1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tư vấn cho bạn những chuyến du lịch hấp dẫn

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi jameguide, 05/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. johnscout

    johnscout Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    các anh ơi cho hỏi chút xíu nha : nâ2 nước vừa mới công nhận di tích danh thắng mới là thác Đá Cao và thác Liên Khương phải không ? john chưa được đi thác Đá Cao, anh nào đã được đi qua cho john hỏi là đường vào như thế nào, giá vé, dịch vụ ở đó bao gồm những gì a. cho john biết với nha, khi có dip chắc chắn sẽ đi mới được :)
  2. jameguide

    jameguide Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Các bạn nào biết được thêm những điểm tham quan mới thì cùng đóng góp nhé. Mình sẽ tiếp tục công việc của mình.
    To jonh cám ơn bạn đã tích cực tham gia giải đáp nhanh cho mọi người. Dạo này mình cũng hơi nhiều việc quá nên hơi chậm tí, và mình cũng đang thiết kế tour lên kế họach cho rất nhiều bạn trong ttvnol nhờ hổ trợ ( qua Yahoo Messeger) Nếu cần thêm thông tin và cần trao đổi bạn có thể nhắn mình bất cứ lúc nào: YM của mình là . jameguide2002.
    Với đề tài này ý đồ của Jame sẽ cố sưu tầm hết các điểm tham quan trong Việt Nam sao khi hoàn thành xong Jame sẽ viết về các điểm tham quan đó cách đi đến như thế nào và sơ đồ đường đi ..... Nói chung là mình cố gắng làm sao với đề tài này mọi người tham khảo thì có thể đến được hết những nơi đã có trong đề tài . Các bạn tại những địa phương có những điểm tham quan, có cập nhật những thông tin mới.... hãy hổ trợ mình thêm để giúp cho mọi người có thể đi được nhiều hơn hiểu nhiều hơn về đất nước thắng cảnh của Việt Nam ta.
    Tp. Đà Nẵng có những điểm tham quan sau
    Thành Phố Đà Nẳng:
    - Bảo tàng Đà Nẳng
    - Bảo tàng Chăm
    - Chùa Phổ Đà
    - Chùa Tam Bảo
    - Chùa Pháp Lâm
    - Chùa Tam Thai
    - Chùa Linh Ứng
    - Làng cổ Phong Nam
    - Hội thánh truyền giáo Cao Đài Đà Nẳng
    - Đèo Hải Vân
    - Núi Ngũ Hành Sơn ( Hòn Non Nước ):
    - Thuỷ Sơn
    - Động Tàng Chơn
    - Động Huyền Không
    - Bãi biển Non Nước
    - Núi Bà Nà:
    - Bán Đảo Sơn Trà
    - Làng đá Mỹ Nghệ Non Nước
    - Làng cổ Phong Nam
    - Bãi biển Nam Ô
    - Bãi biển Xuân Thiều
    - Bãi biển Thanh Bình
    - Bãi biển Mỹ Khê
    - Bãi biển Bắc Mỹ An
    - Bãi Bụt
    - Bãi Bắc
    - Bãi Nam
    - Bãi biển Nam Thọ
    - Làng Vân
    - Cảng Đà Nẳng
    - Sân Bay Đà Nẳng
    Jameguide
  3. jameguide

    jameguide Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Các bạn nào biết được thêm những điểm tham quan mới thì cùng đóng góp nhé. Mình sẽ tiếp tục công việc của mình.
    To jonh cám ơn bạn đã tích cực tham gia giải đáp nhanh cho mọi người. Dạo này mình cũng hơi nhiều việc quá nên hơi chậm tí, và mình cũng đang thiết kế tour lên kế họach cho rất nhiều bạn trong ttvnol nhờ hổ trợ ( qua Yahoo Messeger) Nếu cần thêm thông tin và cần trao đổi bạn có thể nhắn mình bất cứ lúc nào: YM của mình là . jameguide2002.
    Với đề tài này ý đồ của Jame sẽ cố sưu tầm hết các điểm tham quan trong Việt Nam sao khi hoàn thành xong Jame sẽ viết về các điểm tham quan đó cách đi đến như thế nào và sơ đồ đường đi ..... Nói chung là mình cố gắng làm sao với đề tài này mọi người tham khảo thì có thể đến được hết những nơi đã có trong đề tài . Các bạn tại những địa phương có những điểm tham quan, có cập nhật những thông tin mới.... hãy hổ trợ mình thêm để giúp cho mọi người có thể đi được nhiều hơn hiểu nhiều hơn về đất nước thắng cảnh của Việt Nam ta.
    Tp. Đà Nẵng có những điểm tham quan sau
    Thành Phố Đà Nẳng:
    - Bảo tàng Đà Nẳng
    - Bảo tàng Chăm
    - Chùa Phổ Đà
    - Chùa Tam Bảo
    - Chùa Pháp Lâm
    - Chùa Tam Thai
    - Chùa Linh Ứng
    - Làng cổ Phong Nam
    - Hội thánh truyền giáo Cao Đài Đà Nẳng
    - Đèo Hải Vân
    - Núi Ngũ Hành Sơn ( Hòn Non Nước ):
    - Thuỷ Sơn
    - Động Tàng Chơn
    - Động Huyền Không
    - Bãi biển Non Nước
    - Núi Bà Nà:
    - Bán Đảo Sơn Trà
    - Làng đá Mỹ Nghệ Non Nước
    - Làng cổ Phong Nam
    - Bãi biển Nam Ô
    - Bãi biển Xuân Thiều
    - Bãi biển Thanh Bình
    - Bãi biển Mỹ Khê
    - Bãi biển Bắc Mỹ An
    - Bãi Bụt
    - Bãi Bắc
    - Bãi Nam
    - Bãi biển Nam Thọ
    - Làng Vân
    - Cảng Đà Nẳng
    - Sân Bay Đà Nẳng
    Jameguide
  4. jameguide

