1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tư vấn giúp ngoannhatquadat

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi ConCay, 30/03/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Tư vấn giúp ngoannhatquadat

    a a Nhận thấy đây là 1 vấn đế nghiêm túc và có thể đưa ra cho mọi người trong box đọc và thảo luận, tôi xin phép chép nguyên văn thư gửi cá nhân từ bạn ngoannhatquadat. Mong các anh cho cua box đọc và tư vấn ý kiến





    Chào anh ( chị).
    Cũng chả cần những lời thừa thãi. Em xin vào việc chính luôn.

    Em là một sinh viên năm 1, khoa CNSH. Tức là cùng ngành với anh ( chị). ( maybe). Và, năm thứ nhất thì như anh ( chị) biết đấy, toàn đại cương, và sự thật là vẫn chưa hề biết tẹo gì về CNSH cả.

    Nhưng, em gửi tin nhắn này ko fải để hỏi về CNSH. Năm đầu, em đang củng cố và enrich vốn tiếng Anh của mình, cũng như kiếm lấy một kết quả tốt nhất có thể. Tuy nhiên, cũng như tất cả các ngành khác, CNSH sẽ cần tới một phương tiện nữa là tin học. Nhất là để fục vụ cho quá trình làm việc và nghiên cứu sau này, fải ko ạ?

    Hiện tại, em cũng chỉ biết về tin văn fòng, một tý về lập trình, về web. Vậy thôi. Chả có gì đáng kể cả. Em muốn trong hai năm đầu đại cương này, sẽ tập trung vào cả tin nữa. Tuy vậy, em ko biết là nên học về vấn đề gì để fục vụ cho quá trình sau này? Đồ hoạ, lập trình, ....

    Mong anh ( chị) cho em một vài lời khuyên cụ thể để em có hướng. Tức là học về fần gì, nên học ở mức độ nào, chương trình nào ....

    Rất cám ơn đã đọc tin nhắn này, và càng cám ơn hơn nếu reply cho em.

    Xin lỗi, nếu như những ngôn từ trong tin nhắn này quá '''''''' khách sáo".


