1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tu thân, tu tâm

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Thoihoado, 04/08/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thoihoado

    Thoihoado Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/09/2010
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    5
    Mình nghe nói, tu thân, tề gia... rồi lại nghe tu tâm dưỡng tính.
    Vậy tu thân là gì? Tu tâm là gì?
    Tu thân và tu tâm là hai hay là một?
    Nếu là hai thì cái nào quan trọng hơn cái nào? Tu thân trước hay tu tâm trước hay đồng thời?

    Mong các bác giảng giải cho em biết với!
  2. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    Thực ra trong tam giáo Trung Hoa hình thức ngôn từ tuy có khác nhau nhưng bản chất giống nhau cả thôi. Lấy Lão Giáo làm ví dụ nhé: Tính Mệnh song tu là tổng quát thuật nội đan của Đạo gia, chỉ sự tu luyện của thuật nội đan, có hai học thuyết là tu tính trước tu mệnh và tu mệnh trước tính. Tính trước mệnh sau là phương pháp đi từ nội đan truyền thống (thuật nội đan lấy cơ thể làm lò luyện lấy tinh khí thần bên trong cơ thể làm nguyên liêu ), tức luyện tuần tự tinh khí thần cho tới khi luyện thần hoàn hư là giai đoạn cao nhất. Còn mệnh trước tính sau là pp trước tiên phải loại bỏ dục vọng, giữ tâm trong sáng, không để cho yếu tố bên ngoài tác động vào từ chân tâm sinh ra tâm ý, tuần tự sinh tinh, khí thần. Có hai đường lối song tu tính mệnh là Thanh tu và song tu. Song tu nghĩa là âm dương lần lượt thuộc cơ thể nam và nữ, thông qua việc cả nam và nữ cùng hợp lại tu luyện đắc đạo thành tiên. Thanh tu nghĩa là tập trung cả âm và dương ở một cơ thể, thông qua sự khổ luyện của bản thân đắc đạo thành tiên.
    Tu thân và tu tâm ngôn từ trong Phật Giáo ( tương tự như tu mệnh và tu tính trong Lão giáo mà thôi ) con đường tuy khác nhau nhưng kết quả đều muốn truy cầu như nhau mà thôi.
  3. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    Trong PHẬT giáo phải tu hành trường kỳ, nhất là phải có nhận thức cặn kẽ khái niệm về tính không, thu được thiền định. Sau đó trên cơ sở chỉ, trí tuệ dùng quan sát tính không để tu quán. Phải lĩnh ngộ tính không thù thắng của bản thân ánh sáng con trong tâm, sự nỗ lực khi không có cách nào thông qua nó hiện khởi để đạt đến, phải dựa vào trình độ thành thục tích luỹ từ kiếp trước và chính niệm tính không lớn mạnh khi hắc bạch minh lượng tâm hồng sắc tăng trưởng tâm, và hắc sắc cận đắc tâm sinh khởi mà đến ( có bà tầng của tâm, tâm thô tâm tinh vi và tâm cực tinh vi, khí và tâm có quan hệ trực tiếp với nhau, khí thô thì tâm thô, khí tinh vi thì tâm tinh vi. Sự di động của khí càng yếu đạt đến trạng thái khí cực tinh vi đạt đến sự trong sáng cự vi tế trong tâm - ánh sáng nền tảng vượt qua khởi luân hồi sinh tử thành Phật ( tương tự như lấy thần hoàn hư vô vi đạt đến đạo phi thăng thành tiên...).
  4. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    Trong tam giáo võ thuât và khí công thực chất chỉ là công cụ trên trên con đường tu luyện, không có thân thể khoẻ mạnh thì làm sao có được lò luyện đan vững chắc, làm sao có được định lực vững vàng ( một thân thể èo uột có ngồi thiền chỉ là một cực hình sản sinh ra ảo tưởng không thể dập tắt được còn mong gì bản lai mục diện... ). Không am tường khí công chắc chắn không thể hiểu rõ bản ngã cũng như biết được nguyên thần. Khi võ thuật và khí công cùng hoà nhịp đồng điệu hoà quện đạo dẫn đỉnh cao sẽ nhận biết rõ ràng thế nào là vô ngã, nguyên thần hư vô mà các cụ ngày xưa gọi là Đan Kình hay kình vô ngã đó chính là cảm giác bản lai mục diện tính không trong thiền cũng như hư vô trong lão giáo ( chứ không phải đạt cảm giác thư giản buông xuôi thông thường ) độ nhạy cảm sẽ tăng lên 7 lần, sức mạnh nguyên sơ thần khiết cực hạn ( giống như cảm giác toàn thân trong suốt như không còn cơ thể vật lý khi đạt trạng thái thiền ), khí tự vận hành nội tại không cần quán tưởng, lúc đó sinh tử cũng chỉ là hư vô, hành động cũng chỉ là một sát na như bao sát na khác, đối thủ bạn bè hay một ai khác cũng như nhau...
    Ngày nay tôn giáo mang nhiều sắc thái chính trị hình thức, đi chùa công đức lễ nghi nhiều thì được coi là am hiểu Phật pháp. Mọi Nhân sinh hữu tình đều có Phật tính Ngôi chùa tu luyện trong tâm mỗi người. Phật môn mang tính nhân bản sâu sắc khổ hải vô biên quay đầu là bờ, đại gian đậi ác khi không còn ảo tưởng tham sân si đều có thể đại niết bàn nhận biết ánh sáng chết thành Phật...
    Tôi viết những lời này các bằng hữu đừng nên nhầm tưởng tôi là người tu hành hay là người tốt hay là cao thủ võ thuật. Tôi chỉ là người hiểu con đường nhằm dần dần hướng tới mà thôi, thanks
  5. Thoihoado

    Thoihoado Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/09/2010
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    5
    Vậy là tu thân và tu tâm là một ạ?
  6. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo tất cả đều tu luyện song song cả hai mặt này, vì vậy có thể coi tuy hai mà như một vậy[r2)]
  7. tayson78

    tayson78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2011
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    cái này fải nói rõ nhiều ông thày công fu thân cao nhưng công fu tâm chua chắc đã cao
  8. timlaiconduong

    timlaiconduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Khiếm khuyết trong tâm sẽ trở thành chướng ngại trong thân .Luyện tập cho đến khi nào thấy thân và tâm chỉ một .Sẽ đi đến đi sâu vào thiền định để tìm mọi lời giải .Vài lời [r2)]
  9. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    Thân tâm hợp nhất, thiền võ hợp nhâts, mọi lời giải đáp đúng đắn trong bất cứ tôn giáo nào đều phải thông qua sự tu luyện thực sự nếu không mãi mãi và mãi mãi chỉ là lý thuyết suông mà thôi, thanks
  10. Thoihoado

    Thoihoado Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/09/2010
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    5
    Cầu ơn bề trên giúp đỡ con!

Chia sẻ trang này