1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Từ nhân xưng trong tiếng Nhật

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi tamu, 31/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    Từ nhân xưng trong tiếng Nhật

    TỪ NHÂN XƯNG
    TRONG TIẾNG NHẬT


    LÊ THỊ HỒNG VINH
    (Giảng viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông,
    trường Đại học HUFLIT, TP.HCM)

    .
    .
    .
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. 'os< (Araki Hiroshi), 1973, -o人のO?>-?, >?社現代->??(Dạng thức hành động của người Nhật ?" tác động ngoại cảnh và tính tập thể, NXB Kodansha).

    2. .谷川<子 (Hasegawa Yoko), 2001, -oz<,?<Y-o人, o^^S?z??(Tính cách Nhật qua những phân tích ngôn ngữ, tạp chí Ngôn ngữ số 30, quyển 1, tr.86?"87).

    3. -s (Minami Hiroshi), 1983, -os"?^', 岩波->??(Cái tôi của người Nhật, NXB Iwanami).

    4. ?輪正 (Miwa Masashi), 2000, 人称zと.z, 人-?>T??(Từ nhân xưng và kính ngữ, NXB Nhân văn).

    5. ^o孝夫 (Suzuki Takao), 1973, "とばと-?O-, 岩波>-??(Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, NXB Iwanami).

    6. 谷素 (Tani So), 1974, -ozにS',<親-名称<?^?S~, 季^S人z学??(Phân tích cấu trúc của từ chỉ thân tộc trong tiếng Nhật, Tạp chí Dân tộc học số 5, tr.33?"38).

    7. Hoàng Anh Thi, 1999, Về nhóm từ xưng hô thân tộc trong tiếng Nhật và tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 9.

    8. Nguyễn Phú Phong, 1996, Đại từ nhân xưng tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 1, tr.9?"19)



    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 14:38 ngày 31/01/2006
  2. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TỪ NHÂN XƯNG
    Tương tự như trong tiếng Việt, nhóm từ nhân xưng trong tiếng Nhật cũng có một lượng từ vựng rất lớn với những quy tắc sử dụng phức tạp, và là một trong những phạm trù ngôn ngữ gây nhiều khó khăn cho người nước ngoài khi học tiếng Nhật.
    Trong phạm vi có giới hạn của bài viết này, tôi hy vọng giới thiệu được với bạn đọc có quan tâm về những nét cơ bản nhất của nhóm từ nhân xưng trong tiếng Nhật.
    Về thành phần tham gia, tương tự như trong tiếng Việt, nhóm từ nhân xưng trong tiếng Nhật cũng bao gồm những thành phần cơ bản sau:
    1. Đại từ nhân xưng chính danh
    2. Danh từ chỉ thân tộc
    3. Danh từ riêng
    4. Danh từ chỉ nghề nghiệp
    5. Danh từ chỉ chức vụ
    6. Một số danh từ chung và đại từ chỉ nơi chốn
    Các thành phần trên có những đặc điểm cơ bản sau:
    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 13:41 ngày 31/01/2006
  3. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    1.1. ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG
    Đối lập với đại từ nhân xưng trong hệ thống ngôn ngữ Ấn?"Âu ?" mang tính ổn định cao, chỉ biến đổi có tính kế thừa về mặt ngữ âm, không thay đổi nhiều về tính chất và nguyên tắc sử dụng ?" đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật có số lượng từ vựng rất lớn, và có quá trình biến đổi rất phức tạp.
    Quá trình biến đổi này không chỉ là sự thay thế những đại từ không còn được sử dụng bằng những đại từ mới, mà đôi khi còn là sự thay đổi về tính chất kính ngữ của các đại từ.
    Ví dụ như từ S? (omae), vốn là đại từ ngôi thứ hai cung kính chỉ người nghe ở vai trên, nhưng qua quá trình sử dụng, đại từ này dần mất đi tính chất của một đại từ kính ngữ, và trong tiếng Nhật hiện đại, từ này được sử dụng bởi người nói là nam, và để chỉ người nghe ngang hàng hoặc ở vai thấp hơn.
    Đại từ nhân xưng chính danh trong tiếng Nhật hiện đại có những đặc điểm cơ bản như sau:
    Một đặc điểm lớn của đại từ nhân xưng chính danh trong tiếng Nhật là sự phân chia thành các đại từ chuyên dụng theo giới tính ?" giới tính của chủ thể phát ngôn sẽ quy định các đại từ được sử dụng.
    Đại từ ngôi thứ nhất chỉ người nói là nam mới sử dụng gồm có: f. (boku), 俺 (ore); đại từ ngôi thứ hai chỉ nam giới mới sử dụng gồm có: > (kimi), S? (omae).
