1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tư vấn Du lịch Đà Lạt !!! sãn sàng giải đáp mọi thắc mắc về Đà Lạt!!!

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi huongdanvien_dalat, 06/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    Nhà mồ
    Vợ chồng phải chịu tang trong một năm. Người chồng có thể cưới vợ khác sau thời kỳ chịu tang nếu gia đình vợ đồng ý hay người chồng lấy em gái vợ.
    Tài sản được chia cho nữ giới. Trong gia đình có ba người con gái thì người chị cả được hưởng 3/10 gia tài, người thứ hai 2/10 và cô gái út được nửa gia tài vì cô gái út chịu trách nhiệm trả tổn phí lễ tang và giữ gìn mồ mả. Nếu ba chị em cùng ở trong một nhà thì cùng chịu trách nhiệm về lễ tang, sự kế thừa và các khoản chi tiêu trong gia đình được phân chia đồng đều.
    *
    Từ xa xưa, người Lạch chọn khu rừng rồi hạ cây, phát rẫy (mir) và đến cuối mùa khô họ đốt rẫy.
    Trên mặt đất còn nóng và đầy tro, họ nhanh chóng gieo hạt bắp, lúa rẫy, bí, bầu, đậu,.... Người đàn ông đi trước, tay cầm một hay hai cây gậy có đầu nhọn chọc xuống đất với khoảng cách đều nhau. Người phụ nữ đi theo sau, tra hạt vào lỗ.
    Sau 1, 2, 3 hay 4 năm, tuỳ theo tình trạng cạn kiệt của đất, người Lạch bỏ rẫy đi phát tiếp một khu rừng khác. Nếu đất tốt, cây rừng mọc lại thì 15 hay 20 năm sau, họ trở về tiếp tục phát rẫy. Nạn đốt rừng đã khiến cho nhiều khu rừng trở thành những ngọn đồi trơ trụi.
    Về sau, người Lạch học được từ người Chu-ru kỹ thuật trồng lúa nước. Trong các thung lũng, dọc các dòng suối, họ cày bừa, sạ lúa và đào mương dẫn nước vào ruộng. Họ biết tận dụng sức nước và gió để chế tạo những công cụ xua đuổi thú rừng phá hoại mùa màng.
    Người Lạch nuôi heo, gà, trâu, ngựa,... Con trâu là động vật linh thiêng nhất dùng trong tế lễ. Đối với thần linh, con trâu hiến tế thay mặt cho con người. Sau khi cúng tế, thịt trâu được chia cho thân nhân trong gia đình và dân làng như một hình thức đoàn kết trong cộng đồng. Heo, gà cũng được dùng trong cúng tế nhưng giá trị kém hơn trâu.
    Người Lạch nuôi heo và đem xuống vùng đồng bằng để đổi muối. Cao nguyên Lang Bi-an hoàn toàn thiếu muối và món quà họ ưa thích nhất là muối. [70, 399 - 405]
    Nuôi ngựa là một đặc điểm độc đáo của người Lạch. Ngựa không những là phương tiện đi lại, chuyên chở thích hợp ở vùng đồi núi nhấp nhô mà còn là hàng hoá để buôn bán với các cư dân khác trong vùng. [13, 183]
    Người Lạch đan chiếu, trang trí vải dệt thổ cẩm, đồ dùng (con dao, hộp đựng thuốc lá, ống điếu,...), đồ trang sức (vòng bạc,...) với những nét thẳng, hình thoi, ô vuông, chữ chi,...hoa văn đa dạng trình bày hình ảnh mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, vảy đồi mồi, cối giã gạo, mỏ chim, bó tranh lợp nhà, cánh con ruồi, răng con trâu, con dế,... [27, 1.072 - 1.074]
    Vào mùa khô, khi công việc nhà nông tạm dừng, người Lạch tổ chức thành từng đoàn đi xuống vùng đồng bằng Phan Rang, Nha Trang để trao đổi hàng hoá. Họ đổi da thú vật, heo,...lấy vải, muối, sắt, ché, chiêng,... Những chuyến đi xuống vùng duyên hải kéo dài vài tuần.
    Chân đạp đất, lưng nặng trĩu hàng hoá, họ leo đồi, tuột dốc, đi ngang qua những khu rừng và chống chọi với thú dữ bằng dáo, mác và cung tên.
    Thác ghềnh, sông rộng không ngăn chặn được bước chân của họ. Họ chọn những khúc sông suối cạn để vượt qua. Gặp những khúc sông suối sâu, họ kết bè hay dùng thuyền độc mộc. Họ cũng biết dùng phà cột với sợi dây mây dài hơn trăm mét. Đôi khi họ hạ cây cao bắc cầu qua suối.
  2. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    Xà gạc và dao
    Một số hoa văn trang trí
    Tài sản quý giá nhất là con trâu (rpu) dùng để cày bừa hay tế thần. Kế đến là ché (drap) và chiêng (cing).
    Ché được xếp thành hàng dọc theo tường hay treo trên trần nhà. Các chiếc ché cổ giá rất cao, đổi được nhiều con trâu. Ché được xem là vật thiêng, vị thần hộ mạng. Nhiều lễ hội được tổ chức trong và sau khi mua bán ché, cũng như nhập ché vào nhà.
    Giá trị của chiêng thay đổi tuỳ kích thước, hình dáng và nhất là nguồn gốc, tuổi tác, âm thanh. Giá trị hàng hoá được tính theo lưỡi cuốc, lưỡi rìu, chiều dài của sừng trâu, vòng ngực của con heo, thùng lúa, bắp, chăn, nồi niêu, ché, chiêng, đồ trang sức,...
    *
    Người Lạch tin vào thần linh. Vị thần cao nhất là Nđu. Truyện cổ kể rằng Nđu ăn cắp một hạt lúa từ địa ngục đem lên cho loài người nhưng lúa lại trở về tảng đá, nơi ngự trị của Mẹ Lúa (Me Kuê). Nđu mời Mẹ Lúa cùng đi nhưng bị chặn lối, Mẹ Lúa không lên được. Nđu ra lệnh cho con kiến đào đất để ăn cắp hạt lúa nằm dưới tảng đá. Bảy con kiến làm việc và mang được các giống lúa lên mặt đất. Sau đó, heo, vịt, gà, dê, trâu, rượu cũng lần lượt lên mặt đất. Nđu và Mẹ Lúa dạy con người biết trồng lúa và ăn cơm với thịt nai, heo, trâu, gà, cá.
    Dưới thần Nđu có thần mặt trời (Yàng Tơngê), mặt trăng (Yàng Konghai), mặt đất (Yàng Tiêh), bầu trời (Yàng Trộ) và sấm sét (Yàng Dong Rong, Yàng Tơrnàih). Vô số thần linh ngự trị trong thiên nhiên: các ngọn núi, khu rừng, dòng suối, tảng đá, động vật như con cọp, các đồ vật trong buôn hay trong nhà: cổng buôn, dụng cụ, ché rượu,...
    Ngoài các vị thần (Yàng) còn có ma quỷ (cạ, caạ) gây ra tai nạn, bệnh tật và chết chóc.
    Hai vị thần quan trọng nhất là thần núi và thần nước. Thần cây cối giàu lòng từ thiện chịu trách nhiệm về lúa, bông vải và các vật liệu xây dựng.
    Thần lúa (Yàng Kuê) giữ một vị trí đặc biệt vì là vị thần nuôi dưỡng con người. Thần lúa thường liên kết với thần đất (Kuê - Ú). Thần đất cũng được nhân cách hoá và sánh với người mẹ nên người Lạch thường gọi Mẹ Đất (Me Ú).
    Trong lời khấn đọc bằng tiếng Chu-ru trong lễ nghi nông nghiệp còn nhắc đến thần Alăc -Alăn
    ?o...tạo ra đất, trời, con người và muôn vật
    tạo ra lợn nái, thóc lúa
    tạo ra ché nhỏ
    tạo ra ché lớn
    tạo ra con bò
    tạo ra con trâu
    tạo ra chiêng lớn và con trâu nhỏ
    tạo ra chiêng lớn và con trâu tơ?.
    Người Lạch kiêng nhắc đến tên cúng cơm của cha mẹ, không nói khát nước vì sẽ không có nước để uống, không nói ruộng lúa tốt vì sẽ bị mất mùa, không được phá tổ kiến.
    Trong một số trường hợp, nhà cửa cũng bị kiêng cữ, không cho người ngoài vào nhà trong 7 ngày sau khi nhà có người sinh nở, 3 hay 7 ngày sau khi cúng tế và một thời gian ngắn khi người bệnh uống thuốc. Kho thóc cũng bị cấm, người ngoài không được vào.
