1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tư tưởng là gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi respected, 25/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. respected

    respected Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Tư tưởng là gì?

    Mời các bạn xác định hộ khái niệm xương xẩu này?

    Tôi đang trộm nghĩ nó là một cái gì đó rất riêng tư, có chữ TƯ mà.
  2. T54tank

    T54tank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    đúng ý, tư tưởng là do những cá nhân siêu việt mới đưa ra được.
    Tri thức con người thì có 2 dạng :
    Một là tri thức thông thường là cái mà con người ai cũng có, tri thức này dừng ở mức : nhận thức xã hội ,tức là anh có thể yêu ,ghét một cái gì đó, suy nghĩ như thế nào về cái đó ...ai cũng có cả.VD: việc yêu hay ghét ông BUSH,yêu hay ghét CNXH,CNTB ...của chúng ta chỉ là ý thức xã hội
    Hai là dạng cao cấp hơn,đó là học thuyết , tư tưởng .Chỉ có những cá nhân siêu việt mới khái quát được thực tiễn và đưa ra thành lý luận.Và lý luận đó được chúng ta kiểm chứng trở lại qua thực tiễn. Các cá nhân siêu việy như Hô Chí Minh, Mác , Newton,galileo ....
  3. Ballx

    Ballx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Ông HCM không phải là nhà tư tưởng. Chính ông đã tự khẳng định như vậy. Còn gần đây bác thấy có TTHCM chẳng qua là ta đang bế tắc về lý luận nên phải nối thêm đuôi vào thôi.
  4. KARATEKA

    KARATEKA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    tư tưởng là sự tưởng tượng riêng tư nhưng khái quát của mỗi người về một vấn đề hay một hiện tượng
  5. T54tank