    Các đại từ chuyên dụng dành cho người nói là nam (kể cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai) về nguyên tắc chỉ được sử dụng đối với người nghe ngang hàng hoặc ở vai dưới, nhưng các đại từ ở ngôi thứ nhất này đôi khi cũng được sử dụng khi người đối thoại ở vai trên nhưng có quan hệ thân mật với người nói và người ở vai trên này không phản đối cách xưng hô như vậy.
    Ngoài ra, khi tranh cãi gay gắt hay nóng giận, người nói là nam có thể dùng các đại từ ngôi thứ hai ít nhiều mang tính chất phỉ báng như き.ま (kisama), てま^ (temae), để gọi người đối thoại.
    Đại từ chuyên dụng cho người nói là nữ chỉ có hai đại từ ngôi thứ nhất là ,Y- (atashi) và ,Yく- (atakushi), được dùng trong các quan hệ thân mật. Không tồn tại một đại từ chuyên dụng ngôi thứ hai dành cho người nói là nữ.
    Ngoài ra, các đại từ ngôi thứ nhất như ,Y- (watashi), ,Yく- (watakushi), đại từ ngôi thứ hai ,なY (anata) được coi là trung tính, có thể được sử dụng bởi người nói là nam hay nữ.
    Như vậy, so với các đại từ chuyên dụng dành cho nữ và các đại từ trung tính, thì các đại từ chuyên dụng dành cho nam đều kém lịch sự hơn.
    Đồng thời với việc phân chia thành các đại từ chuyên dụng theo giới tính, các đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật cũng được xem là một bộ phận của kính ngữ, trong đó tồn tại đại từ ngôi thứ nhất khiêm nhường, như ,Yく- (watakushi), và các đại từ thể hiện ý ?otự tôn? như các đại từ ngôi thứ nhất f. (boku), 俺 (ore), các đại từ ngôi thứ hai được dùng để gọi người ngang hàng hay ở vai dưới > (kimi), S? (omae), き.ま (kisama), てま^ (temae).
    Điểm đáng lưu ý là, trong hệ thống đại từ phong phú với nhiều cung bậc sử dụng khác nhau này không tồn tại một đại từ ngôi thứ hai có thể được dùng để gọi người ở vai trên. Các đại từ nêu trên tạo thành các cặp xưng?"gọi như sau:
    ,Y- (watashi) ?" ,なY (anata),
    f. (boku) ?" > (kimi),
    俺 (ore) ?" S? (omae)/ き.ま (kisama)/ てま^ (temae).
    Chỉ riêng đại từ ngôi thứ nhất khiêm nhường ,Yく- (watakushi) là không có một đại từ chính danh nào đứng cặp với nó. Khi người nói tự xưng là ,Yく- (watakushi) thì phải gọi người đối diện bằng danh từ riêng đã được ?okính ngữ hóa? (bằng cách cộng thêm các tiếp vĩ ngữ tôn kính) hay bằng danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp thích hợp.
    Dù có một lượng khá nhiều các đại từ chính danh nhưng việc sử dụng các đại từ này không hề dễ dàng, đặc biệt là các đại từ ngôi thứ hai. Đại từ ngôi thứ hai ,なY (anata) được xem là trung tính, có thể sử dụng đối với đối tượng giao tiếp ngang hàng và có quan hệ không thân, nhưng trong thực tế, việc sử dụng từ này thường gây cho người đối thoại cảm giác không dễ chịu.
    Nói chung, việc sử dụng các đại từ trong tiếng Nhật được giới hạn ở mức tối thiểu. Người Nhật, vốn ưa chuộng cách nói gián tiếp, mập mờ, nhất là khi đối với những phát ngôn có thể xâm hại đến thể diện, quyền lợi của người nghe, vì vậy, việc sử dụng các đại từ chính danh một cách thường xuyên để làm rõ vai trò của đôi bên đối với hành vi phát ngôn thường bị né tránh.
    Thay vào đó, các quan hệ này được làm rõ bằng hệ thống kính ngữ, nhóm từ chỉ quan hệ cho?"nhận, vốn bao hàm phương hướng của hành động, qua đó chủ thể và khách thể của hành động được làm sáng tỏ mà không cần đến các từ nhân xưng.
    Ví dụ:
    A: そのo,'貸-て"Yだ'ま>,"<?,
    Sono hon wo ka****e itadakemasenka.
    Quyển sách đó cho mượn. (thể khiêm nhường)
    ?' Làm ơn cho {A?"người nói} mượn quyển sách đó được không ạ?
