1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tư vấn Du lịch Đà Lạt !!! sãn sàng giải đáp mọi thắc mắc về Đà Lạt!!!

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi huongdanvien_dalat, 06/12/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    khi nào các bác vào thì PM cho em truoc em book phòng cho ! giá 1 bác 50k (giá thấp trong dịp lễ hội đó) phòng đẹp gần trung tâm , bạn phải cho biết dự tính ở bao nhiêu ngày mình sẽ cho bạn biết kinh phí dự trù cho bạn.
  2. MrLibra

    MrLibra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    0
    Tôi có bạn làm ở Công ty du lịch Lâm Đồng, Dalatoserco, hiện 2 hắn đang công tác ngoài Hà Nội. Bác nào quan tâm, tôi hỏi hộ cho. Tôi vừa mới post bài về cái chuyện được giảm giá vé hàng không ít nhất 25% đấy, tiết kiệm cũng khá khá nhỉ. Tuy nhiên, các bác đi kiểu gì, sinh viên hay gia đình. Nếu gia đình thì tham dự cái Đám cưới tập thể gì đó cho nó rẻ. Miễn phí khách sạn, đi có người đưa, về có người đón, chưa kể được tham gia mấy cái kỷ lục Guinness gì gì nữa. Bác nào quan tâm, báo tôi, tôi hỏi chi tiết rồi post lên sau. Bạn tôi còn ở Hn đến T4 tuần sau mới về.
  3. Tsu

    Tsu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2005
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    huongdanvien_dalat ơi!
    Mình đã có chương trình đi hội hoa Đà Lạt vào ngày 10 và 11 tháng 12 này.
    Nhưng mà sợ là kẹt chỗ ở quá vì lúc đó sẽ rất đông khách du lịch, không biết book phòng khách sạn thế nào đây.
    Help me, please!
  4. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    nếu bạn ko book phòng được mình sẽ book dùm, bạn cho biết bạn cần loại phòng nào ? giá tiền và đi bao nhiêu người. Có yêu cầu thêm DV nào ko ?
  5. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    chán quá ! dạo này topic mình bị ế hàng!
    bây giờ thì rảnh rồi. sẽ chăm tư vấn hơn 1 tẹo!
    các bạn có vấn đề gì cần help mình sẽ cố hết sức!
    cảm ơn đã ủng hộ nhé!
  6. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    Rươu Cần Tây Nguyên
    Rượu cần là cách gọi của người Kinh căn cứ vào cách uống của loại rượu này ?" đó là rượu ủ men, không qua chưng cất, ủ trong vò sành và hút bằng cần trúc. Rượu Cần là loại rượu uống phổ biến nhất của các cư dân bản địa Tây Nguyên. Làm rượu cần và uống rượu cần đã trở thành phong tục có nguồn gốc lâu đời, thành nét văn hóa trong đời sống của họ. Với đồng bào Tây Nguyên, bất cứ nhà nào cũng có ché để ủ rượu, thậm chí nhiều gia đình có hàng dãy ché chạy sát vách nhà dài. Trong các dịp cúng thần hoặc trong các lễ tang, lễ cưới, lễ rước hồn lúa, lễ chúc sức khoẻ, lễ cầu mùa? đều phải có rượu, tất cả nam, nữ, già, trẻ đều uống. Để có một ché rượu ngon, người làm rượu phải thực hiện một quy trình các thao tác khá công phu.
