1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tự truyện

Chủ đề trong 'Những người thích đùa' bởi t, 31/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tunganhmai

    tunganhmai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    1.449
    Đã được thích:
    0
    Nhắc lại lần trước, ngay từ khi mới lọt lòng hắn đã bướng bỉnh. Mẹ hắn sau cơn vượt cạn đã không còn một trút sức lực, nhưng bà vẫn cố gắng gượng chỉ để mong một tiếng ?o oe oe .. ?o cất lên. Nhưng rồi bà đợi, bà chờ mà căn phòng vẫn im ắng đến lạ. Mắt bà mờ đi, chỉ thấy thoang thoáng một chiếc Blu trắng. Bà thở hắt ra, tóc tai xuề xoà vương xuống mặt. Rồi bà mỉm cười, nụ cười mãn nguyện giãn ra trên gương mặt đầm đĩa mồ hôi. Tiếng khóc chào đời mà bà mong chờ đã tới. Căn phòng trở lên rúng động khi mà bà y tá giang tay lên trời và nhằm ? cái mông đít của hắn đập lấy đập để ?
    Hắn còn nhớ như in, người mặc áo Blu trắng ấy. Bà ta có khuôn mặt của một con ?lợn. Đúng vậy, đôi mắt xếch dài ấy, làn lông mi mỏng dính như tờ trải dài. Cúi mũi thì ngắn quá khổ lại bạnh ra. Bà ta bế hắn trên tay nên hắn có thể nhìn thấy rõ hai cái lỗ mũi sâu thăm thẳm, hai má bà xệ xuống lúng lính những thịt là thịt. Bà ta dường như đang đánh vật với hắn. Hắn thì bướng bỉnh lật bên này, quay bên kia, đôi bàn chân nhỏ xíu hua ra như thách thức. Bà ta thở phì phì.! ?o Có im đi không nào ? ?o Bà ta hằm hè, bà ta hăm doạ rồi bà ta nhỏ nhẹ ?o ngoan nào cưng, ngoan nào cưng ?o nghe mà phát ốm. Hắn vẫn bướng bỉnh không tha. Trong con mắt trong veo vẻo của hắn hiện ra hình ảnh bà ta. Cái cằm câng câng, hai mắt xếch trợn ngược, cái mũ như tụt khỏi cái đầu to kềnh càng. Hai bàn tay hộ pháp lật ngược hắn lên, nhằm vào mông đít hắn mà phát bôm bốp. Chịu không thấu nỗi đau, hắn cất tiếng khóc ?" tiếng khóc báo hiệu một thiên thần nhỏ đã chào đời ?
    Năm hắn cuối một tuổi gần hai tuổi gì đó hăn phải rời xa vú mẹ. Chao ôi, hắn tiếc như đứt từng khúc ruột dòng sữa ngọt ngào mà lâu nay hắn vẫn thưởng thức. Hắn bỗng chửi thầm mẹ cha thằng nào cướp mất bữa ăn của hắn. Hắn nào đâu có ngờ, chính sự hiện diện trên đời của thằng em trai hắn, mà hắn chẳng bao giờ được sờ tới núm vú ngon lành kia nữa. Ngày đầu tiên hắn cai sữa, là một ngày giông tố mù trời. Sấm chớp nhằng nhịt, mưa như trút nước, gió hú từng cơn từng cơn ào ào, ào ào ? Như một cuộc thi riêng giữa hắn và ông trời, hắn cũng ra sức gào. Ban đầu hắn nức nở vì thèm mùi sữa đã quá quen thuộc với hắn. Nhưng không được đáp ứng nhu cầu, hắn bắt đầu khóc. Từng giọt nước nhoà đi trên khuôn mặt hắn. Cảm thấy chưa đủ khi chẳng ai chịu đoái hoài gì đến hắn(mẹ hắn đang bận chăm sóc em bé còn ba hắn thì không có nhà) hắn bắt đầu kêu. Rồi hắn gào. Hắn gào đến rát cổ họng. Cơn đói sục sôi trong bụng khiến hắn gào to hơn, to hơn. Hắn gào đến man dại.! Hơn một tiếng đồng hồ trôi qua, cơn mưa cũng đã bắt đầu ngớt. Hắn nằm đó , bên đống tã đã ướt nhèm vì nước mắt. Kiệt sức, mỏi mệt sau một cuộc thi vô bổ. Đôi mắt hắn khép dần. Hắn chìm vào trong giấc ngủ?
    Từ ngày hắn phải rời xa vú mẹ, hắn được gửi tới nhà trẻ. Lần đầu tiên, trước những gương mặt mới, tò mò và ngơ ngác xen lẫn chút ngạc nhiên, hắn lại không khóc. Trái lại hắn cười toe toét như hoa mười giờ mới nở. Người bạn đầu tiên của hắn, là một cô bé tóc thắt bím, mặc áo len hồng và đôi mắt to như một chú nai vàng ngơ ngác. Hắn nghiễm nhiên được làm bạn với cô ta đơn giản là vì hắn và cô ta nằm chung ? nôi. Quái lạ, hắn chẳng hiểu vì sao cô nuôi dạy trẻ lại sắp xếp hắn nằm trên cái nôi này. Hic, hắn còn quá bé để mà nghĩ ? xa xôi. Nhưng cũng ơn trời, à mà không, ơn cô giáo, vì đã sắp xếp như vậy. Hắn có ?dấm đài thì cô bé cũng chỉ nhìn hắn và cười, một nụ cười độ lượng, ý chừng như bảo ?o mình không giận bạn đâu, trẻ con ý mà !!?. Tuy nhiên, hắn cũng lấy là xấu hổ vì tình trạng ?o trên bảo dưới chẳng nghe ?o của mình. Và mỗi lần hắn làm bậy như vậy, không thể dấu mặt vào đâu, hắn lại quay sang nhìn cô bé. Gương mặt hắn giãn ra. Bốn mắt nhìn nhau trong văn vắt. Hắn không nói, cô bé cũng chỉ im lặng. Tay hắn khua khua vào không khí, rồi bỗng rưng hắn cười lên thích chí, cố tình che lấp đi sự xấu hổ và cả mùi khai nồng nặc đang .. bốc lên.