    Concay
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Học cái gì không quan trọng bằng học như thế nào !
    Bạn nói rất đúng, trước hết cần phải có định hướng. Tin học, toán học hay CNSH đều là những ngành khoa học mà dù học cả đời cũng không thể hết được. Vì vậy, theo tôi, với những người không chuyên ngành, hãy học phần nào mà mình cảm thấy hứng thú. Tự học thì điều quan trọng nhất là phải kiên trì, không bỏ cuộc giữa chừng, nên rất cần sự yêu thích với công việc.
    Cái cần nhất đối với tin học là kĩ năng. Trước hết bạn nên học gõ 10 ngón, có khá nhiều chương trình trò chơi để tạo hứng thú cho công việc này. Sau đó học tiếp đến môn tìm kiếm tài liệu trên Internet. Đây là một bộ môn cực kì quan trọng và tối cần thiết trong công việc sau này. Nếu bạn có thời gian nhiều nữa thì có thể học lập trình một sản phẩm nào đó: thí dụ sáng tạo trò chơi brick game, tìm đường... bằng một ngôn ngữ dễ học (VB, Delphi...)
    Cái này thì đúc kết từ kinh nghiệm của tôi: chơi game để giỏi tin học ... Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi khả năng làm chủ bản thân tương đối nhiều đó ....
    Chúc bạn thành công !
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
  3. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Tin học đúng là rất quan trọng cho CNSH nói riêng, và các ngành kỹ thuật nói chung, vì thời buổi hiện nay, nếu không biết tin học thì bạn sẽ khó mà làm việc hiệu quả được (trong trường hợp này thì "thủ công mỹ nghệ" không có giá đâu). Tuy nhiên vấn đề là bạn cần làm gì trong tương lai?
    Thật ra thì đối với CNSH, có rất nhiều phần mềm ứng dụng để bạn sử dụng trong quá trình làm việc, đôi khi chỉ cần biết cách sử dụng phần mềm đó là có thể làm việc được rồi và chỉ cần nhạy một chút và giỏi anh văn để đọc help là nắm được nhưng phải có kiến thức sinh học vững thì mới hiểu công dụng của phần mềm và đòi hỏi công việc chứ. Do đó, hiện nay đối với bạn thì việc học vi tính thuộc vào lĩnh vực tuỳ thích là chủ yếu, không có gì cao xa lắm đâu, vì bạn chưa đụng đến các vấn đề Sinh học cần giải quyết bằng phần mềm thì dù bạn có phần mềm đó trong tay cũng ... chẳng sử dụng được.
    Theo tôi thì bước đầu bạn nên nắm một chút về các điều sau:
    - Kiến thức về việc sử dụng mạng tìm tài liệu (quan trọng)
    - Tin học văn phòng (Word, excel) để soạn thảo và xử lý văn bản, số liệu. Ngoài ra bạn cần rành rẽ các phần mềm trình diễn như powerpoint chẳng hạn, để thuyết trình hiệu quả, bắt mắt hơn.
    - Xử lý hình ảnh (một hoặc nhiều phần mềm xử lý thông dụng, như photoshop, corel, nếu biết cả autocad thì càng tốt - biết nhiều đâu có thừa) để khi cần viết bài, viết sách ... bạn có thể làm được như ý.
    - Ngôn ngữ lập trình (nếu bạn có thời gian, và muốn theo bioinformatics)
    Nếu bạn biết đa số trong các điều trên thì ... chúc mừng, chắc chắn với kiến thức đó, bạn sẽ đủ nhạy để nắm bắt được cách sử dụng bất kỳ chương trình ứng dụng cho Sinh học nào mà bạn gặp trong quá trình học tập.
    Tuy nhiên , đừng nói tôi nhiều lời chứ quan trọng là kiến thức chuyên môn cho vững và giỏi anh văn để ... đọc help, mọi chuyện đều có thể giải quyết được hết.
    Chúc thành công
  4. tranm1978

    tranm1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Nếu sau này muốn đi chuyên về công nghệ thi nên luyện kỹ năng lập trình kha khá một tý. Pascal bây giờ nơi bị xưa, bạn có thể học các thứ mới hơn như matlab, mathcad.
  5. ngoannhatquadat