    jameguide Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Bác vtung thân !
    Mình đã chuẩn bị cho bạn vài thông tin về Mẫu Sơn và Lạng Sơn được viết ngắn ngọn, nếu bạn muốn biết thêm tham khảo sách Du Lịch Lạng Sơn văn hóa lể hội nhé!
    Đôi Nét Về Tỉnh Lạng Sơn
    Lạng Sơn là một tỉnh nằm ở phía Bắc có đường biên giới với Trung Quốc dài 253 km. Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Nam giáp tỉnh Bắc Cạn. Với diện tích 8.178.25 km2 và dân số là 706.643 người (1/4/1999). Thủ phủ là thị xã Lạng Sơn nằm ở độ cao 500 m so với mặt nước biển là một trong những thị trấn cổ của Việt Nam. Là một tỉnh có nền văn hoá đặc sắc của những nhóm người : Việt, Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chay, Ngái.
    Địa hình chủ yếu là rừng núi. Hệ thống sông suối tương đối dày đặc đã tạo nên những cánh đồng thung lũng màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Lạng Sơn có tiềm năng về khoáng sản, nông lâm sản, du lịch và thương mại. Khí hậu ôn đới mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm 21,50C. Giao thông đường bộ, đường sắt đều thuận lợi. Quốc lộ 1A nối liền hà nội - thị xã Lạng Sơn dài 154 km, Hà Nội - Lạng Sơn - Đồng Đăng dài 170 km.
    Là địa cầu của tổ quốc, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, có nhiều di tích lịch sử với nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, nơi có di tích văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Mai Pha. Các danh lam thắng cảnh cùng nhiều di tích lịch sử, văn hoá là những tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn, làm cho Lạng Sơn có sức hút lạ kỳ với du khách.
    Con Đường Hà Nội - Lạng Sơn
    Có lẽ không có con đường nào gợi ta nhiều cảm hứng lịch sử như con đường này. Đây là con đường ghi dấu nhiều đau khổ nhưng cũng vinh quang của dân tộc. Đây là nơi mà Nguyễn Trãi gạt lệ tiễn cha rồi quay về nuôi chí lớn phục thù. Là con đường mà bao sứ thần của ta ra đi rồi không bao giờ trở về, thà rằng bị chém đầu chứ không để bọn "Thiên Triều" làm nhục quốc thể. Ta đi ngang qua vùng Kinh Bắc xưa - đất dựng nghiệp của nhà Lý xưa trải rộng những cánh đồng lúa mượt mà xanh mát như những làn điệu dân ca quyến rủ. Vượt qua dòng dông Như Nguyệt vang dội chiến công mà lòng bồi hồi xúc động như còn nghe vang vọng đâu đây lời thơ sảng khoái " Nam Quốc Sơn Hà" của danh tướng Lý Thường Kiệt. Kia là Ai Chi Lăng với ngọn núi Mã Yên trơ gan cùng Tuế Nguyệt nơi tướng giặc Liễu Thăng bị chém rụng đầu. Đây là đường số 4 với những cái tên lịch sử Thích Khê, Na Sầm gợi ta nhớ những trận đánh thắng vẻ vang những binh đoàn thiện chiến của quân xâm lược Pháp trong " chiến dịch biên giới" 1950. Những rừng lau xào xạc trên đồi Đông Khê như thì thầm kể lại với ta hình ảnh Bác Hồ kính yêu ngồi đây theo dõi trận địa. Những tên sông tên núi ở cửa ngõ tổ quốc này không chỉ ghi chứng tích mà còn nói lên tấm lòng chung thủy của con người : nàng Tô Thị một dạ đợi chồng, ngày này leo lên núi ngóng trông mãi cho đến khi hoá đá. Đã từ lâu mảnh đất xanh tươi trù phú và phong cảnh núi sông xinh đẹp hữu tình ở đây đã thôi thúc con người miền xuôi lên lập nghiệp như những câu ca dao đã gọi :
    "Đồng Đăng có Phố Kỳ Lừa
    Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
    Ai lên xứ Lạng cùng anh
    Bõ công bác mẹ sinh thành nên em"​
    Tuyến liên vận Việt Nam - Trung Quốc
    Từ 13/2/1996, Liên hiệp đường sắt Khu vực 1 thường xuyên tổ chức các đoàn tàu Liên vận từ Hà Nội đến Bắc Kinh vào thứ tư và thứ sáu hàng tuần. Mỗi đầu tàu Tiệp Khắc cũ kéo một đoàn gồm 4 toa kèm một kíp lái tàu, phục vụ, nhưng chỉ chở 6 -15 khách mỗi chuyến, còn hàng hóa Trung Quốc sang Việt Nam chủ yếu qua các cửa khẩu tiểu ngạch, nên chỉ chiếm khoáng 2 toa. Khách đi tàu Hà Nội - Lạng Sơn không đi tàu liên vận vì họ không đi thẳng một mạch đến Đồng Đăng làm gì, nên họ chỉ đi tàu chợ, còn cán bộ đi công tác lại không thích phải đi đêm. Việc thông tàu liên vận vì thế có ý nghĩa chính trị hơn là ý nghĩa kinh tế, đang là nỗi lo của ngành đường sắt. Khả năng tăng số khách đi từ Hà Nội - Bắc Kinh gặp nhiều khó khăn. Liên hiệp đường sắt khu vực I đã hướng hoạt động của mình về Phía tây nhằm khai thác tuyến đường sắt Hải Phòng - Lào Cai - Sơn Yên - Côn Minh, hiện nay đang chở hàng hoá theo hiệp định đường sắt giữa hai nước.
    Vùng Tây Nam Trung Quốc có 230 triệu dân, rất cần con đường ngắn nhất để ra biển. Yêu cầu vận chuyển hàng quá cảnh qua cảng Hải Phòng để đến một nước thứ ba là rất lớn. Tàu rộng 1 m lại có thể chạy thẳng từ Côn Minh đến Hà Khẩu (486 km) rồi chạy tiếp Hà Khẩu - Hải Phòng (400 km) khi qua biên giới chỉ cần thay đầu máy, thay trưởng tàu an ninh. Tuy nhiên năng lực vận chuyển của ngành đường sắt Việt Nam ở tuyến đường này chỉ khai thác tối đa 1 triệu tấn/ năm, riêng việc chuyển apatit từ Lào Cai đã chiếm 600.000 tấn/năm, nên tuyến đường chỉ có thể đảm nhận 400.00 tấn/năm trong khi phía Trung Quốc yêu cầu từ 3 - 4 triệu tấn/ năm.
    Trong hoạt động giao thông vận tải quốc tế bằng đường sắt, 21h30 ngày 18/4/1997, đoàn tàu liên vận quốc tế Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc) đã khởi hành tại ga Hà Nội, chính thức khai thông thêm một chuyến tàu trên đường sắt Việt - Trung. Bên cạnh đó còn hai tuyến đường sắt Việt Nam - Trung Quốc khác là Đồng Đăng ( Việt Nam) - Bằng Tường (Trung Quốc) và Lào Cai ( Việt Nam) - Sơn Yên (Trung Quốc).
    Tàu khách chạy tuyến Hà Nội - Côn Minh sẽ có 2 đôi tàu/ tuần. Đây là chuyến tày khách đầu tiên của đường sắt Việt Nam đi thẳng qua Côn Minh, không phải chuyển khách qua các ga biên giới. Các ga đỗ có nhận khách Lào Cai ( Việt Nam), Hà Khẩu, Khai Viễn, Nghị Lượng với chiều dài tuyến đường 765 km. Ngành đường sắt hai nước lấy đồng Fran Thụy Sĩ làm trung gian để thanh toán.
    Hành trình Hà Nội - Côn Minh sẽ thu hút nhiều du khách tham quan, du lịch đến vùng đất phía Tây Nam Trung Quốc đầy điển tích.
    Ai Chi Lăng
    Cũng như sông Bạch Đằng, Ai Chi Lăng từng vang dội chiến công của tổ tiên ta đã nhiều lần chiến thắng quân xâm lược phương Bắc. Chính tại nơi đây, nơi Ai Chi Lăng lịch sử này năm 981, Lê Hoàn phá Tống giết chết bọn tướng Hầu Nhân Bảo và Tôn Hoàng Hân. Năm 1076, phò mã Thân Cảnh Phúc : người tù trưởng Tày đã chặn đánh vạn quân Tống do Quách Qùy thống lĩnh buộc nó phải mở đường vòng sang phía Tây mới tiến được bờ bắc sông Như Nguyệt. Năm 1285, Nguyễn Địa Lô đã bắn chết tên việt gian Trần Kiện tại trại Ma Lạt trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai. Nhân chiến thắng Chi Lăng, lừng lẫy nhất là chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn 1427 : chém tướng Liễu Thăng tóm cổ Hoàng Phúc diệt 10 vạn quân đánh tan ý chí xâm lược của nhà Minh.
    Vào năm ấy, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo kéo dài 10 năm sắp đến gia đoạn kết thúc thắng lợi. Bọn Vương Thông bị quân ta vây khốn ở thành Đông Quan hoảng hốt cấp tốc phái hai đạo viện binh. Đạo thứ nhất gồm 10 vạn quân, 2 vạn ngựa do Thái Tử Phó An Viễn Hầu Liễu Thăng thống lĩnh qua đường Quảng Tây kéo vào Lạng Sơn. Cánh quân thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy theo đường Vân Nam thẳng tiến. Vua Minh lại còn sắc sai Vương Thông, phải quyết tâm giữ vững thành Đông Quan để chờ quân cứu viện.
    Phải đánh tan cánh quân lớn do Liễu Thăng thống lĩnh trực chỉ kéo vào Lạng Sơn và Ai Chi Lăng được chọn làm chiến địa để vùi xác quân thù.
    Ai Chi Lăng là một thung lũng hẹp hình bầu dục chiều dài bắc nam khoảng 40km. Chung quanh bốn bề bao bọc núi đá lô nhô, có con sông Thương bắc nguồn từ Sài Hồ len lỏi qua những dãy núi đá vôi Cai Kinh chảy về đến Chi Lăng lòng sông vẫn còn hẹp như một con hào lớn. Ơ phía Tây thung lũng là dãy núi đá Cai Kinh dựng đứng hình vách thành. Ơ phía Đông các dãy núi đất, núi Phượng Hoàng, Qủy Môn, Chi Lăng, Thái Hòa.. Tạo thành một vòng cung bao bọc. Trong lòng Ai hai bên sông Thương cắt đôi thung lũng nổi lên 5 hòn núi đá : Hàm Quỷ, Nà Nông, Ma Săn, Kỳ Lân, Mã Yên. Cửa ải phía Bắc nằm giữa hai vách núi Hàm Quỷ và Cai Kinh. Cửa ải phía Nam nằm giữa núi Cai Kinh và Chi Lăng. Với núi cao rừng dày nằm bao quanh, sông Thương và núi đá lô nhô chia cắt địa hình Ai Chi Lăng như một trận đồ hiểm kín hạn chế quân địch hành quân thèo đội hình lớn chi phối lối đánh trận địa sở trường. Ngược lại, địa thế này rất lợi cho quân phục kích bí mật tạo ra thế áp đảo tại chỗ, chia cắt bao vây, tiêu diệt địch khi chúng từ đường độc đạo tiến vào. Ai Chi Lăng có hai cửa, cửa phía Bắc gọi là Quỷ Môn Quan, cửa phía Nam gọi là Ngỏ Thề. Gọi Quỷ Môn Quan vì bọn xâm lược kéo quân từ biên giới sang vừa đến cửa Ai Chi Lăng không nén được lo sợ khi ngước nhìn những ngọn núi đá hình thù kỳ dị.
    " Quỷ Môn Quan, Quỷ Môn Quan
    Thập nhân khứ, nhất nhân hòan".