    T54tank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    ------------
    CHẳng ai tự bảo mình là nhà tư tưởng cả . Họ (ở đây là những cá nhân ưu việt ) đã khái quát được thực tiễn và nâng nó thành lý luận.
    - Cả trăm triệu người đều biết chắc chắn trái táo phải rơi xuống đất,không thể nào rơi văng lên trời.Nhưng chỉ có mình Newton khái quát được đưa nó thành định luật.Đinh luật VVHD .
    -Ai cũng thấy Vô sản nghèo, nhưng không biết tại sao.Mác đã khái quát : họ nghèo là do bị TB bóc lột.vậy muốn hết nghèo phải đấu tranh ....đại loại như thế
    -Tư tưởng HCM : Bác đã khái quát được làm thế nào để đem được độc lập cho đất nước, để đánh thắng kẻ thù xâm lược. AI cũng biết phải dựa vào dân.Nhưng dựa vào dân là dưa như thế nào, phải làm những gì để đạt được ,những điều đó không phải ai cũng làm được.Người ta gọi tư tưởng HCM trong giữ nước và dựng nước là vậy.Do đó , Bác là một nhà tư tưởng vĩ đại
    -----
    Một chút về tư tưởng HCM :
    Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng tính nhân dân của quân đội ta
    Là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm và tình cảm đặc biệt cho việc giáo dục, rèn luyện tính nhân dân của quân đội, "?làm cho quân đội ta trở thành quân đội chân chính của nhân dân".
    Ra đời trong phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện. Do vậy, quân đội ta là quân đội kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc. Xây dựng bản chất cách mạng của quân đội tất yếu phải bao hàm nội dung xây dựng tính dân tộc, tính nhân dân. Về tính nhân dân của quân đội, cú th? nhấn mạnh một số nội dung cơ bản sau:
    1. Quân đội phải được xây dựng trên "nền nhân dân". Vì theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc cách mạng do Đảng ta lãnh đạo không chỉ là cuộc cách mạng sâu sắc, triệt để nhất, mà còn là cuộc cách mạng có tính nhân dân cao nhất. Lực lượng của cách mạng là ở nhân dân, sức mạnh chủ yếu của cách mạng cũng từ nhân dân, lợi ích của cách mạng cũng chính là lợi ích của nhân dân. Quân đội cách mạng của Đảng cũng từ nhân dân mà ra, "?nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội". Thực chất xây dựng "nền nhân dân" của quân đội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm là xây dựng mối quan hệ chính trị - xã hội giữa quân đội với nhân dân và xác định trách nhiệm của quân đội đối với nhân dân.
    2. Quân đội phải vì nhân dân quên mình, phục vụ nhân dân vô điều kiện. Quân đội ta là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, lại là con em của nhân dân, phải có trách nhiệm chiến đấu quên mình để bảo vệ nhân dân, phụng sự nhân dân. Người chỉ rõ: "Quân đội ta là quân đội nhân dân. Nghĩa là con em ruột thịt của nhân dân. Đánh giặc để tranh lại độc lập thống nhất cho Tổ quốc, để bảo vệ hạnh phúc của nhân dân. Ngoài lợi ích của nhân dân, quân đội ta không có lợi ích nào khác". Người căn dặn cán bộ, chiến sĩ đã là bộ đội của dân, bộ đội cách mạng thì phải vì nhân dân phục vụ, "Việc khó khăn, nguy hiểm mấy cũng không sợ, nhất định làm cho kỳ được". Người trực tiếp theo dõi từng bước trưởng thành của quân đội ta, kịp thời biểu dương, khen thưởng những đơn vị, cá nhân lập được chiến công, đồng thời cũng thẳng thắn phê bình những ai tỏ ra "kiêu căng", "vỗ ngực" với nhân dân. Người nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ: "Mình đánh giặc là vì dân. Nhưng mình không phải "cứu tinh" của dân, mà mình có trách nhiệm phụng sự nhân dân".