    B: は"?ど?z?,S.ちになってくだ."?,
    Hai, douzo. Omachini natte kudasai.
    Vâng, xin mời cầm lấy đi. (thể kính ngữ)
    ?' Vâng, xin mời. {A?"người nghe} cứ mang đi tự nhiên.
  4. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    1.2. DANH TỪ CHỈ THÂN TỘC
    Từ chỉ thân tộc trong tiếng Nhật giữ một vị trí khá quan trọng trong nhóm từ xưng hô. So với hệ thống từ chỉ thân tộc trong tiếng Việt, hệ thống này trong tiếng Nhật khá đơn giản. Các tiêu chí tuổi tác, nội ngoại, quan hệ huyết thống hay hôn nhân không được nhấn mạnh.
    Những đặc trưng của hệ thống từ này trong tiếng Nhật có thể được khái quát như sau:
    1.2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỪ VỰNG
    Tương quan về thứ bậc tuổi tác chỉ có ở các từ chỉ những người có quan hệ trực hệ và cùng thế hệ với ego, tức là anh chị em ruột: ." ( ani ?" anh), ? (,ね ane ?" chị), Y (Sと?と otouto ?" em trai), 妹 (",,?と imouto ?" em gái).
    Trong khi đó, các anh em của cha hoặc mẹ đều được gọi bằng một từ duy nhất là S~ (oji), các chị em của cha hoặc mẹ đều được gọi là Sば (oba), nghĩa của các từ này chỉ chứa đựng vỏn vẹn hai thông tin:
    1) Là họ hàng cùng thế hệ với cha mẹ của ego.
    2) Giới tính.
    Tiêu chí quan hệ nội ngoại và quan hệ huyết thống hay hôn nhân cũng rất mờ nhạt. Để phân biệt cháu nội và cháu ngoại, tương tự như trong tiếng Việt, chúng ta có thể sử dụng các bổ ngữ ?onội?, ?ongoại? đặt sau từ ?ocháu?, ví dụ: ?.孫 (?ちま"uchimago ?" cháu nội), nhưng để nói ?ochú? hay ?ocậu?, thì phải sử dụng cách nói phân tích như: ^-のS~ (chichikata no oji ?" anh hay em trai của cha), 母-のS~ (hahakata no oji ?" anh hay em trai của mẹ), và cũng không có sự phân biệt về mặt từ vựng giữa chú và dượng ?" cả hai cùng được gọi là S~ (oji), giữa cô và thím/mợ ?" cả hai cùng được gọi là Sば (oba).
    Ngược lại, nhóm từ thân tộc chỉ họ hàng cùng thế hệ với cha mẹ trong tiếng Việt được phân chia khá tỉ mỉ dựa trên các tiêu chí giới tính, tương quan tuổi tác (sinh trước hay sau cha hoặc mẹ), họ nội hay ngoại, quan hệ huyết thống hay hôn nhân, trong đó các tiêu chí tương quan tuổi tác, quan hệ huyết thống hay hôn nhân được nhấn mạnh hơn trong các từ chỉ thân tộc bên nội.
    Cụ thể chúng ta thấy có sự phân biệt giữa ?obác? và ?ochú? (tương quan tuổi tác), giữa ?ochú? và ?ocậu?, ?ocô? và ?odì? (họ nội hay ngoại), giữa ?ochú? và ?odượng?, giữa ?ocô? và ?othím? hay ?omợ? (quan hệ huyết thống hay hôn nhân). Đặc trưng này được xem là do ảnh hưởng của hệ thống từ thân tộc của tiếng Hoa.
    Tiêu chí giới tính ?" khác với các tiêu chí nêu trên ?" rất được nhấn mạnh trong hệ thống từ chỉ thân tộc của tiếng Nhật. Trong tiếng Việt, các từ chỉ người vai trên của ego khác nhau tùy theo giới tính, ví dụ như các cặp ?oông? ?" ?obà?, ?ocha? ?" ?omẹ?, ?ochú? ?" ?ocô?, ?oanh? ?" ?ochị?... nhưng các từ chỉ người ở vai dưới thì không có sự phân biệt này, trai hay gái đều được dùng chung một từ để chỉ là ?oem?, ?ocon?, ?ocháu?.
    Nhưng trong tiếng Nhật thì ngoại trừ 孫 (mago, chỉ ?ocháu? ?" con của con ego), thì các từ khác chỉ vai dưới ego đều có khác biệt do giới tính: Y (otouto ?" em trai), 妹 (imouto ?" em gái), 息子 (musuko ?" con trai), ~ (musume ?" con gái), " (oi ?" cháu trai: con của anh, chị hoặc em của ego), 姪 (mei ?" cháu gái: con của anh, chị hoặc em của ego).
