1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Từ nối Tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi yeungon, 04/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Có thêm bác HCM Pusan quan tâm đến mấy cái từ nho nhỏ chết tiệt này thì hay quá. Bác chịu khó vào đây nhé.
    Hôm nay xin đưa ra một ví dụ về chữ NHƯNG trong tiếng Việt. Tôi thấy cái chữ NHƯNG chết tiệt này nó cũng thú vị lắm.
    Hãy so sánh
    1) Ông ấy là nhà ngôn ngữ học nhưng thông minh lắm.
    2) Ông ấy là nhà ngôn ngữ học và thông minh lắm.

    Nghe câu 1hẳn các nhà ngôn ngữ khác sẽ giãy nảy lên tự ái còn nghe câu 2 thì lại không như vậy. Vì câu 1 có hàm ý các nhà ngôn ngữ học nói chung không thông minh còn câu 2 thì không có hàm ý như vậy. Và sự khác nhau đó là kết quả của việc dùng NHƯNG ở câu 1 và VÀ ở câu 2 chứ chẳng còn bởi cái gì khác nữa.
    Như vậy ta có thể suy ra nghĩa của NHƯNG và VÀ là gì vậy? Tôi chưa có câu trả lời chính xác. Các bác thử cái nào.
    3) Ông X giàu nhưng hào phóng lắm.
    4) Bà Y nghèo nhưng hào phóng lắm.

    Cặp ví dụ này có thể coi như đủ đánh đổ lý lẽ cho rằng có một mối quan hệ tương phản/đối nghịch giữa các ý ở hai bên chữ NHƯNG (giàu >< hào phóng; nghèo >< hào phóng). Câu 3 sẽ chạm nọc các ông nhà giàu nói chung và có ý khen ông X vì cái hàm ý những người giàu thường keo kiệt hay không hào phóng. Câu 4 ít nhiều cũng làm mất lòng những người nghèo và có ý khen bà Y, vì cái hàm ý những người nghèo thì lấy đâu ra mà hào phóng được.
    Mời các bác tiếp tục bàn về cặp này
    3) Hắn rút ra một con dao nhỏ nhưng rất sắc. (Chí Phèo)
    4) Hắn rút ra một con dao nhỏ và rất sắc.

  2. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0

    VÀ đơn giản nối hai vế. NHƯNG, ngược lại, vừa nối hai vế vừa phân hai vế đó ra hai phe khác nhau. Hai phe nào thì tuỳ trường hợp mà luận. Lấy mấy câu bác yeungon đăng lên nhé:
    1) Ông ấy là nhà ngôn ngữ học nhưng thông minh lắm.
    Một bên là vế "khù khờ", bên kia là "không khù khờ". Từ NHƯNG cho ta biết: nhà ngôn ngữ học bên vế đầu, thông minh lại thuộc về vế thứ hai.
    3) Ông X giàu nhưng hào phóng lắm.
    Một bên là "keo kiệt", bên kia là "không keo kiệt". Nhờ NHƯNG ta biết rằng, theo tác giả, giàu tức là vế "keo", hào phóng đương nhiên thuộc vế đối lập.
    4) Bà Y nghèo nhưng hào phóng lắm.
    Cũng vậy. Nhưng lần này tác giả hàm ý nghèo thuộc vế "keo", còn hào phóng thì không (dĩ nhiên).
    3) Hắn rút ra một con dao nhỏ nhưng rất sắc. (Chí Phèo)
    Một bên là "có thể xem thường", bên kia là "đáng gờm". Tác giả cho ta biết tính chất nhỏ của con dao nên được xếp vào vế đầu, tính chất sắc ngược lại vào vế thứ nhì.
    Không biết nói qua loa thế này có đúng không ạ ?
  3. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    To Yeungon: Mới ngủ dậy, đọc lờ mờ mấy từ "chết tiệt", tưởng thằng dog nào nó chửi mình, ai ngờ đọc kỹ mới thở phào: thì ra bác yeungon nhà ta vừa khuyến khích mình (Arigatou), vừa chửi mấy cái từ "rắc rối nho nhỏ" đó.
    Cả hai bác yeungon va esu đều nói có lý. Vấn đề, theo tôi nằm ở chỗ thái độ của người nói. Ngôn ngữ (NN) là một hiện tượng xã hội, còn lời nói (LN) là hiện tượng cá nhân. (Có bác lại nói: biết rồi, khổ "lém", nói mãi"). Nhưng từ "Sốt syua" xa xôi cho đến bây giờ, người ta vẫn nói: "nên phân biệt NN và LN", chứ không phải là nói: "NN mới đáng nghiên cứu, còn LN thì bỏ nó đi." Nói dài dòng như vậy bởi vì tôi muôn nói thái độ người nói thuộc về LN. Mỗi NGƯỜI nói, trong một HOÀN CẢNH cụ thể, ở một DỤNG PHÁP cụ thể, sẽ có một bảng giá trị, đại loại bao gồm cái [+ ] và cái [-].
    Như thế thì:
    [+] nhưng [-]
    Cái này liên quan đến "điểm nhìn" của người nói là hình như các bác đã từng bàn luận rồi thì phải.
    Được HCMPusan sửa chữa / chuyển vào 14:19 ngày 12/10/2004
  4. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Bàn thêm:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    2. Ông ấy là nhà ngôn ngữ học và thông minh lắm
    ...
    4. Hắn rút ra một con dao nhỏ và sắc lắm[/QUOTE]
    Hai câu này không được tự nhiên, hình như không phải là những câu người Việt thường nói. Có lẽ chúng ta sử dụng "mà" ở đây thì chính xác hơn.
    Có nhiều cấu trúc khác hay hơn và tự nhiều hơn nhiều cho các câu trên: "vừa ... vừa", "không những ... mà còn". Tất nhiên là ý nghĩa có thể sẽ hơi thay đổi.
    Nhớ lại ngày xưa, một giáo sư đáng kính đưa ra một câu: "Nó không ăn và uống", và la lên rằng đó là hiện tượng mơ hồ (ambiguity). GS này bị đập "te tua" vì thật ra ít ai nói như thế, người Việt thường nói "Nó không ăn mà uống".
    Have a nice day!
    Thế mà qua loa hả bác esu, rõ ràng lắm đấy chứ, và rất đúng.
    Được HCMPusan sửa chữa / chuyển vào 14:22 ngày 12/10/2004
  5. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0