    Mỗi buôn có một khu rừng thiêng (Yàng Bri) - nơi ngự trị của thần linh. Dân làng không được chặt cây vì thần linh sẽ trả thù bằng cách gây dịch bệnh, ốm đau hay chết.
    Người Lạch tin có ngày tốt, ngày xấu. Ngày lẻ là ngày tốt, ngày chẵn là ngày xấu. Tre phải chặt trong ngày lẻ. Thời gian tốt nhất để gieo mạ là ngày thứ nhất hay ngày thứ ba của tuần trăng thượng huyền hay các ngày thứ 1, 3, 5, 7, 9 của tuần trăng hạ huyền. Những chuyến đi buôn cũng phải khởi hành vào ngày lẻ. Vào những ngày lẻ, nếu đi câu hay bắt cá, săn bắn sẽ thu được kết quả tốt hơn. Vào ngày cuối cùng của tháng âm lịch, không được ra đồng làm việc.
    Tháng cũng có tháng tốt, tháng xấu. Tháng 5 là tháng tốt nhất để gieo trồng và tháng 8 là tháng xấu nhất trong nghề nông.
    Người Lạch cũng hay đoán mộng:
    Nếu nằm ngủ mơ thấy uống rượu có nghĩa là ngày mai trời sẽ mưa;
    mơ thấy người chết : mất mùa;
    bắt gà : ngày mai sẽ bắt được nhiều cá;
    con trâu chết, nai bị giết : trong làng sẽ có người chết.
    Một số giấc mơ có ý nghĩa trái ngược: nếu mơ thấy giàu sẽ nghèo, nếu mơ thấy mạnh khoẻ sẽ mắc bệnh. [27, 1.191 - 1.193]
    *
    Lễ hội có liên quan đến chu kỳ nông nghiệp và đời sống cư dân. Lễ hội quan trọng nhất là lễ đón năm mới (lir bong). Thời gian tổ chức lễ hội thay đổi từ buôn này đến buôn khác, nhưng thường vào mùa xuân, từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5, kéo dài từ 4 đến 5 ngày.
    Buổi sáng ngày đầu tiên, dân làng uống rượu rồi đâm trâu. Số lượng trâu là 3, 4 hay 5 con tuỳ theo buôn giàu hay nghèo. Đầu trâu và 4 chân được đặt trên chòi để cúng thần linh. Sau khi cạo lông trâu, dân làng xẻ thân trâu ra thành nhiều miếng và nướng trên đống lửa.
    Lễ hội diễn ra trong tiếng trống chiêng vang rền.
    Những ngày hôm sau cũng tiếp tục như ngày đầu tiên. Dân làng cũng không quên người chết, mang ra mộ thức ăn và rượu.
    Từ khi sạ đến khi gặt lúa, người Lạch tiến hành nhiều lễ nghi.
    Lễ sạ lúa (kuê ụ) đánh dấu thời kỳ cây lúa cùng sống với đất mẹ. Người ta dựng một cây nêu cao 1,1 - 1,3m làm bằng tre có đầu ngọn chẻ đôi, đặt ở mảnh đất đầu tiên cuối nguồn nước. Trên đầu cây nêu có treo các vật cúng: thịt gà, các cây pơndàng và dêng rồ để gọi lúa về và tăng năng suất.
    Con trâu rất được kính trọng vì rất cần thiết trong nông nghiệp. Con trâu được hiến sinh khi con cái muốn tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ và nhất là khi mắc bệnh nặng. Sau khi cày bừa, người Lạch cử hành lễ tôn vinh trâu tổ chức ở trước nhà vào buổi chiều.
    Người ta rửa cổ trâu vì cổ trâu phải đeo ách. Con trâu được xức rượu cần và máu gà. Người chủ nhà khấn thần trâu chữa lành vết thương cho trâu, đàn trâu được khoẻ mạnh, không bị dịch bệnh và xin thần linh tha thứ cho con người phải bắt trâu làm việc.
    Khi cây lúa ngậm sữa (kuê bôn), người Lạch lại tiến hành lễ nghi khác. Nhiều loại cây nêu được dựng lên để các thần linh chú ý.
    Một ngày trước khi gặt, người Lạch cử hành lễ lúa chín (kuê dôm). Người ta gặt vài bông lúa, đặt trên ruộng và khoảnh đất đập lúa để báo với thần linh sẽ gặt lúa và thần linh không ngăn cản. Trong dịp này, người Lạch kiêng cữ không cho mang thịt nai đến và ăn thịt nai vì con nai phá lúa.
    Trước khi đập lúa, người Lạch giết gà và đổ rượu lên mặt đất để giữ thần lúa ở lại.
    Khi lúa đã đập xong và thóc chất thành đống, người Lạch cử hành lễ nghi mời thần linh ăn cháo (huê yàng sih dà pòr).
    Sau đó là lễ đưa thần lúa về nhà (nỡu truê rơhae).
    Lễ nghi nông nghiệp cuối cùng là lễ mừng lúa mới (pờ bộ kuê). Lễ này rất đơn giản, người Lạch chỉ cúng hai quả trứng và khấn cầu thần lúa.
    Một số cây nêu
    Lời cầu nguyện khi sạ lúa, khi lúa ngậm sữa và lễ hội ngày mùa được đọc bằng tiếng Chu-ru.
    Ngoài những câu ca ngợi thần linh, người hành lễ nhắc đi nhắc lại những câu mời thần lúa:
    ?ođến ăn
    đến uống
    đến hát
    từ hôm nay đến mai sau
    từ hôm nay đến mãi mãi?
    và xin thần linh:
    ?oCon cầu xin bình an
    Con cầu xin mạnh giỏi
    Con cầu xin tự do
    cho mọi người và muôn loài.
    Con cầu xin một trăm gùi thóc
    một ngàn gùi thóc
    một triệu gùi thóc
    một tỷ gùi thóc
    nhà con đầy thóc
    Con cầu mong trụ kho sẽ gãy vì lúa nặng?
    ... ?oMọi người sống trong nhà
    và tất cả dân trong buôn
    Xin Người cứu họ khỏi chết
    cứu họ khỏi đói
    cứu họ khỏi bệnh
    cứu họ khỏi gặp điều xấu
    Xin Người theo dõi chúng con
    phù hộ chúng con?
    ... ?oXin Người biến những người nghèo thành giàu
    Xin Người cho những người yếu sức mạnh?.
    Lời cầu nguyện khi đập lúa và nhập thóc vào kho được đọc bằng tiếng Lạch:
    ?oHỡi lúa trên trời cao
    Hỡi lúa trên mặt trăng
    Hỡi lúa trên các vì sao
    Hỡi lúa của gió
    Hỡi lúa trong các tia chớp
    Con xin gọi về
    Hỡi lúa bị gió thổi
    Hỡi lúa bị ngâm nước mưa
    Hỡi lúa bị chim ăn
    Hỡi lúa bị chim sẻ mổ
    Hỡi lúa bị chim cu gáy thu lượm
    Con xin gọi về
    Hỡi lúa đã bỏ đi vì cãi lộn với cha
    Hỡi lúa đã bỏ đi vì gây gổ với mẹ
    Hỡi lúa đã bỏ đi vì lưỡi dao và liềm con đã dùng khi gặt lúa
    Hỡi lúa đã bỏ đi vì sợ các vị thần con đã mời về
    Hỡi lúa đã bỏ đi vì sợ các vị thần đã đánh nhau trong bữa tiệc
    Hỡi lúa mà dân làng khiếp sợ
    Con xin gọi về?
    ... ?oHỡi lúa Jrơi Dờng của buôn Tơl hồng
    Hỡi lúa Bờng của buôn Kơnjàn
    Hỡi lúa Suàn của buôn Bồng-dêng
    Hỡi lúa Sêng của buôn Lạc-dờng
    Con xin khấn cầu?
    ... ?oNếu Người mệt, xin Người đến đây nghỉ ngơi
    Nếu Người đói, xin Người ở mãi nơi đây
    Nếu Người quá mệt vì đi xa, xin Người nghỉ ngơi nơi đây
    Hỡi lúa!?
    ... ?oHãy xuống đây để uống
    Hãy xuống đây để ăn
    Hãy xuống đây để nhảy múa
    Hãy xuống đây để ca hát?
    ... ?oNếu Người là một trăm, con xin Người đến đây
    Nếu Người là bảy trăm, con xin Người đến đây
    Nếu Người là năm trăm, con xin Người đến đây
    Con xin mời, hỡi lúa phương Bắc
    Con xin mời, hỡi lúa phương Nam
    Cầu xin đầy gùi khi mặt trời mọc
    Cầu xin lúa giã trong quả bầu lên men
    Cầu xin rượu trong ché lên men và ruồi đẻ trứng?
