1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Từ ??oôsin??? trở thành học sinh giỏi Toán thành phố

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi hiepkhachxua, 10/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hiepkhachxua

    hiepkhachxua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2006
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Từ ?oôsin? trở thành học sinh giỏi Toán thành phố

    Từ ?oôsin? trở thành học sinh giỏi Toán thành phố


    - Gia cảnh khó khăn, cô trò nhỏ Thúy Minh phải bỏ học lên Hà Nội làm "ôsin". Nhưng niềm khát khao học tập đã giúp em có cơ hội trở lại với mái trường, và xuất sắc đạt thành tích trong kỳ thi HS giỏi Toán thành phố.


    Bố mẹ Thuý Minh đều làm ruộng. Năm đó, do ?omáu? làm ăn nên đã đi vay tiền để đầu tư vào nuôi 40 con lợn và 4 con bò. Không ngờ, dịch lở mồm long móng ở lợn và bò đã khiến gia đình em mất sạch cả vốn lẫn lãi. Gia cảnh đã nghèo lại nghèo hơn. Cả 3 người con phải nghỉ học. Minh là con cả, lúc đó đã học hết lớp 10, được người quen giới thiệu sang Hà Nội giúp việc cho một gia đình.



    Bỏ trường, bỏ lớp khi trong lòng đang nuôi dưỡng bao ước mơ hoài bão. Cô học trò nghèo vẫn mong một ngày nào đó được quay trở lại trường học. Giúp việc cho người ta, được nuôi ăn, ở, mỗi tháng Minh được trả thêm 250.000đ. Tiền đó, Minh gửi hết về phụ giúp gia đình.



    Tuy đi giúp việc nhưng Minh ?othèm? học lắm. Hành trang đến nhà chủ của em có thêm rất nhiều sách vở. Đêm nào cũng vậy, sau khi đã xong công việc, nhớ lớp nhớ trường, Minh lại lôi sách ra học.



    Cảm động trước sự hiếu học của cô giúp việc, chủ nhà đã liên hệ với Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Hai Bà Trưng, cho Minh đi học. Dù đã nghỉ học 3 năm, nay được đi học lại nhưng kiến thức của Minh vẫn không thua kém bạn bè.



    Không phụ lòng tốt của chủ nhà, Minh luôn luôn là học sinh giỏi của lớp, của trường, nhưng vẫn hoàn thành trách nhiệm ?oôsin? của mình. Trong đợt thi học sinh giỏi Toán thành phố Hà Nội vừa qua, Minh đã đoạt giải khuyến khích. Thành tích này là vinh dự cho nhà trường và khẳng định nghị lực của em.



    Tiếp chuyện với Minh, tôi thực sự bất ngờ về sự lạc quan, nhí nhảnh, trong sáng vẫn còn vẹn nguyên trong tâm hồn em. Người chủ nhà tốt bụng đã định hướng cho em nên thi vào trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội, và em tự tin là mình sẽ đỗ. Với quyết tâm ấy, tôi tin con đường học vấn của Minh chắc chắn sẽ chưa dừng lại.
  2. khongthe

    khongthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2003
    Bài viết:
    4.417
    Đã được thích:
    0
    học sinh nghèo vượt khó thì dễ, nhưng học sinh giàu vượt sướng mới là khó.
    Kinh nghiệm bản thân emlà vậy.
  3. Tieu__Long

    Tieu__Long Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Thật đáng khâm phục, thiết nghĩ theo tôi đây là một trong những tấm gương cho những người có điều kiện hơn cô bé kia, hãy sống sao cho có ích và hết mình vì cuộc sống.
    Chào thân ái.
  4. bazan0_0

    bazan0_0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2006
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Chính xác!
    Khó nhất trên đời chính là thắng chính bản thân mình.
  5. huyhoang7t

    huyhoang7t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Cả hai bạn nói đều đúng. Để vượt được qua chính mình, hay những cơ hội và sự thoả mãn bản thân với điều kiện hiện có thì phải hiểu bản thân mình. hiểu rõ bản thân mình và vượt khỏi những gì là cái dễ đạt tới để đạt tới cái cao hơn, khó hơn, nhưng nhiều ý nghĩa hơn - những cái mà mình phải chỉ ra được là gì, thì không dễ chút nào.
    dù sao em bé gái kia có một nghị lực đáng khâm phục. Hi vọng cuộc sống khắc nghiệt và nhiều cám dỗ không bóp chết nghị lực đó, hoặc chuyển nó thành một biến thể khác mang tính tiêu cực.
    Trong cuộc sống có không ít tâm gương vượt qua được khó khăn, và nghị lực mạnh mẽ như của bạn gái này, và nhiều người khác. Tiếc là trong khi Công nghệ thông tin phát triển, tin tức được lan toả nhanh và rộng hơn đến mọi người thì trên trang nhất các bao điện tử lại phổ biến các thông tin mang tính tiêu cực hơn tích cực, tệ nạn xã hội hoặc các các thú vui chơi qua ngày. Nếu có một nguồn thông tin về các tấm gương như bạn gái này, sẽ là một nguồn cảm hứng tốt để chúng ta nhìn lại chính mình, và có động lực hơn trong cuộc sống.
    Được huyhoang7t sửa chữa / chuyển vào 01:16 ngày 11/12/2006
  6. hiepkhachxua