    Trận đánh được diễn tiến như sau: khi cánh quân cứu viện của Liễu Thăng hùng hổ từ Pha Luỹ (tên cũ của Hữu Nghị Quan) kéo sang biên giới nước ta thì gặp ngay danh tướng Trần Lựu chặn đánh. Suốt gần 60 km đường rừng dẫn về con đường độc đạo Ai Chi Lăng ông cứ chợt đánh, chợt rút lui làm cho Liễu Thăng nộ khí xung thiên, hắn ỷ thế đông quân xua lên tràn khắp Ai Chi Lăng. Đến đây thấy thế đất hiểm. Bọn phụ tá ngỏ ý khuyên Liễu Thăng thận trọng, nhưng Liễu Thăng kiêu ngạo cả quyết một mình dẫn đầu 100 kỵ binh tiến vào chân núi Mã Yên và bị quân ta mai phục. Một vạn quân phía sau chưa kịp lên ứng cứu cho chủ tướng thì đã bị đánh tan tác. Thế là Thái Tử Thái Phó An Viễn Hầu Liễu Thăng - tên tướng vang danh đánh Nam dẹp Bắc mấy chục năm liền bị vua Lê Thái Tổ chém bay đầu.
    Ngày nay, cách Quỷ Môn Quan vài dặm giữa đồn Quang Lang và đền Hổ Lao có 5 - 6 tảng đá nằm chổng chơ ở hai bên đường. Có một tảng đá giống hình người không đầu song thân thể và tứ chi đầy đủ tường truyền rằng đây là xác của Liễu Thăng. Khi đi ngang qua Ai Chi Lăng, du khách vẫn dường như nghe được khí thế chống quân Minh thuởu nào
    " Hoa Chi Lăng không ngựa hí vang trời
    Chỉ rầp rập tăng trườn lên cạnh giặc
    Hoa gạo nở gió reo cờ lệnh phất
    Đã thấy đầu mấy vạn Liễu Thăng rơi"
    (Xuân Khiêm)
    Còn tiếp tục sẽ viết vào phần sau nhé.
    Jameguide
    Được jameguide sửa chữa / chuyển vào 08:05 ngày 28/08/2004
  5. jameguide

    jameguide Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Bác vtung thân !
    Mình đã chuẩn bị cho bạn vài thông tin về Mẫu Sơn và Lạng Sơn được viết ngắn ngọn, nếu bạn muốn biết thêm tham khảo sách Du Lịch Lạng Sơn văn hóa lể hội nhé!
    Đôi Nét Về Tỉnh Lạng Sơn
    Lạng Sơn là một tỉnh nằm ở phía Bắc có đường biên giới với Trung Quốc dài 253 km. Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Nam giáp tỉnh Bắc Cạn. Với diện tích 8.178.25 km2 và dân số là 706.643 người (1/4/1999). Thủ phủ là thị xã Lạng Sơn nằm ở độ cao 500 m so với mặt nước biển là một trong những thị trấn cổ của Việt Nam. Là một tỉnh có nền văn hoá đặc sắc của những nhóm người : Việt, Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chay, Ngái.
    Địa hình chủ yếu là rừng núi. Hệ thống sông suối tương đối dày đặc đã tạo nên những cánh đồng thung lũng màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Lạng Sơn có tiềm năng về khoáng sản, nông lâm sản, du lịch và thương mại. Khí hậu ôn đới mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm 21,50C. Giao thông đường bộ, đường sắt đều thuận lợi. Quốc lộ 1A nối liền hà nội - thị xã Lạng Sơn dài 154 km, Hà Nội - Lạng Sơn - Đồng Đăng dài 170 km.
    Là địa cầu của tổ quốc, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, có nhiều di tích lịch sử với nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, nơi có di tích văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Mai Pha. Các danh lam thắng cảnh cùng nhiều di tích lịch sử, văn hoá là những tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn, làm cho Lạng Sơn có sức hút lạ kỳ với du khách.
    Con Đường Hà Nội - Lạng Sơn
    Có lẽ không có con đường nào gợi ta nhiều cảm hứng lịch sử như con đường này. Đây là con đường ghi dấu nhiều đau khổ nhưng cũng vinh quang của dân tộc. Đây là nơi mà Nguyễn Trãi gạt lệ tiễn cha rồi quay về nuôi chí lớn phục thù. Là con đường mà bao sứ thần của ta ra đi rồi không bao giờ trở về, thà rằng bị chém đầu chứ không để bọn "Thiên Triều" làm nhục quốc thể. Ta đi ngang qua vùng Kinh Bắc xưa - đất dựng nghiệp của nhà Lý xưa trải rộng những cánh đồng lúa mượt mà xanh mát như những làn điệu dân ca quyến rủ. Vượt qua dòng dông Như Nguyệt vang dội chiến công mà lòng bồi hồi xúc động như còn nghe vang vọng đâu đây lời thơ sảng khoái " Nam Quốc Sơn Hà" của danh tướng Lý Thường Kiệt. Kia là Ai Chi Lăng với ngọn núi Mã Yên trơ gan cùng Tuế Nguyệt nơi tướng giặc Liễu Thăng bị chém rụng đầu. Đây là đường số 4 với những cái tên lịch sử Thích Khê, Na Sầm gợi ta nhớ những trận đánh thắng vẻ vang những binh đoàn thiện chiến của quân xâm lược Pháp trong " chiến dịch biên giới" 1950. Những rừng lau xào xạc trên đồi Đông Khê như thì thầm kể lại với ta hình ảnh Bác Hồ kính yêu ngồi đây theo dõi trận địa. Những tên sông tên núi ở cửa ngõ tổ quốc này không chỉ ghi chứng tích mà còn nói lên tấm lòng chung thủy của con người : nàng Tô Thị một dạ đợi chồng, ngày này leo lên núi ngóng trông mãi cho đến khi hoá đá. Đã từ lâu mảnh đất xanh tươi trù phú và phong cảnh núi sông xinh đẹp hữu tình ở đây đã thôi thúc con người miền xuôi lên lập nghiệp như những câu ca dao đã gọi :
    "Đồng Đăng có Phố Kỳ Lừa
    Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
    Ai lên xứ Lạng cùng anh
    Bõ công bác mẹ sinh thành nên em"​
    Tuyến liên vận Việt Nam - Trung Quốc
    Từ 13/2/1996, Liên hiệp đường sắt Khu vực 1 thường xuyên tổ chức các đoàn tàu Liên vận từ Hà Nội đến Bắc Kinh vào thứ tư và thứ sáu hàng tuần. Mỗi đầu tàu Tiệp Khắc cũ kéo một đoàn gồm 4 toa kèm một kíp lái tàu, phục vụ, nhưng chỉ chở 6 -15 khách mỗi chuyến, còn hàng hóa Trung Quốc sang Việt Nam chủ yếu qua các cửa khẩu tiểu ngạch, nên chỉ chiếm khoáng 2 toa. Khách đi tàu Hà Nội - Lạng Sơn không đi tàu liên vận vì họ không đi thẳng một mạch đến Đồng Đăng làm gì, nên họ chỉ đi tàu chợ, còn cán bộ đi công tác lại không thích phải đi đêm. Việc thông tàu liên vận vì thế có ý nghĩa chính trị hơn là ý nghĩa kinh tế, đang là nỗi lo của ngành đường sắt. Khả năng tăng số khách đi từ Hà Nội - Bắc Kinh gặp nhiều khó khăn. Liên hiệp đường sắt khu vực I đã hướng hoạt động của mình về Phía tây nhằm khai thác tuyến đường sắt Hải Phòng - Lào Cai - Sơn Yên - Côn Minh, hiện nay đang chở hàng hoá theo hiệp định đường sắt giữa hai nước.
    Vùng Tây Nam Trung Quốc có 230 triệu dân, rất cần con đường ngắn nhất để ra biển. Yêu cầu vận chuyển hàng quá cảnh qua cảng Hải Phòng để đến một nước thứ ba là rất lớn. Tàu rộng 1 m lại có thể chạy thẳng từ Côn Minh đến Hà Khẩu (486 km) rồi chạy tiếp Hà Khẩu - Hải Phòng (400 km) khi qua biên giới chỉ cần thay đầu máy, thay trưởng tàu an ninh. Tuy nhiên năng lực vận chuyển của ngành đường sắt Việt Nam ở tuyến đường này chỉ khai thác tối đa 1 triệu tấn/ năm, riêng việc chuyển apatit từ Lào Cai đã chiếm 600.000 tấn/năm, nên tuyến đường chỉ có thể đảm nhận 400.00 tấn/năm trong khi phía Trung Quốc yêu cầu từ 3 - 4 triệu tấn/ năm.
    Trong hoạt động giao thông vận tải quốc tế bằng đường sắt, 21h30 ngày 18/4/1997, đoàn tàu liên vận quốc tế Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc) đã khởi hành tại ga Hà Nội, chính thức khai thông thêm một chuyến tàu trên đường sắt Việt - Trung. Bên cạnh đó còn hai tuyến đường sắt Việt Nam - Trung Quốc khác là Đồng Đăng ( Việt Nam) - Bằng Tường (Trung Quốc) và Lào Cai ( Việt Nam) - Sơn Yên (Trung Quốc).
    Tàu khách chạy tuyến Hà Nội - Côn Minh sẽ có 2 đôi tàu/ tuần. Đây là chuyến tày khách đầu tiên của đường sắt Việt Nam đi thẳng qua Côn Minh, không phải chuyển khách qua các ga biên giới. Các ga đỗ có nhận khách Lào Cai ( Việt Nam), Hà Khẩu, Khai Viễn, Nghị Lượng với chiều dài tuyến đường 765 km. Ngành đường sắt hai nước lấy đồng Fran Thụy Sĩ làm trung gian để thanh toán.
    Hành trình Hà Nội - Côn Minh sẽ thu hút nhiều du khách tham quan, du lịch đến vùng đất phía Tây Nam Trung Quốc đầy điển tích.
    Ai Chi Lăng
    Cũng như sông Bạch Đằng, Ai Chi Lăng từng vang dội chiến công của tổ tiên ta đã nhiều lần chiến thắng quân xâm lược phương Bắc. Chính tại nơi đây, nơi Ai Chi Lăng lịch sử này năm 981, Lê Hoàn phá Tống giết chết bọn tướng Hầu Nhân Bảo và Tôn Hoàng Hân. Năm 1076, phò mã Thân Cảnh Phúc : người tù trưởng Tày đã chặn đánh vạn quân Tống do Quách Qùy thống lĩnh buộc nó phải mở đường vòng sang phía Tây mới tiến được bờ bắc sông Như Nguyệt. Năm 1285, Nguyễn Địa Lô đã bắn chết tên việt gian Trần Kiện tại trại Ma Lạt trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai. Nhân chiến thắng Chi Lăng, lừng lẫy nhất là chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn 1427 : chém tướng Liễu Thăng tóm cổ Hoàng Phúc diệt 10 vạn quân đánh tan ý chí xâm lược của nhà Minh.
    Vào năm ấy, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo kéo dài 10 năm sắp đến gia đoạn kết thúc thắng lợi. Bọn Vương Thông bị quân ta vây khốn ở thành Đông Quan hoảng hốt cấp tốc phái hai đạo viện binh. Đạo thứ nhất gồm 10 vạn quân, 2 vạn ngựa do Thái Tử Phó An Viễn Hầu Liễu Thăng thống lĩnh qua đường Quảng Tây kéo vào Lạng Sơn. Cánh quân thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy theo đường Vân Nam thẳng tiến. Vua Minh lại còn sắc sai Vương Thông, phải quyết tâm giữ vững thành Đông Quan để chờ quân cứu viện.
    Phải đánh tan cánh quân lớn do Liễu Thăng thống lĩnh trực chỉ kéo vào Lạng Sơn và Ai Chi Lăng được chọn làm chiến địa để vùi xác quân thù.
    Ai Chi Lăng là một thung lũng hẹp hình bầu dục chiều dài bắc nam khoảng 40km. Chung quanh bốn bề bao bọc núi đá lô nhô, có con sông Thương bắc nguồn từ Sài Hồ len lỏi qua những dãy núi đá vôi Cai Kinh chảy về đến Chi Lăng lòng sông vẫn còn hẹp như một con hào lớn. Ơ phía Tây thung lũng là dãy núi đá Cai Kinh dựng đứng hình vách thành. Ơ phía Đông các dãy núi đất, núi Phượng Hoàng, Qủy Môn, Chi Lăng, Thái Hòa.. Tạo thành một vòng cung bao bọc. Trong lòng Ai hai bên sông Thương cắt đôi thung lũng nổi lên 5 hòn núi đá : Hàm Quỷ, Nà Nông, Ma Săn, Kỳ Lân, Mã Yên. Cửa ải phía Bắc nằm giữa hai vách núi Hàm Quỷ và Cai Kinh. Cửa ải phía Nam nằm giữa núi Cai Kinh và Chi Lăng. Với núi cao rừng dày nằm bao quanh, sông Thương và núi đá lô nhô chia cắt địa hình Ai Chi Lăng như một trận đồ hiểm kín hạn chế quân địch hành quân thèo đội hình lớn chi phối lối đánh trận địa sở trường. Ngược lại, địa thế này rất lợi cho quân phục kích bí mật tạo ra thế áp đảo tại chỗ, chia cắt bao vây, tiêu diệt địch khi chúng từ đường độc đạo tiến vào. Ai Chi Lăng có hai cửa, cửa phía Bắc gọi là Quỷ Môn Quan, cửa phía Nam gọi là Ngỏ Thề. Gọi Quỷ Môn Quan vì bọn xâm lược kéo quân từ biên giới sang vừa đến cửa Ai Chi Lăng không nén được lo sợ khi ngước nhìn những ngọn núi đá hình thù kỳ dị.
    " Quỷ Môn Quan, Quỷ Môn Quan
    Thập nhân khứ, nhất nhân hòan".