    ...?oKhi mặt trời mọc, xin Người đến đây ăn
    Khi mặt trời lên cao, xin Người đến đây ăn
    Khi mặt trời lặn, xin Người đến đây xum họp?
    ...?oXin Người ở lại với con
    ở lại rất đông
    ở lại đến khi sinh nở? [39, 3 - 77]
    *
    Cũng như người Cơ-ho khác, kho tàng văn học dân gian của người Lạch rất phong phú gồm có ca dao, tục ngữ, câu đố, truyện cổ và các ca khúc.
    ?oNgal ờ rồl ai yồt pơntài
    Sre ờ bà ai dà pơ yuai
    Rơpu ờ jè ai gai atòng?.
    (Cày không ăn đất thì dùng dây cho dài
    Ruộng không ướt phải cho nước vào
    Trâu không đi thì lấy roi quất).
    Nhiều câu tục ngữ dạy cách cư xử, đề cập đến phong tục, tập quán hay nhận xét về các hiện tượng thiên nhiên, các điều mê tín, dị đoan:
    Nếu về đêm ngôi sao sáng, hôm sau trời sẽ nắng; nếu ngôi sao nhấp nháy, trời sẽ mưa.
    Nếu trên đường đi anh thấy một con rắn, anh sẽ tìm thấy những gì anh muốn tìm.
    Nếu con chó sinh ra 3 con chó con, đi săn nai rất tốt;
    Nếu con chó sinh ra 2 con chó con, đi săn chuột rất tốt.
    Thỉnh thoảng người Lạch nói ngược hay bóng gió. Ví dụ: Nếu một người nói đi kiếm củi trên núi có nghĩa là anh đi săn nai. Nếu người ấy nói: ?oTre đã sẵn sàng, anh đốn đi!? có nghĩa là rượu đã sẵn sàng, mời anh uống.
    Trong thời gian nhàn rỗi, người Lạch thường đố nhau:
    Cây đuốc gì mạnh đến nỗi chiếu sáng cả vũ trụ?
    Trả lời: Mặt trăng
    Trái gì màu đỏ, người ta không thể sờ mó và cầm trong tay?
    Ngọn lửa
    Người nào môi mấp máy nhưng thân không động đậy?
    Thầy cúng
    Con rắn đi đêm đi ngày, đố là cái gì?
    Dòng nước
    Cô bé nho nhỏ nhưng ai cũng kêu đau?
    Con muỗi
    Mình còn sống mà đã lo đeo hòm?
    Con sâu
    Truyện cổ của người Lạch đôi khi rất dài, kể hết đêm này sang đêm khác. Truyện cổ có thể chia thành 5 loại:
    - Truyện kể về nguồn gốc các đồ vật và vũ trụ;
    - Sự tích các anh hùng huyền thoại;
    - Truyện kể về các nhân vật có những hành động kỳ diệu;
    - Truyện ma quỷ (caạ) hay truyện người hoá cọp (somri);
    - Truyện loài vật.
  3. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    MỘT SỐ NHẠC CỤ
    Trong truyện cổ, loài vật cũng có cuộc sống như loài người. Chúng có nhà, buôn làng, đồng ruộng, nông cụ, sống theo bộ tộc với phong tục, tập quán, ngôn ngữ như con người. Chúng cũng giã gạo, sử dụng vũ khí, giáo, mác, dao găm, khiên, đánh chiêng, đánh trống,...[30, 184]
    Người Lạch rất yêu thích âm nhạc. Họ cất lên tiếng hát khi giã gạo, kéo cưa, múa, sinh hoạt gia đình, giao lưu bè bạn,... với những câu hát ngắn, lặp đi lặp lại nhiều lần, diễn tả niềm vui, nỗi buồn, nạn đói,...
    Nhạc cụ có nhiều loại: sáo 4 lỗ (kơwao), sáo pnung bòc dùng trong lễ tang, sáo bầu 4 lỗ (kơrkhuk, barê), khèn bầu (kơmbuôt, komboat) với 6 ống cắm vào một quả bầu tạo thành thùng cộng hưởng, đàn môi (gọch, toung), đàn dây (rơding) làm bằng tre, trống (sơgơr, sơnggơr) bịt 2 đầu bằng da nai hay trâu tơ,...
    Chiêng đồng rất quý, trị giá bằng 8 hay 10 con trâu cái. 2, 3, 4 hay 6 người dùng nắm tay tấu chiêng, tạo ra những hoà âm: sol, la (tấu 2 chiêng); sol, la, si (tấu 3 chiêng); fa, sol, la, si (tấu 4 chiêng); si, ré, fa, sol, la, si (tấu 6 chiêng) [27, 1.078 - 1.080]
    ĐẠ LẠCH
    Theo một số cụ già người Lạch, suối Cam Ly chảy qua thành phố Đà Lạt có 3 đoạn mang 3 tên khác nhau:
    - Từ thượng nguồn đến ao Pàng Đờng (Tơnau Pàng Dòng) ở vị trí hồ Than Thở ngày nay, dòng suối mang tên Dà Pàng Dòng (Pàng: ông; Dòng: lớn);
    - Từ ao Pàng Đờng đến thác Liêng Tô Sra (nay là thác Cam Ly), dòng suối mang tên Đạ Lạch (Dà Làc);
    - Từ thác Liêng Tô Sra đến sông Đạ Đờng, dòng suối mang tên ông Mlơi (K?T Mlơi).
    Về sau, K?T Mlơi nói trại thành Cam Ly, Đạ Lạch thành Đà Lạt.
    Đạ (dà) chỉ chất lỏng và có nhiều nghĩa:
    - nước (Anh nhô dà : tôi uống nước);
    - suối (Dà K?T Mlơi : suối Cam Ly);
    - dòng nước (Dà Dờng : dòng nước lớn, sông);
    - dầu (Dà ồs : dầu lửa);
    - nhựa (Dà chi : nhựa cây);
    -...
    Trong nhật ký ngày 21-6-1893, bác sĩ Yersin (Y-e-xen) không ghi tên buôn Đạ Lạch, chỉ ghi tên buôn Đăng Kia. Đăng Kia là buôn lớn nhất trên cao nguyên Lang Bi-an lúc bấy giờ.
    Trên bản đồ Đông Dương in trong hồi ký của Toàn quyền Paul Doumer (Pôn Đu-me), không thấy ghi Dalat nhưng có địa danh Dangkia. [29, 336]
    Năm 1881, bác sĩ Paul Néis (Pôn Nê-ítx) đã lên cao nguyên Lang Bi-an và cho biết trong hai ngày 16-3-1881 và 7-4-1881 ông đã đến làng Lạch (village de Late).
    Năm 1899, bác sĩ Tardif từ trên dãy núi Lang Bi-an đã nhìn thấy:
    ?oHình dáng mấp mô của cao nguyên thật là lạ lùng! Tôi leo lên một trong năm đỉnh núi. Một cảnh quan kỳ diệu hiện ra trước mắt tôi. 150 đồi núi xanh rờn giống như một thúng cam khổng lồ. Trong vùng núi đồi trùng điệp có vài làng mạc: ở phía Nam, Đà Lạt (Dalat); hơi chếch về hướng Tây, Đăng Gia (Dang Gia) và Ăn Krô-ét (Ankroet); dưới chân núi, Bờ Nơ (Beneur). Xa xa, về hướng Đông là dãy núi Nha Trang; về phía Nam, hoành sơn của thung lũng sông Đồng Nai; về phía Tây và Tây Nam, những đỉnh núi cao của Căm-pu-chia?.[50, 36]
    Năm 1905, trong một dịp lên cao nguyên Lang Bi-an để thay đổi không khí, bà Gabrielle M. Vassal (Ga-bri-en-lơ M. Vát-xan) đã viết về cao nguyên:
    ?oVào khoảng giữa trưa, tôi thấy cao nguyên lần đầu tiên. Thật là một sự phát hiện bất ngờ, khác với những gì trước đây tôi đã từng nghĩ! Trên một vùng đất rộng là những ngọn đồi tròn, nhỏ, trơ trụi, mọc đầy cỏ thấp, cùng hình dáng và độ cao, quang cảnh giống như một vùng biển gợn sóng xanh. Ở giữa, những đỉnh núi Lang Bi-an cao vòi vọi như hòn đảo đá. Đăng Kia (Dankia) nằm ở dưới chân núi Lang Bi-an, ở phía bên kia cao nguyên. Cao nguyên bình yên và êm dịu quá! Chỉ có thông mọc trong những thung lũng giữa các ngọn đồi.