    Rồi từ ngày ấy, hắn và cô kết bạn. Tình bạn của hắn và cô trong sáng biết bao. Đi đâu, hắn và cô cũng kè kè cùng nhau, như đôi chim bồ câu đương mùa xây tổ. Cô rủ hắn chơi đồ hàng. Hắn được làm chồng còn cô làm vợ. Đó là một đôi vợ chồng nông dân, quanh năm chân lấm tay bùn, sống với nhau hạnh phúc cho đến tận đầu bạc răng long. ?o Giống như trong chuyện cổ tích ý mà ?o - cô nói. Mà đã là nông dân thì phải có trâu để cày bừa cuốc mướn. Thế là hắn thoăn thoát trèo cây, vặt lá .. mít. Hắn trổ tài, xé lá mít làm trâu. Một chiếc lá mít to và già màu đỏ gạch, được làm trâu bố. Lá mít già thì làm trâu mẹ, còn lá non sẽ làm trâu con. Hắn thích chí cười khanh khách vì cái ý tưởng ngộ nghĩnh của mình. Cô nhìn hắn cười cũng cười theo. Rồi cô lấy một con dao lam bị ai đó bẻ gãy mất một nửa, thái thái đám cỏ dại trong bàn tay nhỏ nhắn. Cô bảo ?oĐây là món canh rau, tớ làm cho mình uống khi đi làm đồng về! À mà mình ơi, tớ cũng chuẩn bị cả cỏ cho trâu của mình ăn rồi đấy. Trâu cũng mệt chứ mình nhỉ? Cũng phải ăn như mình chứ? Thôi mình đi làm đồng đi, không thì xế chiều rồi đấy! ?o Vừa nói cô ấy vừa đẩy hắn. Ờ mà cũng xế chiều thật rồi, hắn phải về chứ không cha mẹ hắn lại la bây giờ. Hắn buồn bã lê bước chân rời khỏi khu vườn tĩnh lặng. Hắn còn cố ngoái đầu lại để ngắm nhìn một lần nữa khuôn mặt thân yêu. Cô bé vẫy tay chào, má hồng chúm chím trong nắng hồng. ?o Mai mình lại gặp tớ nhé! ?o Cô gào to. Hắn bỗng cười khanh khách, ù té chạy lên bờ đê. Tới đỉnh, hắn thở hổn hển, nhưng vẫn kịp quay lại, chắp hai tay làm loa, rồi lấy hết sức bình sinh hắn hét: ?o Mình nhớ nấu cơm nhá, chiều mai tớ lại ?o, rồi như ma đuổi, hắn lại ù té chạy.
    Cô đứng đấy, hai tay buông thõng, nước mắt lưng tròng rưng rưng. Cố nhìn theo cái bóng nhỏ bé đang chìm dần vào bóng chiều nhạt nhoà. ?o Tớ xin lỗi mình! Ngày mai, ngày mai, ôi tớ ước gì ngày mai không bao giờ đến ?o Hai tay cô bưng lên mặt, cô oà khóc, tiếng khóc nức nở?
    Hắn về đến nhà, lòng vui như con chim se sẻ. Nhưng nhìn thấy bản mặt cương cương của thằng em trai hắn là hắn đã ghét rồi. ?o A, anh T.! Em về em mách mẹ, đi chơi cả buổi chiều ?o. Cơn vui của hắn như bị dội một gáo nước lạnh. Gừ, mk! Hắn chửi thầm. Đương vui thì gặp thằng oắt này. Mà cũng phải thôi, hắn đã ghét nó từ bé, từ cái ngày mưa to gió lớn ấy, hắn bị bắt buộc phải cai sữa, phải xa rời cái thứ mà bấy lâu nay hắn vẫn giữ làm của riêng mình. Nhưng rồi hắn cũng lo sợ. Phải thôi, mẹ hắn - từ ngày thằng oắt ấy sinh ra, què quặt và ốm yếu, mẹ giành cho nó tất cả tình thương và coi hắn như người thừa trong nhà. Cú nhất là hắn phải đi ? đổ bô cho nó mỗi lúc nó trái gió trở trời. Rồi nữa, tất cả những thứ gì ngon mẹ đều giành cho nó, còn hắn chỉ được gặm nhấm những phần thừa của củ khoai đã hà lấy hà để. Vì thế hắn ghét nó ra mặt, nhưng trước mặt ba mẹ, hắn vẫn ngoan ngoãn tỏ ra bậc đàn anh phải khoan dung, độ lượng. Ba hắn rất lấy làm hài lòng về hắn khi thấy hắn đối xử với em như vậy. Mỗi khi ba mẹ hắn đi làm vắng nhà, chỉ còn hai anh em hắn, lúc đó hắn như một ông lớn trong nhà, một ông vua của vương quốc mà thằng em tội nghiệp của hắn làm thần dân. Hắn làm đủ mọi thứ để có thể thoả mãn được nỗi bực tức, sự thù ghét ích kỷ và cả sự ghen tuông về tình thương của ba mẹ mù quáng nữa. Thế mà bây giờ, trong khi hắn đang vui phơi phới, nó lại dám lôi mẹ ra để doạ hắn. Cơn bực tức trong hắn lại trào dâng, hắn muốn tẩn cho nó một trận ra trò. Nhưng nghĩ lại, trời cũng sắp tối rồi, mẹ hắn cũng sắp đi đồng về, và thời điểm tẩn cho nó một trận bây giờ là không thích hợp.Hắn lớn giọng ?oÔng đố mày đấy! Mày mà ti toe cứ gọi là nhừ đòn con ạ !?o Hắn dương nắm đấm tay ra dứ dứ đe doạ. Cũng không kém phần, thằng em hắn giương mắt lên nhìn hắn, mặt nó vênh lên đầy vẻ thách thức ?
    Chiều hôm sau, theo lời ước hẹn, hắn lại đến ngôi nhà của cô. Căn nhà vắng lặng, không một tiếng chó sủa. Cửa đóng then cài. Không gian tịch mịch một cách nặng nề. Đưa mắt về nơi cuối vườn, hắn nhìn thấy ba con trâu của hắn, được xếp gọn gàng và nối đuôi nhau. Bên cạnh là những bộ đồ phục vụ cho việc bếp lúc, con dao lam đang thái dở những ngọn cỏ đã héo úa vì qua một đêm giá lạnh. Hắn linh cảm thấy một điều gì đó không bình thường xảy ra. Đúng vào lúc đó, hắn nhìn thấy một mẩu giấy trắng được kẹp ngay ngắn dưới một tảng đá nhỏ, nơi mà hắn và cô quy ước làm cái sân giếng trong gia đình đồ hàng. Run run hắn cầm lấy tờ giấy. Trong đó từng dòng chữ nắn lót hiện ra. Nhưng ? hắn không biết đọc. Hắn chỉ cảm nhận được đó là những gì mà cô để lại. Ngực hắn thắt lại, đau buốt. Hắn lảo đảo đi sang nhà hàng xóm của cô và nhờ bác ta đọc hộ. Bác gái ?" hàng xóm của cô, cũng đã có tuổi, mắt lại kèm nhèm, giọng ê a, bác đọc thế này:
    ?o Tớ xinnnnn lỗiiiiiiii mình !
    Nhẽ ra tớ phảiiiii nói cho mìnhhhh biết rằng nhà tớ chuyển đi. Tớ sợ mìnhhhh buồn, mình khóc nên tớ không nóiiiiiii cho mình. Tớ đã nấu cơmmmm cho mình rồi đấy, cả mấy con trâu nữa, tớ cũng cho chúng ăn rồi. Mìnhhhhh ăn cơm đi nhé, đừng có mà khóc nhé. Tớ điiiiiiiiii đây! Chào mình !?