    Trận đánh được diễn tiến như sau: khi cánh quân cứu viện của Liễu Thăng hùng hổ từ Pha Luỹ (tên cũ của Hữu Nghị Quan) kéo sang biên giới nước ta thì gặp ngay danh tướng Trần Lựu chặn đánh. Suốt gần 60 km đường rừng dẫn về con đường độc đạo Ai Chi Lăng ông cứ chợt đánh, chợt rút lui làm cho Liễu Thăng nộ khí xung thiên, hắn ỷ thế đông quân xua lên tràn khắp Ai Chi Lăng. Đến đây thấy thế đất hiểm. Bọn phụ tá ngỏ ý khuyên Liễu Thăng thận trọng, nhưng Liễu Thăng kiêu ngạo cả quyết một mình dẫn đầu 100 kỵ binh tiến vào chân núi Mã Yên và bị quân ta mai phục. Một vạn quân phía sau chưa kịp lên ứng cứu cho chủ tướng thì đã bị đánh tan tác. Thế là Thái Tử Thái Phó An Viễn Hầu Liễu Thăng - tên tướng vang danh đánh Nam dẹp Bắc mấy chục năm liền bị vua Lê Thái Tổ chém bay đầu.
    Ngày nay, cách Quỷ Môn Quan vài dặm giữa đồn Quang Lang và đền Hổ Lao có 5 - 6 tảng đá nằm chổng chơ ở hai bên đường. Có một tảng đá giống hình người không đầu song thân thể và tứ chi đầy đủ tường truyền rằng đây là xác của Liễu Thăng. Khi đi ngang qua Ai Chi Lăng, du khách vẫn dường như nghe được khí thế chống quân Minh thuởu nào
    " Hoa Chi Lăng không ngựa hí vang trời
    Chỉ rầp rập tăng trườn lên cạnh giặc
    Hoa gạo nở gió reo cờ lệnh phất
    Đã thấy đầu mấy vạn Liễu Thăng rơi"
    (Xuân Khiêm)
    Còn tiếp tục sẽ viết vào phần sau nhé.
    Jameguide
    Được jameguide sửa chữa / chuyển vào 08:05 ngày 28/08/2004
  6. jameguide

