1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Tư vấn pháp luật ] VUI LÒNG ĐẶT CÂU HỎI NƠI NÀY :

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi StylishII, 31/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Luật Nghĩa vụ quân sự quy định chỉ tạm hoãn gọi nhập ngũ cho bạn khi đang học trường THCN hoặc CĐ, ĐH đầu tiên. Điều này có nghĩa là nếu bạn đã học ở 1 trường thì sau đó không được miễn khi đang học trường thứ 2. Kể cả người đã tốt nghiệp Đại học cũng có thể bị gọi nhập ngũ. (Tùy điều kiện nguồn tuyển của từng địa phương)
    Họ đã gọi bạn khám sức khỏe có nghĩa là đã đưa bạn vào danh sách nguồn NVQS năm nay, tức là chính thức không xem xét cho bạn tạm hoãn trong lần này.
    Về sức khỏe như bạn nói thì theo quy định nếu đủ điều kiện sức khỏe thì mới gọi nhập ngũ, tuy nhiên điều kiện sức khỏe đó như thế nào thì mỗi địa phương áp dụng mỗi khác, không nhất quán. Điều này tùy thuộc vào nguồn tuyển NVQS của địa phương, chỉ tiêu được giao và ... cả vấn đề tiêu cực ( ) nữa.
    Được nguyenbalocvn sửa chữa / chuyển vào 21:52 ngày 29/08/2006
  2. kirpf

    kirpf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Chào tất cả các anh chị trong TTVNOL - KHPL!!!
    Hiện tại em có một chuyện rất lúng túng chưa biết xử lý thế nào ,mong các anh chị cho em lời khuyên!
    Bố mẹ em chia tay cách đây 2 năm .Bố em đi bước nữa với một người đàn bà khác ,tuy nói là đi bước nữa nhưng không qua kết hôn vì hiện tại bố em cũng đã hơn 55 tuổi .Trong thời gian này ,bố em vẫn thường xuyên qua lại thăm mẹ con em .
    Rồi một tối ,bố đến thăm em và mẹ ,nhưng với một thái độ khác lạ .Đợi mẹ đi vắng ,bố kể chuyện với em ,rằng có người nói với bố người đàn bà kia đang phản bội lại bố ,rằng bà ta đã từng dẫn người tình khác vào nhà ngủ .Và ,bố nói rằng bố được người ta cho biết tối nay ,bà ta lại dẫn người tình về ngủ .BỐ MUỐN BẮT QUẢ TANG!!!
    Sự việc sau đó đúng như bố dự đoán ,đêm đó bố đã âm thầm trở về nhà và bắt được quả tang người đàn bà kia và người tình đang vụng trộm với nhau ,đó là một thanh niên còn rất trẻ ,chỉ tầm 24-25 tuổi . Đêm đó ,bố đã mang theo 2 con dao trong người ,đến nơi bố phá cửa xông vào ,đồng thời bắt 2 người kia đứng yên .Qúa tức giận khi biết đây là sự thật chính mắt mình nhìn thấy ,nhưng bố em cũng kịp nén giận ,đồng thời yêu cầu người thanh niên kia ngay hôm sau phải lên nhà của bố (nơi mà mẹ con em đang ở ) để nói chuyện .Bố em bắt anh ta viết giấy đòi bồi thường danh dự cho mình 15 triệu đồng ( và anh ta đã viết ) ,đồng thời để chắc chắn rằng ngày hôm sau anh ta phải lên nhà nói chuyện ,bố em đã giữ lại chiếc xe máy của anh ta ( đó là một chiếc xe wave TQ nhãn hiệu WANGUA) ,đồng thời để lại xe máy của mình ở tại đây (nhà nơi bố em và người đàn bà kia ở )