    - Ái chà, tình cảm ghê nhỉ? Bác gái bĩu môi, rồi ném lại bức thư vào tay hắn, quảy đít đi vào.
    Tai hắn ù đi, hắn quỵ xuống hàng rào. Tim hắn đau buốt. Bỗng dưng hắn oà khóc, hắn khóc như mưa, hắn khóc xối xả, hắn khóc đến nấc nghẹn hắn khóc như chưa từng được khóc. Thế là hết, từ nay hắn không còn người bạn để chơi nữa rồi. Người bạn đã gắn bó với hắn từ hồi còn đi nhà trẻ. Người bạn mà hắn đã từng tung tăng tung tẻ trên bờ đê, đi đến đâu cũng có nhau, tay trong tay, mắt trong mắt, nhìn nhau và cười. Hắn bỗng thấy mình cô đơn, thấy mình trống trải. Phải lâu lắm, khi chân hắn đã cứng đờ và tê cứng hắn mới đứng dậy. Vất vả, hắn đưa tay quệt những giọt nước cuối cùng còn vương trên mặt. Lững thững, hắn ra về, trong lòng buồn không tả?
  2. tunganhmai

    tunganhmai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    1.449
    Đã được thích:
    0
    Hờ hờ, em mới viết đến cái đoạn năm em 6 tuổi.
    Bác còn phải đợi thêm mười bẩy năm nữa mới đến cái đoạn em tán tỉnh ST_SC.
    Gắng chờ nhé bác !!!!
  3. xml_q84

    xml_q84 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    1.943
    Đã được thích:
    0
    Bác nhớ nhắc em vào trong đó nhé Chuyện bác tán em ST-SC em đóng vai trò khá quan trọng mà
    Xin lỗi bác T, em xì pham tí
  4. tunganhmai

    tunganhmai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    1.449
    Đã được thích:
    0
    Khà khà, chú này lại nhắc lại chuyện ấy làm anh xấu hổ!!
    Biết là chú đóng vai trò khá quan trọng rồi, quan trọng đến nỗi, anh tán ... không đổ ST_SC, đúng là ... kỳ đã cản mũi, khiến giờ đây anh phải khốn khổ khốn nạn thế này. Đúng là địa ngục trần gian chứ chẳng chơi!!
    Anh quyết định rồi, sẽ không nhắc lại chuyện ấy nữa. Cái gì đã qua thì để cho nó qua. (Nhắc lại làm chi mà thêm đau lòng). Vả lại, trong cái làng này, ai ai cũng biết, nhắc lại làm gì cái " chiến công " đau lòng đấy...
    Anh chỉ công bố hai bức thư, hai bức thư cuối cùng mà anh đã bí mật suốt từng ấy ngày tháng mà chỉ có anh và ST_SC mới biết.
    Hai bức thư đã chính thức khép lại một chương sử tình yêu ...
    Hai bức thư đã quyết định cuộc đời anh bước sang một trang sử mới - đau khổ và bất hạnh!!
    Hai bức thư mà anh đã vô cùng dũng cảm để công bố, sau những ngày tháng đớn đau cùng vết thương lòng ...
    Chú hãy đón đọc hai bức thư ấy nhé ... để có thể đồng cảm, chia sẻ những nỗi đau, sự mất mát mà ST_SC đã gây ra cho anh ...
  5. khongtheyeuemhon

    khongtheyeuemhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    CHA TÔI
    Hồi nhỏ, tôi sống ở vùng nông thôn với ông, bà nội và các cô. Mẹ tôi làm công nhân trong nhà máy dệt ở thị xã cuối tuần mới về một lần, còn cha tôi đi bộ đội xa nhà. Ông là phi công lái máy bay chiến đấu, thỉnh thoảng mới được nghỉ phép về thăm gia đình. Suốt thời gian dài tôi không gặp cha, thậm chí có những lúc trong đầu tôi không thể nào hình dung được khuôn mặt của cha tôi như thế nào. Nhưng đối với lũ trẻ cùng lứa và người trong làng, tôi luôn được tự hào về cha tôi. Hồi đó, mỗi lần thấy máy bay trên trời dù chỉ là một chấm nhỏ xíu, lũ trẻ chúng tôi cũng chạy ùa ra xem, chỉ trỏ, bàn tán như là một sự kiện lớn vậy. Riêng tôi, trong lòng lại có một cảm xúc hoàn toàn khác hẳn, vừa thẫn thờ vừa rưng rưng: ?oCha ơi! Cha có nhìn thấy con không??.
    Năm 7 tuổi, tôi lên thị xã ở với mẹ để đi học lớp một. Việc thay đổi môi trường sống đột ngột từ thôn quê lên thành thị khiến tôi hụt hẫng: không bạn bè, không ai quen biết. Xung quanh tôi, đứa trẻ nào cũng có bố cùng truyện trò, vui đùa và che chở còn tôi thì không. Mẹ tôi làm tất cả để bù đắp cho tôi khoảng trống đó nhưng tự đáy lòng tôi vẫn cảm thấy trống trải. Mỗi lần cha tôi về phép đối với tôi là một ngày hội thật sự, ông mua cho tôi rất nhiều đồ chơi và truyện tranh mang về từ Hà Nội. Những thứ mà bạn học cùng lớp tôi đều thèm muốn vì ở thị xã không thể nào mua được. Và thường thì ngày hôm sau, ông chở mẹ và tôi về thăm ông bà và các cô ở quê trên chiếc Vespa cũ, xả khói mịt mù. Đối với tôi đó là những ngày hạnh phúc nhất. Cũng trong thời gian này, cha tôi đi được cử đi Liên Xô học 1 năm về lái máy bay quân sự kiểu mới. Khi trở về, ông mua cho tôi một thứ đồ chơi ngộ nghĩnh: con lật đật. Ông bảo với tôi: ?oCon có biết tại sao con lật đật này ngã rồi lại đứng dậy ngay và vẫn toét miệng cười được không? Vì nó chịu đau rất giỏi và không bao giờ chịu bỏ cuộc. Trước bất kỳ khó khăn hay thất bại nào cũng vậy, đừng bao giờ buông xuôi dù chỉ còn một chút ít hy vọng con nhé. Sau khi ngã, nếu con đứng dậy được thì con sẽ còn có thể đi tiếp nhưng nếu con không đứng dậy thì con sẽ nằm đó mãi mãi?. Lúc đó tôi còn quá nhỏ để hiểu được những lời của ông. Nhưng sau này, tôi nhận ra rằng đó là bài học dạy làm người đầu tiên mà cha dành cho tôi. Mỗi khi thất bại hay gặp đau buồn trong cuộc sống trong đầu tôi lại hiện lên hình ảnh con lật đật lúc nào cũng mỉm cười cả khi ngã đau và lời dặn của cha tôi. Nhờ đó mà tôi đã vượt qua được rất nhiều khó khăn, thất bại trong cuộc sống.
    Năm tôi 8 tuổi, bắt đầu kỳ nghỉ hè lớp một, cả gia đình tôi chuyển từ ngoài Bắc vào Tây Nguyên, cha tôi khi đó vẫn đang công tác tại Hà Nội. Tại nơi ở mới, mọi người trong gia đình (ngoại trừ tôi) đều phải làm việc cật lực vì cuộc mưu sinh. Ông, bà tôi lúc đó đã hơn 60 tuổi vẫn phải vào rẫy trồng bắp, đậu, cà phê? cùng với các cô tôi. Mẹ thì hàng ngày lấy hoa quả, rau, cá, thịt? từ những vựa lớn rồi đạp xe rong ruổi để bán dạo. Cuộc sống cứ thế trôi qua nhưng sự thiếu vắng vai trò của người đàn ông trụ cột trong gia đình thì ngày càng hiện rõ mồn một. Ngay cả một đứa trẻ như tôi cũng mơ hồ nhận ra được điều đó.
