1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tu Tập thì không phải là

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi hoadao_vnn, 10/02/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoadao_vnn

    hoadao_vnn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Tu Tập thì không phải là

    Đây là trích đoạn trong cuốn sách "Thiền với cuộc sống và tình yêu" của thiền sư Joko, người Hoa Kỳ, đăng trên thuvienhoasen.org, Hoadao đọc thấy thật là thú vị nên post lên đây và mong được học hỏi kiến giải của mọi người.

    Tu tập thì không phải là

    Nhiều người tu tập và có khái niệm rõ ràng về thế nào là tu tập và tu tập ra sao. Cái mà tôi muốn nhấn mạnh lúc này là (từ nhiều góc độ khác nhau), thế nào tu tập thì không phải là.

    Đầu tiên, tu tập thì không phải để tạo ra sự thay đổi về tâm lý. Nếu chúng ta tu tập với sự hiểu biết tri thức, chuyển biến tâm lý sẽ phát sinh; tôi không nghi ngờ về điểm này ?" sự thật, nó rất kỳ diệu. Tôi muốn nói là, sự tu tập được ra công để hướng về một mục đích khác. Thay đổi tâm lý là sản phẩm phụ sẽ xảy ra trên con đường đi đến mục đích đó. Nó không là cứu cánh.

    Tu tập thì không phải để hiểu biết về bản chất vật lý của thiên nhiên một cách tri thức, nguồn gốc cấu tạo và vận hành của vũ trụ. Nếu tu tập nghiêm chỉnh, chúng ta có chiều hướng sở đạt phần nào đó trong lãnh vực này. Nhưng nó không phải là mục đích của tu tập.

    Tu tập thì không phải để đạt được trạng thái tĩnh lặng, hạnh phúc, thấy viễn ảnh, màu sắc (xanh, đỏ, trắng, hồng..). Tất cả những trạng thái này có thể và sẽ xảy ra nếu chúng ta tọa thiền đúng và đủ tiến bộ. Nhưng đây cũng không phải là mục đích cơ bản.

    Tu tập thì không phải để vun bồi cho có được công năng đặt biệt. Có nhiều loại công năng và mỗi người dù ít hay nhiều đều có nó một cách tự nhiên. Ở trung tâm thiền này, tôi thĩnh thoãng có khả năng thấy được cách hai ngăn phòng, người trong nhà trù sẽ chuẩn bị món ăn tối là gì. Và nếu họ có món tôi không thích, tôi sẽ không đến. Những khả năng như thế tuy có chút kỳ lạ nhưng vẫn không phải là mục đích của sự tu tập.

    Tu tập thì không phải để rèn luyện Định lực cá nhân ?" sức mạnh do rèn luyện trong tọa thiền nhiều năm. Định lực cũng chỉ là sản phẩm phụ trong Tọa thiền chứ không phải là cứu cánh.

    Tu tập thì không phải để có được những cảm giác sung sướng, vui vẽ. Hoặc là để cho mình có cảm giác thánh thiện, đạo đức. Lý do hay sản phẩm hay mục đích của tu tập không phải là để luôn luôn được trầm tĩnh hay tập trung. Một lần nữa, nếu chúng ta công phu nổ lực, thì những điểm này sẽ xuất hiện nhưng nó không phải là điều trọng yếu.

    Tu tập thì không phải để luyện cho cơ thể tránh được bệnh hoạn, hay ít đau đớn trong lúc có bệnh tật. Tư thế ngồi có lợi cho một số người có được sức khỏe tốt hơn, nhưng đôi khi có kết quả trái ngược. Nếu muốn tìm cách để có được sức khỏe tốt hơn, thì tu tập Thiền không phải là cách; mặc dù sau nhiều năm tu tập có nhiều ảnh hưởng tốt cho sức khỏe của một số người, nhưng không có gì làm bảo đãm cả.

    Tu tập thì không phải để đạt đến lãnh vực thông thái của một người biết mọi chuyện, hay một người có khả năng chinh phục con người và các vấn đề của thế gian. Thiền sinh có thể hiểu rõ ràng hơn trong một số vấn đề, nhưng người thông minh thông thường lại là người nói và làm những chuyện ngớ ngẩn, đần độn. Quán triệt thông thái vẫn không phải là đối tượng cả tu tập.

