1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tư vấn các vấn đề về tuyển sinh ĐH-CĐ

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi kimcuongbien, 14/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. detunhapmon

    detunhapmon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    Vào trong đây mà tìm nhé.
    http://www.tuoitre.com.vn/tuyensinh/Index.aspx?ArticleID=125871&ChannelID=345
    Luyện thi trực tuyến.
    http://www.tuoitre.com.vn/tuyensinh/Index.aspx?ChannelID=345
  2. lizo2b

    lizo2b Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    TOPIC tư vấn tuyển sinh sao im hơi lặng tiếng thế???
    Ông cướp biển mở topic này mà mất tích trên giang hồ.
    @canhchimvit : chị có khoảng chục quyển sách lý, khi nào thi xong sẽ bán lại cho nhóc giá hữu nghị , hehe đùa thui, cho mượn thì được chứ ko bán.
    Mà không yên tâm khi giao cục cưng của chị cho thằng nhóc ham chơi, ít học và không thích học môn Lý như nhóc
  3. lyanhnguyen

    lyanhnguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Cái này toàn là lý thuyết hông à, hông có bài tập gì hết trơn thì làm sao mà thực hành được ạ!
  4. detunhapmon

    detunhapmon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    Vừa học lý thuyết, vừa kiếm đề thi về mà thực hành
    Đi mua mấy quyển sách hướng dẫn giải đề thi tuyển sinh về mà giải, nhớ mua sách có hướng dẫn giải nhé.
    Được detunhapmon sửa chữa / chuyển vào 06:34 ngày 06/06/2006
  5. brabus

    brabus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Rất lấy làm tiếc vì tớ ko vào box NT thường xuyên, bây giờ góp ý đã ko còn giá trị. Ở NT có thầy Nguyện dạy cả T,L,H rất hay và tận tâm đặc biệt là môn Hoá (rất dễ hiểu cho những đồng chí đã mất căn bản từ ... lớp 8 như tớ ).
    Ngày trước, còn 3 tháng nữa thi DH thì tớ mới bắt đầu cắp sách mời thầy luyện thi. Vậy mà tớ thi đậu tất cả các trường DH đã đăng ký.
  6. kimcuongbien

    kimcuongbien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi mọi người 1 tuần rồi mới online được.Không biết cách liên lạc với các em ra sao để hỏi tình hình thi cử của các em.Nhưng khỏi hỏi cũng biết là tốt rồi đúng không nào.Anh đang đợt thi nên không lên mạng thường xuyên được.Chút nữa anh sẽ add nick mấy đứa.Thi xong một cái là anh liên lạc liền.ok!Ai mê bóng đá vô viết bài ủng hộ a cái nhỉ
    http://www.ttvnol.com/hoidaptinhoc/758669.ttvn
  7. da_saphia

    da_saphia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Pà con ơi, làm sao nuốt nổi hoá hữu cơ ạ! Học wài mà wên wài à, sắp ''''chít" vì nó òi, hix...Đầu rụng tóc chỉ vì hoá hữu cơ......
    Làm sao để thức khuya được mà ko cần uống cà fê với trà zậy? Đá cuội kị 2 món này lém......
  8. lyanhnguyen

    lyanhnguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Muốn nuốt nổi hoá hữu cơ thì chỉ có nuớc làm bài tập nhiều nhiều vô thôi đá cuội à. Ùm, lấy lại mấy cái bài cô Phúc cho đó, làm lại đi, rồi so với kết wả trong vở, xem thử mình được bi nhiêu %. Cố gắng lên, còn có mấy tuần nữa thôi.
    Làm sao thức khuya mà không uống cafê với trà thì có một cách: đeo thòng lọng vào cổ mình, treo hờ lên xà nhà (trần nhà). Mỗi lần gục mặt xuống là tự nhiên bị treo cổ -->> tỉnh ngay .
    Còn cái đồng hồ biết bạo lực. Liên lạc với nước Anh đi. Bên đó người ta chế tạo ra cái đồng hồ đánh thức con người thông minh đó, hi hi.
    Đá thân iu. Chúc đá thành công nhé!
  9. kimcuongbien