    Xa xa, những mái nhà gỗ ở Đà Lạt (Dalat) nằm cách xa nhau trên đỉnh hay lưng chừng đồi lấp lánh dưới ánh mặt trời?. [69, 212]
    Trong bản báo cáo về chuyến khảo sát bệnh sốt rét trên cao nguyên Lang Bi-an từ ngày 16-7 đến ngày 2-9-1905, bác sĩ Vassal công tác tại Viện Pasteur (Pa-xtơ) Nha Trang có nhắc đến các làng: Dalat, Dankia, Beneur, Ankroet, Numbor.
    Hiện nay có những ý kiến khác nhau về buôn làng ở Đà Lạt.
    * Trước thế kỷ XX, trên địa bàn Đà Lạt có nhiều buôn ở các vị trí sau:
    BON
    VỊ TRÍ HIỆN NAY
    Yộ
    Rhàng Bon Ỵô
    Klir Towach
    Dàgut
    Rhàng Pàng Mly
    Mang Linh
    Mho Prềnn
    Đồi trường Cao Đẳng Sư phạm Đà Lạt
    Học viện Lục Quân
    Khóm (ấp) Hồng Lạc
    Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, khóm (ấp) Mỹ Lộc
    Chân thác Cam Ly
    Sân bay Cam Ly
    Dọc suối Prenn
    * Đầu thế kỷ XX, ở Đà Lạt có nhiều buôn ở các địa điểm hiện nay là: Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, gần thác Cam Ly, đường Phan Bội Châu,... buôn lớn nhất là Bon Yộä ở trên đồi Trường Cao đẳng Sư phạm hiện nay. Vì ở gần suối Đạ Lạch nên Bon Yộ còn gọi là Bon Đạ Lạch (Bon Dà Làc).
    Cư dân buôn Đạ Lạch trồng lúa nước dọc theo suối Đạ Lạch. Năm 1919, Hồ Lớn (hồ Xuân Hương ngày nay) được xây dựng, ruộng lúa nằm trong lòng hồ, người Lạch ở buôn Đạ Lạch phải dời đến Bon Rơhàng Kròc (Rơhàng: buôn cũ; kròc: cam; plê kròc: trái cam; người Pháp phiên âm là Ankroet). Đến năm 1942, khi xây dựng đập Suối Vàng, người Lạch lại phải dời đến buôn Đơng Tiang Đe (Tiang: đuôi, đe: con chuột) ở trung tâm huyện Lạc Dương hiện nay.
    Theo ý kiến này, Đà Lạt không những mang tên dòng suối Đạ Lạch nhưng còn mang tên buôn Đạ Lạch như thành phố Buôn Ma Thuột (Buôn: làng; Ama: cha; Thuột: tên người con), Plây Cu (Plei: buôn làng; ku: đuôi) hay các thị trấn: Đạ M?TRi (dà: nước, suối,...; tam: trong; bri: rừng), Đắc Nông (Đắc Lắc), Đắc Sút, Đắc Tô (Công Tum),...
    NGƯỜI KINH TRÊN CAO NGUYÊN LANG BI-AN
    Ngày xưa, Lâm Đồng nói chung, cao nguyên Lang Bi-an nói riêng vẫn còn rất hoang vu.
    Đại Nam nhất thống chí xuất bản dưới triều Nguyễn cho biết:
    Di Dinh thổ phủ có 20 buôn: Phí Bà Nam, Băng Dựng, Giang Trang, Phi Chân, Phi Lộ, Băng Trang, Tầm Bạch, Thẩm Luật, Bàn Tấu, La Miên, Năm Luân, Giang Tre, Băng Bí Thuỷ, Băng Bí Hoả, Lưu Miên, Băng Trinh, Năng Duy, Phí Cố, Chân Dựng, Phi Chinh (1).
    Đoạn Di Dinh thổ phủ trong Đại Nam nhất thống chí
    Tư liệu có nhắc đến một dòng sông:?Tây hữu Dã Dương giang bất thâm nhi quảng, trung đa ngạc ngư? (Ở phía Tây có sông Dã Dương (2) không sâu mà rộng, trong đó có nhiều cá sấu).
    Tư liệu còn giới thiệu về sinh hoạt cư dân ở hai bên bờ sông này: Ở phía Nam sông, người Hoa thỉnh thoảng có đi lại buôn bán. Ở phía Bắc sông, ít có ai đến. Năm Tự Đức thứ 19, triều đình có phái người đi thăm dò nhưng vì người Thượng sợ tránh, không dám dẫn đường nên phải trở về. [3]
    Năm 1877, trong thời gian làm Dinh điền sứ tỉnh Bình Thuận, Nguyễn Thông (1826 - 1894) - một sĩ phu yêu nước - đã tổ chức thám hiểm vùng đất giữa ba con sông: La Ngà, Đạ Hu-oai và Đồng Nai với dự định lập đồn điền khai khẩn vùng thượng du. Ông đã phái Nguyễn Văn Trị, Sĩ Văn Long, Dương Văn Long và Hoàng Phú đến sông Đạ Đờng để xem xét tình thế. Trong tờ sớ dâng lên vua Tự Đức ngày 11 tháng 8 năm Tự Đức thứ 30 (17-9-1877), ông viết:
    ?oNgày mùng 8 tháng 6 thì đến sông lớn Đạ Đưng, rộng khoảng năm sáu mươi trượng, nước đục ngầu, giữa có đảo dài. Người Man gọi nước là ?ođạ?, lớn là ?ođưng?, cũng như người Việt nói là ?osông lớn?. Đạ Đưng, người Việt gọi là sông Dã Dương, hạ lưu là sông lớn Thần Quy. Từ sách Man Mê-pu đi đến sông Tô Sạ, dọc đường phần nhiều là núi cao, từ Côn Hiên đến sông Đạ Đưng đều là đất bằng, địa thế rộng rãi, khoảng khoát, có thể khám xét để lập đồn điền khẩn hoang.?[2, 197]
    Cao nguyên Lang Bi-an là một vùng ma thiêng nước độc, người Kinh không dám định cư bên kia sông Krong Pha, chỉ dừng lại ở Xóm Gòn (gần Krong-pha, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận hiện nay) vì cọp beo, rắn rết và nhất là bệnh sốt rét rừng.
    Ông Canivey (Ca-ni-vây) là một người Pháp đã sống trên cao nguyên Lang Bi-an để thu thuế.
    Năm 1905, trong bữa ăn trưa ở nhà ông Canivey tại Đà Lạt, bà Gabrielle M. Vassal đã được nghe vợ chồng ông Canivey kể một câu chuyện về cọp xảy ra 4 năm về trước:
    ?oHôm ấy, cách nhà không xa, vợ chồng ông Canivey thấy một con cọp ở bìa rừng. Ông Canivey giơ súng lên bắn. Con cọp bị thương gầm thét chạy vào rừng. Một người lính Việt xách súng cùng ông đuổi theo. Xuyên qua cành cây, bà Canivey thấy con cọp dùng hai chân trước vồ vào vai của chồng bà và ngậm khẩu súng. Người lính tiến gần lại và nổ súng vào đầu con cọp. Con vật rống lên và ngã quỵ xuống đất. Bà Canivey chạy đến, thấy chồng bà máu me đầy mình. Ông đi bộ về nhà, nhưng lúc bấy giờ không có bác sĩ, ông phải nằm mê man mấy ngày liền. Bà vẫn còn hãi hùng khi nghe cọp gầm về đêm.? [69, 213 - 214]
    Năm 1907, chồng bà Gabrielle - bác sĩ J.J.Vassal - cho biết:
    ?oNgười Kinh chưa định cư trên những vùng cao của dãy Trường Sơn. Ở Đà Lạt có một nhóm 60 đến 80 người Kinh, hầu hết là những người đi buôn chuyến. Họ sống trong những điều kiện rất khổ cực, mặc ít áo quần như ở vùng đồng bằng, bị lạnh, thiếu dinh dưỡng và không có gia đình. Từ Phan Rang hay Phan Thiết lên cao nguyên, với những gánh hàng hoá, họ đi ngang qua những làng mạc đầy nước độc, những vùng rất nguy hiểm và mắc phải bệnh sốt rét.?[51, 358]
    Một số tư liệu viết về hồ Than Thở thường nhắc đến câu chuyện tưởng tượng Hoàng Tùng - Mai Nương:
    Hoàng Tùng chia tay Mai Nương bên bờ hồ Than Thở, ra đi theo nghĩa quân Tây Sơn. Nghe tin Hoàng Tùng tử trận, Mai Nương nhảy xuống hồ tự vẫn. Mấy tháng sau, Hoàng Tùng trở về nhưng Mai Nương không còn nữa. Khi nghe tin triều đại Tây Sơn sụp đổ, Hoàng Tùng buồn bã nhảy xuống hồ chết theo Mai Nương. Do đó hồ này về sau gọi là hồ Than Thở.