    Rượu cần là một thứ rượu thường làm bằng củ sắn hoặc gạo tẻ, khi có lễ đặc biệt quan trọng thì dùng gạo nếp. Phương pháp làm rượu đơn giản, gạo nấu thành cơm rồi trộn với trấu, dàn mỏng rồi phơi. Men rượu được người dân tộc chế từ vỏ cây Hiam lấy trong rừng trộn với bột ớt, bột gừng, bột gạo trộn với nước và vắt thành từng bánh nhỏ, phơi thật khô, sau đó để từ 10 ?" 15 ngày giã nhỏ rắc lên trên nia cơm, sau đó trộn thêm một lần trấu nữa rồi đổ vào ché trấu ủ từ 1 đến 2 ngày, lấy lá chuối khô ủ kín. Sau một tháng đem ra dùng, khi uống lót lá chuối tươi ở trên, đổ nước lá đầy ché, dùng cần cắm xuyên qua các tầng lá xuống đấy ché, uống cạn đến đâu lại chế thêm nước lã đến đấy. Rượu cần được uống trong các bữa ăn, một bữa rượu cần bản thân nó được coi là một bữa tiệc, một ngày hội. Để chuẩn bị cho các lễ lớn người ta phải ủ rượu trước hàng tháng trời. Trước đây người ÊĐê thường dùng các loại ché Tuk, ché Tang màu da lươn là những loại ché quý dùng trong dịp lễ lớn. Hiện nay họ chỉ dùng các loại ché thường như ché ba. Còn người M?Tnông thì dùng các loại ché mà họ gọi là Yang Bung, R?T Lungman?. Người ta chỉ cần nhìn chiếc ché là có thể đoán được lễ này có quan trọng?
    Khác với các dân tộc khác, người Êđê và M?Tnông chỉ dùng một chiếc cần duy nhất để uống. Thứ tự uống cũng khác, khi thầy cúng cúng xong, mọi người vít cần uống rượu theo thứ tự nữ uống trước, nam uống sau: Chủ nhà, thầy cúng, anh hoặc em bà chủ nhà, người già,? nếu có khách quý thì chủ nhà uống xong cầm cần mời khách. Đều hết sức đặc biệt là cần rượu duy nhất đó không bao giờ rời khỏi bàn tay con người, ai đó mà thả cần rượu ra khỏi tay là thất lễ với chủ nhà. Tại sao sau khi chúng ta uống phải lấy tay bịt đầu cần rồi truyền cho người khác? Có 2 cách giải thích:
    Cách 1: Nếu chúng ta uống như thế thì nước miếng của chúng ta không nhiễu xuống ché rượu.
    Cách 2: Người dân tộc sợ bùa vì mọi người nơi đây tin bùa ngãi nên nếu chúng ta uống không bịt cần lại thì họ cho rằng chúng bỏ bùa vào ché rượu.
    Người Êđê có câu: đàn ông uống như cột nhà, đàn bà uống như cột bếp, nghĩa là đàn ông thông thường phải uống 4 ly giống như 4 cây cột của ngôi nhà và đàn bà uống 3 ly giống như 3 cái kiềng bếp.
    Trong giao tiếp, đồng bào Tây Nguyên rất hiếu khách, sẵn sàng mời bạn uống rượu cần. Đối với đồng bào Tây Nguyên khi uống rượu cần mang tính cộng đồng cao và rất sâu sắc đối với họ. Điều đáng chú ý là khi uống rượu cần bao giờ cũng có những qui định theo phong tục. Những người có uy tín nhất là chủ nhà hoặc chủ lễ uống trước. Điều này vừa có tính chất tôn trọng, song cũng có ý nghĩa thông báo với mọi người đây là ché rượu tốt, hoàn toàn vô hại. Sau đó, người chủ nhà hay chủ lễ mời khách uống rồi mới tới lượt các thành viên trong cộng đồng. Tùy vào điều kiện gia đình của người tổ chức, cuộc rượu, có thể họ mời khách uống 1 ché, 3 ché, 5 ché, 9 ché, rất ít cuộc rượu mà có số ché chẵn. Đây là một đặc trưng trong phong tục uống rượu cần của người Tây Nguyên.
    Với các cư dân Tây Nguyên nói chung và DakLak nói riêng, mỗi năm có một mùa ăn chơi thường diễn ra sau mùa thu hoạch từ tháng một đến tháng ba. Đây là thời gian giao thời giữa 2 chu kỳ nông nghiệp, là thời gian rũ bỏ nhọc nhằn trong một năm, tạ ơn và cầu xin các thần linh phù hộ cho mùa lúa mới đầy may mắn. Đây chính là mùa của lễ hội, ?omùa ăn năm, uống tháng? của đồng bào. Mời bạn đến với các buôn làng Tây Nguyên để say trong men rượu cần và hòa nhịp cùng những lời ca, điệu múa mang hương sắc của núi rừng Tây Nguyên.