    jameguide Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Phần 2 viết tiếp cho bạn ntung2 về Lạng Sơn. Bạn có thể tham khảo thêm để thực hiện chuyến du lịch của mình.
    Sài Hồ
    Sài Hồ là đoạn đèo leo cheo, vắt vẻo từ chân núi lên đỉnh núi, cao 362m, trên quốc lộ 1A, cách thị xã Lạng Sơn hơn 20km về phía Nam, nay thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Có cảm giác đây là con đường độc đạo quanh co, nối hai vùng nam bắc của tỉnh. Vượt qua đèo này, khí hậu hai vùng khác nhau rõ rệt. Phải trở về tiếng Nùng, mới hiểu được hai chữ Sài Hồ. Tiếng Nùng đọc là Slai hô, người ta phiên âm thành chữ hán việt : Sài Hồ. Sài Hồ, tiếng Nùng là cổ họng, cũng chỉ vào sợi dây chằng ở cổ. Có thể do thực tế địa hình, người dân nhận ra con đường quanh co, vòng vèo, bó thít lại, nên tưởng tượng ra như cổ họng bị bóp chẹt, mà đặt cho cái tên là đèo Cổ Họng.
    Có người - vẫn là bà con dân tộc Nùng - muốn gắn địa phương này với sự nghiệp chống giặc ngoại xâm dưới thời Lê Lợi. Bọn quân xâm lược nhà Minh kéo vào đây, loanh quanh, lúng túng, vào ra, lên xuống gì thì cũng sa vào trận địa Chi Lăng, bị chẹn cổ ở vùng đất cổ họng này. Sau chiến thắng này, bà con nơi đây đặt luôn tên đất là đất Cổ Họng (Slai Hò - Sài Hồ) để ghi lại những chiến thắng đã được ghi vào lịch sử.
    Cây Hồi Lạng Sơn
    Cây Hồi là một cây thân gỗ to cao. Người ta trồng Hồi trên các đồi thuộc huyện Chi Lăng. Hàng năm, cây Hồi cho 2 vụ thu hoạch quả, nhưng vụ mùa có quả sai hơn, có chất lượng tốt hơn so với Hồi vụ chiêm. Quả Hồi có hình sau sáu cánh, tám cánh, mười cánh, nên người ta hay nhầm là hoa Hồi.
    Trên thị trường thế giới, hương Hồi là một mặt hàng có giá. Một ký quả Hồi có giá từ 400 - 500 ngàn đồng. Tinh dầu Hồi cũng chiếm trên thị trường thế giới vì cây Hồi rất khó trồng. Ơ Lạng Sơn, cây Hồi mọc thành rừng ở phía Bắc huyện Chi Lăng. Ơ phía Nam huyện, cây Hồi vẫn mọc tươi tốt nhưng lại không ra hoa, quả. Các huyện khác trong tỉnh cũng rất khó trồng cây Hồi.
    Trong thời kì thực dân Pháp đô hộ nước ta, bọn chúng ra sức vơ vét, khai thác mặt hàng này và hàng năm vận chuyển về nước Pháp tới hàng trăm tấn tinh dầu Hồi và quả Hồi. Từ sau ngày giải phóng miền Bắc, ta chú trọng phát triển cây Hồi. Năm 1998, ta thu khoảng 10 ngàn tấn quả Hồi khô đem xuất khẩu thu được khoảng 25 triệu USD.
    Sông Kỳ Cùng
    Theo tục truyền, ngày xưa có một ông quan được lên khai khẩn vùng ải Bắc này, thấy đây là con sông ở tận cùng nên đặt tên cho nó cái tên đó. Không biết lai lịch cái tên đó có đúng không, như mặc nhiên ai cũng phải công nhận là một dòng sông đẹp. Trước khi cầu Kỳ Cùng bị mìn giặc phá sập, đây là nơi đêm đêm hò hẹn của những đôi trai gái. Ngày nay cầu Kỳ Cùng đã được xây dựng một cách vững chắc, giữa trung tâm thị xã Lạng Sơn nối liền hai bên thị xã. Con sông Kỳ Cùng này chia đôi thị xã Lạng Sơn thành hai phần cân đối. Còn lịch sử hình thành con sông này ? Vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi của các nhà khoa học với những giả thuyết để giải thích : Tại sao con sông này lại chảy ngược lên biên giới phía Bắc, đổ vào sông Tây Giang của Trung Quốc ? Nhưng những chiến sĩ Lạng Sơn trong thời kì chiến tranh thì rất cám ơn thiên nhiên đã tạo nên dòng sông chảy ngược này ! Vì nó đẩy đi những xác giặc tanh hôi trả về phương Bắc.
    Động Tam Thanh
    Nhắc đến động Tam Thanh không thể không nhớ tới câu ca dao cổ :
    " Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
    Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh"​
    Đồng Đăng, Kỳ Lừa núi Vọng Phu, động Tam Thanh đều là những thắng cảnh và chốn đông vui của Lạng Sơn - tỉnh biên giới phía Đông Bắc, có vị trí quan trọng về mặt quân sự, chính trị, kinh tế văn hoá, khí hậu trong lành và nhiều phong cảnh đẹp. Đồng Đăng cách thị xã Lạng Sơn 14 km, vốn là một huyện miền núi với những phiên chợ đầy lâm thổ sản và trái cây quý của xứ lạng như lê, mận, hồng, hạt dẻ.; đồng bao dân tộc ít người y phục đủ màu sắc rực rỡ, đi lại mua bán tấp nập. KỲ lừa là dãy phố bên sông Kỳ cùng nước trong xanh, cách thị xã Lạng Sơn khoảng 2 km, từ thời nhà Lê đã là cửa khẩu buôn bán trao đổi hàng hóa quan trọng ở vùng biên giới sau khi triều đình có lệnh cấm các khách thương không được tự do đi lại sâu trong nội địa. Núi Vọng Phu gắn với thiếu phụ họ Tô (Tô Thị) ngóng trông chồng lâu ngày hoá đá và động chùa Tam Thanh đều nằm trong dãy núi đá vôi phần Kỳ Lừa và thị xã Lạng Sơn.
    Về cảnh hang động kỳ thú Lạng Sơn, người ta thường nhắc tới bộ ba Nhất Thanh - Nhị Thanh - Tam Thanh, dường như cả ba hang động ấy đã có sẵn từ lâu đời và thường coi Tam Thanh được phát hiện cuối cùng. Thực ra, động Tam Thanh vốn được biết đến trước tiên. Theo Phan Huy Chú (1782 - 1840) thì : "động Tam Thanh vách đá lởm chởm, trông xuống bên sông. Trước động có hồ, chùa ở lưng chừng núi, cảnh trí âm u vắng vẻ. Bên hữu động là núi Vọng Phu, trên đỉnh có mõn đá như hình người đàn bà đứng ngóng ra (trông chờ chồng).". Cửa động cao hơn mặt đất khoảng 8m, lối lên là ba mươi bậc đá đục vào sườn núi. Cửa động nhỏ hẹp, cây cối um tùm che khuất ánh sáng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thi Sĩ (1726 - 1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn ca tụng vẻ đẹp của động, trong đó có những câu :
    " Thanh truyền bách thạch giai năng ngữ
    bối lập tiền phong kiến vọng phu"
    (suối trong tuôn chảy trên hàng trăm mỏn đá như đang trò chuyện​
    Quay lưng lại nhìn sang ngọn núi phía trước thấy Hòn Vọng Phu)
    Hang chính của động có tượng A Di Đà, có nhiều nhũ đá hình thù ngoạn mục, màu sắc óng ánh. Phía bên phải động, luồng lách giữa những đống đá ngổn ngang là một lối đi nhỏ hẹp ăn thông ra ngoài.
    Động Nhị Thanh ở gần động Tam Thanh, được Ngô Thi Sĩ phát hiện, sửa sang thành một nơi danh thắng. Công trình tu tạo này hoàn thành vào mùa thu năm Canh Tý niên hiệu Cảnh Hưng (1780). Nhìn từ xa, núi có động như một kiến trúc bằng đá có hai cửa thành, mỗi cửa dẫn vào một động. Động thứ nhất địa thế cao nhiều nhũ đá hai bên vách động phía trên đều có lỗ hổng lớn, ánh sáng bên ngoài qua đó lùa vào làm cho động thêm sáng sủa. Ơ đây, Ngô Thi Sĩ đã cho khắc chữ, tạc tượng, thờ Tam Đà, Thiên Phủ; Long Thần. Phía trên có khắc ba chữ "Tam Giáo Tự". Động thứ nhìn thấp hơn, có khe sâu, có suối dài, có vụng nước trong, có hốc đá lớn như khám thờ. Ngồi thuyền nhỏ theo suối đi ra khỏi động theo cửa phía sau núi thì nhìn thấy động Tam Thanh, Hòn Vọng Phu ở ngay phía trước mặt. Ngô Thi Sĩ cho sửa sang động này làm nơi du ngoạn, đặt tên là động Nhị Thanh ( ông sinh ra ở làng Tả Thanh Oai, Hà Sơn Bình, nên lấy hiệu là Nhị Thanh Cư Sĩ, nhân đó lấy hai chữ Nhị Thanh đặt tên cho động này). Cửa động có ao Bích Trì, đình Duyệt Quân, am Thạch Miên; hiên Thụy Tuyền đều là những địa điểm gắn liền với các hoạt động của Ngô Thi Sĩ khi ông làm đốc trấn ở Lạng Sơn. Trong động có tượng truyền thần Ngô Thi Sĩ tạc vào vàch đá. Qua chiến tranh, các di tích trong động Nhị Thanh và "Đền Tam Giáo" phần lớn đều bị hư hại, riêng tượng chân dung Ngô Thi Sĩ và bút tích của ông thì vẫn còn. Về động Nhất Thanh, xưa nay ít thấy nói đến và đích thực là cái động nào thì cũng có nhiều thuyết khách nhau. Có thuyết cho rằng động Nhất Thanh là một động nhỉ trong dãy núi có nhiều hang động vây quanh vùng Lạng Sơn - Kỳ Lừa, không có gì đặc sắc nổi bật nhưng được nêu tên cốt cho đủ bộ ba: đã có Tam Thanh, đã có Nhị Thanh ắt phải có Nhất Thanh (?). Cũng có nhiều thuyết cho rằng động Nhất Thanh chính là động Ngô Thi Sĩ cho sửa thành "Đền Tam Giáo" đã nói ở trên.
    Núi Mẫu Sơn
    Cách thị xã Lạng Sơn 30 km về phía Đông là đỉnh núi Mẫu Sơn nằm ở độ cao 1.514 m so với mặt nước biển, khí hậu ôn hòa thích hợp cho nghỉ dưỡng. Núi Mẫu Sơn được bao bọc hàng trăm quả núi nhỏ, mùa đông đỉnh núi luôn bị sương mù bao phủ. Về mùa hè , trong sắc nắng vàng rực rỡ, đỉnh núi Mẫu Sơn hiện lên sừng sững, cao ngất trông thật ngoạn mục. Vào mùa xuân, cả vùng Mẫu Sơn đã đỏ rực sắc hoa đào. Đào trái của Mẫu Sơn vừa vừa ngọt. Một đặc sản của Mẫu Sơn là chè Mẫu Sơn. Vị chè thơm ngot, uống một lần nhớ mãi. Người ta đem so sánh Mẫu Sơn của Lạng Sơn đẹp chẳng kém gì Sapa của Lào Cai. Trong tương lai Mẫu Sơn có thể xây dựng thành khu nghỉ dưỡng và phát triển loại hình du lịch leo núi.
    Chợ Kỳ Lừa
    Chợ đã có từ hang trăm năm nay, nằm ở trung tâm thị xã Lạng Sơn là một trung tâm buôn bán sầm uất của nhân dân trong vùng cũng như khách ngoài tỉnh và các vùng lân cận. Chợ Kỳ Lừa cũng là nơi giao lưu văn hoá của các dân tộc Tày, Nùng, Dao nô nức về đây để mua sắm hàng hoá, để tìm bạn gặp gỡ trao đổi tâm tình. Chợ Lỳ Lừa nổi tiếng từ xưa đến nay, vì vậy du khách đến Lạng Sơn ai cũng rẽ vào chợ Kỳ Lừa vừa để biết, để chiêm ngưỡng và mua vài món quà kỷ niệm cho chuyến đi.
    "Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa"- câu ca dao quen thuộc này cũng nhắc đến một địa danh, chỉ vào trung tâm thị xã Lạng Sơn, mạn bắc sông Kỳ Cùng. Nhiều cách giảng về hai chữ Kỳ Lừa, đến nay vẫn còn đang trao đổi. Có lẽ phải tìm trong ngôn ngữ Tày- Nùng mới có khả năng giải thích được tương đối chính xác. Thị xã Lạng Sơn xưa là địa bàn sinh sống của người Tày- Nùng. Tiếng Tày- Nùng: Lừa( hoặc Lừ) nghĩa là bè, mảng, thuyền. Sông có nhiều bè mảng, được gọi là tả lừa. Đua thuyền gọi là bưa lừa. Biết chèo thuyền bè khéo léo gọi là Phù Lừa. Sông Kỳ Cùng, thuyền bè đi lại tấp nập, lại có chợ búa. Việc giao lưu buôn bán dọc sông, hoặc từ bờ bên này sang bờ bên kia, đều bằng bè mảng, nên chữ Lừa được dùng để chỉ địa danh.
    Còn Chữ Kỳ, dân địa phương vẫn gọi là Khau. Pây Háng Khau Lừ nghĩa là đi chợ Kỳ Lừa. Khau là chỉ vào quả đồi. Các nhà nho sau này mới chuyển ra thành Kỳ, vẫn để chỉ vào đồi núi. Kỳ Lừa hay Khau Lừ có nghĩa là trên núi dưới thuyền. Dần dần trở thành cái tên quen thuộc Kỳ Lừa.
    Cũng có cách giải thích dựa vào giai thoại. Ong đốc trấn Thân Công Tài (thế kỷ XVII) có hai con lừa chăn trên quả đồi này, khi đồi trở thành phố xá, lừa không có cỏ ăn đã bỏ đi. Ong đốc trấn rất tiếc đã gọi quả đồi này là Khau Lừ. Cách giải thích này nghe có phần gượng ép, song cũng có ý vị phần nào, nên cũng được nhiều người nhắc đến.
    Chợ Đông Kinh
    Đây là chợ lớn nhất thị xã Lạng Sơn. Trước đây là một bãi đất trống dùng để họp chợ phiên giữa người dân tộc thiểu số với người Việt. Đến năm 1980, chợ được xây dựng với quy mô khá nhỏ khoảng 500 m2. Đến năm 1998 trong quy hoạch phát triển chung của thị xã, chợ đã được xây dựng tầm vóc lớn như bây giờ. Chợ hiện nay có một tầng trệt và hai tầng lầu với hệ thống thang cuốn hiện đại. Nơi dây là trung tâm thương mại lớn nhất tỉnh Lạng Sơn chuyên mua bán sỉ lẻ các mặt hàng Trung Quốc, nông sản Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là các loại dược thảo. Có thể nói đây là thiên đường mua sắm cho khách du lịch đến thăm Lạng Sơn : chủng loại phong phú, giá cả rất rẻ, rộng rãi, cơ sở vật chất khá tốt.
    Hữa Nghi Quan
    Nằm cách thị trấn Đồng Đăng 4 km về phía Đông Bắc, đây là một trong những cửa khẩu quan trọng giữa nước ta và Trung Quốc chuyên dành cho xuất khẩu hàng hoá đằc biệt là nông sản giữa 2 nước và khách đi du lịch. Tuy so với các cửa khẩu khác như : Móng Cái, Hà Khẩu.tầm vóc hữu nghị quan là khá nhỏ, nhưng đây là cửa khẩu chính đưa khách Việt Nam sang Trung Quốc du lịch. Hiện nay muốn sang Trung Quốc rất dễ dàng, chỉ cần làm giấy thông hành có thể hoàn tất trong ngày, ta có thể sang Trung Quốc du lịch. Nếu đi trong ngày phí làm giấy thông hành là 65.000 đồng, nếu vào sâu trong nội địa Trung Quốc từ 10 - 15 ngày lệ phí khoảng 300.00 đ. Tiền Trung Quốc là Nhân Dân Tệ trị giá khoảng từ 1.700 - 1.800 đ việt nam.

