1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự sự _ " Những ông đồ thời @ "

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi loa_ken_den_si, 02/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Tự sự _ " Những ông đồ thời @ "

    Tự sự chuyện làm Web (viết cho VTV2)

    Cuộc sống tấp nập với bao nhiêu bận rộn, lo toan của cuộc sống đời thường, nhưng trong tiềm thức mỗi con người Việt Nam, những dấu ấn về văn hoá, những nét đẹp trong văn hoá cổ truyền thì không mấy ai quên, nhưng nó lại được dịp trỗi dậy mãnh liệt hơn khi mỗi độ xuân về.

    Nhớ khi Nho học, Hán học còn thịnh hành trong khoa cử thời xưa và kể cả cho đến khi chữ Hán không còn được coi là văn tự chính thức nữa thì đâu đây trên các phố phường, người ta vẫn nhìn thấy những hình ảnh "ông đồ của một thời xưa cũ" ngồi trên những vỉa hè viết những câu đối đỏ, cho chữ cho bao nhiêu người. Nhưng mấy chục năm trở lại đây, xã hội phát triển quá nhanh, cuộc sống trở nên vất vả khó khăn hơn, bóng dáng những ông đồ ấy đã thưa vắng dần. Và hình ảnh những ông đồ ấy hình như đã trở thành một sự hoài cổ, hoài niệm trong tâm thức của mỗi người. Thật xót xa khi đọc lại những vẫn thơ năm nào của Vũ Đình Liên:

    Mỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy ông đồ già
    Bày mực tàu giấy đỏ
    Bên phố đông người qua.........

    Nhưng hình như không hẳn vậy, cái mạnh nguồn văn hoá tưởng chừng như đã mất ấy có lẽ vẫn không mất đi khi mấy năm trở lại đây lại thấy xuất hiện trở lại của những "ông đồ mới" và những "anh đồ" khắp nơi. Họ là những ai vậy? Thì ra một bộ phận những người còn theo Hán học, tuy không nhiều nhưng đã tìm về với cái mạch nguồn ấy mà khơi dậy, mà đem lại cho nó những sức sống mới, màu sắc mới. Tôi yêu những con người ấy, tôi yêu những công việc bị lãng quên ấy. Có lẽ cũng bởi vì tôi là một người trong số họ.

    Tôi học chữ Hán chỉ mới từ hồi học PTTH và khi học thêm Trung văn, tôi mới dùng cái thứ tiếng ấy để thi vào Đại Học. Có một điều may mắn cho tôi, tôi đã gặp người thầy đầu tiên, thầy Trần Xuân Tâm nhiệt tình và tâm huyết, truyền dạy cho tôi những ý nghĩa tốt đẹp và thiết thực trong từng con chữ. Tôi thích chữ Hán, tôi yêu tiếng Trung cũng vì một phần lớn là nhờ ông. Có lẽ vì tôi học cũng khá mà thầy cũng quý tôi lắm. Thầy mong sau này tôi có thể học giỏi hơn mà ra giúp ích cho chính bản thân cuộc sống của tôi.

    Nếu chỉ như vậy thôi có lẽ việc học cũng như việc làm của tôi kể cả sau khi tôi tốt nghiệp vẫn cứ bình thường như bao người, học xong đi làm rồi kiếm tiền thôi. Nhưng thực tế, cuộc sống tôi không muốn tôi vẫn phải thế, vẫn phải như bao người nai lưng ra mà đi làm lấy cải còn đỏ vào miệng chứ chưa nói gì đến gia đình.

    Nhưng có lẽ là một cái măy mắn thứ hai, tôi đọc được nhiều sách báo, để rồi mà được tiếp xúc với một môn nghệ thuật gắn liền với chữ Hán, đó là nghệ thuật Thư Pháp - nghệ thuật viết chữ của người Trung Hoa. Cứ thế tôi tự học rồi tiếp xúc được với một vài anh em khác cũng yêu thích Thư Pháp. Điều ấy thúc đẩy tôi lắm, học tập thêm cũng nhiều. Nhưng kết quả cũng chẳng bao nhiêu khi phải đi công tác mấy năm trời bên Đài Loan. Cứ lại đầu vào công việc mà phải bỏ bẵng đi một thời gian khá dài không động đến chữ nghĩa bút mực. Về nước, được gặp lại những người bạn cũ, gặp được thầy Lại Cao Nguyện là người mà rất tâm huyết với bộ môn nghệ thuật này, anh em chúng tôi lại theo thầy và học thêm được nhiều thứ hơn. Trong khi đó anh em bạn bè học tập hăng say lắm, thành tựu nhiều lắm. Và thế là chúng tôi tụ họp lại với nhau, cùng nhau học tập trao đổi. tôi lấy lại được hứng thú tập tành rồi cũng tiến bộ thêm chút ít.