  7. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    Ăn uống ở Đà Lạt
    Ăn sáng
    Ngay tại khu Hòa Bình có các quán đã trở nên quen thuộc với người dân thành phố hoa như phở Tùng, phở - cơm tấm Bắc Hương (gần kế cà phê Tùng), bún bến xe Tùng Nghĩa (sau lưng khu Hòa Bình), phở Hiếu (kế bên khu Hòa Bình). Nhưng nếu ở các đường phố khác không gần trung tâm thì người dân Ðà Lạt thích ăn sáng ở phở Hoàng Văn Thụ, phở Quang (Hà Huy Tập), phở Hà Nội trên dốc đường Hải Thượng Lãn Ông. ở gần ngã tư Phan Chu Trinh thì nên đến phở Vi (góc Trần Quý Cáp với Nguyễn Du). Phở ở Ðà Lạt rẻ hơn (phở ngon chỉ từ 6.000đ - 7.000đ/tô) và "chén" đã hơn so với ăn ở nơi khác vì xứ lạnh ăn nóng khi tô phở đang bốc khói và vì có rau tươi, ngon.
    Ðối với du khách ở Sài Gòn lên thì nhiều năm nay đã quen với quán bún 44 Hùng Vương (bà già tóc bạc) và một quán bún Huế khác là bún Công (nằm trên đường Phù Ðổng Thiên Vương - trên đường đến khu du lịch Thung lũng Tình yêu). Trước đây, món bún Công còn giữ được nét đặc trưng của Huế là rất cay nhưng dần dần để phù hợp với thị hiếu đã ít cay hơn nhưng nếu là bạn là người sành ăn cay thì nên dặn người phục vụ cho thêm ớt. Giá một tô bún Công là 7.000đ, tô đặc biệt 8.000đ nhưng quả là xứng "đồng tiền bát gạo" và du khách có thể ăn trưa bằng một tô bún đặc biệt là đủ.
    Ðối với khách bình dân thích ăn mì Quảng thì nên đến đường Nhà Chung - nơi có 2-3 quán mì Quảng ăn được và vào buổi sáng rất đắt khách (chủ yếu là dân Ðà Lạt đến ăn).
    Nếu là người thích các món ăn Trung Hoa thì du khách hãy ghé đến quán mì Hoành thánh, 217 đường Phan Ðình Phùng (gần ngã ba chùa Linh Sơn) hoặc quán Vĩnh Lợi ở cuối dốc Duy Tân du khách sẽ được phục vụ chu đáo. Buổi trưa, gần quán Như ý có quán ăn Tài Ký với các món cơm xào, vịt tiềm, óc heo tiềm, chân gà tiềm hấp dẫn để du khách tăng thêm sinh lực sau những lúc lên dốc, xuống đồi mệt nhọc. Từ buổi trưa, một quán Tài Ký khác ở đường Bùi Thị Xuân cũng đã mở cửa sẵn sàng phục vụ du khách sành ăn cho đến chiều. Giá một tiềm thuốc bắc ở Ðà Lạt khá rẻ : từ 8.000 - 12.000đ tùy theo món.
    Nếu thích nơi yên tĩnh, có phong cảnh đẹp thì cũng có thể đến quán Bích Ðào (đường Triệu Việt Vương, ngay dốc lên dinh Bảo Ðại). ở đây có phục vụ món Bò né chất lượng không thua kém các quán nổi tiếng ở TP.HCM. Ăn sáng ở Bích Ðào có cái tiện là uống cà phê luôn tại chỗ và quán luôn sẵn các loại nhạc tuyển dành cho khách sành nhạc, nhất là nhạc cổ điển, hòa tấu không lời.