    Quân đội phải dựa vào nhân dân và cùng nhân dân chiến đấu. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân". Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài, chiến đấu bằng mọi cách, bằng mọi thứ có thể dùng làm vũ khí. Trong chiến tranh nhân dân, quân đội nhân dân là lực lượng vũ trang nòng cốt phải có trách nhiệm giúp đỡ và cùng với dân quân, du kích đánh giặc. Ngược lại, mọi hoạt động xây dựng và chiến đấu của quân đội đều phải dựa vào nhân dân. Vì rằng "thực túc thì binh cường"; cơm bộ đội ăn, áo bộ đội mặc, vũ khí bộ đội dùng, tiếp lương, tải đạn, dẫn đường cho bộ đội đánh giặc cũng là nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Tóm lại, quân đội sinh trưởng, thắng lợi, là nhờ nhân dân ra sức giúp đỡ". Do vậy, Người thường xuyên nhắc nhở bộ đội trong mọi hoàn cảnh phải dựa vào nhân dân, nhân dân là cội nguồn sức mạnh của quân đội: "Không có dân thì không có bộ đội"; "Dân như nước, quân như cá. Phải làm cho dân hết sức giúp đỡ mình thì mình mới đánh thắng giặc".
    Quân đội phải thường xuyên giữ mối liên hệ máu thịt với nhân dân. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mối quan hệ của quân đội ta với nhân dân là mối quan hệ với người sinh thành, nuôi dưỡng, che chở mình; đó là quan hệ máu thịt, cá nước; tách rời mối quan hệ với nhân dân, quân đội sẽ mất đi sức mạnh. Người dạy bộ đội: "Muốn giết địch thắng trận, thì phải có đồng bào giúp mọi mặt. Muốn được đồng bào vui lòng giúp, thì ta phải giúp đỡ đồng bào, kính trọng đồng bào. Đó là con đường thắng lợi". Trong quan hệ với nhân dân, bộ đội không chỉ kính trọng, lễ phép mà còn phải ra sức bảo vệ tính mạng, tài sản của dân, giúp đỡ nhân dân nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. "Không được phung phí nhân lực, vật lực của dân? phải khôn khéo tránh điều có hại cho đời sống nhân dân". Để thắt chặt mối quan hệ quân dân - cá nước, Người thường xuyên căn dặn bộ đội phải khéo vận động nhân dân, dân vận phải đặc biệt nhẫn nại: "Tất cả quân nhân phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Phải làm thế nào để mình chưa đến thì dân trông mong, khi mình đến thì dân giúp đỡ, khi mình đi thì dân luyến tiếc". Làm được như vậy là được lòng dân, mà được lòng dân thì khó khăn mấy bộ đội cũng sẽ dành thắng lợi.
    Cùng với sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh có vai trò và ảnh hưởng cực kỳ to lớn đối với việc xây dựng bản chất cách mạng của quân đội. Nhờ làm theo giáo huấn của Người, 60 năm qua, quân đội ta đã không ngừng phát triển, lớn mạnh trên "nền nhân dân", nơi sinh thành, nuôi dưỡng mình. "Hiếu với dân" đã trở thành một chuẩn mực đạo đức của quân nhân trong quân đội ta. Trong mọi giai đoạn của cách mạng, mọi hoàn cảnh chiến đấu hay công tác, cán bộ, chiến sĩ trong quân đội đều tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân và được nhân dân hết lòng giúp đỡ, che chở. "Bộ đội *****" - danh hiệu cao quý mà nhân dân dành cho bộ đội ta là tình cảm tin yêu của nhân dân đối với bộ đội, là sự thừa nhận bộ đội ta đã phấn đấu, rèn luyện theo lời dạy của Bác Hồ: "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Đó cũng chính là bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội ta.
    Trong giai đoạn mới của cách mạng nước ta, kẻ thù đang ra sức thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ hòng xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong đó, quân đội là một trọng điểm chống phá, chúng thực hiện "phi chính trị hoá" quân đội, tìm cách vô hiệu hoá sự lãnh đạo của Đảng ta đối với quân đội. Đồng thời, chúng dùng nhiều thủ đoạn nham hiểm nhằm ly gián quân đội với nhân dân. Thực chất là đang tìm cách phá vỡ "nền nhân dân", làm biến chất tính nhân dân để tiến tới vô hiệu hoá và làm tan rã quân đội ta. Vì vậy, hơn lúc nào hết, quân đội ta phải tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tính nhân dân của quân đội, cảnh giác với mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, quyết không để chúng mua chuộc, lôi kéo, chia rẽ nhân dân với quân đội. Dù ở cương vị nào, hoàn cảnh nào, khi tiếp xúc với nhân dân, cán bộ, chiến sĩ ta phải nhớ mình là "Bộ đội *****", là con em nhân dân, không được làm điều gì "bất hiếu" với dân.
    Theo Phạm Trọng Đẩu, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự tháng 12/2004
    ---------
    như thế được gọi là tư tưởng đấy bác
    Được T54tank sửa chữa / chuyển vào 11:34 ngày 25/12/2004
  6. T54tank