    Hoạt động Thư Pháp đâu đó trong cả nước cũng rầm rộ từ trong Nam, ngoài Bắc. Cũng là một người yêu văn chương và sẵn mang niềm hoài cổ, anh em chúng tôi cũng mong muốn bộ môn nghệ thuật này có thể phát triển ở nước ta trong khi cái mạch nguồn văn hoá ấy đã đứt gẫy cả gần thế kỷ nay rồi. Chúng tôi tổ chức nhiều hoạt động viết lách nhằm dấy lên phong trào trong lớp trẻ. Chúng tôi chắc chắn một điều những việc làm đó là không thừa vì biết rằng có một thế hệ, có các cụ như cụ Lại Cao Nguyện năm nay đã 77 tuổi hoặc một số cụ còn cao tuổi hơn nữa nhưng vẫn đang âm thầm thắp giữ cái ngọn lửa đang dần tắt ấy.

    Anh em đa phần ở Hà Nội, tôi ở Nam Định, Thành Nam xưa kia. Đây xưa nay cũng nổi tiếng là mảnh đất văn vật sau chốn kinh kỳ, nhưng hình như ở đây, khi bóng dáng các ông đồ từ những năm 80 đến nay cũng không còn nữa, chẳng ai còn để ý đến hình bóng ấy chứ chưa nói đến nghệ thuật Thư Pháp rất gần với hònh ảnh các ông đồ ấy. Tôi suy nghĩ cũng nhiều, cùng anh em bàn bạc kỹ lưỡng và quyết định đưa Thư Pháp đến với Nam Định. Tôi thành lập một câu lạc bộ Thư Pháp đầu tiên ở Nam Định lấy tên là CLB Trí Đức Thư Pháp, được sự đồng thuận của khá nhiều người. Tôi phấn chấn lắm.

    Nhưng thật sự cái may mắn lớn nhất đối với tôi đó là có được sự đồng cảm và ủng hộ của cha tôi. Cha là một và là "người bạn lớn" duy nhất. Ông không phải là người của dòng dõi Nho gia nhưng tinh thần Nho giáo cũng rất đậm nét trong con người ông. Nho giáo ngày xưa chỉ coi nghệ thuật là hàng thứ yếu, thậm thứ yếu trong học hành, trí thức của người quân tử, nhưng cha tôi không thế. Ngay từ khi tôi còn nhỏ, ông đã cho tôi học võ, học vẽ đủ thứ để hoàn thiện kiến thức và cũng là chiều theo sở nguyện của con. Và ngay cả bây giờ, ông là người đầu tiên ủng hộ tôi, cổ vũ tôi đi theo con đường nghệ thuật Thư Pháp dù biết rằng còn nhiều gian lao. Và thực tế nhất, nếu không có sự đóng góp của ông, CLB Trí Đức Thư Pháp cũng chưa chắc có ngày hôm nay. Tôi không chỉ ảnh hưởng của cha từ tính cách, mà cả những suy nghĩ, tư tưởng, ông cũng luôn mang lại cho tôi những định hướng trong từng đường đi nước bước. Trong tôi, ông chính là "quân sư trong trướng gấm".

    Tiếp xúc nhiều với môt trường công nghệ thông tin trong quá trình làm việc kiếm sống, tích luỹ được ít nhiều kiến thức IT, lại thêm yêu thích mà mầy mò tôi tìm được nhiều trang Web Thư Pháp của Trung Quốc của Đài Loan. tôi chợt nảy ra, vậy tại sao mình không làm thử một trang Web, một diễn đàn cho CLB của mình và cho những ai yêu Thư Pháp, Thư Hoạ nhỉ? Xem chừng có vẻ khó đây! Mình cũng chưa thiết kế Web bao giờ. Không sao cứ làm thử trước đã, rồi mới có cái mà nói được.

    Nào! Lục lạo xem sách HTML viết về làm Web như thế nào, trời đất, quả là gian nan. Mình đúng là không phải dân IT, cứ thế này mà mò mẫm chắc vài năm mới xong mất. Cho dù khung hình, giao diện mình cũng tưởng tượng được sơ bộ rồi, nhưng cứ ngồi mà viết từng cặp thẻ như này chắc toét hết cả mắt vì phải dán vào máy tính nhiều. Web động hay tĩnh lại là cả một vấn đề. Thôi cứ làm đi, không nói nhiều nữa. Nhưng nên có anh em hỗ trợ thêm mới được. Tôi bắt đầu lên kế hoạch:
    - Tôi lên nội dung chính, viết code cùng thiết kế đồ họa và chịu trách nhiệm toàn bộ
    - Anh Khánh cố vấn về giao diện
    - Duy giúp tôi phần ảnh, chụp và scan lại gửi cho tôi
    - Long lo cho tôi phần tư liệu, và dịch một số tư liệu
    - Tất cả anh em sẽ tham khảo ý kiến chung của mọi người rồi sửa chữa lại và nâng cấp dần