    Tu tập thì không phải để trở thành thánh thiện như là người thế gian diễn tả. Nó thì không phải là gì cả. Vậy trừ phi là, chúng ta thấy rằng, chúng ta không thể trở nên ?othiện lành?, thì chúng ta sẽ trở thành đối tượng cho sự quyến rũ xa đọa và tai hại.

    Tu tập cũng không phải là phân loại sự việc tốt và xấu; rồi loại bỏ tất cả những gì mà ta cho là ?oxấu? đi. Xét cho cùng, không có gì là ?oTốt? hay ?oXấu? theo Chân đế. Đấu tranh, đấm đá với tự thân để trở nên là tốt, đó không phải là tu tập. Loại rèn luyện đó là một hình thức tế nhị của sự đào tạo thân thể.

    Chúng ta có thể tiếp tục bản liệt kê về mặt này mãi mãi không bao giờ dứt. Thật sự, bất cứ ai trong tu tập đều có một số ảo tưởng trên. Chúng ta ai cũng mong thay đổi, mong đến một nơi nào đó. Chính sự mong muốn đó đã là sai lầm rồi. Hãy xem sét, suy tư lòng mong muốn này để hiểu nó rõ ràng; chính quá trình tư duy đó (về sự mong muốn) sẽ tác động làm thay đổi cuộc sống của chúng ta. Khi chúng ta bắt đầu hiểu thấu rằng, lòng mong cầu của mình ?" sự thay đổi bản thân tốt hơn, đạt đến nơi nào đó ?" là ảo tưởng, là nguồn gốc của khổ đau.

    Nếu chiếc bè chở đầy những hy vọng, ảo tưởng, tham vọng (đạt đến đâu, thánh thiện, hoàn mỹ, giác ngộ) bị lật úp. Chiếc bè trống đó là gì? Chúng ta là ai? Chúng ta nhận diện được gì trong ý thức hệ đời sống? Và cái gì là tu tập?
  2. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà cháu cũng chửa từng đọc những cái gì mà mấy ông ông thầy chùa Tây biện thuyết, bởi cái các ổng học Phật cũng qua ngoại ngữ đối với mấy ổng, rùi mình nghe đọc các ổng diễn giải cũng bằng ngoại ngữ. Nhà cháu đố các nhà bác chứng minh được rằng "kinh sách" của mấy ổng tránh được cái vzụ "dịch-diệt" đới ! Ấy là chửa nói đến vzụ các ổng ngâm ngợi "kinh, luật, luận" cứ cho là kiên trì, cho là "tinh tấn" đi thì giỏi lắm cũng được ngót trăm năm nay !...
    Chỉ bằng đoạn diễn giải trên đây của nhà cô, (ý lộn) nhà bác hoadao (chả biết dịch có chuẩn xác hay không) thì nhà cháu hiểu rằng ông "hành giả" Tây ấy muốn đề cập đến "thức trống tâm trong", dưng mà lại có tí mùi vzị "ní nuận" của Osho !?!....
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 23:48 ngày 11/02/2007
  3. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Bài của Thiền sư Joko rất là hay.Phần nào giúp những người không theo đạo hiểu đúng hơn về con đường của những người tu thiền chân chính,cũng như giúp những người tu thiền xem lại bản thân và phát hiện ra những lệch lạc trong mục đích hay đường lối tu thiền của mình.
    Chỉ có một chút xíu mình chưa đồng ý lắm.Đó là đoạn Thiền sư Joko kể về khả năng nhìn xuyên vách.Nên chăng nếu ngài lấy ví dụ cụ thể thì có thể nói là,có người có khả năng như thế,sẽ không ai biết là ngài nói về kinh nghiệm của chính mình.Thực sự là người tu không nên để người khác biết về công phu mà mình đã đạt được,dù đó là định ,thần thông hay khả năng đặc biệt nào đó.Thực ra đoạn này Thiền sư cũng không có ý khoe đâu,chỉ là ngài muốn lấy ví dụ thực tế để người tu biết sau này mà tránh thôi
  4. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Hờ hờ... Em sẽ kiện bác Kẻ dở hơi tội phân biệt chủng tộc!
    Tây cũng nhiều người theo đạo Phật + siêu tiếng Phạn lắm đấy bác ạ!
    "Tóc đuôi ngựa thần thánh" Dino Bagio rất sùng đạo Phật, ban nhạc Nirvana (Niết Bàn) cũng đã làm điên cuồng cả một thế hệ thanh niên <==== có thể thấy đạo Phật cũng đã có ảnh hưởng lớn tới thế giới phương Tây!
    Hì... vài lời bi bô
  5. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn hoadao_vnn nhé!
    Những điều đấy rất cần thiết cho mọi người khi tu tập, giúp mọi người tu tập ko lầm đường lạc lối khi tu tập mà là bước nhắc nhở mang ý chuẩn bị để bước vào ngưỡng cửa rộng lớn mênh mông, sâu thẳm và mới lạ của Chính Đạo và thế giới tự tính sâu thẳm thường hằng Vô Ngã!
    Được LHX_NDD sửa chữa / chuyển vào 20:53 ngày 14/02/2007
  6. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0

