1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tư tưởng - Suy nghĩ - Khái niệm - Ngôn ngữ. Ý nghĩa và sự hình thành của ý thức.

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi FromtheStars, 17/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tư tưởng - Suy nghĩ - Khái niệm - Ngôn ngữ. Ý nghĩa và sự hình thành của ý thức.

    Tôi lập Topic này để anh em cùng vào thảo luận, cãi nhau cho vui nhé!
    Ý thức xuất hiện khi chúng ta biết suy nghĩ (tư duy). Hiện tại chúng ta đang suy nghĩ bằng *ngôn ngữ*. Vậy khi chúng ta chưa có *ngôn ngữ* thì suy nghĩ như thế nào nhỉ? Lúc ấy có thể nói là đã có ý thức chưa?
  2. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    ở đây có 3 sự kiện: ngôn ngữ, suy nghĩ, ý thức.
    mối liên hệ của chúng thế nào đây?
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Chắc chắn một điều ngôn ngữ phải được sinh ra từ ý thức và suy nghĩ rồi. Nhưng trước khi có ngôn ngữ, ta suy nghĩ bằng gì nhỉ? Hình ảnh? Âm thanh? Suy nghĩ lúc đó là sự so sánh giữa những sự kiện của thiên nhiên? Âm thanh và hình ảnh trong vai trò của nó lại vẫn là ngôn ngữ bởi ý thức sẽ mã hoá nó thành *khái niệm*. Vậy *âm thanh*, *ánh sáng*, *không - thời gian* sẽ tồn tại thế nào nếu không có *ý thức* nhỉ?
  4. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    tôi còn nhớ, mình đã tự hỏi và đi hỏi những điều này,cả nhiều điều khác nữa. cho đến khi mơ hồ về nguồn gốc của mọi câu trả lời, nó chỉ đâu đây thôi, phía trong,phía sâu bản thân, phía trong mỗi câu hỏi đều hàm chứa câu trả lời,ta chỉ đơn giản thấu hiểu câu hỏi thôi, thấu hiểu cái điều ta vừa nêu ra, câu trả lời không thể không lộ diện.nó vẫn ở đó đợi chờ sự thấu hiểu sâu sắc.
    chẳng phải nếu ta thực sự hiểu về "suy nghĩ",1 sự hiểu biết sâu sắc,trọn vẹn thì nguồn gốc,mọi sự tác động,ảnh hưởng, đều hiển lộ hay sao. tương tự với "ý thức" và "ngôn ngữ". vậy câu hỏi này đơn giản hàm ý rằng: chúng ta hiểu sao về SN, YT, NN.phải vậy không?
    lại là 1 trớ trêu: đã bao giờ,bằng cách suy nghĩ, ta có thể hiểu biết về "suy nghĩ" không?
    đã bao giờ bạn đi trong 1 phạm vi,1 thành phố,1 vòng tròn, 1 mê cung.... bạn lại thấy được toàn thể cái thành phố,vòng tròn, mê cung như thể bạn đang cầm nó trên tay để ngắm nhìn chưa?
  5. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    tôi còn nhớ, mình đã tự hỏi và đi hỏi những điều này,cả nhiều điều khác nữa. cho đến khi mơ hồ về nguồn gốc của mọi câu trả lời, nó chỉ đâu đây thôi, phía trong,phía sâu bản thân, phía trong mỗi câu hỏi đều hàm chứa câu trả lời,ta chỉ đơn giản thấu hiểu câu hỏi thôi, thấu hiểu cái điều ta vừa nêu ra, câu trả lời không thể không lộ diện.nó vẫn ở đó đợi chờ sự thấu hiểu sâu sắc.
    chẳng phải nếu ta thực sự hiểu về "suy nghĩ",1 sự hiểu biết sâu sắc,trọn vẹn thì nguồn gốc,mọi sự tác động,ảnh hưởng, đều hiển lộ hay sao. tương tự với "ý thức" và "ngôn ngữ". vậy câu hỏi này đơn giản hàm ý rằng: chúng ta hiểu sao về SN, YT, NN.phải vậy không?
    lại là 1 trớ trêu: đã bao giờ,bằng cách suy nghĩ, ta có thể hiểu biết về "suy nghĩ" không?