    Jameguide
  7. jameguide

    jameguide Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Phần 2 viết tiếp cho bạn ntung2 về Lạng Sơn. Bạn có thể tham khảo thêm để thực hiện chuyến du lịch của mình.
    Sài Hồ
    Sài Hồ là đoạn đèo leo cheo, vắt vẻo từ chân núi lên đỉnh núi, cao 362m, trên quốc lộ 1A, cách thị xã Lạng Sơn hơn 20km về phía Nam, nay thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Có cảm giác đây là con đường độc đạo quanh co, nối hai vùng nam bắc của tỉnh. Vượt qua đèo này, khí hậu hai vùng khác nhau rõ rệt. Phải trở về tiếng Nùng, mới hiểu được hai chữ Sài Hồ. Tiếng Nùng đọc là Slai hô, người ta phiên âm thành chữ hán việt : Sài Hồ. Sài Hồ, tiếng Nùng là cổ họng, cũng chỉ vào sợi dây chằng ở cổ. Có thể do thực tế địa hình, người dân nhận ra con đường quanh co, vòng vèo, bó thít lại, nên tưởng tượng ra như cổ họng bị bóp chẹt, mà đặt cho cái tên là đèo Cổ Họng.
    Có người - vẫn là bà con dân tộc Nùng - muốn gắn địa phương này với sự nghiệp chống giặc ngoại xâm dưới thời Lê Lợi. Bọn quân xâm lược nhà Minh kéo vào đây, loanh quanh, lúng túng, vào ra, lên xuống gì thì cũng sa vào trận địa Chi Lăng, bị chẹn cổ ở vùng đất cổ họng này. Sau chiến thắng này, bà con nơi đây đặt luôn tên đất là đất Cổ Họng (Slai Hò - Sài Hồ) để ghi lại những chiến thắng đã được ghi vào lịch sử.
    Cây Hồi Lạng Sơn
    Cây Hồi là một cây thân gỗ to cao. Người ta trồng Hồi trên các đồi thuộc huyện Chi Lăng. Hàng năm, cây Hồi cho 2 vụ thu hoạch quả, nhưng vụ mùa có quả sai hơn, có chất lượng tốt hơn so với Hồi vụ chiêm. Quả Hồi có hình sau sáu cánh, tám cánh, mười cánh, nên người ta hay nhầm là hoa Hồi.
    Trên thị trường thế giới, hương Hồi là một mặt hàng có giá. Một ký quả Hồi có giá từ 400 - 500 ngàn đồng. Tinh dầu Hồi cũng chiếm trên thị trường thế giới vì cây Hồi rất khó trồng. Ơ Lạng Sơn, cây Hồi mọc thành rừng ở phía Bắc huyện Chi Lăng. Ơ phía Nam huyện, cây Hồi vẫn mọc tươi tốt nhưng lại không ra hoa, quả. Các huyện khác trong tỉnh cũng rất khó trồng cây Hồi.
    Trong thời kì thực dân Pháp đô hộ nước ta, bọn chúng ra sức vơ vét, khai thác mặt hàng này và hàng năm vận chuyển về nước Pháp tới hàng trăm tấn tinh dầu Hồi và quả Hồi. Từ sau ngày giải phóng miền Bắc, ta chú trọng phát triển cây Hồi. Năm 1998, ta thu khoảng 10 ngàn tấn quả Hồi khô đem xuất khẩu thu được khoảng 25 triệu USD.
    Sông Kỳ Cùng
    Theo tục truyền, ngày xưa có một ông quan được lên khai khẩn vùng ải Bắc này, thấy đây là con sông ở tận cùng nên đặt tên cho nó cái tên đó. Không biết lai lịch cái tên đó có đúng không, như mặc nhiên ai cũng phải công nhận là một dòng sông đẹp. Trước khi cầu Kỳ Cùng bị mìn giặc phá sập, đây là nơi đêm đêm hò hẹn của những đôi trai gái. Ngày nay cầu Kỳ Cùng đã được xây dựng một cách vững chắc, giữa trung tâm thị xã Lạng Sơn nối liền hai bên thị xã. Con sông Kỳ Cùng này chia đôi thị xã Lạng Sơn thành hai phần cân đối. Còn lịch sử hình thành con sông này ? Vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi của các nhà khoa học với những giả thuyết để giải thích : Tại sao con sông này lại chảy ngược lên biên giới phía Bắc, đổ vào sông Tây Giang của Trung Quốc ? Nhưng những chiến sĩ Lạng Sơn trong thời kì chiến tranh thì rất cám ơn thiên nhiên đã tạo nên dòng sông chảy ngược này ! Vì nó đẩy đi những xác giặc tanh hôi trả về phương Bắc.
    Động Tam Thanh
    Nhắc đến động Tam Thanh không thể không nhớ tới câu ca dao cổ :
    " Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
    Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh"​
    Đồng Đăng, Kỳ Lừa núi Vọng Phu, động Tam Thanh đều là những thắng cảnh và chốn đông vui của Lạng Sơn - tỉnh biên giới phía Đông Bắc, có vị trí quan trọng về mặt quân sự, chính trị, kinh tế văn hoá, khí hậu trong lành và nhiều phong cảnh đẹp. Đồng Đăng cách thị xã Lạng Sơn 14 km, vốn là một huyện miền núi với những phiên chợ đầy lâm thổ sản và trái cây quý của xứ lạng như lê, mận, hồng, hạt dẻ.; đồng bao dân tộc ít người y phục đủ màu sắc rực rỡ, đi lại mua bán tấp nập. KỲ lừa là dãy phố bên sông Kỳ cùng nước trong xanh, cách thị xã Lạng Sơn khoảng 2 km, từ thời nhà Lê đã là cửa khẩu buôn bán trao đổi hàng hóa quan trọng ở vùng biên giới sau khi triều đình có lệnh cấm các khách thương không được tự do đi lại sâu trong nội địa. Núi Vọng Phu gắn với thiếu phụ họ Tô (Tô Thị) ngóng trông chồng lâu ngày hoá đá và động chùa Tam Thanh đều nằm trong dãy núi đá vôi phần Kỳ Lừa và thị xã Lạng Sơn.
    Về cảnh hang động kỳ thú Lạng Sơn, người ta thường nhắc tới bộ ba Nhất Thanh - Nhị Thanh - Tam Thanh, dường như cả ba hang động ấy đã có sẵn từ lâu đời và thường coi Tam Thanh được phát hiện cuối cùng. Thực ra, động Tam Thanh vốn được biết đến trước tiên. Theo Phan Huy Chú (1782 - 1840) thì : "động Tam Thanh vách đá lởm chởm, trông xuống bên sông. Trước động có hồ, chùa ở lưng chừng núi, cảnh trí âm u vắng vẻ. Bên hữu động là núi Vọng Phu, trên đỉnh có mõn đá như hình người đàn bà đứng ngóng ra (trông chờ chồng).". Cửa động cao hơn mặt đất khoảng 8m, lối lên là ba mươi bậc đá đục vào sườn núi. Cửa động nhỏ hẹp, cây cối um tùm che khuất ánh sáng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thi Sĩ (1726 - 1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn ca tụng vẻ đẹp của động, trong đó có những câu :
    " Thanh truyền bách thạch giai năng ngữ
    bối lập tiền phong kiến vọng phu"
    (suối trong tuôn chảy trên hàng trăm mỏn đá như đang trò chuyện​
    Quay lưng lại nhìn sang ngọn núi phía trước thấy Hòn Vọng Phu)
    Hang chính của động có tượng A Di Đà, có nhiều nhũ đá hình thù ngoạn mục, màu sắc óng ánh. Phía bên phải động, luồng lách giữa những đống đá ngổn ngang là một lối đi nhỏ hẹp ăn thông ra ngoài.