    Vào thời Tây Sơn, người Việt chưa định cư trên cao nguyên Lang Bi-an, ở vị trí của hồ Than Thở hiện nay chỉ có một cái ao nhỏ (Tơnau Pàng Dòng).
    Năm 1920, người Pháp cho đắp đập chặn nước tạo thành hồ cung cấp nước sinh hoạt cho một phần thành phố Đà Lạt.
    Nhận thấy vùng này rất hoang vu, chỉ nghe tiếng gió rì rào qua kẽ lá tạo thành một khúc nhạc buồn, người Pháp mới đặt tên là Lac des Soupirs.
    Từ điển Petit Larousse xuất bản năm 1965, trang 983, định nghĩa chữ SOUPIR như sau:
    SOUPIR: Respiration forte et prolongée, occasionnée par la douleur, une émotion.
    Poét. Son doux et mélancolique: les soupirs du vent dans les bois.
    Rendre le dernier soupir: mourir.
    Mus. Pause qui équivaut à une noire.
    Tạm dịch:
    1. Sự thở mạnh và kéo dài khi đau đớn, xúc cảm.
    2. Trong thơ, tiếng động êm dịu và du dương: tiếng gió thổi trong rừng.
    3. Thở hơi cuối cùng: chết.
    4. Trong âm nhạc, dấu nghỉ tương đương với nốt đen.
    Như vậy, nghĩa thứ hai (tiếng gió thổi trong rừng) là đúng nhất. Nhưng Lac des Soupirs khi dịch sang tiếng Việt nếu dịch là hồ Rì Rào, hồ Gió thổi trong rừng không thuận nên đành dịch theo nghĩa thứ nhất: hồ Than Thở.
  4. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    Nghỉ biệt thự
    Biệt thự cũ ở Đà Lạt đang được ?otân trang? để đón khách du lịch
    Một tuần trước khi lên đường, chúng tôi tra số điện thoại của những khách sạn quen như: Kim Đô, Á Đông, Hương Trà, Empress... thì đều được báo lại một câu tương tự: ?oAnh thông cảm, mùa cao điểm, các công ty du lịch đã đặt hết phòng từ nay cho đến qua giữa tháng 7!?.
    Đặt trước phòng của biệt thự Bích Đào trên đường Triệu Việt Vương, chúng tôi ở chung một gia đình cũng từ TP.HCM lên, thuê nguyên tầng trên gồm 4 phòng để nghỉ ngơi cuối tuần với mức giá phải chăng: 180 ngàn đồng/ phòng. Khi xu thế kinh doanh du lịch nhà nghỉ, khách sạn tạp nhạp, dịch vụ kém đang là mối lo có thật ở Đà Lạt, du khách muốn tìm một khoảng ?okhông gian ở? đúng nghĩa thì biệt thự là một giải pháp đáng nghĩ tới.
    Những villa biệt thự cũ trên đường Trần Hưng Đạo đang dần được thành phố cải tạo lại để đón khách với mức giá nhỉnh hơn một số biệt thự mới xây từ những năm 1990. Giá cho thuê nguyên căn chỉ khoảng 1- 1,5 triệu đ/ngày. Lợi thế: không gian rộng, lạ, tự do, đủ để ở cả một gia đình hay nhóm bạn. Một đồng nghiệp của tôi vừa đón gia đình lên Đà Lạt tổ chức lễ cưới cho biết: ?oỞ biệt thự tưởng là tốn kém nhưng rất tiện nếu đi du lịch nhóm tự túc. Gia đình mình đã thuê nguyên một biệt thự để ở và chủ biệt thự giao luôn chìa khoá để có thể tự tổ chức nấu nướng, sinh hoạt...?.
    Những biệt thự mới xây dựng sau này trên đường Triệu Việt Vương, Bùi Thị Xuân, Lê Hồng Phong... thì kinh doanh ngả dần hướng gần như khách sạn. Giá cả tương đối: dưới 300 ngàn đ/phòng đôi. Biệt thự trong chuyến đi này là một giải pháp hay của chúng tôi. Cái cảm giác được ở trong một ngôi nhà trên đồi, mở cửa ra là gặp sương mù và cỏ hoa... đem lại một Đà Lạt thật gần. Dĩ nhiên, cũng xin lưu ý: những biệt thự lại thường nằm xa trung tâm, không thuận lợi lắm nếu du khách có tâm hồn... mua sắm.
    Căn bệnh trầm kha
    Dịch vụ ở điểm đến của Đà Lạt đang ngày càng cũ và đơn điệu
    Nhếch nhác là cảm giác chung của chúng tôi khi Đà Lạt quá nhỏ bé trước nhu cầu nghỉ dưỡng mùa hè của du khách. Khuyến khích phát triển dịch vụ du lịch bình dân đang là một sự trả giá rất lớn của Đà Lạt. Và sự nhàm chán về điểm đến trở thành căn bệnh trầm kha của du lịch thành phố này.
    Du khách đến Đà Lạt phần lớn để hít thở và nghỉ dưỡng cuối tuần chứ ít người chịu quay về những điểm đến cũ đang ngày càng phơi bày sự đơn điệu và nhàm chán: vườn hoa, thung lũng Tình Yêu, hồ Than Thở, thác Datanla, Prenn, núi Lang Biang...
    Sáng thứ 7 ở thác Datanla, bãi đậu xe chật cứng bởi những hãng lữ hành lớn của thành phố đổ khách vào ra tham quan. Tại cổng vé dịch vụ máng trượt được khai trương từ ngày 25.5 vừa qua, du khách đứng chen lấn để đợi đến phiên mình. Một lượt khứ hồi đi máng trượt từ cổng khu du lịch xuống thác giá 30 ngàn đồng (cho khoảng 1km). Nhìn sự chen chúc ấy, sẽ thấy rằng, ở Đà Lạt nếu có dịch vụ mới là có thể yên tâm... hốt bạc.
    Trong khi đó, tại thác Prenn, nhiều du khách đổ xe xuống bày tỏ nỗi ngao ngán trước khung cảnh một bãi chợ chân đèo tự phát buôn bán hàng rong lẹp xẹp dù bạt và rác bẩn án ngữ cổng Thiền viện, che mất bức tượng Bồ tát bằng thạch cao trước chùa. Cổng vào khu du lịch Prenn nhốn nháo và dơ bẩn trong mùa mưa. Và những cảnh tương tự có thể thấy ngay tại chợ Âm phủ.
    Khi đến Đà Lạt sử quán, một đồng nghiệp là phóng viên mảng du lịch ở báo Sài Gòn Giải Phóng đã tỏ ra bức xúc, một điểm đến mới để tham quan nhưng muốn khoe sự cầu kỳ và trưởng giả học làm sang. Một số nơi tham quan, XQ cấm du khách chụp hình, những bài giới thiệu ?oquần thể? này của nhân viên XQ được thể hiện dông dài và sến chảy nước lại không có gì gọi là đặc trưng văn hoá Đà Lạt để gọi là Đà Lạt sử quán. Tình trạng ?osến hoá? điểm đến và bình dân theo kiểu hàng rong đang làm hư những điểm đến cũ đã có tiếng của Đà Lạt.
    Phát triển điểm đến mới, dịch vụ mới, chuyên nghiệp và hợp lý là một bài toán quá khó với du lịch Đà Lạt ?! Không thể trả lời câu hỏi ấy trong một chuyến du lịch ba-lô cuối tuần. Nhưng có lẽ như chúng tôi, mọi du khách chọn Đà Lạt làm điểm đến đều có quyền đặt câu hỏi ấy!
  5. Axon_Eds

    Axon_Eds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    5.023
    Đã được thích:
    0
    đi LaBiang mùa nào đẹp nhất, ko bị mưa ý?
  6. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    tất nhiên là mùa khô :D (mùa này ko có mưa)
    khoảng từ tháng 10 đến tháng 5 ...
    còn thì khoảng tháng 12 đi là đẹp nhất.. khách ít, yên bình và lặng lẽ. khi đó đà lạt, langbiang trở về với cái không khí vốn có của nó
  7. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    Lịch sử
    Cao nguyên Lang Biang trước năm 1893 là địa bàn cư trú của các tộc người Thượng. Người Việt đầu tiên có ý định khám phá vùng rừng núi Nam Trung Bộ là Nguyễn Thông, nhưng do nhiều lí do nên cho tới cuối đời ông vẫn không thực hiện được ý định của mình. Vào hai năm 1880 và 1881, bác sĩ hải quân Paul Néis và trung úy Albert Septans có những chuyến thám hiểm đầu tiên vào vùng người Thượng ở Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, và họ được coi là hai nhà thám hiểm đầu tiên đã tìm ra cao nguyên Lang Biang. Hành trình của Paul Néis và Albert Septans mở đường cho nhiều chuyến đi khác như A. Gautier (năm 1882), L. Nouet (1882), thiếu tá Humann (1884).