    hiepkhachxua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2006
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Vậy ta nên xin Admin da?nh 1 phâ?n đê? nói vê? nhưfng cái tốt ,nhưfng gương sáng đê? mọi ngươ?i nhi?n va?o chứ nhi? !
    chứ tôi thấy hâ?u hết trên diêfn đa?n va? báo chí nói chung chi? mang tính " thông báo "va? "than phiê?n " co?n con đươ?ng dâfn tới "lối thoát" hâ?u như bo? ngof nhiê?u !
    Mi?nh kkhông phai? la? ngươ?i ưa nịnh ma? rất thích sự thật du? phu? pha?ng tới đâu
    <cuộc dơ?i mi?nh có khá nhiê?u dufi do đeo duô?i :có tật +đafng trí (học nhiê?u nhưng chă?ng được bao nhiêu)+cha mẹ ốm đau+bạn be? "khinh"+..>
    Môfi lúc va?o diêfn đa?n hoạc biết nhưfng gương sáng như thế ! tuy chă?ng pha?i mi?nh , nhưng mi?nh cufng thấy vui hơn !
    các bạn bạn có đô?ng ý đê? niê?m vui nhân lên không !
    nếu có chuyện tốt ngoa?i đơ?i na?o bạn viết thư cho mi?nh nhé : hiepkhachxua@yahoo.com.vn
  7. hiepkhachxua

    hiepkhachxua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2006
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Người thầy giáo mù và ngôi trường ?oBừng sáng?


    Học sinh Trường PT đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu trong giờ học nhạc.
    Nằm trong con hẻm số 266/5 đường Nguyễn Tri Phương - phường 4 - quận 10, căn nhà chật hẹp của thầy Đào Khánh Trường mang tên "Bừng sáng" trở thành không gian quen thuộc, luôn ngập tiếng cười, tiếng nhạc? của 55 học sinh khiếm thị.
    Chúng tôi đến gặp thầy Đào Khánh Trường khi thầy đang dạy nhạc cho các em khiếm thị. ?oNgày xưa tôi không nghĩ sẽ lập được ngôi trường như thế này? - thầy kể - ?ocuối năm 1977, một đôi vợ chồng lặn lội từ miền Trung xa xôi dẫn theo hai đứa trẻ mù, một trai một gái đến tìm gặp tôi khẩn khoản van nài tôi nuôi giúp hai đứa con. Hết sức bất ngờ và do dự nhưng trước hoàn cảnh thương tâm của họ, tôi không thể từ chối".

    "Mãi đến năm 1985, sau nhiều lần suy nghĩ, tôi quyết định dùng chính ngôi nhà của mình làm nơi nuôi dưỡng và dạy dỗ các học trò khiếm thị. Có nhiều em quê ở tận ngoài Bắc, bố mẹ cũng lặn lội đưa con vào nhờ tôi dạy dỗ?, thầy nói tiếp.

    Sống độc thân nên thầy Trường dành hết tình thương cho các em. Từ ngày ?othành lập? trường đến nay, thầy đã trực tiếp nuôi dạy hơn 150 em khiếm thị có hoàn cảnh đặc biệt. Khi được hỏi nguồn kinh phí để nuôi các em, thầy cười: ?oThời gian đầu cũng lắm khó khăn nhưng bỏ tụi nhỏ thì không đành. Ngoài công việc dạy nhạc ở trường Nguyễn Đình Chiểu, thầy trò chúng tôi phải làm thủ công, thỉnh thoảng có vài người đến trường để ủng hộ vật chất?.

    Khi đến với thầy, các em đều được học hành, vui chơi và có một công việc ổn định. Có nhiều em đã đậu vào trường Đại học, Cao đẳng. Đặc biệt hiện nay trường đã mở được một trung tâm mát xa trị liệu ở số 52/003 lô E chung cư Ấn Quang để tạo việc làm cho các em. Nhìn những bàn tay khéo léo đến mức thành thục, không ai có thể nghi ngờ khả năng làm việc của các em.

    Với thu nhập khoảng 600-800 ngàn đồng/tháng/người, các em có thể tự trang trải phần lớn trong cuộc sống. Như trường hợp em Tạ Thị Thìn, quê ở Ninh Bình, bị khiếm thị nhưng vẫn đều đặn vừa làm vừa học thêm Anh văn và còn tiết kiệm tiền gửi về cho gia đình. Còn em Võ Minh Thiện, 15 tuổi, quê ở Trà Vinh kể về ước mơ của mình: ?oDù biết học đàn là rất khó nhưng em sẽ cố gắng. Em ước mơ sau này sẽ trở thành thầy giáo dạy nhạc?.


Chia sẻ trang này