    Bánh canh Xuân An cũng trên đường Nhà Chung vào buổi chiều có món ăn đặc sản của Ðà Lạt là bánh canh Xuân An (số 15 Nhà Chung, ÐT : 827690). Quán bánh canh này đã là một địa chỉ quen thuộc của người dân thành phố hoa từ hàng chục năm nay và đã đến thế hệ thứ 2. Ðặc điểm khác biệt của bánh canh Xuân An so với bánh cánh các nơi khác là đậm đặc hơn, hơi béo hơn và có cả bánh canh giò.
    Một đặc điểm của du khách khi vào ăn lúc mùa du lịch cao điểm, nhất là các quán ở ngay trung tâm thành phố là phải hỏi giá cả trước đề phòng một vài quán có thói quen "chặt đẹp" khách.
    Ăn trưa
    Ðối với các du khách đi đoàn lớn, thích ăn uống theo kiểu bình dân vừa hợp khẩu vị, vừa rẻ tiền thì không còn chỗ nào lý tưởng hơn bằng ở hàng ăn trên chợ lầu Ðà Lạt. ở đây có đầy đủ các món ẩm thực bình dân như bún, cháo đến cơm, phở, bánh cuốn... với giá rất bình dân 3.000đ - 4.000đ/đĩa và với 5.000đ đã có thể xong bữa. ở đây cũng có cỏ các món cơm, phở chay phục vụ các khách đi hành hương với chất lượng tương đương đồ mặn nhưng giá cả có rẻ hơn. Hay quanh chợ Ðà Lạt cũng có một vài quán cơm bình dân phục vụ cơm trưa với giá 3.000đ -4.000đ/bữa.
    Du khách cũng có thể dạo quanh khu vực bến xe Tùng Nghĩa (nằm góc đường Nguyễn Văn Trỗi và Phan Bội Châu để tìm đến các quán ăn "rất bình dân" dành cho người lao động với giá 5.000đ/đĩa cơm và 10.000đ/phần.
    Nếu đi xe từ 12 chỗ trở xuống đến nhóm 3 - 4 người muốn ăn cơm "công chức" thì chịu khó tạt xuống đường Hùng Vương trước Phòng Cảnh sát giao thông có 2 quán cơm luôn đông khách vào buổi trưa phục vụ công chức và người lao động. Ði quá 200m cũng có 3 quán côm bình dân khác mà khá nhất là quán Hà. Giá một phần cơm ở đây chỉ từ 6.000đ - 7.000đ với 3 món hẳn hoi là canh, rau và món mặn. Ðiểm đặc biệt ở các quán ăn trên đường Hùng Vương này là đều có món dưa, cà pháo và mắm nêm.
    Ðối với du khách ở các khách sạn trên đường 3/2, Nguyễn Văn Cừ, Hải Thượng Lãn Ông có thể đến quán cơm bình dân dành cho người lao động ở góc đường Nguyễn Văn Cừ - 3/2 với giá 4.000đ/đĩa.
    Sang trọng hơn thì đã có các nhà hàng ở ngay đường vào chợ như Nam Ðô (( : 824550), Như Ngọc (( : 822651), Hải Sơn (( : 827252) đều ở ngay đường vào chợ Ðà Lạt và một số nhà hàng ở đường Phan Ðình Phùng như Phượng Hoàng (81 Phan Ðình Phùng, ( : 822773), nhà hàng Cẩm Ðô (81Phan Ðình Phùng, ( : 822732), nhà hàng Tân Huê Ðô (số 27/2 đường Hoàng Diệu, ( : 826848). Quán Tân Huê Ðô có món dê giả cầy thuộc loại nhất, nhì phố núi và giá cả cũng thuộc loại vừa vừa phải chăng. Trước đây quán ở đường Phan Ðình Phùng, từ ngày dời về đường Hoàng Diệu dù trong hẻm vẫn đắt khách hàng nhờ giá cả và chất lượng. Hoặc du khách có thể ghé nhà hàng Vạn Huê Lầu số 22/2 Trần Phú (( : 824794) với vị trí khá đẹp lại có Karaoke sân khấu cùng đội ngũ tiếp viên trẻ đẹp lịch sự.