    T54tank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
    Bằng thiên tài quân sự, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng ta kết hợp hài hòa truyền thống ''''''''dụng nước đi đôi với giữ nước'''''''' của dân tộc với tinh hoa quân sự của nhân loại, đặc biệt là học thuyết quân sự Mác - Lênin. Dựng nước và giữ nước cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn đi đôi với nhau và đã trở thành quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam.
    Bảo vệ Tổ quốc không phải chỉ khi có chiến tranh xảy ra mà phải trở thành ý thức thường trực trong thời bình, được chuẩn bị nghiêm túc sẵn sàng giành thế chủ động. Ông cha ta thường nhắc nhở: ''''''''Giữ nước từ khi chưa nguy, trị nước từ khi chưa loạn''''''''. Hồ Chí Minh khẳng định: ''''''''Giữ nước được chủ động thì thế nào cũng thắng, không thắng to thì thắng nhỏ''''''''. Tăng cường khả năng quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải được kết hợp chặt chẽ với nhau, là yêu cầu tất yếu. Lênin nhấn mạnh rằng: ''''''''Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ''''''''.
    Sinh thời, khi về thăm Đền Hùng, nói chuyện với Sư đoàn Quân Tiên phong, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: ''''''''Các Vua Hùng đã có công đựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước''''''''. Lời dạy của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị, biểu hiện tập trung nhất Tư tưởng của Người về quốc phòng. Ngay sau khi giành được chính quyền, ngày 2-9-1945, trong bản Tuyên ngôn độc lập, người đã khẳng định: ''''''''Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy, Khi kẻ thù trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, Người kêu gọi toàn quốc kháng chiến: Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước.
    Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Người chỉ rõ: ''''''''Chế độ này là của ta, ta phải bảo vệ chế độ của ta; Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là Nhà nước của ta, ta phải bảo vệ Nhà nước của ta. Ai xâm phạm đến nhà nước ta, đến chế độ ta, ta phải chống lại họ bằng bất cứ lời nói hay việc làm. Hồ Chí Minh khẳng định: Ngày nào còn bọn đế quốc thì nguy cơ chiến tranh vẫn còn.
    Với quan điểm: Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, có dân là có tất cả, lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết, không ai chiến thắng được lực lượng đó; không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể một dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định: Nền quốc phòng Việt Nam phải là nền quốc phòng toàn dân, do toàn dân xây dựng và dựa vào sức mạnh của toàn dân để bảo vệ Tổ quốc.
    Theo Hồ Chí Minh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân phải gắn vởi một nền quốc phòng toàn diện, cả về chính trị-tinh thần kinh tế, khoa học - công nghệ và quân sự. Bởi vì, muốn thực hiện toàn dân kháng chiến, ngoài việc động viên quân sự, chính trị, ngoại giao còn phải động viên tinh thần lẫn kinh tế. Vì thế, Người yêu cầu: Toàn thể nhân dân ta phải củng cố về mọi mặt: chính trị, quốc phòng, kinh tế và văn hóa.
    Nền quốc phòng toàn dân toàn diện mà chúng ta xây dựng phải gắn theo phương hướng hiện đại thì mới đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Hiểu rõ đặc điểm của nước ta sản xuất nhỏ, lực lượng sản xuất chưa phát triển, công nghệ lạc hậu, Hồ Chí Minh xác định công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm để: phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, phục vụ quốc phòng.
    Theo Hồ Chí Minh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, hiện đại, đồng thời phải kết hợp chặt chẽ quốc phòng yới an ninh. Người giải thích: Nhân dân ta có hai lực lượng. Một là Quân đội để đánh giặc ngoại xâm, để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn hòa bình. Một lực lượng nữa là Công an để chống kẻ địch trong nước, chống bọn phá hoại. Hai lực lượng này tuy có chức năng khác nhau, nhưng đều có chung một đối tượng là kẻ thù dân tộc và giai cấp, cho nên phải kết hợp chặt chẽ quốc phòng và an ninh.
    Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân để làm nòng cốt cho toàn dân bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn hòa bình. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Muốn có đội quân vũ trang, phải có đội quân tuyên truyền vận động, đội quân chính trị trước đã, nên phải làm ngay, sao cho đội quân chính trị này càng đông. Phải có quần chúng giác ngộ chính trị tự nguyện cầm súng thì mới thắng lợi và các đoàn thể cách mạng càng phát triển, quần chúng đấu tranh chính trị càng mạnh thì càng có cơ sở vững chắc để tổ chức lực lượng vũ trang và tiến hành đấu tranh vũ trang. Trong chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (ngày 22- 12 - 1944), Người chỉ rõ: Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, phải vận động toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì, lực lượng vũ trang trong các địa phương. Đây chính là Tư tưởng của Người về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân.
    Bộ đội chủ lực, theo Hồ Chí Minh là lực lượng quan trọng nhất của quân đội nhân dân, là lực lượng cơ động chiến lược trên địa bàn cả nước hoặc tửng chiến trường, là lực lượng chủ yếu để tiến hành tác chiến tập trung, làm chuyển Quân đội nhân dân hoạt động tác chiến tại địa phương; là lực lượng vũ trang cơ động của địa phương cùng với quân dân tự vệ bảo vệ địa phương và phối hợp với bộ đội chủ lực khi cần thiết.
    Dân quân du kích là lực lượng tự vệ của các địa phương. Hồ Chí Minh coi đó là ''''''''Lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc''''''''.
    Bản chất cách mạng của lực lượng vũ trang ta theo Tư tưởng Hồ Chí Minh đó là: ''''''''Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng''''''''. Người cho rằng: Nhiệm vụ quân sự phải phục tùng nhiệm vụ chính trị'''''''', ''''''''quân sự mà không có chính trị, như cây không có gốc, vô dụng mà lại có hại''''''''. Mặt khác, cần phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng con người với trang bị vũ chí theo quan điểm: ''''''''Người trước súng sau'''''''', ''''''''vũ khí là cần, nhưng quan trọng là người cầm súng''''''''. Người luôn quan tâm xây dựng được một đội ngũ cán bộ vừa có tâm vừa giỏi về nghệ thuật quân sự. Cán bộ là ''''''''gốc'''''''' của mọi công việc, là khâu trọng yếu của một dây chuyền. Trong quân sự càng cần tới vai trò người chỉ huy. Bởi vì: Tướng là kẻ giúp nước. Tướng giỏi... thì nước mạnh. Tướng xoàng thì nước hèn''''''''. Người đưa ra 6 yêu cầu đối với người làm tướng: ''''''''Trí - Dũng- Nhân-Tín-Liêm-Trung''''''''. Đây cũng là yêu cầu cơ bản đối với người chỉ huy quân sự là những chuẩn mực để cán bộ chỉ huy quyết tâm phấn đấu. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân chứa đựng những nhân tố bền vững đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn cách mạng Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn.
    Tư tưởng ấy có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay và trong tương lai. Tích cục nghiên cứu, học tập, nắm vững Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân sẽ góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
    Theo Báo Lâm Đồng
    Được T54tank sửa chữa / chuyển vào 11:40 ngày 25/12/2004
  7. TLV1987