    Ngày 3 tháng 8 năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên với ý định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn, nhưng chuyến đi này bất thành. Từ 28 tháng 3 đến 9 tháng 6 năm 1892, Yersin thực hiện một cuộc thám hiểm từ Nha Trang, băng qua vùng cao nguyên Đắk Lắk để đến Stung Treng, nằm bên bờ sông Mê Công (thuộc địa phận Campuchia).
    Tháng 1 1893, Yersin nhận nhiệm vụ từ toàn quyền Jean Marie Antoine de Lanessan, khảo sát một tuyến đường bộ từ Sài Gòn xuyên sâu vào vùng người Thượng và kết thúc ở một địa điểm thuận lợi trên bờ biển Trung Kỳ. Yersin còn phải tìm hiểu về tài nguyên trong vùng: lâm sản, khoáng sản, khả năng chăn nuôi... Từ ngày 8 tháng 4 đến ngày 26 tháng 6 năm 1893, Yersin đã thực hiện ba chuyến đi quan trọng. Và 15h30 ngày 21 tháng 6, Yersin đã phát hiện ra cao nguyên Lang Biang, trong nhật ký hành trình, ông ghi vắn tắt "3h30: grand plateau dénudé mamelonné" (3h30: cao nguyên lớn trơ trụi, gò đồi nhấp nhô).
    Với nhu cầu tìm một vùng đất có khí hậu ôn hòa, gần giống với châu Âu để xây dựng khu nghỉ mát, trạm điều dưỡng, toàn quyền Paul Doumer viết một bức thư hỏi ý kiến của Yersin, và Yersin đã trả lời là cao nguyên Lang Biang. Tháng 3 năm 1899, Yersin cùng toàn quyền Doumer thực hiện một chuyến đi lên cao nguyên Lang Biang và chuyến đi này có ý nghĩa quyết định về việc thành lập một trạm điều dưỡng ở đây.
    Ngày 1 tháng 11 năm 1899, Doumer ký nghị định thành lập ở Trung Kỳ tỉnh Đồng Nai Thượng (Haut-Donnai) và hai trạm hành chính được thiết lập tại Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Biang. Đó có thể được xem là văn kiện chính thức thánh lập trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Biang ?" tiền thân của thành phố Đà Lạt sau này. Ngày 20 tháng 4 năm 1916, vua Duy Tân đã ra đạo dụ thành lập thị tứ, tức thị xã Đà Lạt, tỉnh lị tỉnh Lâm Viên. Đạo dụ này được nghị định của Toàn quyền Đông Dương chuẩn y ngày 30 tháng 5 năm 1916.
    Trong hai thập niên 1900 và 1910, người Pháp đã xây dựng hai tuyến đường từ Sài Gòn và từ Phan Thiết lên Đà Lạt. Hệ thống giao thông thuận lợi giúp Đà Lạt phát triển nhanh chóng. Vào năm 1893, vùng Đà Lạt ngày nay hầu như hoang vắng. Đến đầu năm 1916, Đà Lạt vẫn còn là một khu thị tứ nhỏ với độ 8 căn nhà gỗ tập trung hai bên bờ dòng Cam Ly, chỉ có 9 phòng khách sạn phục vụ du khách, đến cuối năm này mới nâng lên được 26 phòng. Cuối năm 1923, đồ án thiết kế đầu tiên hoàn thành, Đà Lạt đã có 1.500 dân. Và đến cuối năm 1942, Đà Lạt đã đạt con số hai vạn dân.
    Ngày 31 tháng 10 năm 1920, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y đạo dụ ngày 11 tháng 10 cùng năm của vua Khải Định về việc thành lập thành phố Đà Lạt cùng với việc tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập. Nhằm biến Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ mát ở Đông Dương, Nha giám đốc các sở nghỉ mát Lâm Viên và du lịch Nam Trung Kỳ được thành lập. Đứng đầu thành phố là một viên Đốc lý, đại diện của Toàn quyền Đông Dương. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt. Năm 1936 một Hội đồng thành phố được bầu ra. Năm 1941, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Lâm Viên mới tái lập.
    Trong thời gian Thế chiến thứ hai, những người Pháp không thể về chính quốc nên họ tập trung lên nghỉ ở Đà Lạt. Nhiều nhu cầu rau ăn, hoa quả của người Pháp cũng được Đà Lạt cung cấp.
    Sau Hiệp định Genève năm 1954, dân số Đà Lạt tăng nhanh bởi lượng người di cư từ Bắc vào Nam. Dưới chính quyền miền Nam, Đà Lạt được phát triển như một trung tâm giáo dục và khoa học.
    Năm 1957, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Tuyên Đức. Nhiều trường học và trung tâm nghiện cứu được thành lập: Viện Đại học Đà Lạt (1957), Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (1959), Thư viện Đà Lạt (1960), trường Đại học Chiến tranh Chính trị (1966), trường Chỉ huy và Tham mưu (1967)... Các công trình phục vụ du lịch được tiếp tục xây dựng và sửa chữa, hàng loạt biệt thự do các quan chức Sài Gòn, nhiều chùa chiền, nhà thờ, tu viện được xây dựng... Đà Lạt cũng là một điểm hấp dẫn với giới văn nghệ sĩ.
    Sau 1975, với sự rút đi của quân đội và bộ máy chính quyền miền Nam, nhưng được bổ sung bởi lượng cán bộ và quận đội miền Bắc, dân số Đà Lạt ổn định ở con số khoảng 86 ngàn người. Du lịch Đà Lạt hầu như bị lãng quên. Những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, hàng loạt khách sạn, nhà hàng được sửa chữa, nhiều biệt thự được đưa vào phục vụ du lịch... Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch quan trọng của Việt Nam với nhiều lễ hội được tổ chức.
    Địa lý
    Vị trí
    Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, giáp ranh với huyện Đức Trọng và Đơn Dương.
    Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, được hiểu như toàn bộ cao nguyên Lang Biang, diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp:
    ? Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut (1.816 m), Tây Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1.408 m).
    ? Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2.278 m) dốc xuống cao nguyên Dran.
    ? Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629 m).
    ? Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc.
    Trải qua nhiều thời kỳ thay đổi, hiện nay tọa độ thành phố Đà Lạt được xác định như sau:
    ? Điểm cực Bắc: 12°04'' Bắc.
    ? Điểm cực Nam: 11°52'' Bắc.
    ? Điểm cực Tây: 108°20'' Đông.
    ? Điểm cực Đông: 108°35'' Đông.
    Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng.
    Diện tích tự nhiên: 424 km².
    Nguồn: Đà Lạt thành phố cao nguyên, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1993
    Địa hình
    Cao trung bình so với mặt biển là 1.500 m. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Nhà Bảo Tàng (1.532 m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương (1.398,2 m).
    Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:
    ? Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100 m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m.
    ? Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai núi thấp: hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738 m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m). Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.165 m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng). Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m). Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m).
    Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m.
    Từ đặc điểm địa hình, các cảnh quan của Đà Lạt được tạo lập hết sức kỳ thú.
    Trên mọi ngả đường ra vào Đà Lạt, cảnh quan đèo dốc khiến lữ khách tưởng như đang đứng trước một bức tranh với hình ảnh, màu sắc, đường nét thay đổi không dừng. Bao bọc đèo dốc là cảnh quan rừng thông thuần loại quanh năm xanh mượt. Rừng tiếp rừng trên những gân núi sườn đồi, cạnh những dinh thự và cả các khu nhà dân dã.
    Khi mùa mưa tới, hoa huệ báo vũ màu hồng, hoa mua màu tím nhạt điểm tô cho cảnh quan đồi cỏ, rừng thưa. Sang đông, từng đám hoa quỳ vàng rực báo mùa nắng tới, khiến cho cảnh quan núi cao dường như thêm phần xanh thẳm.
    Giữa các đồi núi là cảnh quan thung lũng, nơi bốn mùa đều có sương giăng buổi sớm. Đôi khi giữa biển sương mù nổi lên các ngọn đồi núi cao như các hòn đảo giữa khơi xa.