    ngoannhatquadat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Rất cám ơn anh, chị đã dành thời gian reply vào topic này. Kể ra, theo những bài đã gửi thì hình như cũng ko cần nhiều lắm, tức là chỉ ở mức độ vừa fải. Nếu vậy, cũng ko fải là vấn đề quá lớn, vì những kỹ năng đó thì hầu hết những người thuộc lứa tuổi 8x đều có khả năng làm được.
    Tiện đây, em cũng hỏi luôn một số vấn đề nữa liên quan tới công nghệ sinh học. Và cũng vẫn vì lí do dễ hiểu là " năm thứ nhất, chưa được học và chưa hiểu nhiều về công nghệ sinh học''''.
    Điều em mong muốn được giải đáp là: anh, chị có thể post một số bài viết tổng quan về công nghệ sinh học, tức là:
    - Các chuyên ngành chính, nội dung nghiên cứu của chuyên ngành đó.
    - Mức độ fát triển công nghệ sinh học ở VN, việc làm đúng ngành nghề, tiền lương và khả năng thăng tiến? Em cũng đã đọc một số bài viết về vấn đề này, nhưng chung chung quá.
    - Nên học như thế nào? Tức là trong quá trình đại học, nên học kiểu gì? Tức là đơn giản là chỉ cần điểm cao, hay là nên thử nghiên cứu và làm một vài đề tài nhỏ?
    - Các vấn đề liên quan khác? Nên học Tiếng Anh, Tin như thế nào, mức độ?
    - Điều cuối cùng là trong năm đầu như em, có nên học dần về Sinh và một vài hướng chuyên ngành nào đó ko? Nên đọc sách nào....? Ở trường em, tận cuối năm thứ hai mới bắt đầu vào học chuyên ngành. Vậy có cần fải đi trước ko? ... Có nên tự đọc thêm sách về môi trường, động thực vật, hệ sinh thái ... ko? Theo như em được biết, ở khoa CNSH bọn em học tất cả các chuyên ngành sau:
    - công nghệ enzim.
    - công nghệ sh trong bào chế dược fẩm , vitamin.
    - công nghệ tế bào.
    - công nghệ lên men.
    - cnsh xử lý môi trường.
    Đại loại là học hầu hết các chuyên ngành, chứ ko chuyên sâu về một lĩnh vực nào cả. Sau này mình tự tìm tòi và đi vào một chuyên ngành mà mình thích, và làm đồ án. Còn học là học tất ....
    Mong anh, chị '''' tư vấn '''' hộ em.
    :D
  6. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    vấn đề thắc mắc của bạn là nổi khổ tâm của hầu hết SV CNSH (ngoại trừ 1 số ít người đã ra trường và hoàn toà thoả mãn với gì mình có, mà quên rằng cái mình có chỉ lả hạt cát trong sa mạc). Lần trước anh tranm1978 đã có nhã ý bàn luận 1 số vấn đề về CNSH, mà topics đầu tiên anh ấy thảo luận là CNSH enzyme. vậy tôi có đề nghị là bạn nên đọc lại topics này, suy nghĩ nó, có gắng đặt câu hỏi để anh tránm978 có hứng thú mà tham gia bàn luận. Song song đó kính mong anh tranm1978 tiếp tục dự án dở dang của mình.
    anh Ires thì chỉ chuyên trị cho SV đã tốt nghiệp, à không nói chính xác là SV cao học và tiến sỹ. Mặc dù vậy, anh ấy cũng sẵn lòng mà chia xẻ kinh nghiệm với bạn.
    Chuyện tốt nghiệp, ra trường, đi làm, lương bổng thì đã có 1 số SV CNSH đã ra trường có thể cho ý kiến chính xác. Chứ tôi thì còn mài đũng quần trên ghế, chưa đi làm nên chưa biết.
    Về phần cá nhân tôi. Tôi chỉ có 1 nguyên lý cơ bản để nói với bạn: nền tảng của công nghê sinh học chính là sinh học tế bào. Xin bạn lưu ý kỹ là sinh học tế bào chứ không phải sinh học chung chung lại càng không phải sinh học phân tử. Từ tế bào vi sinh đến tb thực, động vật. Khi bạn nắm rõ ràng mọi nguyên lý hoạt động của tb, bạn sẽ thấy CNSH thật đơn giản và nhẹ nhàng.
    HuyNgyuễn sẽ giúp bạn bằng việc post quyển Cell Biology (2e), sách rất cơ bản dành cho SV đại học.
    Song song đó quyển Biosicense on the Internet mà HuyNguyễn đăng tải mỗi ngày sẽ góp phần kiến thức tin học cho bạn.
    Những chuyên đề sâu như CNSH enzyme, tế bào, ... thì HuyNguyễn có rất nhiều, nhưng do giới hạn đường truyền và dung lượng của box CNSH nên HuyNguyễn không thể post ồ ạt các bài báo đã chuyển sang dạng hình ảnh. HuyNguyễn sẽ chọn đăng những bài thật đắc giá cũng như bám sát nội dung thảo luận do anh tranm1978 khởi xướng.
    Tôi cũng vừa mời nhiều cao thủ về sinh học, CNSH tham gia box của chúng ta. Nhưng 1 số ý kiến phản hồi cho biết họ muốn đăng ký làm thành viên thì lại gặp trục trặc từ trang chủ. vậy nếu admin và quản trị mạng có đọc thông tin này, xin coi giúp vấn đề này.
    Concay
  7. ires