    1.2.2. KHI ĐƯỢC DÙNG LÀM TỪ XƯNG HÔ
    Danh từ chỉ thân tộc trong tiếng Nhật cũng được dùng để xưng hô, nhưng với số lượng từ hạn chế hơn so với tiếng Việt. Cụ thể là chỉ các từ chỉ thân tộc vai trên của ego như -^ (sofu ?" ông), -母 (sobo ?" bà), ^ (bố), 母 (mẹ), S~ (oji ?" bác, chú, cậu, dượng), Sば (bác gái, cô, dì, thím, mợ), ." (anh), ? (chị) mới được dùng để xưng và gọi, các từ chỉ thân tộc vai dưới của ego hoàn toàn không được dùng làm từ xưng hô.
    Những người ở vai trên dùng đại từ nhân xưng hoặc tên riêng để gọi người ở vai dưới, và người ở vai dưới cũng dùng đại từ nhân xưng hoặc tên riêng để tự xưng mình. Các danh từ chỉ thân tộc khi được dùng để xưng hô sẽ được biến đổi thành dạng kính ngữ, ví dụ từ ^ (chichi ?" cha) sẽ được biến đổi thành S^ち,f," (otouchan), S^.," (otousan) hay S^~ (otousama).
    Các từ chỉ thân tộc này cũng được dùng để xưng hô giữa những người không có quan hệ thân tộc, với nguyên tắc sử dụng giống như giữa những người có quan hệ thân tộc, nhưng phạm vi sử dụng hẹp hơn rất nhiều so với từ chỉ thân tộc của tiếng Việt.
    Người Việt có thể gọi một người không có quan hệ họ hàng là ?ochú?, ?obác?, ?oanh?, ?ochị?... mà không hề có ý tỏ tình thân mật hay một chủ đích nào khác, chỉ dựa trên sự tương quan tuổi tác giữa hai bên và giới tính của người đối thoại; nhưng người Nhật khi gọi một ?ongười dưng? bằng các từ chỉ thân tộc, họ thường có một chủ đích nhất định nào đó, tích cực là để tỏ tình thân như giữa người nhà, tiêu cực là để trêu ghẹo, tỏ thái độ xuề xòa v.v...
    Trong tiếng Việt, danh từ chỉ thân tộc được dùng rộng rãi để xưng hô ngoài xã hội, được gọi là hiện tượng ?oxã hội hóa? của từ chỉ thân tộc. Theo tôi, hiện tượng ?oxã hội hóa? này có thể được chia thành hai loại ?oxã hội hóa hoàn toàn? và ?oxã hội hóa không hoàn toàn?.
    ?oXã hội hóa không hoàn toàn? nghĩa là mặc dù được sử dụng để xưng hô với người hoàn toàn không có quan hệ hệ hàng, nhưng các từ này vẫn chịu sự chi phối của các nguyên tắc về lựa chọn từ xưng hô tương tự như giữa những người có quan hệ họ hàng. Người đáng tuổi chú thì gọi là ?ochú?, người đáng tuổi anh thì gọi là ?oanh?, và các từ mà người nói dùng để tự xưng sẽ là các từ chỉ thân tộc tương ứng, tức là ?ocháu? hay ?oem?.
    ?oXã hội hóa hoàn toàn? nghĩa là tương quan về tuổi tác giữa đôi bên không phải là yếu tố quy định từ chỉ thân tộc được chọn để xưng hay gọi nữa, mà yếu tố quy định sự lựa chọn này chỉ là tuổi và giới tính của người nghe, ví dụ một người đàn ông trung niên sẽ được gọi là ?oông?, một người phụ nữ trung niên sẽ được gọi là ?obà?, một thanh niên sẽ được gọi là ?oanh?, một cô gái trẻ sẽ được gọi là ?ocô?, và từ được dùng để chỉ người nói thường sẽ là đại từ lịch sự ?otôi?, bất kể tuổi tác của người nói nhỏ hơn hay lớn hơn so với tuổi của người nghe. Cách xưng hô này thường được sử dụng giữa những người trưởng thành, trong các cuộc hội thoại mang tính chính thức như ở các hội nghị, các cuộc phỏng vấn, hay ở những nơi cần xưng hô lịch sự, bình đẳng như cơ quan nhà nước v.v...
    Như vậy, các từ chỉ thân tộc này đóng vai trò hoàn toàn giống như những đại từ ngôi thứ hai lịch sự. Từ chỉ thân tộc trong tiếng Nhật không được đại từ hóa và sử dụng theo phương pháp này, khi cần xưng hô lịch sự họ thường dùng họ và tiếp vĩ ngữ ?osan? hay ?osama? để gọi người đối thoại, và xưng bằng các đại từ ngôi thứ nhất lịch sự như ,Y- (watashi), ,Yく- (watakushi).