    Rồi mẹ tôi bị bệnh sốt rét ác tính, tóc bà cứ rụng dần và chỉ còn trơ da đầu. Những cơn sốt nóng, lạnh cứ thay phiên nhau hành hạ làm cho người mẹ tôi chỉ còn da bọc xương. Cha tôi xin nghỉ phép về nhà để chăm sóc mẹ tôi. Trong suốt thời gian mẹ tôi bệnh đến khi khỏi hẳn, cha luôn túc trực bên cạnh và không nề hà bất cứ công việc gì. Khuôn mặt cha tôi hốc hác hơn, đôi mắt thâm quầng vì mệt mỏi không còn tinh anh nhưng sự cương nghị và rắn rỏi vẫn không mất đi. Cuối cùng, chứng kiến cảnh gia đình thiếu vắng trụ cột, cha tôi đã quyết định xin ra khỏi quân ngũ. Đối với riêng tôi, việc cha tôi về ở hẳn lại nhà là một sự kiện lớn. Từ nay, tôi đã có cha bằng xương bằng thịt để bảo ban, che chở chứ không xa cách như người cha bận áo phi công đứng bên cạnh chiếc máy bay to đùng mà tôi vẫn thấy trong hình. Bạn bè trong quân ngũ lúc ấy đều tiếc cho cha tôi và khuyên ông nên ở lại. Vì chỉ có điên mới bỏ phố về rừng mà lại vào cái nơi ?orừng thiêng nước độc? ấy. Cha tôi chỉ nói ngắn gọn: ?oMỗi người có một lựa chọn, đôi khi lựa chọn ấy không phải chỉ vì bản thân mình mà còn vì những người khác?. Sau này, có lần ông bảo với tôi: ?oNếu cha ở lại Hà Nội, thì chắc chắn sẽ có cuộc sống sung sướng hơn và gia đình ta sẽ được no đủ hơn. Nhưng nhìn ông bà con, mẹ con và các cô sống như vậy cha không thể nào nhẫn tâm ở lại đó được. Hơn nữa, con cũng cần phải có cha bên cạnh??. Đôi lúc xem chương trình ti vi có những đoạn phim về máy bay quân sự, ông theo dõi chăm chú không rời hay những khi vô tình thấy trên ti vi một người bạn cũ nào đó giờ đã là một sỹ quan cấp tá trong lực lượng không quân, ông lại reo lên như trẻ con. Chỉ những lúc ấy, tôi mới thấy trên gương mặt của ông hiện nét buồn phiền và ưu tư. Tôi chẳng biết ông đang nghĩ gì, nhưng tôi đoán có thể cha tôi đang mơ về khoảng trời xanh bao la, khoảng trời mà ông đã chấp nhận đánh mất nó để đổi lấy gia đình. Tôi thầm cảm ơn cha tôi vì quyết định đó và thấy thương ông vô hạn.
    Trầy trật mãi cha tôi mới xin được vào làm nhân viên trong Sở Thể dục - Thể thao của Tỉnh nhà. Vì với quân hàm Đại uý trong lực lượng không quân khi chuyển ngành rất khó để xin vào các cơ quan nhà nước với cùng mức lương và chức vụ tương đương. Ông mua một chiếc xe đạp cũ để đi làm và chở tôi đi học. Lúc đó tôi còn quá nhỏ để hiểu được những mất mát, hy sinh mà ông đã trải qua vì gia đình. Sau này, khi đã lớn và biết suy nghĩ tôi mới nhận ra được điều đó: đang là phi công lái máy bay, sống giữa thành phố lớn, cuộc sống no đủ? giờ về làm nhân viên chạy chiếc xe đạp cà tàng nơi rừng núi heo hút với cuộc sống thiếu thốn, lo toan trăm bề. Đối với riêng tôi, chắc tôi không thể nào chịu đựng nổi. Nhưng cha tôi, ông vẫn lạc quan và có niềm tin mãnh liệt vào ngày mai tươi sáng; hình như sự lạc quan đó của cha tôi đã lan cả sang những thành viên khác trong gia đình để cùng nhau vượt qua những thời khắc khó khăn nhất của cuộc sống.
    Cha tôi nghiện thuốc lá nặng và chỉ hút thuốc Dunhill. Ông nói do mùa đông ở Nga rất lạnh, nhiều lúc nhiệt độ xuống đến âm 300C nên phải hút thuốc để chống lại cái giá rét. Ngày ấy và cả bây giờ thuốc Dunhill là loại thuốc lá rất đắt tiền, vậy mà cứ một ngày cha tôi lại hút hết một gói. Sau lần mẹ tôi bị bệnh, kinh tế gia đình eo hẹp, cha tôi quyết định bỏ thuốc lá và ông đã thành công. Nói thì đơn giản, nhưng chỉ có những người nghiện đã từng cai thuốc lá hàng chục, thậm chí hàng trăm lần thì mới thấu hiểu được những gian nan và khổ cực mà ông đã trải qua. Có khi đến cơn thèm, ông lục tung các thứ trong nhà để tìm những tàn thuốc hút dở; bắt gặp ánh mắt tôi nhìn rưng rưng chực khóc, cha tôi lại vứt đi. Ông đến giường nằm im, mắt mở trừng trừng. Những lúc ấy tôi thấy cha tôi thật đáng sợ. Nhờ vậy, sau này khi tôi học lớp 12, khi mà những đứa bạn tôi phì phèo điếu thuốc lá trên môi tập làm người lớn thì tôi vẫn không hề đụng đến điếu thuốc dù chỉ một lần. Tôi nghĩ đến cha tôi.