    Tôi không thấy có dấu hiệu ngôn ngữ nào nói đến cái vế ''khù khờ''. Khi tôi mới chỉ nói vế ông ấy là nhà ngôn ngữ học thôi thì làm gì đã có có ý ''khù khờ'' hả bác?
  6. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0

    Nó ''chết tiệt'' vì lý giải nó khó lắm!
  7. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì thấy hai câu đó không có vấn đề gì.
    BácHCMPusan có thể làm ơn đưa ra quy tắc khi nào thì dùng VÀ cho nó ''''''''tự nhiên'''''''' không? Và khi nào thì tránh dùng VÀ để ngôn ngữ khỏi mất tự nhiên?
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 23:10 ngày 13/10/2004
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 23:11 ngày 13/10/2004
  8. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
  9. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    To bác yeungon:
    "Tự nhiên" hay không còn do "ngữ cảm" của mỗi người. Thí dụ tôi thấy hai câu trên hơi gượng ép, còn bác thấy chúng không có vấn đề thì đó là do ngữ cảm của chúng ta khác nhau thôi.
    Về nguyên tắc dùng "và", tôi thấy thật đơn giản: KHI NÀO SỰ TƯƠNG PHẢN GIỮA HAI VẾ GIẢM XUỐNG ĐẾN MỨC ĐỘ KHÔNG QUAN TRỌNG, HOẶC SỰ TƯƠNG PHẢN ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ CHỦ Ý MÀ NGƯỜI NÓI MUỐN THỂ HIỆN, THÌ CÓ THỂ DÙNG "VÀ".
    câu của bác:
    "Ông ấy là một nhà ngôn ngữ và rất thông minh", bác nói như thế , người ta sẽ hỏi là bác muốn nói gì. Vì nếu bác nói là "tôi muốn giới thiệu một nhà ngôn ngữ học" thì tốt hơn là bác nói:
    "Đây là một nhà ngôn ngữ học thông minh."
    hay
    "Nhà ngôn ngữ học này rất thông minh."
    hay
    "Ông ấy là một nhà ngôn ngữ học thông minh."
    chứ ít nói kiểu như câu dẫn trên.
    Chúc vui vẻ.
  10. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    ''''nhưng" được dùng để nối hai vế (bất luận là danh ngữ, động ngữ hay tính ngữ) trong đó người phát ngôn cho rằng có một sự TƯƠNG PHẢN giữa hai vế đó. Sự tương phản đó có thể là về bản chất (thí dụ: tốt đ/v xấu), có thể ở một nét nghĩa (thí dụ: đi xe đ/v đi bộ), có thể ở một quan niệm (thí dụ: mưa đ/v gió).[/QUOTE]
    Bạn đang đi lại con đường của esu rồi. Ta vẫn thường nghe nói nhưng là từ nối để nối hai vế nhưng khi đặt lại vấn đề là ừ thì cứ cho là nhưng nối hai vế đi nhưng nối để làm gì thì chưa thấy ai trả lời đưọc. Bạn định nghĩa cho tôi thế nào là sự tương phản đi.
    Tôi chưa hiểu. Thế nào là nội dung chính? Cái [+], [: kia đại diện cho cái gì? khẳng định và phủ định? hay tích cực và tiêu cực?

    Đúng rồi. Tôi luôn nghĩ mỗi một câu chúng ta nói hay viết ra luôn có cả một thế giới (quan) đứng đằng sau nó để làm nền (tảng) . Thế nên nếu có ai đó nói ngược lại câu của bạn thành Anh ấy là giáo viên nhưng nghèo lắm thì cũng không có gì là phi lý cả bởi vì trong thế giới quan của anh ta giáo viên là những ngưòi dễ kiếm tiền và dễ trở nên giàu có. Có thể anh ta đang sống trong một xã hội có nhiều tiêu cực trong đó giáo viên dạy thì ít mà làm tiền thì nhiều. Cũng có thể phần lớn những giáo viên mà anh ta biết đều rất giàu.
    Tôi đang xem xét chữ nhưng nên xin thử bình luận về tác dụng của chữ nhưng mà bạn dùng ở trên xem nào. Bạn đã (một cách vô thức - subconciously) dùng chữ nhưng này để loại/gạt bỏ một giả định (assumption) mà bạn tin hay cho là tôi có sau khi tôi đọc hết câu đầu tiên - tức là đọc hết chữ rồi. Giả định đó là vấn đề này không còn hấp dẫn nữa.
    Bạn nói thêm chút nữa về cognitive grammar đi. Tôi nghe thấy cái này rồi nhưng chưa đọc.
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 21:33 ngày 15/10/2004

Chia sẻ trang này