    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 19:37 ngày 31/01/2006
  5. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    1.3. DANH TỪ RIÊNG
    Danh từ riêng, bao gồm họ, tên, tên thân mật... được dùng để xưng gọi rất phổ biến trong tiếng Nhật. Khi được dùng để gọi, thì tùy thuộc vào tương quan tuổi tác, quan hệ thân hay sơ giữa đôi bên, mà người nói lựa chọn việc dùng họ, tên hay tên thân mật để gọi người đối thoại. Cũng phụ thuộc vào các tiêu chí này mà người nói lựa chọn các tiếp vĩ ngữ .ま (sama), .," (san), ち,f," (chan) kèm sau tên gọi.
    1.4. DANH TỪ CHỈ NGHỀ NGHIỆP
    Trong tiếng Nhật, những người làm nghề có địa vị xã hội cao như bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, giáo viên, nghị viên v.v... hay những người có học vị, học hàm cao như giáo sư, tiến sĩ, được gọi chung bằng từ .^"Y (sensei ?" tiên sinh).
    Những người làm những nghề mà địa vị xã hội không cao, ví dụ như người lái xe, người bán rau, thì được gọi bằng chính từ chỉ nghề nghiệp đó, được kính ngữ hóa bằng cách cộng thêm tiếp vĩ ngữ .," (san), ví dụ, người lái xe (<転?< untenshu) sẽ được gọi là <転?<.," (untenshusan), người bán rau (.T< yaoya) sẽ được gọi là .T<.," (yaoyasan).
    1.5. DANH TỪ CHỈ CHỨC VỤ
    Các danh từ chỉ chức vụ như giám đốc, trưởng phòng v.v... được dùng để gọi rất phổ biến trong tiếng Nhật. Nhân viên trong một công ty, bất kể là có quan hệ thân mật hay không với giám đốc, và tương quan tuổi tác giữa đôi bên ra sao, hầu hết đều gọi giám đốc là 社. (shachou ?" giám đốc). Tương tự, nhân viên trong một phòng sẽ gọi trưởng phòng đó là 課. (kachou ?" trưởng phòng). Nhưng những người ở cấp trên không gọi người ở cấp dưới bằng danh từ chỉ chức vụ.
  6. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    1.6. MỘT SỐ DANH TỪ CHUNG VÀ ĐẠI TỪ CHỈ NƠI CHỐN
    Danh từ .^輩 (sempai ?" người có thâm niên nhiều hơn trong cùng cơ quan; người ở năm học cao hơn trong cùng một trường học v.v...) cũng được sử dụng để gọi khá phổ biến giữa các đồng liêu, sinh viên cùng trường v.v...
    Khi bực dọc, giận dỗi người đối thoại, người Nhật cũng dùng từ 人 (hito ?" người ta) để tự xưng mình, tỏ thái độ trách móc, gián tiếp phủ định quan hệ giữa mình và người nghe.
    Ngoài ra, khi lúng túng không tìm ra một cách xưng hô thích hợp, hay khi muốn tránh việc sử dụng đại từ nhân xưng, tránh việc làm rõ quan hệ giữa các bên tham gia hội thoại, các đại từ chỉ nơi chốn, phương hướng như "っち/ "ち,? (kotchi/ kochira ?" đây), そっち/ そち,? (sotchi/ sochira ?" đấy) cũng được sử dụng để xưng và gọi. "っち và そっち được dùng trong các quan hệ đồng đẳng, thân mật, "ち,? và そち,? được dùng khi muốn giữ thái độ lịch sự.
    Nói tóm lại, không chỉ có đại từ nhân xưng, rất nhiều từ thuộc các từ loại khác cũng có thể được dùng để xưng hô trong tiếng Nhật, nhưng hầu hết đều phải đảm bảo một nguyên tắc: có thể bao hàm ý tôn kính.
    Đối với từ chỉ thân tộc, thì chỉ những từ chỉ người ở vai trên mới được dùng để xưng hô. Từ .^"Y (sensei ?" tiên sinh) được sử dụng vì nó chứa đựng ý tôn kính đối với người làm những nghề có địa vị xã hội cao, trong khi đó, các danh từ chỉ những nghề có địa vị xã hội không cao thì phải trải qua bước ?okính ngữ hóa? bằng việc gắn vào tiếp vĩ ngữ .," (san) rồi mới có thể dùng để gọi.