    ires Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Anh ConCầy nói tôi chỉ chuyên về sv đã tốt nghiệp thì có hơi quá đáng vì nhóm này đã trãi qua "lửa thử vàng" rồi nên tôi đâu dám "chuyên trị". Họa mai những em như ngoannhatquadat mới chập chững bước vào ngành và trong lòng còn trong như tờ giấy trắng thì mới còn hy vọng uốn nắn được.
    Nói đùa thôi chứ tôi thấy những băn khoăn của phanhatquadat này là rất chính chắn và tôi tin rằng em sẽ không có khó khăn để tìm ra câu trã lời cho mình vì kinh nghiệm cho thấy chỉ có những em biết mình muốn gì (cho dù có mạnh dạn đặt câu hỏi trên chổ công cộng như trên box này hay không) mới dể thành công hơn sau này.
    Em hỏi khá nhiểu câu liên quan đến tương lai của ngành mình theo học và tôi cũng chưa xứng đáng để trã lời tường tận mọi chi tiết cho em vì kinh nghiệm mỗi người mỗi khác. Tuy nhiên em đã đề cập đến việc rèn luyện tiếng Anh của mình và tìm cách học những kỹ năng khác như tin học trong khi chờ đợi đến 2 năm sau mới thực sự học vào chuyên môn thì tôi thấy em đã có một chương trình hành động khá chính xác rồi đó. Tất cả những câu hỏi em đặt ra đều có câu trã lời rất đầy đủ ở đâu đó trên mạng và nếu em đọc được tiếng Anh thì coi như em đã trã lời được những câu hỏi của em ngay trước đầu ngón tay của mình. Một khã năng cần có của một nhà sinh học ở thế kỷ 21 này là biết xử trí một lượng thông tin khổng lồ chưa bao giờ có trước đây. Sau khi các genome của các loài đã được giải mã và các phương pháp thực nghiệm có khả năng xử lý tất cả các gien trong genome cùng một lúc và thải ra hàng trăm triệu thông số dữ liệu thì phải có cách để quản lý và phân tích lượng thông tin to lớn này. Do đó các nhà sinh học trẻ tuổi hiện nay đều tích lũy cho mình khả năng sử dụng những phần mềm như database (FileMakerPro hay tương tự) và một ít khả năng lập trình để chế biến một phần mềm có sẳn theo ý của mình. Một phần mềm được dùng phổ biến trong việc xử lý các thông số về sinh học là PERL, rất dể học và có thể tự học.
    Tóm lại, như đã nói, lời khuyên của mỗi người sẽ rất khác nhau tùy vào kinh nghiệm của người đó thôi và do vậy tôi chỉ có thể cho em một lời khuyên rất chung chung này có thể rất vô dụng cho trường hợp của em. Đó là:
    1. Lắng nghe những gì mình thực sự thích và thực sự muốn làm.
    2. Tìm mô hình của những người đi trước mà mình thực sự muốn noi theo. Nếu được lời khuyên từ họ là điều tốt nhất.
    3. Nhận thức được những điểm yếu của mình và chủ động tìm cách để vượt qua chúng. (Thí dụ khả năng tìm kiếm thông tin bằng tiếng Anh trên mạng và mình có thỏa mản với kết quả tìm kiếm này không. Nếu mình luôn tìm được câu trã lời cho mình, tốt. Nếu mình mất hàng giờ, hàng tuần hoặc có thể tìm thấy nó rồi nhưng đọc hoài mà không hiểu nó nói ất giáp gì thì đó chính là điểm yếu. Thí dụ nữa là khả năng diễn đạt ý tưởng lập luận hay lời giải thích của mình trước nhiều khán giả có trôi chảy không. Nếu không, đó là điểm yếu. Để tìm ra những điểm yếu này, nhìn vào những mô hình đi trước mà mình muốn noi theo, những gì người đó làm được mà mình không làm được, đó là điểm yếu.)
    4. Đừng nản chí.
    Chúc thành công.

Chia sẻ trang này