    Đến Đà Lạt, du khách không thể quên được vẻ hùng vĩ của cảnh quan ghềnh thác. Do sự phân cắt mạnh mẽ của địa hình, những dòng chảy trên cao nguyên Lang Biang trước khi đổ xuống cao nguyên bên dưới đã chảy trên vô số ghềnh thác lớn nhỏ. Ngoài các thác đã nổi tiếng từ lâu: thác Datanla, thác Prenn, thác Cam Ly, thác Ankroët... du khách thích mạo hiểm có thể khám phá ra nhiều thác khác cũng không kém xinh đẹp và hùng vĩ quanh Đà Lạt như thác Sơrailen, thác Huỳnh Chước, thác Hang Cọp, thác Bảy Tầng, thác Uyên Ương... xa hơn, về phía Nam Ban còn có thác Voi (Liêng Chơmiêng).
    Khí hậu
    Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới. Nhiệt độ trung bình 18?"21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 32°C và thấp nhất không dưới 5°C.
    Đà Lạt có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá.
    Lượng mưa trung bình năm là 1562 mm và độ ẩm 82%.
    Đà Lạt không bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn.
    Dân cư
    Phát triển dân số
    Trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, dân số Đà Lạt có rất ít, ngoài dân cư bản địa chỉ có một số ít người châu Âu làm công tác. Số người Kinh định cư đầu tiên ở Đà Lạt là những tù nhân, thay vì phài lưu đày ở Côn Đảo thì bị đưa lên Đà Lạt để khai phá đất hoang, xây dựng nhà cửa. Năm 1926 khu tự trị Langbian trở thành thị xã Đà Lạt. Trong khoảng thời gian từ năm 1933 đến 1938 nhiều công trình giao thông được hoàn thành. Bắt đầu từ thời gian này dân số Đà Lạt bắt đầu tăng nhanh từ 1.500 người (1923) lên đến 9.000 người năm 1938 rồi 11.500 người vào năm 1936.
    Khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, các viên chức Pháp không có khả năng trở về quê hương nên đổ xô lên Đà Lạt nghỉ mát. Dân số tăng nhanh trong thời kỳ này: 13.000 người năm 1940, 20.000 người (1942) và lên đến 25.000 người năm 1944. Trong thời gian kháng chiến 9 năm (1945-1954) dân số Đà Lạt chựng lại ở vào khoảng 25.000 người. Vào cuối năm 1954 dân số tăng lên đến 52.000 người và giữa năm 1955 là 53.390 người do người dân miền Bắc di cư vào Nam. Từ đấy dân số Đà Lạt tăng 73.290 người vào năm 1965, 89.656 người (1970) và đến năm 1982 dân số Đà Lạt đã vượt qua con số 100.000 người.
    Hiện nay (2004) thành phố Đà Lạt có dân số là 188.467 người với mật độ dân số là 469 người/km² (số liệu năm 2004, nguồn: [1])
    Tỷ lệ sinh, chết và tăng dân số tự nhiên của Đà Lạt:
    Năm Tổng số sinh Tỷ lệ sinh Tỷ lệ chết Tăng tự nhiên
    1990 2.371 2,26% 0,40% 1,86%
    1991 2.949 2,31% 0,47% 1,84%
    1992 2.884 2,25% 0,46% 1,79%
    Kết cấu dân số
    Dân số dưới 15 tuổi chiếm vào khoảng 33,5%, là một tỷ lệ khá lớn. Đây cũng là một đặc trưng chung cho dân số cả nước. Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 61,8%, trong đó tỷ lệ lao động trẻ (16 đến 25 tuổi) chiếm đa số.
    Thành phần dân tộc
    STT Dân số Số người
    01 Kinh 112.476
    02 Tày 91
    03 Thái 102
    04 Hoa 1.779
    05 Khơ -me 14
    06 Mường 6
    07 Nùng 88
    08 Gia - Rai 1
    09 Ê-Đê 4
    10 Kơ Ho 1.407
    11 Chàm 7
    12 Hrê 1
    13 M?TNông 20
    14 Thổ 5
    15 Mạ 12
    16 Châu - ro 7
    17 Chu - ru 8
    18 Người nước ngoài 4
    Dân số toàn thành phố 116.052
    (Theo tài liệu Tổng điều tra dân số lần thứ II ngày 1.4.1989 của Ban chỉ đạo điều tra dân số TP. Đà Lạt)
  8. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    Kinh tế
    Kinh tế Đà Lạt có thế mạnh về du lịch, trồng hoa và rau. Phần lớn diện tích trồng hoa chuyên nghiệp của tỉnh Lâm Đồng tập trung tại Đà Lạt. Tổng cộng diện tích canh tác nông nghiệp của Đà Lạt vào khoảng 9.978 ha. Sản lượng rau hằng năm vào khoảng 170.000 tấn, trong đó có 35.000 tấn được xuất khẩu sang các nước Đông Bắc châu Á và ASEAN. Sản lượng hoa Đà Lạt hằng năm vào khoảng 540 triệu cành, trong đó xuất khẩu vào khoảng 33,3 triệu cành hoa. (Nguồn: [2]).
    Kiến trúc
    "Tòa nhà" đầu tiên ở Đà Lạt là một đồn binh lợp lá vào năm 1898, tiếp theo đó là nhà bằng gỗ lợp tôn của viên công sứ Pháp năm 1900. Hotel du Lac mở cửa vào năm 1907. Năm 1916 người Pháp cho xây dựng thêm Hotel du Langbian Palace. ([3]). Đà Lạt thật sự trở thành thành phố khi người Pháp xây dựng thành phố theo đồ án thiết kế tổng thể của kiến trúc sư Ernest Hébrard. Năm 1933 kiến trúc sư Pineau trình bày một công trình nghiên cứu chỉnh trang và mở rộng Đà Lạt. Đến năm 1940 kiến trúc sư Mondet thiết lập một đồ án mới, quay về với ý tưởng của Hébrard là bố trí các khu vực hành chánh và dân cư quanh hồ. Thế nhưng dự án này không được duyệt.
    Đà Lạt có nhiều công trình xây dựng đặc sắc, phần nhiều mang đặc trưng của kiến trúc kiểu Pháp. Trong thời gian vừa qua toàn cảnh kiến trúc đô thị của thành phố Đà Lạt đã bị phá vỡ vì xây dựng thiếu quy hoạch đồng bộ, lấn chiếm làm nhà ở và cơi nới, xây cất vô lối ngay trong biệt thự ([4]).
    Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
    Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
    Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (trước kia là trường Grand Lycée Yersin) là kiến trúc được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Trường được người Pháp thành lập năm 1927, do kiến trúc sư Moncet thiết kế và chỉ đạo xây dựng, dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có. Năm 1932 trường Petit Lycée Dalat được đổi tên thành Grand Lycée de Dalat và đến năm 1935 trường có tên là Lycée Yersin để tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin. Dãy lớp học được xây hình vòng cung, gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, mái được lợp bằng ngói làm từ nước Pháp.
    Chợ Đà Lạt
    Ngôi chợ đầu tiên của Đà Lạt được vào năm 1929. Chợ được xây bằng cây, lợp mái tôn, vì thế mà còn được gọi là "Chợ Cây". Năm 1931 "Chợ Cây" bị cháy rụi, đến năm 1937 Công ty SIDEC xây dựng một ngôi chợ mới thay thế "Chợ Cây".
    Chợ Đà Lạt ngày nay được khởi công xây dựng vào năm 1958, do kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức thiết kế. Sau khi ở nước ngoài về, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ có tham gia chỉnh trang về quy hoạch và kiến trúc. Chợ được hoàn thành vào năm 1960, là một trong những ngôi chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1993, nhân dịp kỷ niệm 100 ngày tìm ra Đà Lạt, chợ đã được khởi công cải tạo nâng cấp.
    Ga Đà Lạt
    Nhà ga xe hỏa Đà Lạt
    Ga Đà Lạt cho đến nay là ga duy nhất của Việt Nam được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Nhà ga được kiến trúc sư người Pháp Moncet cùng với đồng nghiệp là Revenron thiết kế và lãnh đạo thi công. Công trình khởi công năm 1932 đến năm 1936 thì hoàn thành. Các kiến trúc sư đã thể hiện hình tượng dãy núi Langbian qua 3 vòm mái của nhà ga. Tuyến đường sắt từ Đà Lạt đi Tháp Chàm (Phan Rang) đã là tuyến đường sắt răng cưa duy nhất của Việt Nam từ trước đến nay. Rất tiếc là hệ thống răng cưa này đã bị tháo dỡ bán sắt vụn gần hết sau năm 1975. Ga Đà Lạt hiện nay chỉ còn một chiếc đầu máy xe hỏa hơi nước chạy bằng than củi, 2 chiếc khác đã được Bảo tàng Xe hỏa Thụy Sĩ, bảo tàng chuyên về xe hỏa duy nhất trên thế giới, mua lại.