    Tương tự, trong một công ty, cấp dưới thường gọi cấp trên bằng từ chỉ chức vụ, nhưng cấp trên không gọi cấp dưới bằng loại từ này, một trưởng phòng sẽ gọi giám đốc là 社. (shachou), nhưng người giám đốc này không gọi trưởng phòng là 課. (kachou), từ chức vụ chỉ bao hàm sự tôn kính dành cho người được gọi, khi được cấp dưới dùng để gọi cấp trên.
    Cũng như vậy, từ .^輩 (sempai) được dùng để gọi, nhưng từ O輩 (kouhai ?" người có thâm niên ngắn hơn trong một cơ quan; người ở cấp học, năm học thấp hơn v.v...) hoàn toàn không được sử dụng làm từ nhân xưng.
  7. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC LỰA CHỌN TỪ NHÂN XƯNG
    Với hệ thống từ xưng hô phong phú về từ loại và có số lượng từ lớn như trong tiếng Nhật, cũng tương tự như trong tiếng Việt, việc lựa chọn một cách xưng hô phù hợp với một trường hợp xưng hô cụ thể thường không phải là một việc đơn giản.
    Nó chịu sự tác động của các tiêu chí như giới tính, thành phần xã hội, tương quan tuổi tác, có hay không các quan hệ về quyền lực giữa các bên tham gia hội thoại, hoàn cảnh nói, nội dung của cuộc hội thoại, tâm lý của người nói vào thời điểm phát ngôn v.v... Các tiêu chí này tác động với mức độ khác nhau đến việc lựa chọn từ nhân xưng trong từng trường hợp cụ thể.
    Các nguyên tắc về lựa chọn từ nhân xưng có thể được khái quát như sau:
  8. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    2.1. XƯNG HÔ TRONG GIA ĐÌNH
    Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là các quan hệ mà trong đó sự phân định về thứ bậc trên dưới thường rất rõ ràng, và việc lựa chọn từ nhân xưng cũng được quy định rõ bằng những quy định bất thành văn được kế thừa qua nhiều thế hệ.
    Theo đó, trong gia đình người Việt, người ở thứ bậc trên có thể tự xưng bằng danh từ chỉ thân tộc hoặc bằng đại từ chính danh, và gọi người ở vai dưới bằng từ chỉ thân tộc, bằng tên hay bằng đại từ chính danh. Ngược lại, người ở vai dưới chỉ có thể tự xưng mình và gọi người ở vai trên bằng từ chỉ thân tộc thích hợp.
    Như vậy, người ở vai trên có quyền lựa chọn trong số những cách xưng hô có thể một cách xưng hô phù hợp nhất với tâm lý, tình cảm và thái độ mà người đó muốn thể hiện đối với người nghe tại thời điểm phát ngôn; đây có thể được coi là một đặc quyền của người trên.
    Ngoại trừ đặc điểm là những từ chỉ thân tộc ở vai dưới không có ?oquyền? tham gia vào nhóm từ xưng hô, thì những quy định về lựa chọn từ xưng hô trong tiếng Nhật cũng tương tự như trong tiếng Việt.
    Cụ thể, người ở vai trên có thể tự xưng bằng từ chỉ thân tộc hoặc đại từ, xưng và gọi người ở vai dưới bằng tên hay bằng đại từ. Ngược lại, người ở vai dưới chỉ có thể gọi người ở vai trên bằng từ chỉ thân tộc và tự xưng mình bằng đại từ ?" đại từ được sử dụng nhiều trong trường hợp này là từ ,Y- (watashi) trong trường hợp người nói là nữ, và là từ f. (boku) hoặc 俺 (ore) trong trường hợp người nói là nam.
    Hiện tượng gọi thay vai cũng khá phổ biến trong tiếng Nhật. Vợ chồng (đã có con) có thể gọi nhau là S^.," (otousan ?" cha), S母.," (okaasan ?" mẹ), mẹ có thể gọi con gái của mình (đã có con) là S母.," (okaasan ?" mẹ), bố mẹ có thể gọi con trai trưởng của mình là S."ち,f," (oniichan ?" anh trai) v.v... Người được chọn để thay vai thường là thành viên nhỏ nhất trong gia đình.
    Tuy nhiên, việc thay vai thường chỉ được tiến hành giữa những người có quan hệ trực hệ như trong những ví dụ nêu trên, không mở rộng ra cho các quan hệ chú, bác, cô, dì... như trong tiếng Việt.
  9. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    2.2. XƯNG HÔ NGOÀI XÃ HỘI
    Xưng hô ngoài xã hội có thể được phân chia thành xưng hô giữa những người mà giữa họ tồn tại một trật tự thứ bậc, và giữa những người mà giữa họ không tồn tại thứ bậc này. Quan hệ thứ bậc này có thể xuất phát từ tương quan tuổi tác hay nghề nghiệp, chức vụ v.v...