    đã bao giờ bạn đi trong 1 phạm vi,1 thành phố,1 vòng tròn, 1 mê cung.... bạn lại thấy được toàn thể cái thành phố,vòng tròn, mê cung như thể bạn đang cầm nó trên tay để ngắm nhìn chưa?
  6. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    đó là điều bất khả phải vậy không, ta chỉ có thể biết được con phố ta vừa qua, 1 phần của vòng tròn, mê cung ta vừa trải nghiệm, 1 góc nhìn nhất định ta vừa quan sát, 1 mảnh vụn của cái tổng thể thôi, nếu bạn thực sự muốn quan sát tổng thể thành phố, mê cung, bạn sẽ ở trên cao nhìn xuống, mới thấu triệt toàn bộ các tương quan của mọi con phố, mọi mảnh vụn,mọi phân đoạn nhỏ.
    "suy nghĩ" cũng vậy, chỉ khi nào ta bước ra ngoài suy nghĩ, thoát khỏi mọi ràng buộc tinh vi của nó, ta tự do, ta mới có thể tiến vào lãnh địa quan sát trọn vẹn, phi khái niệm.
    đó là mâu thuẫn cơ bản nhất, tự nhiên nhất,phổ biến nhất trong cuộc sống thường nhật, bởi chẳng phải chúng ta vẫn luôn nói về, khẳng định về "tư duy", "khái niệm", suy nghĩ, các sản phẩm của tư duy, lo gic....... như thể ta đang nói về 1 sự thật, ta đang nói về 1 điều ta đã tường minh, chính xác hay sao?
    đó là điều cơ bản tạo nên 1 xã hội đầy rẫy mâu thuẫn,nghịch lí chẳng phải thế sao?
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Trước khi có ngôn ngữ, chúng ta suy nghĩ bằng âm thanh, hình ảnh, bằng cảm giác, các sự kiện từ thiên nhiên. Bất kỳ một sự suy nghĩ nào đều có thể nói đó là một sự phán đoán tương lai của các hình ảnh, âm thanh, cảm giác, sự kiện thiên nhiên đó. Kể cả đó là suy nghĩ về các vấn đề trừu tượng, bộ não đều gán cho các vấn đề trừu tượng đó thành các hình ảnh, âm thanh, cảm giác, sự kiện của thiên nhiên để từ đó mà phán đoán. Hay nói cách khác suy nghĩ lúc đó đã là một *không thời gian* cho các *sự kiện trong nó* diễn biến với các quy luật mà chúng ta đã từng biết. Có thể là nó sẽ diễn biến với những quy luật chưa hoàn chỉnh mà bộ não đã tiếp thu được từ thiên nhiên, nhưng sẽ được update từ những kinh nghiệm của các giác quan của chúng ta. Tức là cái *vũ trụ* đó đang bị chi phối bởi các quy luật khác, bên ngoài và làm nó phải bị tác động theo. Ví dụ ta đang nhìn thấy một chiếc Ô tô đi từ A đến điểm B.
    Trong suy nghĩ, chúng ta sẽ diễn ra hình ảnh một chiếc ô tô đã đến điểm B, đi qua tất cả các điểm trên quãng đường và trải qua mọi trải nghiệm suốt quãng đường đó sau một khoảng thời gian t. (Thời gian đang phán xét là thời gian tâm lý, không giống thời gian thực).
    Tuy nhiên chiếc ô tô đó thực tế đến giữa quãng đường đã rẽ sang bên phải. Vậy suy nghĩ, phán đoán của chúng ta đã sai lầm. Tuy nhiên nếu ta không update quy luật mới, khả năng mới của chiếc ô tô thì trong *không thời gian* đó, chiếc ô tô vẫn cứ tới B sau một khoảng thời gian t và với quy luật như cũ, tức là không hoàn chỉnh như ngoài tự nhiên. Và ta nói đó là trí tưởng tượng của con người - Một vũ trụ khác của vũ trụ như chúng ta đang sống. Từ đó có thể nói rằng *suy nghĩ* của con người thật *hạn chế* nếu nói về sự liên hệ với thiên nhiên.
    Có phải vậy không nhỉ? Khi nào rảnh lại tiếp
  8. little-star