    Một địa chỉ rất quen thuộc của giới ẩm thực, nhất là khách nước ngoài (khách "ba lô") là nhà hàng Long Hoa, số 6 đường 3/2, ( : 822934 và Nhà hàng Thanh Thanh số 4 Tăng Bạt Hổ, ( : 821836 - 829158. Cả hai nhà hàng này đều nằm ngay khu trung tâm Hòa Bình.
    Muốn ăn cơm niêu cùng các món ăn Nam Bộ thì đến Như Ngọc 2, số 19/8 Hồ Tùng Mậu (( : 833999) sau lưng Bưu điện trung tâm Ðà Lạt) với một vị trí đẹp nhìn ra khu trung tâm chợ và với các cô phục vụ áo bà ba duyên dáng.
    Muốn thưởng thức các món nướng thì hãy đến quán Sapa (5 Hải Thượng, ( : 835760). ở đây có hàng chục món nướng với cách ướp gia vị mang âm hưởng vùng núi phía bắc Sapa , giá cả cũng không quá mắc với 25 - 30 ngàn/đĩa nướng cho 4 người. Buổi sáng, tại đây cũng có phục vụ ăn sáng nhẹ. Phòng ốc được thiết kế theo kiểu nhà sàn cách điệu của vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên.
    Một điểm ăn trưa và ăn tối không thể không nhắc đến là quán ăn Như Ý ở ngay gần rạp Giải Phóng (số 143B đường Phan Đình Phùng, ( : 823770). Nếu từ khu Hòa Bình chỉ cần xuôi dốc Trương Công Định là đến. Các món ăn ở đây khá đa dạng (có thể kêu phần và kêu món), chất lượng khá, giá cả vừa phải và đã được du khách các tỉnh ?ochấm? từ nhiều năm nay hoặc quán Suối Mơ (17 Nguyễn Văn Trỗi, ( : 823022).
    Đối với các du khách muốn ?olai rai? tí chút với bạn bè thì nên chọn món ?olẩu dê? để được thưởng thức các món rau xanh của Đà Lạt. Rẻ nhất, chất lượng nhất là quán dê Ngân (số 32C Hai Bà Trưng, ( : 823808), sau đó là quán Phú với các món dê trên đường Hoàng Diệu hay một số quán nhậu bình dân ở đường Lê Quý Đôn (khu Ba Toa, cách chợ Đà Lạt hơn 1 km (và rất gần phía đường 3/2, Nguyễn Văn Cừ). Chỉ với 40.000đ ?" 60.000đ, đã có làm một buổi hàn huyên cho 3 ?" 4 người (không tính tiền rượu, bia).
    Nếu ở khu vực gần hồ Than Thở, gần ngã tư Phan Chu Trinh thì nên đến quán dê ở số 05 Hồ Xuân Hương (( : 824197), đây là quán đã có thâm niên với các món dê, rượu tiết dê nhưng giá có ?ocứng? hơn một chút.
    Một món ăn có thể gọi là đặc sản thứ thiệt của Đà Lạt không thể quên là món Atisô hầm giò heo. Đây là loại thuốc bổ, loại món ăn có tác dụng như một loại thần dược sẽ giúp du khách ngủ ngon, lợi tiểu, mát gan tăng thêm sức khỏe khi nghỉ dưỡng tại Đà Lạt. Nhưng món này chỉ có ở các nhà hàng và chỉ ngon khi vào trúng mùa Atisô (từ Nôen đến đầu mùa hè năm sau).
    Ở Đà Lạt, muốn dùng hải sản tươi sống thì đã có nhà hàng Hoa Lê số 1 Nhà Chung (( : 833399), đây là một trong số ít nhà hàng chuyên phục vụ các món hải sản tươi sống.
    Đối với khách thích món nướng có thể đến nhà hàng Sapa (5 Hải Thượng, ( : 835760), ở đây có phục vụ món cơm lam truyền thống của người Thái vùng Tây Bắc.