    Năm lớp 6, tôi thi đậu vào trường chuyên của thành phố. Chuyển sang cấp 2 nên chi phí cho đồ dùng học tập và học phí của tôi nhiều hơn, cha tôi cũng phải làm việc khuya hơn, có lúc 11h đêm ông mới về tới nhà. Gió ban đêm ở Cao nguyên rất độc, một lần ông vừa về tới nhà thì bị trúng gió ngã xuống cấm khẩu. Cả nhà hớt hải vội mượn xe của hàng xóm đưa cha tôi vào bệnh viện. Bác sỹ nói may mà đưa vào kịp nên không sao nhưng có thể để lại di chứng bại liệt, suốt cuộc đời còn lại phải gắn với chiếc xe lăn. Mẹ và các cô tôi khóc hết nước mắt, tôi cũng khóc theo, chỉ có một người không rơi lệ đó là cha tôi. Ông nghe những lời của bác sỹ với khuôn mặt lạnh tanh, rắn rỏi, cằm đanh lại. Nằm viện được một tuần, cha tôi xin xuất viện về nhà uống thuốc và điều trị tại nhà. Ông nói với mẹ: ?oNếu cứ nằm viện mãi vậy thì lấy đâu ra tiền đóng viện phí, về nhà nhiều khi anh còn đỡ đần chút ít công việc cho gia đình?.
    Về nhà, cha tôi thuê người làm 4 chiếc cọc sắt chôn trước sân, hàn lên 2 song sắt dài giống như chiếc xà kép để tập đi. Thời gian đầu thật khó nhọc, mồ hôi vã ra chảy ròng ròng, mệt đến mức đến bữa cơm cánh tay ông không còn nhấc lên nổi. Được một thời gian, ông đã có thể buông được 2 cây sắt ra và bước đi tập tễnh, tôi đứng nhìn cha tôi tập đi và khi ông ngã thì chạy lại đỡ ông đứng lên. Cha tôi cười hiền và bảo: ?oNgày xưa khi con tập đi cũng giống như cha bây giờ nhưng cha đỡ con dậy dễ dàng hơn nhiều?. Tôi nghe mà rơm rớm nước mắt. Suốt thời gian nghỉ bệnh, cha tôi vẫn làm việc không luôn tay. Ông nhận những lá cờ lưu niệm ở cơ quan về và in chữ lên đó. Cha tôi dùng những tấm phim chụp X-quang đã bỏ đi, lấy dao lam, thước kẻ khắc những chữ cái lên. Tấm phim đã trở thành một bản in hoàn hảo. Sau đó là công đoạn hoà sơn với nước và dùng những tấm phim X-quang đặt lên lá cờ và in. Mọi thứ rất thủ công nhưng sản phẩm in ra thật đẹp nét chữ đều thẳng tắp. Ngoài giờ lên lớp, tôi giúp cha tôi lấy những thứ mà ông cần và theo dõi một cách say mê. Khi rảnh rỗi, cha dạy tôi học, chơi cờ vua và thỉnh thoảng vẽ tranh cho tôi. Ông có hoa tay và vẽ rất đẹp. Một trong những vật kỷ niệm mà tôi vẫn giữ đến bây giờ là tấm hình cha tôi tự họa với nét bút chì bằng cách nhìn qua gương. Nó hệt như một bức ảnh chụp vậy.
    Ba tháng sau, cha tôi bình phục hẳn và ông lại đi làm như cũ. Cuối cùng rồi những ngày tháng gian truân và khó nhọc cũng lùi xa vào dĩ vãng. Bây giờ, cha tôi đã là lãnh đạo của một Sở, còn tôi cũng đã tốt nghiệp đại học và vào làm trong một cơ quan nhà nước. Nhưng mọi thứ đối với tôi vẫn như vừa mới xảy ra hôm qua. Chúng hiện rõ mồn một và tôi cũng không hiểu tại sao mình có thể nhớ và nhớ rõ đến thế. Cha tôi khi về nhà, ông vẫn làm việc nhà giúp mẹ tôi, những công việc tưởng chừng như nhỏ nhặt: giặt giũ, nấu cơm, lau nhà... Vì vậy, dù có lười biếng bao nhiêu nhưng khi về nhà tôi vẫn không bao giờ dám chểnh mảng trong công việc nhà. Ông hay căn dặn tôi: ?oViệc dù nhỏ, nhưng nếu không chú tâm, không làm tốt thì khi làm những việc lớn sẽ gây nguy hại khôn lường. Nhiều khi không chỉ gây hại cho bản thân mình, cho người khác mà còn cho cả xã hội?. Đặc biệt, ông vẫn liên tục cập nhật kiến thức mới vì không muốn tụt hậu so với xã hội hiện đại. Hàng ngày, ông vẫn nhờ tôi chỉ cho các kiến thức về tin học, về Internet. Ông còn mày mò tự mình học tiếng Anh và thi đậu chứng chỉ B ngoại ngữ. Với tôi, cha tôi không chỉ là một người cha, một người thầy, một tấm gương mà còn một người bạn. Một người có ảnh hưởng rất lớn đến tích cách sống và cuộc đời tôi sau này. Và tôi luôn luôn cảm thấy tự hào vì mình có được một người cha như ông.
  6. tu_huu