    TLV1987 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    281
    Đã được thích:
    0
    vớ vẩn, Bác Hồ mà không phải là nhà tư tưởng à. Nói cho đại ca biết Bác Hồ là nhà tư tưởng kiệt xuất trên mọi lĩnh vực . từ kinh tế, quân sự, chính trị ... cho đến ăn uống, trồng cây, tưới cây, vệ sinh ... Tất cả mọi mặt trận đều có Bác Hồ tham gia và chúng ta phải tuyẹt đối làm theo nhời Bác. Vì tư tưởng của Bác cực kỳ quý hiếm nên có nhiều kẻ xấu xa đã đạo chích, ăn trộm tư tưởng của Bác thành của mình. Chẳng hạn tư tưởng "Mười năm trồng cây, trăm năm trồng nguời" là do Bác đúc kết, nghiền ngẫm mà ra. Ấy thế mà có thằng cha gì đó bên Tàu đã chôm lại, sửa đi mấy chữ, biến thành của mình. MK, thằng láo thế không biết, tiếc là nó chết nghìn năm nay rồi không thì em sang tận bên Tàu cho nó một búa ngay. Đúng như bác tank nói, Bác Hồ là một cá nhân siêui việt sánh ngang với Mác nên tư tưởng khi qua đời muốn làm bạn vui vầy với các ông nước ngoài của Bác là cực kỳ đặc săc, một nét mới cho những người dân V học tập. Khi chúng ta sắp từ giã cõi đời, hãy nghĩ đến chuyện đi gặp các cụ Mác, cụ Mao, cụ Stalin chứ đừng lăn tăn gì với người thân trong nước, đó chính là tư tưởng xuất ngoại sau khi chết rất tuyệt vời của Bác hồ mà ngày nay chúng ta phải khẩn trương học tập và áp dụng. Và cả Newton, Galileo nữa, Bác Hồ còn giỏi hơn cả hai người này qua những tư tưởng, cách tính toán độc đáo mới lạ về năng suất thu hoạch lúa, ý tưởng độc đáo về tiến hoá (như "nông dân biến thành công nhân", ) ...nói chung là rất nhiều em không thể phân tích hêt được., mà em văn thì dốt lại còn viết nhiều quá, em có cái tật viết nhiều về những cá nhân kiệt xuất là lại buồn ... Xin phép các bác tạm dừng bút để em đi giải quyết cho đỡ buồn. Em là em rất chi ngưỡng mộ Bác đấy nhớ, thậm chí trong lúc giải quyết em cũng vận dụng tư tưởng của Bác để tìm ra con đường đúng đắn nhất, thoải mái nhất.
    Các chí sỹ yêu nước ráng mà ra sức học tập tư tưởng của Bác đi nghe chưa. Ít ra phải như em đây, hihi!
  8. T54tank