    Ăn khuya
    Sau một ngày đi tham quan dã ngoại và sau một buổi tối đi dạo bên bờ hồ Xuân Hương, du khách cần ăn khuya một chút và đã có chợ Âm phủ ở ngay cạnh khách sạn Hải Sơn. Chợ này phục vụ khách gần như cả đêm và chỉ phục vụ vào ban tối từ quãng 7 giờ tối trở đi. Du khách cũng có thể ghé qua hẻm ấp Ánh Sáng ở ngay bờ hồ để tìm một tô bún Huế cay cay (6.000đ/tô) vì dân ở hẻm này đại đa số là người Huế) và một số món khác như cháo vịt, mì quảng.
    Ngay cạnh khu Hòa Bình (hẻm đường Tăng Bạt Hổ) cũng có các quán phở ăn được phục vụ người dân Đà Lạt và du khách đến 12 giờ đêm. Đà Lạt là thành phố vườn đặc thù nên các quán ăn thường đóng cửa sớm hơn các nơi khác, do đó chắc ăn nhất là nên đến xung quanh khu Hòa Bình.
    Nếu ăn phở thì ghé vào đường Tăng Bạt Hổ có 2 tiệm phở lớn mở cửa rất khuya; có hôm tới 2 giờ khuya vẫn còn bán. Nếu thích ăn miến gà thì nên đến quán ở số 24 đường Nguyễn Chí Thanh, (( : 823578, gần khách sạn Ngọc Lan). Quán miến gà này chỉ bán vào ban đêm và được dân Đà Lạt rất tín nhiệm trong vài năm gần đây.
    Nếu đi đông, có nhiều sở thích khác nhau trong đoàn thì tốt nhất nên đến chợ Âm phủ (gần bên khách sạn Hải Sơn) hoặc trên đường vào chợ Đà Lạt. Ở đây có thể phục vụ bạn đầy đủ từ cháo, bún, phở ? đến bánh mì. Nếu khách đã đến Đà Lạt nhiều lần thì không thể không biết đến chợ Âm phủ. Sở dĩ có tên gọi chợ Âm phủ vì trước đây, chợ họp ở cầu thang lên xuống khu Hòa Bình (lối xuống chợ). Càng ngày số người bán càng đông, chật chội, chiếm chỗ du khách đi lại nên chính quyền thành phố Đà Lạt quyết định dời về bến xe vãng lai, cách đó 200m (như hiện nay). Có 3 món có thể ăn được là bún giò, cháo và hủ tiếu. Một ưu điểm là các món ăn đều nóng bốc khói giữa trời lạnh nên cũng có cái thú của nó.
    Đêm Đà Lạt thường rất lạnh, đặc biệt là vào dịp đầu và cuối năm nên rất ít quán mở cửa suốt đêm, ngoại trừ khu ?ochợ ăn?. Có lẽ do đặc điểm này nên người ta đặt cho nó cái tên chợ Âm phủ.
    Uống café ở đâu?
    Có thừa quá không khi đặt ra câu hỏi này khi hầu như quanh thành phố đều có thể gọi được một ly cà phê ? Xin thưa đối với dân nghiền cà phê thì không thừa bởi đối với người hay uống cà phê chất lượng, giá cả, vị trí luôn được nhắm tới.
    Thường du khách luôn có sở thích được ở gần, được đi chơi ở khu trung tâm Đà Lạt nên phần đông cũng thích uống cà phê sáng hay tối ở quanh khu trung tâm Hòa Bình. Ở các đường gần chợ Đà Lạt như Nguyễn Chí Thanh, Phan Bội Châu, Trương Công Định hay Nguyễn Văn Trỗi đều có khá nhiều quán cóc dành cho dân lao động Đà Lạt, đặc biệt là khu vực quanh bến xe Tùng Nghĩa (gồm đầu 2 đường Phan Bội Châu và Nguyễn Văn Trỗi). Giá cả rất bình dân với 1.500 ?" 2.000/ly cà phê đen nóng và nếu có đá thì cũng chỉ khoảng 2,5 ?" 3 ngàn đồng/ ly.