    kimcuongbien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    0
    Đá ah.Anh nghĩ ngoài việc làm nhìu bài tập như Trâm đã nói ngoài ra em nên tự lập cho mình một bản sơ đò tóm tắt hoá hữu cơ(Ví dụ như HC thì bao gồm no,ko no,thơm,... rượu đơn chức,đa chức....)như vậy em sẽ nhớ hơn.Mà nên nhớ là tự em làm mới nhớ đó nha.Còn đây là giáo trình dạy kèm của anh(Gia sư nào có giáo trình này thì tuyệt)Bảo đảm học thi đại học chất lượng luôn.Anh định áp dụng giáo trình này cho mấy đứa nhưng bây giờ bận quá,thông cảm vậyNếu thấy được cho tiếp luôn phân vô cơ.
    -Các phương pháp tìm công thức phân tử:
    - phương pháp tìm công thức phân tử khi biết khối lượng phân tử.
    - phương pháp tìm công thức phân tử khi biết % (theo m) của 1 nguyên tố.
    - phương pháp tìm công thức phân tử dựa trên biểu thức đại số.
    - phương pháp tìm công thức phân tử khi biết % (theo m) của tất cả các nguyên tố.
    - phương pháp tìm công thức phân tử khi biết tỉ lệ%( theo m) hoặc biết tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố.
    - phương pháp biện luận tìm công thức phân tử khi biết công thức nguyên.
    - phương pháp tìm công thức phân tử dựa trên dữ kiện đốt chất hữu cơ.
    - phương pháp tìm công thức phân tử dựa trên các phản ưng hoá học.
    2. Hướng dẫn sử dụng các định luật, các qui tắc, các hiệu ứng điện tử trong hữu cơ:
    - Định luật bảo toàn khối lượng.
    - Định luật thành phần không đổi.
    - Qui tắc cộng
    - Qui tắc thế.
    - Qui tắc tách.
    - Hiệu ứng cảm ứng.
    - Hiệu ứng liên hợp.
    - Hiệu ứng siêu liên hợp.
    3. Phưng pháp viết đồng phân, tên gọi.
    4. Khảo sát các phản ứng đặc trưng, các phản ứng điều chế của HYDROCACBON:
    - Ankan (parafin).
    - Anken (olefin).
    - Xycloankan.
    - Ankadien(diolefin).
    - Ankin.
    - Dãy đồng đẳng của benzen.
    5. Khảo sát các phản ứng đặc trưng, các phản ứng điều chế của các hợp chất hữu cơ chứa C,H,O.
    - Rượu, Ête.
    - Phenol.
    - Andehyt, Xêtôn.
    - Axit, Este.
    - Gluxit.
    6. Khảo sát các phản ứng đặc trưng, các phản ứng điều chế của các hợp chất hữu cơ chứa C,H,N: Chủ yếu khảo sát Amin.
    7. Khảo sát các phản ứng đặc trưng, các phản ứng điều chế của các hợp chất hữu cơ chứa C,H,O, N.
    - Amino axit.
    - Este của amino axit.
    - Muối amoni.
    - Muối của amin.
    - Hợp chất nitro.
    - Các hợp chất có nhóm peptit.
    8. Các phản ứng tạo Polime.
    9. Các dẫn xuất halogen.
    10. Các bài toán: nhận biết, tách chất, điều chế, sơ đồ phản ứng, nêu hiện tượng thí nghiệm.
    Ah Quên các cô cậu ở đây đều muốn đạt điểm cao vậy thì không thể không chú ý những phần sau đây rồi(Bảo đảm emnào làm theo đi thi dưới 8 điểm anh bao chầu cafe)
    1. Củng cố và bổ sung các nội dung trọng tâm của chương trình lớp 10 gồm các vấn đề sau:
    a) Các vấn đề liên quan đến phản ứng oxy hóa khử:
    - Quy tắc tính số oxy hóa.
    - Các mức oxy hóa thường gặp và quy luật biến đổi chúng trên phản ứng của các nguyên tố quan trọng: Cl, Br, I, S, N, Fe, Mn.
    - Phải biết cân bằng tất cả các phản ứng khi gặp (đặc biệt bằng phương pháp cân bằng điện tử; chú ý các phản ứng của sắt, ôxít sắt, muối sắt).
    - Phải nắm thật chắc các công thức viết phản ứng gồm: ôxít; kim loại; muối phản ứng với axit; muối phản ứng với muối; kim loại phản ứng với muối; phản ứng nhiệt luyện.
    b) Các phản ứng của nhóm nguyên tố halogen (Cl, Br, I); S
    Chỉ cần đọc để viết được các phản ứng coi như là đủ.
    c) Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn:
    - Yêu cầu phải nắm chắc đặc điểm cấu tạo; khái niệm về hạt; mối liên hệ giữa các loại hạt.
    - Đặc điểm, nguyên tắc xếp nguyên tố; quy luật biến thiên tuần hoàn.
    - Viết được cấu hình electron; xác định vị trí nguyên tố trên bảng hệ thống tuần hoàn.