    tu_huu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn về bài viết của bác, rất hay, mong được đọc nhiều bài của bác.
    @ t : Viết tiếp đi chứ bác, bác cứ rỉ ra rỉ rích như ị đùn, đọc tức quá
  7. t

    t Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    1
    Cậu như thế là xúc phạm tớ. Tớ không nghĩ trên này lại có người bịa đặt về nhau thế đâu. Sao cậu lại nói tớ "ị đùn", trong khi thực tế là tớ đang bị táo bón???
    Hề, đùa tí, tớ đang đi công tác nên chưa gửi được thôi. Khi nào về HN sẽ post ngay lập tức.
  8. tunganhmai

    tunganhmai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    1.449
    Đã được thích:
    0
    Phù, cuối cùng thì cái ngày mong đợi cũng đã đến. Ngày - đầu ?" tiên ?" đi - học. Hắn háo hức, lon ton theo chân mẹ đến trường. Trong lòng rạo rực, xen lẫn những điều ngạc nhiên. Hắn níu tay mẹ lắc lắc: ?o Mẹ ơi! Sao ở đây nhiều bạn thế ? ?o. Mẹ hắn cười đôn hậu. ?o Con trai yêu quý, đã đến lúc con phải đi học rồi. Phải học thật giỏi, thì mới làm phi công được ?o?
    Hờ, lại nói đến chuyện làm phi công. Ngày trước, mỗi buổi tối mùa hè, hắn lại cùng cậu nằm dài trên bờ đê, miệng ngậm một nhánh cỏ heo may, nheo mắt nhìn bầu trời vô vàn sao sáng. Cậu hắn kể cho hắn nghe biết bao nhiêu là chuyện, về bầu trời, về những vì sao sáng, về sông Ngân Hà, về Ngưu Lang Chức Nữ ? Rồi về những ngôi sao băng, về đài quan chắc khí tượng sáng lúc lắc treo lơ lửng giữa bầu trời. Về những ông sao đổi ngôi. Cậu bảo mỗi một lần sao đổi ngôi như vậy, là có một người từ giã cõi đời. Có lần hắn hét lên sung sướng: ?o Cậu thân mến ơi! Hôm nay có 4 người qua đời rồi! ?o.
    Nằm dài trên bờ đê ngắm sao cũng có cái thú của nó. Thoai thoải dưới chân đê là từng lớp sóng vỗ nhịp đều đặn vào bờ. Những đêm trăng sáng, từng lớp sóng óng ánh sắc vàng. Xa xa, thi thoảng có tiếng quậy nước. Ấy là do vài chú cá tinh nghịch, muốn khuấy động không gian. Đêm lung linh kỳ diệu hoà theo tiếng kêu rin rít của những chú dế, tiếng gặm cỏ rột roạt của mấy nàng cào cào, tiếng đập cánh của những chú cò trên ngọn tre lao xao. Tiếng kêu của ếch nhái hoà theo giọng hát nhè nhẹ của ông cậu hắn, tạo nên một thứ âm thanh hỗn tạp nhưng đặc trưng vô cùng. Hắn say sưa ngắm bầu trời. Đôi khi tinh nghịch, hắn lăn một vòng. Mặt hắn vùi vào trong đám cỏ non. Hắn hít hà mùi hương của đất hoà lẫn trong mùi thơm nhưng nhức của cỏ. Gió nhẹ thênh, bồng bềnh trôi qua mái tóc rậm rạp, bết mồ hôi và khét lẹt vì cháy nắng của hắn.
    Có những khi, ông trời nổi cơn giông giận dữ. Sấm chớp nhì nhằng và mưa như thác đổ. Đó là những buổi tối thật buồn. Trong căn nhà, hắn làm đủ những động tác, sao cho mình được oai phong lẫm liệt nhất. Nào thì huơ tay, múa chân, nào thì đứng tấn ? ôi thôi đủ cả các trò. Mục đích đơn giản chỉ là vì, hắn muốn được nhìn thấy bóng của hắn in lên vách liếp qua ngọn đèn dầu leo lét đang uốn mình trong gió mạnh. Sau cơn mưa rào, không khí ôi nồng của mùa hạ dịu hẳn đi. Sao lại sáng vằng vạch trên bầu trời. Ếch nhái lại thi nhau hát bản trường ca bất tận. Thỉnh thoảng tiếng ếch ương oàm oạp nghe đến là vui tai. Cả nhà im lặng, không ai chịu cất một tiếng nào. Mãi tới khuya, chỉ có tiếng mẹ nhỏ nhẹ nhắc nhở hắn và em trai hắn đi ngủ. Bấc đèn dầu vặn nhỏ dần, nhỏ dần. Chỉ còn mỗi một mình hắn trong đêm, lắng nghe hơi thở của đêm, lắng nghe thời gian ì ạch chạy qua quả chuông đồng hồ treo tường. Cứ thế, cứ thế, cho đến khi hai mí mắt díp lại, nặng tựa như treo hàng ngàn cân, hắn mới vén màn, bò vào trong giường đi ngủ ?
    ?o Cậu ơi, nhìn kìa. Đó có phải là sao đang đổi ngôi không ? Ồ! không phải! ?o. Hắn la lên vì phát hiện thú vị của mình.
    Theo tay hắn chỉ, đó là một điểm sáng nhập nhoè, đang trôi vụt về phía chân trời. ?o Không phải đâu, cháu của ta ạ. Đó là đèn máy bay. Những chiếc máy bay do con người điều khiển đang bay trên bầu trời. ?o Cậu nói mà khuôn mặt trầm ngâm.
    ?o Máy bay ư?? Hắn thích thú hỏi cậu. ?o Con người lái được ư ? Cháu có thể lái nó được không ? Cậu ơi, cháu muốn được lái nó quá. Cháu sẽ được bay, được ngắm nhìn mây trời, được ngắm tất cả ?? Hắn nói một thôi dồn dập.
    ?o Cháu yêu quý !? Cậu thò tay ? bóp chim hắn. ?o Cháu sẽ được bay, nếu sau này cháu học giỏi và chăm ngoan nữa ?o.
    ?o Cậu ơi, phải học giỏi người ta mới cho bay ạ ? ?o Hắn ngây thơ hỏi.
    ?o Uh, phải học giỏi, học thật giỏi .. ?o Cậu trả lời. Đôi mắt cậu nhìn xa xăm về nơi con nước.
    Nhưng có những đêm, chỉ có một mình hắn ra nơi quen thuộc để ngắm sao trời. Đơn giản vì đó là đêm thứ bẩy và hắn không biết cậu hắn đi đâu. Ngay từ lúc mới ăn cơm xong, cậu đã vội vội vàng vàng lẩn trốn. Ngoại chỉ cười móm mém, còn mẹ hắn nháy mắt với cậu. (Sau này hắn mới biết cậu hắn đi ? tán gái). Một mình, hắn suy nghĩ. Hắn ước gì hắn được bay lên bầu trời, cùng chơi với những vì sao, lượn cùng mây gió. Và cũng từ đó, hắn ước mơ hắn được làm phi công, được cầm lái những chiếc máy bay và bay lượn trên bầu trời ?
    Tùng, tùng, tùng, tùnnnnnngggggg!!!!
    Tiếng trống trường vang vọng đưa hắn trở về với thực tại. Xen lẫn những tiếng hò reo í ới là những tiếng khóc thút thít của mấy đứa con gái lần đầu tiên nhập học. Có lẽ là vì lần đầu tiên các ?o nàng ?o phải xa vòng tay bố mẹ. Hắn ưỡn ngực, ra vẻ ta đây. ?o Hừ! Đúng là đồ .. mít ướt.? Hắn thầm nghĩ. Rồi hắn nói với mẹ ?o Con ngoan hơn chúng nó, mẹ nhỉ ? ?o. Vừa nói, hắn vừa chỉ tay vào đứa gần nhất đang rưng rưng nước mắt bên cạnh một ông bố to như hộ pháp.
    ?o Uh, con của mẹ ngoan lắm. Bắt đầu từ hôm sau, con sẽ tự đến trường một mình nhé! ?o Mẹ hắn âu yếm. ?o Mẹ làm thủ tục cho con xong rồi. Con ra nhận lớp đi. Mẹ đi làm kẻo trễ. ?o Nói rồi, mẹ hắn tất tả kéo cái nón đã sờn rách lên đầu rồi leo lên cái xe đạp. Bà vội vàng đi mất.
    Chỉ còn một mình hắn giữa sân trường ồn ào. Bỗng nhiên hắn thấy sợ. Uh, phải rồi, khi có ba mẹ kề bên thì tất cả mọi lo lắng trên đời đều trở thành vô nghĩa. Nhưng nay chỉ có một mình hắn bơ vơ một mình. Hắn bỗng có cảm giác đơn côi và bị bỏ rơi. Hắn tức tưởi và có vẻ như hắn muốn khóc. Ngực hắn nhức nhối. Hắn cố kiềm chế để không oà lên nức nở. ?o Không sao ! ?o Hắn tự an ủi mình và đưa tay lên quệt mặt. Một vạt nước dài lạnh buốt tay hắn. Hắn khóc ?
    Ngày đầu tiên đi học của hắn là như thế đấy.!
  9. tunganhmai