    Tu tập THẬT SỰ thì không phải chỉ là không phải những điều trên, mà còn kể cả mặt đối lập của chúng, chính là những điều đó, nhưng không bám víu vào những điều đó để tùy thuận mà giúp đỡ chúng sinh trong vô lượng kiếp và trở nên hoàn hảo THẬT SỰ, và đạt đến cứu cánh thật sự của Niết Bàn.

    //Tu tập cũng không phải là trạng thái không phải là những điều như thế! - (phát biểu khi trong trạng thái Thiền định)
    Thật sự, tất cả những điều trên và câu phát biểu này khẳng định một điều,
    KHI TU TẬP, KHÔNG CÓ MỤC ĐÍCH NÀO CẢ, TU TẬP VỚI (Vô vi) KHÔNG CÓ MỤC ĐÍCH NÀO CẢ, KỂ CẢ MỤC ĐÍCH TU TẬP ĐANG THỰC HIỆN! //

    Được LHX_NDD sửa chữa / chuyển vào 20:50 ngày 14/02/2007
  7. hoadao_vnn

    hoadao_vnn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    KedohoixuDoai đã đụng vào nỗi băn khoăn của hoadao khi nói về việc dịch thuật và trở ngại trong khác biệt ngôn ngữ, nhưng có khác một chút là hoadao băn khoăn về các bản dịch kinh sách sang tiếng Việt cơ. Có nhiều kinh sách vừa có tiếng Hán, tiếng Phạn chen lẫn với tiếng Việt mà lại ít khi được chú thích thì hơi khó hiểu cho những người không được học Phạn văn hay hán văn nhiều, hoadao đã từng nghe mọi người nói đọc kinh Phật thì đọc chứ không hiẻu gì mấy. Mà hoadao cũng vậy, chỉ có một ít vốn từ Hán Việt ít ỏi cóp nhặt được từ tiểu thuyết Tàu . nên đến gần đây vẫn còn tụng "Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh" như con vẹt thôi chứ không hiểu được đến nghĩa đen.
    Hoadao chưa thử đọc kinh sách bằng tiếng Anh nhưng có đọc một vài sách nghiên cứu về Đức Phật thì thấy họ viết cũng dễ hiểu lắm. Nhân tiện, hoadao thấy giới thiệu là bà Joko Beck này học thiền với lão thiền sư Bạch Vân, xin hỏi có ai biết lão thiền sư này là người Việt hay Trung Hoa vậy?
    Được hoadao_vnn sửa chữa / chuyển vào 00:25 ngày 13/02/2007
  8. umahum

    umahum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Tu tập thì không phải là... Tu tập là nói ít đi, tốt hơn thì im lặng.
    Thôi, em cũng xin câm miệng!
  9. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    "Rồng nhí" có thuộc thế hệ 8x không mờ lại vzội vzã thế nhẩy ?
    Nhà bác mần ơn đọc kỹ dững gì nhà cháu nói đã rùi hãy "tuyên án" !
    Mờ nhà bác đã đọc được NGUYÊN BẢN của mấy ông Tây ấy "trước tác" vzìa Phật học chưa nhể ! Nếu nhà bác đọc được NGUYÊN BẢN thì nhà cháu chả "kháng án" nữa, mờ chịu phép luôn !
  10. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ vẫn là ngôn ngữ. Nó phù hợp với những người nhất định, nó phù hợp với một trình độ và căn cơ nhất định. Nếu hiểu vậy thì dễ rồi, cái nào chúng ta chưa biết thì học, cái nào biết rồi thì để người khác học. Nó cũng chẳng sao cả, và nó cần, nó quan trọng cho một số người.
    Nhà bác cũng thích ban nhạc này à? Đây là ban nhạc nhà cháu khoái nhất.
    Được dat_mel sửa chữa / chuyển vào 10:08 ngày 13/02/2007

Chia sẻ trang này