    Khi tồn tại quan hệ thứ bậc, nguyên tắc về xưng hô cũng tương tự như là xưng hô giữa các thành viên trong gia đình ?" quyền lựa chọn từ nhân xưng của người ở vai dưới hạn chế hơn rất nhiều so với người ở vai trên.
    Cụ thể, trong tiếng Việt, người ở vai trên có thể tự xưng bằng từ chỉ thân tộc, đại từ chính danh, và gọi người ở vai dưới bằng danh từ chỉ thân tộc, đại từ chính danh, hay bằng tên. Trong khi đó, người ở vai dưới, ngoại trừ trường hợp người trưởng thành có thể tự xưng bằng đại từ ?otôi? (tuy nhiên việc tự xưng bằng đại từ này cũng chịu những hạn chế nhất định), thì người ở vai dưới trong hầu hết các trường hợp chỉ có thể tự xưng bằng từ chỉ thân tộc, và phải gọi người ở vai trên bằng từ chỉ thân tộc, chức vụ, nghề nghiệp, học vị, học hàm...; việc sử dụng đại từ hay chỉ tên gọi (không cộng thêm các từ chỉ thân tộc, chức vụ, nghề nghiệp... thích hợp) là không thể.
    Tương tự, trong tiếng Nhật, người ở vai trên có thể gọi người ở vai dưới chỉ bằng tên, hoặc bằng tên cộng tiếp vĩ ngữ .," (san) hay ち,f," (chan), hoặc bằng đại từ, nhưng người ở vai dưới không thể gọi người ở vai trên bằng đại từ hay chỉ bằng tên, mà phải gọi bằng tên cộng tiếp vĩ ngữ tôn kính .," (san) hay .ま (sama) (tiếp vĩ ngữ ち,f," chỉ được dùng khi quan hệ giữa hai người là thật sự thân thiết), hoặc có thể dùng từ chỉ thân tộc.
    Như vậy, cả trong tiếng Việt và tiếng Nhật, người ở vai trên đều có nhiều khả năng lựa chọn, và việc khởi xướng một sự thay đổi trong xưng hô cũng thường là đặc quyền của người trên.
    Khi không tồn tại quan hệ giữa người nói và người nghe, và là quan hệ bình đẳng, các bên có thể dùng những cặp từ nhân xưng giống nhau để xưng gọi, ví dụ như cặp tên ?" tên, các cặp đại từ nhân xưng như ?omày? ?" ?otao?, ?otớ? ?" ?ocậu? trong tiếng Việt hay cặp ,Y- (watashi) ?" ,なY (anata), 俺 (ore) ?" Sま^ (omae) trong tiếng Nhật.
    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 14:25 ngày 31/01/2006
  10. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC LỰA CHỌN TỪ NHÂN XƯNG TRONG TIẾNG NHẬT
    Trong công cuộc cải cách toàn diện để tiến đến hiện đại hóa, dân chủ hóa đất nước ở Nhật vào những năm sau chiến tranh, hệ thống từ nhân xưng, cùng với hệ thống kính ngữ ?" với đặc trưng phản ánh quan hệ giai cấp, quan hệ thứ bậc bất bình đẳng, khác biệt hoàn toàn với các ngôn ngữ phương Tây đang được tôn vinh là đại diện cho xã hội văn minh ?" đã phải nhận những lời đả kích mạnh mẽ từ các nhà cải cách.
    Trong bản kiến nghị mang tên ?oCải cách kính ngữ? do ?oHội thẩm định quốc ngữ? ?" mà thành viên bao gồm số đông các học giả, các nhà văn hóa, các nhà nghiên cứu quốc ngữ ?" biên soạn, trình lên bộ trưởng bộ Văn hóa ?" Giáo dục năm 1945 có mục đề cập đến việc cải cách từ nhân xưng.
    Theo đó, việc đơn giản hóa từ nhân xưng theo hướng giảm sự phân biệt về giới tính bằng việc hạn chế sử dụng các đại từ chuyên dụng, quy định một cặp đại từ tiêu chuẩn là ,Y- (watashi ?" từ chỉ người nói) ?" ,なY (anata ?" từ chỉ người nghe), nhằm tiến tới xóa bỏ những cách xưng hô thiếu bình đẳng, dân chủ...
    Tuy nhiên, năm mươi năm sau ngày bản kiến nghị này ra đời, thực tế sử dụng từ nhân xưng trong tiếng Nhật hiện đại cho thấy việc quy định một cặp từ nhân xưng tiêu chuẩn có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai và đối với bất kỳ đối tượng nào cũng đều giống nhau đã không thể trở thành hiện thực.