    T54tank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0

    tớ nói ờ trên rồi ,tại chú không đọc kĩ . chú có nghĩ thế nào cũng là chuyện của chú.Vì chuyện chú nghĩ chưa chắc người ta đã nghĩ như vậy ... nên chuyện đó chỉ ở mức ý thức xã hội,giống như việc chú ghét hay yêu ông BUSH sớ thế thui .
    Tư tưởng, học thuyết phải là một mức cao hơn.CHú hỏi tớ vậy thì tớ hỏi lại :
    Newto,ANhxtanh đưa ra định luật,học thuyết.TB cũng có tuyết domini gì ấy , vậy có phải ai cũng đưa ra những học thuyết đó được không ?
    Nếu có , chú có học thuyết gì được người ta công nhận, chỉ tớ với .Hay là học thuyết " COn thỏ đế Đông Dương "
    CHuyện chú ví dụ càng buốn cười, chú lấy ví dụ phản lực. Ừh thì cho là thế , nhưng sao chú không nghĩ để tui đấm vào mặt chú vẫn hơn nhĩ ma 2phải chú đấm tui mới được.
    Còn TN, chú biết ai đứng sau lưng chuyện đó rồi, khỏi cần tớ nói thêm.Không phải Ksor đâu nhé. Mẽo ý
  9. nguyensaigon29

    nguyensaigon29 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/12/2004
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Bởi vậy tớ mới nói học thuyết nào cũng đúng ở mức tương đối đến điểm nào đó mà thôi . Học thuyết của ông Mác hay ông Hồ cũng không ngoại lệ . Hy vọng là học sinh & Sinh viên ra trường không phải phải bị bắt buột phải qua cửa ải thi môn Mác Lê và tư tưởng HCM . Ba ông ấy cũng chỉ một phần của những vô số học thuyết mà thôi . Còn rất nhiều cái hay cái đẹp khác nữa cũng đáng nên học , ba ông ấy chưa chắc là hơn người khác nên quan trong là đừng bắt buột , đừng áp đặt phải là nầy phải là kia như vậy mọi người sẽ trở thành nô lệ tư tưởng hết .Trong tất cả các dạng nô lệ , nô lệ tư tưởng là dạng đáng buồn lớn nhất .
    Được nguyensaigon29 sửa chữa / chuyển vào 12:39 ngày 25/12/2004
  10. dvphong

    dvphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Tư : là xuy nghĩ , là riêng tư.....đằng ấy hỏi làm giè
    Tưởng : là tưởng tượng, tưởng bở ....thế thui

Chia sẻ trang này