    little-star Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    các bạn làm mình choáng quá, mình chỉ biết vùng Ngôn ngữ được chi phối chủ yếu bới bán cầu não trái - cấu trúc não được phát triển sau cùng nhất và mới nhất trong phôi thai và trẻ sơ sinh Để có thể "nói" được, nhân loại có vẻ như phải trải qua các giai đọan nhất định:
    1) cooing - thầm thì cái gì đó (ko biết từ gì mới đúng, sơ ri ),
    2) bi bô các âm vị "đặc biệt" của trẻ (hình như vô nghĩa với "người lớn" chúng ta hihi)
    3) nói rõ ràng 1 chữ (có thể là pa, má...)
    4) nói rõ được 2 chữ và vắn tắt
    5) phát biểu 1 câu với cấu trúc cơ bản của "người lớn" (hiện diện ở tầm 4 tuổi)
    Chú ý: các phát biểu trên là dựa trên nền tảng kiến thức của phương Tây nói tiếng Anh làm chuẩn...các nền văn hóa khác nhau với hệ thống ngôn từ khác nhau có thể có các hệ luận khác nhau
    Còn như nói về Tư duy và Ngôn ngữ thì mình chỉ rụt rè mà tự vấn thế này: các nền văn hóa khác nhau phải chăng có các Tư duy khác nhau?
    Ví dụ: người VN mình chỉ có 1 thứ gọi là "nui" - món ăn đó ah (tâm hồn ăn uống chút vì đang đói hehe), nhưng người Ý lại có vô vàn tên để nói cái món đó - penne, spiral, vermicelli, etc. Hay như người Tây chỉ có vermicelli để chỉ bún, tất tần tật các loại bún thì người VN ta có cả chục thứ bún , họ cũng chỉ rice để chỉ gạo nhưng mình cũng lại có hàng thứ các loại gạo...
    Vấn đề là sự chi tiết hóa trong tư duy để đi đến phát triển ngôn ngữ "bản địa"...chắc vậy rồi, hok biết mọi người có hiểu mình nói gì ko huh??? (mình cũng hơi mơ mơ rồi...hôm khác ghé lại thăm tiếp)
  9. little-star

    little-star Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    nếu bạn nói là muốn thấu triệt toàn bộ các tương quan, cũng như từng phân đọan của vấn đề (ở đây cứ cho là vấn đề đi, cho dễ hiểu) thì phải quan sát tổng thể --> ko sai. Tuy nhiên, trong khoa tâm lý, 1 trường hợp khác có thể tồn tại: tổng thể của các phân đọan chưa chắc đã bằng các phân đọan đó ghép lại. Như vậy, lúc này bạn muốn thấu hiểu cái thành phố lớn của bạn thì bạn sẽ phải làm sao???
    Ko đơn giản...mình ham hố quá
  10. TheWanderer

    TheWanderer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta đang suy nghĩ bằng ngôn ngữ ư?
    Ko ổn rồ
    Anh cứ thử nhắm mắt lại và tưởng tượng đến một cô gái nào đó xem (vd: bạn gái anh chẳng hạn), lúc đó trong đầu anh có từ ngữ nào không, hay chỉ là hình ảnh về cô gái đó???
    Đúng không ấy nhỉ?

Chia sẻ trang này