    Thiền viện và chùa
    Chùa Thiên Vương Cổ Sát
    ? Thiền viện Trúc Lâm là thiền viện lớn nhất Việt Nam, khánh thành năm 1994, là một trong những công trình xây dựng Phật giáo lớn nhất sau năm 1975. Chùa tọa lạc bên cạnh hồ Tuyền Lâm trên một khu đất rộng 25 ha.
    ? Chùa Linh Phước còn được gọi là Chùa Ve Chai vì trong sân có con rồng dài 49 m được làm bằng 12.000 vỏ chai bia. Chùa là một kiến trúc khảm sành độc đáo của Đà Lạt.
    ? Chùa Linh Sơn được xây dựng từ năm 1938 đến năm 1940 do sự đóng góp của các Phật tử, nhất là ông Nguyễn Văn Tiến và Võ Đình Dung, người đã nhận thầu hầu hết các công trình kiến trúc thời bấy giờ.
    ? Chùa Thiên Vương Cổ Sát được khởi xây năm 1958, cách trung tâm Đà Lạt vào khoảng 5 km, nằm trên một đồi thông. Chính điện chùa có 3 tượng Phật cao 4 m thỉnh từ Hồng Kông, phía sau chùa, trên đồi thông là tượng Thích Ca Phật Đài cao 20 m. Chùa còn được gọi là Chùa Tàu, theo hệ phái Phật giáo Huê Nghiêm của Trung Quốc.
    ? Chùa Linh Phong tọa lạc tại đường Hoàng Hoa Thám, được xây dựng năm 1944. Trong chùa chỉ có sư nữ tu nên chùa còn được gọi là Chùa Sư Nữ.
    ? Chùa Linh Quang, ngôi tổ đình đầu tiên của Đà Lạt, tọa lạc trên đường Hai Bà Trưng do hòa thượng Thích Nhân Thứ tạo lập năm 1931.
    Nhà thờ
    Khuôn viên bên trong của nhà thờ Domain de Marie
    Nhà thờ Chánh tòa thường được gọi là Nhà thờ Con gà vì có hình con gà trên nóc, biểu tượng cho thánh Phê-rô. Nhà thờ được khởi công xây dựng từ năm 1931, đến năm 1942 thì hoàn thành. Nhà thờ là một trong những kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa của Đà Lạt.
    Ngoài ra Đà Lạt còn có nhiều nhà thờ khác như nhà thờ Domain de Marie với kiến trúc kiểu Pháp rất đẹp, nhà thờ Du Sinh có kiến trúc cổ truyền Việt Nam với mái cong và rồng. Nhà thờ Cam Ly được xây dựng từ năm 1960 đến 1968 theo kiểu nhà rông Tây Nguyên.
    Dinh thự
    Đà Lạt có nhiều dinh thự và biệt thự đẹp như:
    ? Dinh I: đã từng là văn phòng quốc trưởng của Bảo Đại, nay là nhà khách trung ương.
    ? Dinh II: từng là biệt thự nghỉ mát của toàn quyền Decoux, rồi sau đó là của Ngô Đình Diệm và Nguyễn Cao Kỳ. Sau năm 1975 là nhà khách trung ương.
    ? Dinh III: còn gọi là dinh Bảo Đại, xây dựng từ năm 1933, nằm ở đường Triệu Việt Vương, gần Viện vacxin và các chế phẩm sinh học Đà Lạt. Từ năm 1949, Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều cương thổ, vua Bảo Đại sống với gia đình và làm việc tại đây. Hiện nay còn lưu giữ lại nguyên trạng 25 phòng và một số hiện vật của ông vua cuối cùng triều Nguyễn, hoàng hậu Nam Phương, các hoàng tử và công chúa. Vườn hoa trước biệt điện được chăm sóc công phu.
    ? Biệt thự Long Mỹ Quận Công Nguyễn Hữu Hào (cha của Nam Phương Hoàng Hậu Nguyễn Hữu Thị Lan - vợ vua Bảo Đại).
    ? Biệt thự Thống đốc Nam kỳ, nay là trụ sở UBND tỉnh Lâm Đồng.
    ? Biệt thự Hằng Nga.
    [sửa]
    Phong cảnh, địa điểm du lịch
    Được ví như một Tiểu Paris (Little Paris), Đà Lạt từng mộng mơ và nên thơ nhờ cái lạnh cao nguyên ban đêm, sương mù buổi sớm và những dải rừng thông bao quanh thành phố. Không gian này tuy vậy đã phần nào bị mất đi cái chất Pháp trong các kiến trúc biệt thự thiếu chăm sóc hay bị sửa đổi không phù hợp.
    Du lịch tuy là một thế mạnh song cũng là yếu tố làm thay đổi Đà Lạt theo hướng đô thị hóa.
    Đỉnh Lang Biang
    Đồi Cù
    Đồi Cù nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt nằm kế bên là Hồ Xuân Hương do vậy thường được nhắc đến như một địa danh dính liền nhau - nhiều người cho rằng Đà Lạt sẽ kém phần mỹ lệ nếu thiếu Đồi Cù và hồ Xuân Hương. Năm 1942, khi thiết kế đồ án quy hoạch thành phố Đà Lạt, kiến trúc sư Lagisquet đã khoanh vùng Đồi Cù như một khu vực bất khả xâm phạm nhằm tạo một tầm nhìn thoáng đãng cho Đà Lạt. Về sau, một kiến trúc sư người Anh đã thiết kế biến Đồi Cù thành sân golf 9 lỗ khá nổi tiếng của vùng Đông Nam Á và Hiện nay Đồi Cù đã được nâng cấp thành sân golf 18 lỗ. Tên Đồi Cù không rõ có từ bao giờ, và vì sao gọi là ?oĐồi Cù? lại có hai hướng lý giải, có người cho rằng những quả đồi thoai thoải nơi đây khi nhìn từ xa giống như tấm lưng trần của những con cù khổng lồ nên đã ví von gọi là ?oĐồi Cù?; cũng có người giải thích sở dĩ có tên ?oĐồi Cù? vì nơi đây là một địa điểm chơi golf hay còn gọi là đánh cù.
    Hồ Xuân Hương
    Hồ Xuân Hương nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt và bên cạnh Đồi Cù. Hồ thực chất là hồ nhân tạo được xây dựng vào năm 1919 do sáng kiến của Cunhac. Để tạo thành hồ, người ta đắp một cái đập chắn dòng suối chảy qua thung lũng, hồ có diện tích mặt nước rộng 40 ha, chu vi dài 7 km. Xung quanh hồ nhiều kiến trúc độc đáo có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao được xây dựng như khách sạn Palace, thao trường Lâm Viên, nhà nghỉ Công Đoàn, Nhà hàng Thanh Thủy, Thủy Tạ... Trước kia hồ có tên gọi Grand Lac (hồ lớn).
    Công viên hoa Đà Lạt
    Công viên hoa Đà Lạt nằm quanh trên bờ phía Bắc của hồ Xuân Hương, trên thung lũng của Đồi Cù. Trước đây công viên hoa Đà Lạt có tên là Bích Câu, hiện nay diện tích của công viên hoa được mở rộng tới 7000 m², với cách bố trí thoáng đãng, tạo ấn tượng cho người chợt ghé. Các loại hoa và cây cảnh nổi tiếng của Đà Lạt được trồng tỉa chăm sóc chu đáo, cảnh sắc tươi mát, phong phú bốn mùa. Hàng năm thường tổ chức lễ hội hoa và là thông điệp nhằm mời gọi, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển Đà Lạt và các vùng phụ cận trở thành trung tâm sản xuất, xuất khẩu hoa của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
  9. josuo

    josuo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi chút với: Xe đò đi từ Sài Gòn đến Đà Lạt và ngược lại t thì muộn nhất là mấy h xuất phát ạ?Đi sân bay TSN về đến bến xe đò đi ĐL mất khoảng bao lâu ạ?
    Thank các bác nhiều nhiều
  10. overlove195

    overlove195 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    Đi xe từ SG- Đà Lạt thì ra Thành Bưởi ở Lê Hồng Phong phải ko nhỉ?
    Giá vé là 100k/người
    Hôm trước tớ đi từ Sân bay TSN- Thành Bười mất tầm 45p taxi, hết đâu gần trăm ngàn.
    Cảnh báo mọi người đi Đà Lạt là đừng có ra chợ đêm mua Ổi lai đào nhá, toàn là Ổi cạo vỏ cho giống lông đào ở ngoài đó.

Chia sẻ trang này