    Sau đó bố em lấy xe của anh ta đi về nhà nơi mẹ con em ở .Toàn bộ sự việc này được một người thuê nhà phòng bên cạnh chứng kiến .
    Đó là tất cả những gì xảy ra trong đêm đó .Ngày hôm sau ,theo đúng hẹn ,người thanh niên kia cùng 2 người nhà đến nhà em nói chuyện với bố .Bố em yêu cầu họ xin lỗi và bồi thường danh dự cho bố ,tuy nhiên những người kia lại không đồng ý ,còn đưa ra những lời lẽ khiếm nhã .Bố em đã thẳng thừng đuổi họ ra khỏi nhà và doạ sẽ kiện lên Công An .3 người kia ra về mà không thèm lấy lại chiếc xe máy bố em đã giữ .
    Ngày hôm sau ,họ làm đơn kiện lên Công An .Chiều cùng ngày ,Công an đến bắt bố em .
    Xự việc sau đó là công việc của cơ quan công an huyện thanh trì - Hà nội .Nhưng đến hôm nay ,gia đình em đã được biết sơ qua cáo trạng ,theo đó bố em bị qui vào tội cướp đoạt tài sản ,toà án nhân dân huyện thanh trì xẽ sử sơ thẩm vào ngày 22-8 tới .
    Thưa các anh chị !
    Đến giờ em rất hoang mang không biết phải làm thế nào .Em không rành về luật pháp ,nhưng em cũng biết rằng bố em không bao giờ có ý cướp xe máy của người thanh niên kia ,bởi em nghĩ rằng chẳng có tên cướp nào cướp của người ta ,còn để lại xe của mình ,đồng thời cho người ta biết địa chỉ nhà ,còn hẹn mai lên nói chuyện phải trái .Nếu có ,thì đây đúng là tên cướp độc nhất vô nhị trên thế giới !!!
    Mong các anh chị trong box KHPL của TTVNOL tư vấn cho em ,bây giờ em nên làm thế nào!!!
    Mọi ý kiến tư vấn xin các anh chị gửi mail cho em theo địa chỉ email nguyenviethung2488@gmail.com hoặc reply ngay trên topic này ! Em xin chân thành cảm ơn!!!
  3. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Có vài vấn đề quan trọng trong câu chuyện của bạn :
    -Bạn không nói rõ là bố của bạn có rút dao ra để uy hiếp 2 người kia không. Đây là tình tiết rất quan trọng để định tội và lượng mức hình phạt.
    -Bố bạn đã giữ xe máy của anh ta.
    -Bố bạn bắt anh ta viết giấy nợ 15 triệu, sau khi anh ta đến nhà bố bạn vẫn căn cứ vào giấy nợ để đòi tiền anh ta. chứng tỏ rằng bố của bạn cũng có ý thức muốn chiếm đoạt tiền của người ấy.
    Điều 133 BLHS quy định : Tội cướp tài sản là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản ...
    Hành vi khách quan của tội cướp tài sản có thể là hành vi dùng vũ lực, hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
    Điều 135 BLHS quy định : Tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản ...
    Hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản có thể là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc hành vi uy hiếp tinh thần người khác.
    Hành vi chiếm đoạt là hành vi làm cho chủ tài sản mất hẳn khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện được việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó.
    Khác với hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực ở tội cướp, hành vi đe dọa (sẽ) dùng vũ lực ở tội cưỡng đoạt không có đặc điểm ?ongay tức khắc?; đe dọa ở tội cướp là đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc còn đe dọa ở tội cưỡng đoạt là đe dọa sẽ dùng vũ lực.
    So sánh như vậy để xác định rõ tội danh của bố bạn, vì 2 tội này có khung hình phạt cơ bản rât khác nhau : tội cướp thì khung cơ bản là từ 3 đến 10 năm tù, tội cưỡng đoạt thì khung cơ bản từ 1 đến 3 năm tù. Bố của bạn phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, vì vậy có nhiều khả năng bị phạt ở mức thấp nhất của khung. Nếu Tòa định tội là cưỡng đoạt thì nhiều khả năng sẽ được hưởng án treo.
    Như vậy, bố của bạn đã phạm tội, vì thực chất bố của bạn đã có hành vi dùng (đe dọa dùng) vũ lực để chiếm đoạt tài sản (là chiếc xe và tiền trong giấy ghi nợ). Thật đáng tiếc là trong sự việc trên bố của bạn có thể giải quyết bằng cách khác nhưng do không hiểu biết nên đã có hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
    Tuy nhiên hành vi này nếu được cơ quan Công an xem xét 1 cách thấu đáo, có lý có tình thì có thể vẫn chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Dù thế nào đi nữa, cơ quan tiến hành tố tụng cũng đã khởi tố, truy tố và tống đạt cáo trạng nên mọi việc không thể thay đổi được. Nếu các cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng chứng minh được sự thiếu hiểu biết đó thì sẽ là tình tiết giảm nhẹ.
    Vài dòng để bạn tham khảo. Mong bạn và gia đình vượt qua được cú sốc này.
    Bác nào làm LS ở HN thì có thế cho địa chỉ để bạn ấy liên hệ nhờ giúp đỡ nhé!
    Mong các bác góp ý thêm.
  4. kirpf

    kirpf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Anh cho em hỏi là cơ quan điều tra liệu có để ý đến những chi tiết như việc bố em lấy xe của anh ta nhưng lai để xe mình ở lại rồi về trước ( Trước đó bố em nói rõ ,cầm xe để chắc chắn ngày mai anh ta phải lên nhà em nói chuyện ) , việc hôm sau gia đình họ đã lên nhà em để nói chuyện ...
  5. kabuni