    Quả là rất mất thời gian và làm việc phải khá miệt mài trong một thời gian khá dài, cuối cùng chúng tôi cũng hoàn thành sơ bộ. Song hình như vẫn chưa ổn. Thiết kế bằng HTML thì rất đẹp xong phần cập nhật thông tin lại có yếu điểm, đó là không chủ động được. Mỗi lần muốn thêm tin mới lại phải vào từng trang mà viết tin trong Notepad rất không thuận tiện, nhỡ lại động chạm mà sao code thì teo mất. Mà đấy là còn chưa nói đến phần diễn đàn. Diễn đàn phải cơ động lắm. Tôi nghe đâu hình như có nhiều ngôn ngữ lập trinh mới bằng ASP hay PHP gì đó, rất phù hợp cho việc thiết kế trang Web động và cập nhật thông tin và làm diễn đàn rất nhanh.

    Tôi bắt đầu mò mẫm lên các trang Web của thiên hạ có xây dựng bằng PHP hay ASP để tham khảo xem cấu trúc và cách xây dựng cũng như mô hình của Web viết bằng các ngôn ngữ mới ấy. Quả thật phong phú vô cùng. Tôi vào một số trang tin học và diễn đàn của dân Công nghệ thông tin. Tôi thật sự bất ngờ về tư liệu rất nhiều và họ trao đổi với nhau cách làm web thế nào cho thật đẹp. Lại còn có những bài mang tính hướng dẫn cũng như kinh nghiệm thiết kế. Tôi đã học được thêm rất nhiều. Tôi lại bắt đầu làm thử một diễn đàn trên một trang miễn phí để lấy kinh nghiệm thực tế. Mày mò mãi, tôi cuối cùng cũng làm được một diễn đàn ngon lành bằng PHP. Thôi cứ chạy tạm trên host free thôi, bây giờ công sức có thể bỏ ra được chứ lấy tiền đâu mua bây giờ. Anh em! Tôi làm xong rồi, CLB Trí Đức Thư Pháp của tôi cũng có Web rồi.

    Diễn đàn chạy được một thời gian ngon lành. Chúng tôi sắp xếp phân chia vấn đề với chuyên môn về Thư Pháp khá cao, với mong muốn đây sẽ là nơi trao đổi về học thuật mang tính "hàn Lâm" hơn. Ý tưởng và công việc này được anh em ủng hộ lắm, khác cũng như thành viên tham gia Web của chúng tôi ngày càng đông. Chúng tôi rất mừng.

    Nhưng thật đúng là tiền nào của ấy, mình chạy trên host free tậm tịt quá, thỉnh thoảng lại down một tuần hay vài ngày. Có khi còn cả tháng trời. Anh em lại kêu ầm cả lên, một trang như thế này sao lại để ra nông nỗi thế bác Xuân ơi. Tôi lại đau đầu. Làm sao đây? Lần này quyết định phải mua host và domain riêng và phải nâng cấp lên thành một trang có quy mô hơn mới có thể thu hút và tập trung nhân tài được. Chúng tôi quyết định lấy tên miền là: http:// www.thuhoavietnam.com và lần này lại dùng ASP để lập trình.

    Sưu tầm và tham khảo được nhiều mà nguồn dùng ASP, so sánh đi so sánh lại, chọn lọc mãi cũng có được một hướng mở ra. Trang Thư Họa Việt Nam đã đi vào hoạt động. Số thành viên lại tiếp tục tăng lên và tiếp tục ủng hộ cho một diện mạo mới của Thư Pháp Việt Nam trên Internet.

    Các cụ và anh em vẫn có ý kiến nhiều về cái giao diện. Đành rằng lấy nền là Lan Đình tự song toàn cục, đặt trong cả một trang như thế trông vẫn nặng nề. Các mục, các links vẫn chưa tiện lợi, một số chức năng còn lỗi. Lại tiếp tục sửa, lại mày mò, lại các công việc trước kia. Nhưng bây giờ, quan trong nhất là giao diện, vấn đề chức năng của trang Web và diễn đàn cụ thể. Làm sao các cụ, các nhà nghiên cứu, các học giả, các nhà nghiên cứu, dân Thư Pháp và cả giới mỹ thuật cũng như nhiều bạn trẻ yêu thích Thư Họa đều thấy chấp nhận được, và nhìn vào phải thấy ngay được đó là một trang Web của nghệ thuật Thư Pháp, Thư Họa. Tôi lại hì hục làm. Cũng thức nhiều đêm vì ban ngày phải đi làm. Nhưng rồi cuối cùng. một bộ mặt mới đã ra đời và được chấp nhận, hưởng ứng ngay. Sau này sẽ còn bổ sung nhiều nhưng trước mắt, thế cũng tạm ổn. Bây giờ chỉ lo làm sao duy trì được nó chạy ổn định nữa là ngon. Tôi cứ bỏ tiền ra đã, sau này tính tiếp.