    tunganhmai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    1.449
    Đã được thích:
    0
    @t: dạo này bác bận thế à?
    Em cũng hơi bận bận, nhưng vẫn cố gắng post cho nó liền mạch. Hình như giờ chỉ có em với bác viết thì phải ?
    Bác bị táo bón hả ? Em có thuốc đấy, đảm bảo công hiệu. Uống vào thì đi WC nhìu hơn nữa .... Khà khà
  10. tunganhmai

    tunganhmai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    1.449
    Đã được thích:
    0
    Những ngày đầu đi học háo hức bao nhiêu thì càng về sau hắn lại càng chán bấy nhiêu. Bạn bè mới? Uh ! thì thích thật. Thầy giáo mới? Uh! Thì cũng thích thật. Nhưng làm sao bằng những buổi trưa hè bêu nắng, những ngày mùa đông cuộn tròn trong chăn, hay những ngày tết la cà nhặt pháo ? xịt.
    Hắn bỗng thấy nhớ. Nhớ những cánh đồng xanh bạt ngàn. Nhớ dòng sông Cầu nước trong văn vắt. Nhớ cánh diều trắng vi vu trên cao và nhớ những ngày trèo tường hái trộm hồng xiêm, na, ổi ? Ôi nỗi nhớ, nỗi nhớ cứ cồn cào trong hắn.
    Đi học, cũng có nghĩa là thời gian đi lang thang trên khắp cánh đồng cũng giảm. Làm sao còn được thấy những chú cào cào bậu mình trên nhành lá lúa? Làm sao còn có thể thò tay vào trong hang móc cua? Mà cũng có đôi khi, không phải là một chú cua xinh xắn được lôi ra, mà lại là một chú rắn nước đang uốn lượn. Ôi, hắn thèm được có cái cảm giác chú cua nhỏ giơ càng ra quắp vào tay hắn. Đau đấy, nhưng thú vị biết bao.
    Đi học, cũng có nghĩa là thời gian chạy nhảy trên đồi thông cũng giảm. Làm sao còn được thưởng thức vị ngọt lịm của sim? Làm sao có thể trèo hết cây này rồi lại trèo cây khác, những mong tìm kiếm được một tổ chim sẻ? Làm sao đây, khi không còn được thưởng thức mùi hương ngất ngây của lá thông già?
    Đi học, cũng có nghĩa là hắn không được tung tăng lội bơi trên dòng sông Cầu. Cũng có nghĩa là chiều chiều hắn không còn được đi úp nơm, đặt đó ? Cũng có nghĩa là những đêm sáng trăng sáng sao, hắn không còn được lăn mình trên bờ đê dài thơm mùi cỏ dại.
    Ôi ! đi học, đi học! Hắn căm thù mi biết bao.
    Mà đi học có gì hay đâu cơ chứ? Học viết chữ à? Cũng chỉ là a bờ cờ mà thôi. Sao vui bằng chơi khăng, đánh đáo? Tập đọc à? Thà dắt trâu ra đồng tìm một bờ cỏ non mà ê a với nó đủ thứ chuyện trên đời còn hơn. Hừm, còn toán học thì sao? Hắn ghét đặc! Hắn chẳng biết tính gì cả. Gì mà số trừ với số bị trừ, tính giao hoán mới chả tính kết hợp ? cứ loạn cả lên. Thà hắn ra ngoài bờ đê, thả con diều giấy, nằm dài trên cỏ mà nghe tiếng sáo còn vui tai hơn nhiều.
    Có lần, trong giờ tập đọc, hắn được cô Vân bắt đứng dậy đọc bài thơ của ông Trần Đăng Khoa. Hắn ê a:
    ?o Em nghe thầy đọc bao ngày
    Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà ??

    Và cô giáo lại giảng, ông Khoa này giỏi lắm các em ạ. Chỉ bằng tuổi các em thôi, mà ông ấy đã biết làm thơ rồi đấy. Cứ thế, khen lấy khen để ?
    Hắn bỗng đâm bực, vì trước đó hắn đang bận tóc cô bạn gái ngồi bàn trên. Hắn bỗng nghĩ ?o làm thơ thì có gì khó đâu nhỉ ? Ông mày thừa sức làm được !?o. Thế là những vần thơ ngây ngô của hắn đã ra đời như sau:
    Buổi sáng mùa hè
    Tiếng chim chích chòe
    Đậu trên cây hòe*
    Nó kêu, chòe chòe ?
    Buổi trưa mùa hè
    Rả rích tiếng ve
    Ru con Mực ngủ**
    Đầu gối lên đe ?***
    Buổi chiều mùa hè
    Em đi câu cá
    Vớ phải chú mè
    Em về tặng mẹ ?
    Buổi tối mùa hè
    Rin rít tiếng dế
    Sao mà buồn thế ?
    Không được đi chơi
    Buổi đêm mùa hè
    Lại những tiếng ve
    Em không ngủ được ?

    Đến chỗ này, hắn chẳng tìm được từ nào có thể hợp vẫn được nữa. Thế là hắn ngẫm nghĩ. Cũng ra trò lắm. Hắn ngồi đấy, hai tay đặt lên cằm, mắt mơ màng. Hắn nghĩ, hắn lẩm bẩm ?o Em không ngủ được? em không ngủ được .. em không ngủ .. em không ? ?o Rồi hắn đập tay đánh ?o bốp ?o vào đùi. ?o Thế mà không nghĩ ra.! ?o Câu thơ cuối cùng để hoàn thiện bài thơ như sau:
    Buổi đêm mùa hè
    Lại những tiếng ve
    Em không ngủ được
    Sư mày, bực ghê ?

    Hắn cười như nắc nẻ. Phải thế chứ. Hắn tự nhủ. Hắn nào có kém gì cái ông Trần Đăng Khoa kia đâu.
    *: cây hoa hoè
    **: con chó Mực nhà hắn
    ***: có một thời nhà hắn buôn bán sắt vụn, nên có đe để chặt sắt

Chia sẻ trang này