    kabuni Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    xin hỏi về trường hợp sau :
    em có một số tiền sở hữu đã gửi trong ngân hàng khỏang 1 năm do ko sử dụng đến. tổng số tiền là 70triệu. thì có 1 doanh nghiệp may mặc (chính xác là mẹ của bạn em) do quen biết em đã rút số tiền này ra và đưa cho mẹ bạn em mượn. lúc mượn không có ghi giấy tay hay làm hợp đồng. nhưng mỗi tháng gia đình có đưa tiền lời cho em, thỏa thuận là 1triệu500 ngàn đồng và đưa thì thường thông wa bạn của em mà chưa lần nào trực tiếp lấy tiền từ mẹ của bạn ấy .đến nay đã hơn 1 năm (mượn từ tháng 8-2005), tiền lời thì đưa đầy đủ. tết 2006 đã đưa em 10triệu vốn, còn lại 60 triệu. em chưa lấy lại được hết vì cứ du di, phần vì ngại, phần vì nể do có quen biết.
    xin hỏi: trong trường hợp xấu nhất là em hỏi nhưng ko đưa lại cho em mà khất lần, em có thể làm đơn kiện đến cơ quan chức năng được không hay em sẽ mất trắng số tiền trên? vì không biết gì về kiến thức cho vay qua miệng nên mong mọi người giúp đỡ.
    trong tinh huống này, nếu cần sự giúp đỡ, em nên nhờ ai .
    Được kabuni sửa chữa / chuyển vào 22:45 ngày 11/09/2006
  6. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Việc bố của bạn để xe mình ở lại rồi về trước hầu như không không có ý nghĩa khi các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét vụ án. Tuy nhiên, nếu chứng minh được bố của bạn có nói rõ như vậy thì rất có ý nghĩa, vì nó thể hiện bố của bạn không có ý thức chiếm đoạt xe của anh ta.
    Có nhiều cách để chứng minh vấn đề này : lời khai của anh ta công nhận là đúng như vậy, người làm chứng công nhận là đúng như vậy, lời khai của bố bạn trước cơ quan điều tra thể hiện như vậy, và đặc biệt là bố của bạn khẳng định trước Tòa (khi bị xét xử) là có nói như vậy thì rất có giá trị (vì nguyên tắc xét xử thì lời khai trước Tòa có giá trị rất quan trọng trong việc xem xét vụ án).
    Riêng về việc hôm sau gia đình anh ta lên nói chuyện thì có điều rất bất lợi là bố bạn vẫn đòi tiền của họ. Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung nói chuyện thì có thể xem xét việc chiếc xe : lúc đó có đề cập đến chiếc xe không, đề cập đến như thế nào ... Nếu lúc đó bố bạn thể hiện rõ ý muốn trả xe lại cho họ thì rất thuận lợi(vì theo bạn kể thì giữ chiếc xe chỉ để họ lên nói chuyện, nếu học đã lên rồi thì rất có khả năng bố của bạn muốn trả chiếc xe cho họ).
    Theo tôi nghĩ thì bạn và gia đình nên tìm đến Luật sư để được tư vấn bảo vệ quyền lợi cho bố của bạn, hoặc tốt nhất là nhờ Luật sư bào chữa cho trường hợp này thì khả năng mức phạt nhẹ là rất cao và có khoảng 2% khả năng trắng án (vì theo bạn kể thì tôi thấy có thể gia đình anh ta có thân quen với cơ quan điều tra nên mới tự tin và hôm sau mới xuống bắt ngay như vậy ---> khả năng có nhiều sai sót trong thủ tục tố tụng).
    Hy vọng bạn thoải mái hơn 1 chút.
  7. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Túm lại là trong trường hợp xấu nhất đó, bạn phải chứng minh được là người kia có nợ bạn số tiền đó. Để chứng minh được điều đó thì : 1.Người đó công nhận trước cơ quan chức năng là có nợ bạn 2.Bạn có giấy tờ chứng minh 3.Bạn có người làm chứng
    Đây là quan hệ dân sự nên chủ yếu bạn tự thỏa thuận để giải quyết, không ai giúp được nhiều cả. Tuy nhiên, nếu bạn chứng minh được người có có nợ bạn số tiền trên và người đó dù có khả năng trả nhưng cố tình chây ì không trả hoặc bỏ trốn thì có thể gửi đơn tố cáo đến Công an, từ đó cơ quan điều tra có thể khởi tố người đó vì tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân" (hì hì, méo mó quá, nhìn đâu cũng thấy tội phạm). Tuy nhiên tôi nghĩ trường hợp của bạn chưa đến mức này vì dù sao cũng là bạn của nhau, tỉ lệ lãi không cao và người ấy rất có thiện chí.
    Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn nên khéo léo đề nghị người ấy viết giấy nợ, không sợ mất lòng vì thực tế xã hội hiện nay việc vay mượn dù thân thiết đến đấu cũng phải có văn bản rõ ràng, đây là quy định của pháp luật và cũng là quy ước xã hội nữa.
    (Mai mốt có tiền nhiều như vậy mang cho tui là chắc ăn nhất, hehe)
  8. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Cuộc đời cũng đáng chán, 1 người lấy trộm của nhà ông Vũ Đức Vận 2 chậu kiểng thì bị xử 6 tháng tù. Ông ta "trộm" biết bao nhiêu đất của nhà nước (quy ra thành tiền thì ... ô hô ai tai ...) thì bị xử cảnh cáo và phạt ... 50 nghìn, hì hì. Bởi vậy báo Tuổi trẻ có biếm vụ này rất sâu sắc : Mấy ông quan tham khác nghe tin ông Vận cùng mấy người khác bị xử như vậy thì rất hối hận, vì đã ... không tham nhiều nhiều 1 chút, 1 lần tham như vậy bị phạt có 50 nghìn thì sẽ chuẩn bị sẵn 1000 cái 50 nghìn để sẵn sàng đóng phạt khi bị phát hiện.
    Ông Tòa HP thì lại bảo "... Nhưng đã có những ?ogợi ý? và ?ođịnh hướng? xét xử, mình phải tham khảo. Cấp trên đã có đề nghị xin, thì mình làm khác cũng khó ..." (http://www.vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2006/09/3B9EE059/) .
    Hic, miễn bình luận.
  9. Sumig

