, Những gì bạn vothuongca nois ,đúng là có lí ,nhưng không hề có chút gì biểu hiện bạn hiểu sâu về chữ Hán ,và từ Hán Việt. Song dẫu sao đó là xu hướng chung ,nên không thể trách cứ .Thứ hai ,những gì mình viết ,và đố mọi ngưòi ở đây hoàn toàn không đọc trong một quyển sách nghiên cứu nào đó rồi về đố mọi nguời ,thế chẳng fải là lố bịch lắm sao ? Những gì mình biết về Tự nguyên ,hoàn toàn là do sự mầy mò ,mà thôi .Mục đích thứ nhất là để nắm chắc chữ Hán ,tăng thêm khả năng ghi nhớ chữ Hán ,thứ hai là để hiểu sâu về từ Hán việt cũng như tiếng Việt ,thứ ba là có thể tìm thấy rất nhiều điều thú vị qua cách tìm hỉểu thế này .
    ==================================================

    Một bước phong trần
    Mấy phen chìm nổi
    Trời tình mù mịt
    Biển hận mênh mông

    http://www.ttvnnet.com/forum/f_309
  7. Brando

    Brando Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Kính nhờ các bác giải thích từ nguyên của từ "Ấu trĩ". Nguyên gốc cách sử dụng từ này của Trung Quốc với ta có khác nhau không? và cách chung ta sử dụng nghĩa của từ này có đúng với nguyên gốc của nó không?
  8. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    "Ấu" vốn có bộ "yêu "( nghĩa là ít ) và chữ lực ( sức lực ) từ đó có nghĩa là " yếu ớt "và rồi là "trẻ con " . Trĩ cũng thế . Ấu trĩ trong ngôn ngữ của người Trung quốc có nghĩa là "trẻ con ". Hiện nay người Trung Quốc vẫn gọi vườn trẻ là "Ấu trĩ viên ". Còn ở nghĩa tiếng Việt thì như bạn biết rồi đấy ,"ấu trĩ " là đầu óc lạc hậu ,kém fát triển ........gì gì đó .Khác nhau là ở cách dùng và cách hiểu . Hiện tiếng Việt có rất nhiều từ sử dụng khác hoàn toàn với tiếng Trung QUốc .như từ bạn đưa ra chẳng hạn. ví dụ khác là từ "lợi dụng ",ngoài nghĩa xấu ,người TQ còn dùng nó với ý nghĩa " nhân dịp "nào đó .

    Một bước phong trần
    Mấy phen chìm nổi
    Trời tình mù mịt
    Biển hận mênh mông

    http://www.ttvnnet.com/forum/f_309
  9. Aozola

    Aozola Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    0
    Chưa đọc hết được bài của các vị bởi vì ..hì hì
    góp mặt chút xíu
    tại sao chữ nhẫn lại mang bộ tâm nhỉ ? 忍
    ngày xưa giải quyết ân oán giang hồ thì dùng đao kiếm ,chẳng
    cần dùng đến súng và lựu đạn làm gì hì hì vì có đâu mà dùng
    ,kiềm chế được lòng và không rút đao ra để mà
    giải quyết thì mới gọi là nhẫn .hì bác nào giải thích hay hay thì bổ
    sung thêm nhé !
    Anh chẳng dám nhận mình là thi sĩ
    Chỉ tại lòng quặn nhói thốt nên thơ
  10. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Chắc chữ Nhẫn nói về trạng thái cảm tính của con người nên có bộ tâm. Bộ Tâm nằm thiên về tình cảm, cảm tính. Bộ Tâm đứng thiên về tư duy, lí tính. Còn tại sao lại có bộ đao thì chắc phải tìm ở những cuốn sách nói về Phật giáo. Chữ Nhẫn là một trong những hạnh quan trọng trong triết lý nhà Phật.

Chia sẻ trang này