    Động Nhị Thanh ở gần động Tam Thanh, được Ngô Thi Sĩ phát hiện, sửa sang thành một nơi danh thắng. Công trình tu tạo này hoàn thành vào mùa thu năm Canh Tý niên hiệu Cảnh Hưng (1780). Nhìn từ xa, núi có động như một kiến trúc bằng đá có hai cửa thành, mỗi cửa dẫn vào một động. Động thứ nhất địa thế cao nhiều nhũ đá hai bên vách động phía trên đều có lỗ hổng lớn, ánh sáng bên ngoài qua đó lùa vào làm cho động thêm sáng sủa. Ơ đây, Ngô Thi Sĩ đã cho khắc chữ, tạc tượng, thờ Tam Đà, Thiên Phủ; Long Thần. Phía trên có khắc ba chữ "Tam Giáo Tự". Động thứ nhìn thấp hơn, có khe sâu, có suối dài, có vụng nước trong, có hốc đá lớn như khám thờ. Ngồi thuyền nhỏ theo suối đi ra khỏi động theo cửa phía sau núi thì nhìn thấy động Tam Thanh, Hòn Vọng Phu ở ngay phía trước mặt. Ngô Thi Sĩ cho sửa sang động này làm nơi du ngoạn, đặt tên là động Nhị Thanh ( ông sinh ra ở làng Tả Thanh Oai, Hà Sơn Bình, nên lấy hiệu là Nhị Thanh Cư Sĩ, nhân đó lấy hai chữ Nhị Thanh đặt tên cho động này). Cửa động có ao Bích Trì, đình Duyệt Quân, am Thạch Miên; hiên Thụy Tuyền đều là những địa điểm gắn liền với các hoạt động của Ngô Thi Sĩ khi ông làm đốc trấn ở Lạng Sơn. Trong động có tượng truyền thần Ngô Thi Sĩ tạc vào vàch đá. Qua chiến tranh, các di tích trong động Nhị Thanh và "Đền Tam Giáo" phần lớn đều bị hư hại, riêng tượng chân dung Ngô Thi Sĩ và bút tích của ông thì vẫn còn. Về động Nhất Thanh, xưa nay ít thấy nói đến và đích thực là cái động nào thì cũng có nhiều thuyết khách nhau. Có thuyết cho rằng động Nhất Thanh là một động nhỉ trong dãy núi có nhiều hang động vây quanh vùng Lạng Sơn - Kỳ Lừa, không có gì đặc sắc nổi bật nhưng được nêu tên cốt cho đủ bộ ba: đã có Tam Thanh, đã có Nhị Thanh ắt phải có Nhất Thanh (?). Cũng có nhiều thuyết cho rằng động Nhất Thanh chính là động Ngô Thi Sĩ cho sửa thành "Đền Tam Giáo" đã nói ở trên.
    Núi Mẫu Sơn
    Cách thị xã Lạng Sơn 30 km về phía Đông là đỉnh núi Mẫu Sơn nằm ở độ cao 1.514 m so với mặt nước biển, khí hậu ôn hòa thích hợp cho nghỉ dưỡng. Núi Mẫu Sơn được bao bọc hàng trăm quả núi nhỏ, mùa đông đỉnh núi luôn bị sương mù bao phủ. Về mùa hè , trong sắc nắng vàng rực rỡ, đỉnh núi Mẫu Sơn hiện lên sừng sững, cao ngất trông thật ngoạn mục. Vào mùa xuân, cả vùng Mẫu Sơn đã đỏ rực sắc hoa đào. Đào trái của Mẫu Sơn vừa vừa ngọt. Một đặc sản của Mẫu Sơn là chè Mẫu Sơn. Vị chè thơm ngot, uống một lần nhớ mãi. Người ta đem so sánh Mẫu Sơn của Lạng Sơn đẹp chẳng kém gì Sapa của Lào Cai. Trong tương lai Mẫu Sơn có thể xây dựng thành khu nghỉ dưỡng và phát triển loại hình du lịch leo núi.
    Chợ Kỳ Lừa
    Chợ đã có từ hang trăm năm nay, nằm ở trung tâm thị xã Lạng Sơn là một trung tâm buôn bán sầm uất của nhân dân trong vùng cũng như khách ngoài tỉnh và các vùng lân cận. Chợ Kỳ Lừa cũng là nơi giao lưu văn hoá của các dân tộc Tày, Nùng, Dao nô nức về đây để mua sắm hàng hoá, để tìm bạn gặp gỡ trao đổi tâm tình. Chợ Lỳ Lừa nổi tiếng từ xưa đến nay, vì vậy du khách đến Lạng Sơn ai cũng rẽ vào chợ Kỳ Lừa vừa để biết, để chiêm ngưỡng và mua vài món quà kỷ niệm cho chuyến đi.
    "Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa"- câu ca dao quen thuộc này cũng nhắc đến một địa danh, chỉ vào trung tâm thị xã Lạng Sơn, mạn bắc sông Kỳ Cùng. Nhiều cách giảng về hai chữ Kỳ Lừa, đến nay vẫn còn đang trao đổi. Có lẽ phải tìm trong ngôn ngữ Tày- Nùng mới có khả năng giải thích được tương đối chính xác. Thị xã Lạng Sơn xưa là địa bàn sinh sống của người Tày- Nùng. Tiếng Tày- Nùng: Lừa( hoặc Lừ) nghĩa là bè, mảng, thuyền. Sông có nhiều bè mảng, được gọi là tả lừa. Đua thuyền gọi là bưa lừa. Biết chèo thuyền bè khéo léo gọi là Phù Lừa. Sông Kỳ Cùng, thuyền bè đi lại tấp nập, lại có chợ búa. Việc giao lưu buôn bán dọc sông, hoặc từ bờ bên này sang bờ bên kia, đều bằng bè mảng, nên chữ Lừa được dùng để chỉ địa danh.
    Còn Chữ Kỳ, dân địa phương vẫn gọi là Khau. Pây Háng Khau Lừ nghĩa là đi chợ Kỳ Lừa. Khau là chỉ vào quả đồi. Các nhà nho sau này mới chuyển ra thành Kỳ, vẫn để chỉ vào đồi núi. Kỳ Lừa hay Khau Lừ có nghĩa là trên núi dưới thuyền. Dần dần trở thành cái tên quen thuộc Kỳ Lừa.
    Cũng có cách giải thích dựa vào giai thoại. Ong đốc trấn Thân Công Tài (thế kỷ XVII) có hai con lừa chăn trên quả đồi này, khi đồi trở thành phố xá, lừa không có cỏ ăn đã bỏ đi. Ong đốc trấn rất tiếc đã gọi quả đồi này là Khau Lừ. Cách giải thích này nghe có phần gượng ép, song cũng có ý vị phần nào, nên cũng được nhiều người nhắc đến.
    Chợ Đông Kinh
    Đây là chợ lớn nhất thị xã Lạng Sơn. Trước đây là một bãi đất trống dùng để họp chợ phiên giữa người dân tộc thiểu số với người Việt. Đến năm 1980, chợ được xây dựng với quy mô khá nhỏ khoảng 500 m2. Đến năm 1998 trong quy hoạch phát triển chung của thị xã, chợ đã được xây dựng tầm vóc lớn như bây giờ. Chợ hiện nay có một tầng trệt và hai tầng lầu với hệ thống thang cuốn hiện đại. Nơi dây là trung tâm thương mại lớn nhất tỉnh Lạng Sơn chuyên mua bán sỉ lẻ các mặt hàng Trung Quốc, nông sản Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là các loại dược thảo. Có thể nói đây là thiên đường mua sắm cho khách du lịch đến thăm Lạng Sơn : chủng loại phong phú, giá cả rất rẻ, rộng rãi, cơ sở vật chất khá tốt.
    Hữa Nghi Quan
    Nằm cách thị trấn Đồng Đăng 4 km về phía Đông Bắc, đây là một trong những cửa khẩu quan trọng giữa nước ta và Trung Quốc chuyên dành cho xuất khẩu hàng hoá đằc biệt là nông sản giữa 2 nước và khách đi du lịch. Tuy so với các cửa khẩu khác như : Móng Cái, Hà Khẩu.tầm vóc hữu nghị quan là khá nhỏ, nhưng đây là cửa khẩu chính đưa khách Việt Nam sang Trung Quốc du lịch. Hiện nay muốn sang Trung Quốc rất dễ dàng, chỉ cần làm giấy thông hành có thể hoàn tất trong ngày, ta có thể sang Trung Quốc du lịch. Nếu đi trong ngày phí làm giấy thông hành là 65.000 đồng, nếu vào sâu trong nội địa Trung Quốc từ 10 - 15 ngày lệ phí khoảng 300.00 đ. Tiền Trung Quốc là Nhân Dân Tệ trị giá khoảng từ 1.700 - 1.800 đ việt nam.