    ?oPhố cà phê?. Đối với người thích có vị trí đẹp để ngắm trời đất Đà Lạt (có lẽ phù hợp với phần đông du khách) thì không lý tưởng bằng dãy quán cà phê lưng chừng dốc lên khu Hòa Bình (một mặt quay bên đường Nguyễn Chí Thanh). Giá cả dao động ở mức 4 ?"5 ngàn/một ly cà phê đen và 6.000đ/ly cà phê sữa. Các loại nước uống cũng nhích hơn một chút do tiền chi phí mặt bằng cao.
    Trong ký ức của người yêu Đà Lạt và lên Đà Lạt nhiều lần có lẽ không thể quên được quán cà phê Tùng nằm ở ngay khu Hòa Bình chỉ phục vụ với một loại nhạc cổ điển, hòa tấu dành cho người sành nhạc lại sành cà phê. Chất lượng cà phê ở đây đã được khẳng định từ cách đây hàng chục năm. Du khách nước ngoài cũng hay ghé vào quán này (khách sành cà phê).
    Vào ban đêm, nếu muốn có một không gian lý tưởng nữa, du khách có thể ghé tầng thượng của chợ lầu Đà Lạt ?" nơi đây có nhà hàng với các món nhậu nhưng chủ yếu là bán cà phê, giải khát. Từ đây, khách có thể ngắm nhìn thành phố Đà Lạt đang lên đèn, ngắm những dòng người xe xuôi ngược ra vào chợ ở phía dưới.
    Nhưng nếu có thời gian rảo bộ thì nên đến quán Valentin ở đường Hồ Tùng Mậu (bên khách sạn Palace) nơi đây có nhạc tuyển rất hay phù hợp nhiều đối tượng và có vị trí đẹp có thể ngắm tháp ăngten bưu điện vào ban đêm và ngắm một phần phố xá trung tâm vào ban ngày. Hay quán Bích Đào (gần dinh Bảo Đại) có nhạc tuyển và khung cảnh đẹp, yên tĩnh.
    Nếu muốn có cảm giác mạnh hơn nữa, khách có thể ghé vào 2 nhà hàng bên bờ hồ Xuân Hương là Thủy Tạ và Thanh Thủy. Ở đây sẽ có món ?oCà phê run? khi ngồi ngoài trời vào nửa buổi chiều trở về khuya (run vì lạnh). Đặc biệt lưu ý du khách là do có vị trí ?ochiến lược? đẹp, diện tích lại nhỏ nên giá cả ở 2 nhà hàng này, nhất là Thủy Tạ có cứng hơn nhiều so với ở ngoài. Nhưng bù lại, vào 2 tối trong tuần nhà hàng Thủy Tạ có phục vụ du khách món ?oâm nhạc dân tộc? do chính một số nghệ sĩ của Đà Lạt trực tiếp biểu diễn. Hoặc du khách có thể yêu cầu được nghe đàn dương cầm.
    Nếu là người từ TP. HCM lên vốn đã quen với thương hiệu cà phê Trung Nguyên thì đã có quán cà phê Trung Nguyên ở dưới dốc đường 3 tháng 2 (tầng trệt và lửng của khách sạn Golf 2).
    Đối với người thích ăn kem thì không cần đi đâu xa vì ở ngay ?ophố cà phê? kể ở trên đã có sẵn quán kem Việt Hưng và kem Ý khá nổi tiếng. Nhưng hy vọng là rất ít du khách đến xứ lạnh mà thèm kem
  8. donghailongvuong

    donghailongvuong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    1
  9. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
  10. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    CHƯƠNG TRÌNH
    LỄ HỘI TÌNH YÊU, ĐÊM HỘI RƯỢU VANG

    Lễ Hội Tình yêu và Đêm Hội Rượu Vang là 02 chương trình trọng tâm của Festival Hoa Đà Lạt 2005, diễn ra từ ngày 13-17/12/2005 với những nội dung phong phú, hấp dẫn, mới lạ và đầy ấn tượng?
    A. LỄ HỘI TÌNH YÊU
    1. Chuyến bay tình yêu-chuyến xe tình yêu
    - Thời gian: 13/12/2005 (Thứ ba)
    - Địa điểm: Sân bay Liên Khương Khu du lịch Thác Prenn
    - Nội dung:
    Chủ đề ?oĐà Lạt điểm hẹn Tình yêu?