    Sumig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2006
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn trong box KHPL !
    Mình có một tình huống như thế này muốn hỏi các bạn : Ông A có 2 người con trai là Ông C và Ông B .Cả hai người con của Ông A đều đã lập gia đình và có con. Người anh B đã mất cách đây 3 năm và đã có 2 con . Người em trai C đã lập gia đình và có 1 đứa con  . Tuần trước , Ông A và người con trai C đã mất trong một tai nạn giao thông , không xác định được người nào chết trước , coi như hai cha con chết cùng một lúc . Vấn đề nảy sinh khi phân chia tài sản của Ông A , Ông A để lại một tài sản khá lớn nhưng lại không lập di chúc . Đến đây nảy sinh tranh cãi giữa con của ông B và C . Họ cho rằng bố của mình có quyền thừa kế di sản của ông A để lại .
      1 Con cái của ông B cho rằng : 
             1.1 Họ có quyền thừa kế toàn bộ di sản mà ông A để lại vì theo điều 677 bộ luật hình sự họ được thừa kế theo Thừa kế kế vị .
             1.2 Còn ông C không có quyền thừa kế đối với tài sản mà ông A để lại vì ông C chết cùng thời điểm với ông A (điều 641, bộ luật dân sự) 
     2 Con của ông C không chấp nhận lập luận trên . Anh ta cho rằng : vì ông A không để lại di chúc nên phải phân chia tài sản của ông A theo Pháp luật . Anh ta cho rằng theo điều 677 bộ luật dân sự anh ta có quyền Thừa kế kế vị sau khi cha anh ta đã mất .
    Mình có 2 câu hỏi muốn hỏi các bạn :
     1 Xử lý tình huống trên như thế nào là đúng Pháp luật ?
    2 Liệu có sự mâu thuẫn nào không giữa 2 điều 641 và 677 bộ luật hình sự vì cả 2 điều luật này đều nhắc tới thời điểm chết của người lập thừa kế và người thừa kế ?
    Mong các bạn giúp đỡ Sumig . Cám ơn nhé !!!
     
        
  10. marlight

    marlight Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    1. Cách giải quyết đúng luật: Di sản của ông A sẽ được kưa đôi,1 phần là của con anh C, phần còn lại của 2 con anh B (với giả định là ông A ko còn vợ + cha mẹ đẻ/nuôi + con nuôi.
    2. Tớ chả thấy sự mâu thuẫn nào giữa điều 641 và 677 bộ luật dân sự, vì ở cuối điều 641 đã có câu chốt: "...trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại điều 677 của Bộ luật này"
    đồng chí hỏi câu này chắc đang học cả 2 môn dân sự và hình sự hay sao? thấy lẫn lộn dân/hình loạn cả lên

Chia sẻ trang này