    Từ nhân xưng, cùng với hệ thống kính ngữ, được xem là một trong những phạm trù ngôn ngữ rất đặc trưng của tiếng Nhật, là những ?ochứng cứ ngôn ngữ quan trọng? thường được dùng để xem xét mối quan hệ giữa ngôn ngữ và cấu trúc xã hội, ý thức của người Nhật về cái tôi, về gia đình, cộng đồng v.v...
    Xã hội Nhật vốn là một xã hội cấu trúc theo chiều dọc, trong đó những trật tự thứ bậc như tuổi tác nhiều hay ít, địa vị xã hội cao hay thấp, thâm niên dài hay ngắn... rất được xem trọng.
    Khi giữa các bên tham gia hội thoại tồn tại quan hệ bất bình đẳng, thì quan hệ đó sẽ luôn được làm sáng tỏ bằng các công cụ ngôn ngữ như kính ngữ, từ xưng hô, và người ở vai trên luôn có một phạm vi lựa chọn lớn hơn đối với các công cụ ngôn ngữ này.
    Trong tiếng Nhật, sự lựa chọn từ xưng hô không thể thực hiện được khi đối tượng của phát ngôn cùng với những thuộc tính như tuổi tác, giới tính v.v... và quan hệ giữa đôi bên chưa được xác định rõ. Sự xưng hô thay đổi theo đối tượng, hoàn cảnh nói được xem là biểu hiện của ?ocái tôi? ngôn ngữ mang tính tương đối, lưu động, phụ thuộc vào người khác [tham khảo 5]. Việc tránh sử dụng các từ nhân xưng còn thể hiện tâm lý muốn hạn chế thể hiện cái tôi, muốn hòa mình vào cộng đồng, tập thể, tránh sự ?oxung khắc? với những người xung quanh.
    Các từ nhân xưng dùng để nhắc đến người thứ ba cũng thường được nói đến trong các tranh luận về mối quan hệ giữa từ nhân xưng và ?otính cách Nhật? (-o人-).
    Các từ nhân xưng chỉ người thứ ba này được chia làm hai loại: từ được dùng để nhắc đến những người thân, người thuộc về phía người nói, được gọi là ?. (uchi); từ dùng để nhắc đến những người thuộc về phía người nghe, được gọi là - (soto).
    Ví dụ, để chỉ mẹ của mình, người nói sẽ dùng từ chỉ thân tộc chưa được kính ngữ hóa là 母 (haha), nhưng để nhắc đến mẹ của người nghe, người nói này phải dùng từ chỉ thân tộc đã được kính ngữ hóa S母.," (okaasan).
    Hiện tượng ngôn ngữ này được xem là bằng chứng của khuynh hướng đồng nhất bản thân vào gia đình, và vào những gì thuộc phạm vi ?. (uchi). Thế nhưng, ranh giới giữa ?. và - lại không phải là cố định, bất biến, mà thay đổi linh động tùy theo trường hợp.
    Ví dụ, khi một nhân viên của phòng A nói chuyện với một nhân viên của phòng B cùng công ty, thì người trưởng phòng của phòng B sẽ thuộc phạm vi - đối với A, nhưng khi người này nói chuyện với một người ở công ty khác thì tất cả những người cùng công ty, bao gồm cả người trưởng phòng của phòng B, lại trở thành ?. đối với nhân viên của phòng A này.
    Hệ quả của sự đồng nhất ý thức về bản thân vào một phạm trù mang tính lưu động như trên là ý thức đó cũng mang tính tương đối, lưu động, thay đổi thường xuyên theo cách điều kiện ngoại cảnh [tham khảo 1].
    (Tuy nhiên, cũng có không ít các nhà nghiên cứu đã đưa ra các quan điểm phản bác những luận điểm vừa nêu, do giới hạn của bài viết, tôi hy vọng sẽ có thể trình bày về vấn đề này trong một bài viết khác)
    Tuy nhiên, cấu trúc xã hội Nhật cũng đang dần thay đổi, trong đó các quan niệm về các quan hệ thứ bậc không còn gay gắt như trước, hệ thống giá trị, quan niệm về đạo đức xã hội cũng ít nhiều có những biến đổi, những thay đổi này hứa hẹn sẽ dẫn đến những thay đổi trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là đối với kính ngữ nói chung và từ nhân xưng nói riêng. Nhận xét này cũng đúng với cả tiếng Việt, vì vậy việc nghiên cứu từ nhân xưng để thấy được những khuynh hướng mới trong cả hai ngôn ngữ vẫn là điều cần thiết.
    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 14:34 ngày 31/01/2006

Chia sẻ trang này