    Tổ chức các hoạt động đón tiếp du khách đến Đà Lạt tham dự Festival Hoa Đà Lạt 2005 và Lễ hội Tình yêu bằng đường hàng không (Sân bay Liên Khương) và đường bộ (Khu du lịch Thác Prenn) bao gồm các hoạt động:
    - Đón tiếp, tặng hoa
    - Tặng quà, hoa cho khách đăng ký tham dự ?oĐêm Hội Hoa Hồng?
    - Ghép cặp tình nhân cho khách đi lẻ
    - Mời dùng giải khát
    - Lời chào mừng của BTC
    - Chụp ảnh lưu niệm
    - Đưa khách về Trung tâm thành phố
    - Bố trí khách sạn, gửi thư mời tham gia các chương trình lớn của Festival Hoa 2005 cho khách tham dự ?oĐêm Hội Hoa Hồng?.
    2. Đêm HỘI HOA HỒNG
    + 14/12/2005 (Thứ tư)
    - Địa diểm: Khách sạn Palace, Hồ Xuân Hương, Quảng trường công viên Yersin
    - Nội dung:
    Chủ đề: ?o Đà Lạt khung trời hạnh phúc?
    Tổ chức ?oLễ tuyên hôn? tập thể và kỷ niệm ngày cưới cho 150-200 cặp tình nhân và một số hoạt động mang tính xã hội để cầu nguyện cho tình yêu, hoà bình?
    + 9h-11h
    - Địa điểm :Khách sạn Palace- Đà Lạt
    - Nội dung: Tổ chức một số trò chơi ?oTình Xuân? cho các đôi tình nhân và du khách.
    + 14h-15h
    - Địa điểm:Nhà hàng Thuỷ Tạ-Hồ Xuân Hương
    - Nội dung: Thả 1000 chim bồ câu và bóng bay với ý nghĩa ?oHoà bình trên quê hương?
    + 16h30
    - Địa điểm:Khách sạn Palace
    - Nội dung: Lễ tuyên hôn: các đôi hôn nhân ra mắt, BTC tặng hoa, quà, đọc lời tuyên hôn, các đôi tình nhân cắt bánh cưới Guiness, rót rượu Champane, mời dạ tiệc, khiêu vũ, chụp hình lưu niệm)
    + 19h30
    - Địa điểm:Hồ Xuân Hương
    - Nội dung: Các đôi hôn nhân thưởng ngoạn cảnh đẹp Đà Lạt - Hồ xuân Hương bằng Pedalo và xe ngựa.
    + 20h30- 21h30
    - Địa điểm: Sân khấu nổi
    - Nội dung: Trao giải cho các đôi tình có ảnh cưới đẹp
    Thưởng thức chương trình ca vũ nhạc kịch ?o Chuyện tình của núi?
    Thắp nến tình yêu.
    3. Giao lưu giữa các trường Đại Học
    - Thời gian: 15/12/2005
    - Địa điểm: Trường Đại học Đà Lạt, Tây Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore gồm: cắm trại, giao lưu văn hóa, văn nghệ, TDTT, tổ chức hội thảo chuyên đề.
    B. ĐÊM HỘI RƯỢU VANG
    Thời gian: 17/12/2005 (Thứ bảy)
    Địa điểm: Một số tuyến đường chính: Phan Bội Châu ?" Nguyễn Văn Trỗi- 3/2 ?" Nguyễn Chí Thanh ?" Lê Đại Hành. Tập trung về trung tâm khu Hòa Bình.
    Nội dung:
    Chủ đề: ?oMen tình cao nguyên?
    Các nhà sản xuất, nhập khẩu rượu vang giới thiệu, tôn vinh sản phẩm rượu vang. Diễu hành hóa trang đường phố, khiêu vũ cộng đồng, trò chơi dân gian. Thưởng thức rượu vang và thức ăn nhanh.

Chia sẻ trang này