    - Sự tạo thành ion.
    2. Các vấn đề ở chương trình lớp 11, ở phần này cần xem lại các vấn đề sau:
    a) Các bài toán về nồng độ dung dịch, độ pH, độ điện ly, hằng số điện ly.
    b) Nắm chắc bảng tính tan, để xây dựng các phản ứng xảy ra trong dung dịch theo cơ chế trao đổi ion (ví dụ phải nhớ trong dung dịch phản ứng giữa các ion với nhau phải thỏa điều kiện là sinh ra chất kết tủa hay chất bay hơi hoặc chất điện ly yếu).
    c) Xem lại các quy luật giải toán bằng phương pháp ion: cách viết phương trình phản ứng dạng ion; biết dựa trên phương trình ion giải thích các thí nghiệm mà trên phân tử không giải thích được (ví dụ khi cho Cu vào dung dịch hỗn hợp gồm Cu (NO3)2, HCl thấy có khí NO bay ra hay cho Al vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH, NaNO3, NaNO2, thấy sinh ra hỗn hợp 2 khí có mùi khai;...)
    d) Các khái niệm axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính theo Bronsted:
    Vì phần này các em thiếu dấu hiệu nhận biết chúng, nên khi gặp các em lúng túng và thường kết luận theo cảm tính, do đó chúng tôi gợi ý nhanh các dấu hiệu nhận biết axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính:
    * Các gốc axit của axit mạnh (Cl-, NO-3, SO2-4 ,...) và các gốc bazơ của bazơ mạnh (Na+, Ka+, Ba2+, Ca2+) được xem là trung tính.
    * Các gốc axit của axit yếu (ClO-, NO-2, SO2-3 ,...) được xem là bazơ.
    * Các gốc bazơ của bazơ yếu (NH+4 , Al (H2O)3+) và các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit mạnh được xem là axit.
    * Các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit yếu: lưỡng tính.
    e) Cách áp dụng các định luật bảo toàn điện tích, định luật bảo toàn khối lượng trong các bài toán dung dịch.
    f) Xem kỹ các phản ứng của nitơ và hợp chất nitơ; phốt pho (xem sách giáo khoa lớp 11 và các bài tập chương này ở quyển bài tập hóa học lớp 11).
    g) Các phản ứng của hydrocacbon:
    - Phản ứng cracking. - Phản ứng đề hydro hóa - Phản ứng hydro hóa.- Phản ứng cộng Br2.- Phản ứng cộng nước của anken, ankin.- Phản ứng của ankin -1 với Ag2O/NH3. - Phản ứng tạo P.E; P.V.C; T.N.T; cao su Buna; cao su.
    Bu na-S.- Phản ứng của benzen; toluen; styren.
    3. Các nội dung của chương trình 12:
    a) Với các hợp chất chứa hữu cơ chứa C,H,O: Chủ yếu xem các phản ứng của rượu; andehyt; axit; este; phenol; gluxit.
    b) Nhóm nguyên tố C, H, N: Các phản ứng của amin với axit, đặc biệt xem kỹ anilin, chú ý phenylamoniclorua.
    c) Cuối cùng xem nhóm nguyên tố C, H, O, N gồm các hợp chất quan trọng sau đây:
    - Axit amin: chủ yếu có phản ứng trung hòa, phản ứng tạo nhóm peptit; phản ứng thủy phân nhóm peptit.
    - Este của axit amin: có 2 phản ứng chính.
    - Muối amoni đơn giản (R-COO-NH4) cũng viết 2 phản ứng chính.
    - Muối của amin đơn giản R-COO-NH3-R?T.
    - Hợp chất Nitro R-(NO2)n: Xem phản ứng điều chế và chỉ có phản ứng tạo amin (phản ứng với [H}).
    - Các hợp chất đặc biệt: Urê, Caprolactam; tơ nilon - 6,6; tơ caprôn.
    d) Phần vô cơ: Xem các phản ứng của Al; Fe; Na, K; Mg, Ca.
    e) Đặc biệt cần để ý thêm phần ăn mòn kim loại; nước cứng; điều chế kim loại; các bài toán áp dụng phản ứng nhiệt luyện, các bài toán kim loại phản ứng với axit; phản ứng với muối.
    Mẹ ơi! mệt quá.Đi hết 10 đầu ngón tay luôn.Có gì thắc mắc xin liên hệ số điện thoại 0986785300
  10. kimcuongbien

    kimcuongbien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    0
    Còn những em nào hoá đã mất gốc từ những lớp trước.Anh có một giáo trình cấp tốc dành cho các em học chỉ trong 1 tuần lấy lại liền căn bản.Ai có nhu cầu thì nói với anh nha Bây giờ về anh sẽ gõ mai post lên(10 ngón tay nữa ra đi)Các em cứ in về học thui+bài giảng trên lớp của thầy cô nữa là ok

Chia sẻ trang này