    Jameguide
  8. jameguide

    jameguide Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Sao khi giải quyết cho ban vtung2 vấn đề DL đi Lạng Sơn chúng toi xin được tiếp tục chủ đề của mình la viết tiếp các điểm tham quan trong nước Việt Nam.
    Thành Phố Đà Nẳng:
    - Bảo tàng Đà Nẳng
    - Bảo tàng Chăm
    - Chùa Phổ Đà
    - Chùa Tam Bảo
    - Chùa Pháp Lâm
    - Chùa Tam Thai
    - Chùa Linh Ứng
    - Làng cổ Phong Nam
    - Hội thánh truyền giáo Cao Đài Đà Nẳng
    - Đèo Hải Vân
    - Núi Ngũ Hành Sơn ( Hòn Non Nước ):
    - Thuỷ Sơn
    - Động Tàng Chơn
    - Động Huyền Không
    - Bãi biển Non Nước
    - Núi Bà Nà:
    - Bán Đảo Sơn Trà
    - Làng đá Mỹ Nghệ Non Nước
    - Làng cổ Phong Nam
    - Bãi biển Nam Ô
    - Bãi biển Xuân Thiều
    - Bãi biển Thanh Bình
    - Bãi biển Mỹ Khê
    - Bãi biển Bắc Mỹ An
    - Bãi Bụt
    - Bãi Bắc
    - Bãi Nam
    - Bãi biển Nam Thọ
    - Làng Vân
    - Cảng Đà Nẳng
    - Sân Bay Đà Nẵng
    Jameguide
  9. jameguide

    jameguide Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Sao khi giải quyết cho ban vtung2 vấn đề DL đi Lạng Sơn chúng toi xin được tiếp tục chủ đề của mình la viết tiếp các điểm tham quan trong nước Việt Nam.
    Thành Phố Đà Nẳng:
    - Bảo tàng Đà Nẳng
    - Bảo tàng Chăm
    - Chùa Phổ Đà
    - Chùa Tam Bảo
    - Chùa Pháp Lâm
    - Chùa Tam Thai
    - Chùa Linh Ứng
    - Làng cổ Phong Nam
    - Hội thánh truyền giáo Cao Đài Đà Nẳng
    - Đèo Hải Vân
    - Núi Ngũ Hành Sơn ( Hòn Non Nước ):
    - Thuỷ Sơn
    - Động Tàng Chơn
    - Động Huyền Không
    - Bãi biển Non Nước
    - Núi Bà Nà:
    - Bán Đảo Sơn Trà
    - Làng đá Mỹ Nghệ Non Nước
    - Làng cổ Phong Nam
    - Bãi biển Nam Ô
    - Bãi biển Xuân Thiều
    - Bãi biển Thanh Bình
    - Bãi biển Mỹ Khê
    - Bãi biển Bắc Mỹ An
    - Bãi Bụt
    - Bãi Bắc
    - Bãi Nam
    - Bãi biển Nam Thọ
    - Làng Vân
    - Cảng Đà Nẳng
    - Sân Bay Đà Nẵng
    Jameguide
  10. thienthuong_acphat

    thienthuong_acphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    em đang cần có thông tin về lịch trình du hí hồ Ba Bể. mong bác James và các cao thủ trong box giúp đỡ. các bác đã có dịp đi rùi tư vấn giúp em với. chả là sẽ kéo theo cả bầu đoàn thê tử vợ con lỉnh kỉnh nên có ý định đi theo tour (cho nó an toàn vì nghe nói nơi đây rừng thiêng nước độc), ko biết như thế có hay ho ko và nên chọn mặt gửi vàng cho hãng lữ hành nào đây.
    em cũng đang dự trù 1 kế hoạch là thuê xe 7 chỗ rồi tự đi cho tự do, các bác giúp em lên 1 cái lịck trình xuất phát từ HN lên được hồ Ba bể và ăn chơi ngủ nghỉ cho nó thuận tiện có được ko ạ.
    đang dự định đi vào mồng 2 tháng 9 này . mong các bác giúp đõ. cảm ơn nhìu nhìu

Chia sẻ trang này