    Anh em cũng còn nhiều dự định nữa nhưng chắc chúng tôi cũng phải làm dần dần. Tự nghĩ, mình không chuyên nghiệp mà làm được như thế cũng tốt lắm rồi. Nhiều lúc chúng tôi ngồi mà nói vui với nhau động viên nhau như thế. Nhớ lại lần trước khi đi mua domain, có đặt vấn đề với công ty cung cấp dịch vụ domain đó về vấn đề hỗ trợ cho trang Web cũng như ý tưởng đưa Thư Pháp lên Internet này nhưng mà họ không đồng ý hỗ trợ. Có lẽ, họ cũng như nhiều cơ quan, tổ chức khác không đánh giá được hết giá trị của nó. Giá như có một cơ quan văn hoá, một tổ chức nào đó mà nhìn nhận được vấn đề này mà hỗ trợ, cùng chúng tôi làm và phát triển nó thì hay biết mấy. Thôi lại vui vẻ bảo nhau mà rằng "Hữu xạ tự nhiên hương" thôi. Cứ chờ và cố gắng lấy vậy.

    Trang Web và diễn đàn của chúng tôi có những gì đặc biệt? Trong khi đó các trang về Thư Pháp và liên quan đến Thư Pháp cũng không phải là hiếm. Ví dụ như trước khi trang của chúng tôi ra đời đã có box Thư Pháp trên diễn đàn của mạng Trái tim Việt Nam Online, Diễn đàn Thư Pháp Hồn Chữ Việt, và một số trang có một vài bài liên quan đến Thư Pháp.

    Phần Site nói chung cũng giống như nhiều trang Web thông dụng khác, song chúng tôi chỉ tập trung những thông tin về Thư Họa và những tin tức liên quan đến Thư Họa. Chúng tôi là trang đầu tiên làm được việc này, thường xuyên cập nhật những thông tin Thư Họa trong nước cũng như quốc tế. Song đó mới chỉ là một phần nhỏ, thông tin chắc cứ lên Net mà vào Google rồi gõ 2 chữ Thư Pháp chắc ra một lô xĩch xông luôn. Thông tin của chúng tôi chỉ có những thông tin liên quan đến Thư Pháp và Thư Họa một cách tổng hợp nhất.

    Ngoài ra chúng tôi còn có phần Gallery Thư Họa, đó là nơi lưu giữ, trưng bày các tác phẩm của Thư Họa Việt Nam, tức là chỉ của người Việt ta thôi. đó cũng là một phần khẳng định cho Thư Họa Việt Nam và tôn vinh các tài năng cũng như giới thiệu đến đông đảo những người yêu Thư Họa các nhà Thư Pháp Việt Nam.
  2. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Nhân thấy có người chuyên làm kỉ lục thư pháp về TNĐL , bỗng nhớ đến bạn Trường Phong với bản dịch bài Nam quốc sơn hà ...xin được chia sẻ cùng mọi người , đúng là ngộ thật !
    Nam quốc sơn hà

    Lâu nay không vào cái bờ lốc của mình, thấy nó đìu hiu đến là tội. Chợt nhớ tối qua, nhân khi trà dư tử khuyết, hứng thơ lên, nhưng không đủ để chế tân, vậy bèn đem thơ ca của tiền nhân ra dịch tạm.
    Bản dịch nôm bài Nam quốc sơn hà đây. Nguyễn văn chữ Nho:
    Nam quốc sơn hàn nam đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
    Như hà ngịch lỗ lai xâm phạm
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
    Dịch xuôi:
    Sông núi nước Nam thì hoàng đế nước Nam ở
    Sự phân định đã được sách trời ghi chép rất cho là rành rọt
    Cớ sao lũ giạc rông càn dám đến xâm phạm
    Bay sẽ thấy mình chuốc lấy thất bại mà thôi
    Dịch thơ (Lục bát):
    VUA TA Ở TẠI NƯỚC TA
    SÁCH TRỜI GHI CHÉP RẤT LÀ CHI LI
    GIẶC CUỒNG KÉO ĐẾN MÀ CHI
    TIN KHÔNG? TA ĐÁNH, BAY THÌ: TE TUA

Chia sẻ trang này