1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Tư vấn pháp luật ] VUI LÒNG ĐẶT CÂU HỎI NƠI NÀY :

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi StylishII, 31/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Về câu hỏI mà bạn đặt ra, theo tớ, nên trả lờI thế này (vì đây là quan điểm của tớ, dựa trên các tài liệu mà tớ tham khảo được, nên tớ mong muốn được trao đổI tiếp vớI bạn, cũng như vớI các thành viên khác quan tâm đến):
    Thứ nhất, phảI hiểu Thuế là gì?
    - Theo Từ điển Luật học (NXB Bách khoa - 1999): Thuế là một khoản đóng góp bằng tài sản cho Nhà nước do Luật định thành nghĩa vụ đốI vớI cá nhân hoặc tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Nhà nước sử dụng thuế làm công cụ quan trọng để huy động nguồn thu cho Ngân sách nhà nước (nhà nước là tính từ nên không viết hoa), điều chỉnh kinh tế và điều hoà thu nhập. => Như vậy, Thuế là một thực thể nhân định. Thuế không phảI là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hộI do con ngườI định ra và nó gắn liền vớI phạm trù nhà nước và pháp luật. => Thuế là một bộ phận thuộc khoản thu ngân sách nhà nước.
    Thứ hai, phảI biết các đặc trưng gắn liền vớI Thuế như sau:
    - Sự ra đờI và tồn tạI của thuế gắn liền vớI phạm trù nhà nước và pháp luật.
    - Thuế do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định (cụ thể ở Việt Nam là Quốc hộI và Uỷ ban thường vụ quốc hộI)
    - Thuế là nghĩa vụ thanh toán của các pháp nhân và thể nhân đốI vớI Nhà nước không mang tính đốI giá, tính hoàn trả trực tiếp.
    - Về bản chất kinh tế, thuế phản ánh quan hệ phân phốI của cảI dướI hình thức giá trị giữa Nhà nước vớI các chủ thể khác trong xã hội.
    Như vậy, cái bạn hỏI thuộc về một đặc trưng của Thuế. Đặc trưng đó được giảI thích như sau:
    Khi Nhà nước tiến hành hành vi thu thuế tức là Nhà nước đã tham gia vào một quan hệ phân phốI giữa một bên là Nhà nước và một bên là các pháp nhân hoặc thể nhân. Đó là một quan hệ không bình đẳng vì Nhà nước (cụ thể là các cơ quan quản lý nhà nước) có quyền tiến hành các biện pháp cưỡng chế nhằm truy thu thuế nếu các pháp nhân/ thể nhân không nộp.ĐốI tượng của quan hệ phân phốI này là của cảI biểu hiện dướI hình thức giá trị. Khi hành vi thu thuế (hoặc nộp thuế) diễn ra, của cảI dướI hình thức giá trị (mà chủ yếu là tiền tệ, ngoài ra còn có thể là uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng, ngân phiếu thanh toán ?, thậm chí trước đây còn là thóc, ?. ) được chuyển từ chủ thể này (pháp nhân, thể nhân) sang chủ thể khác (Nhà nước). Chính vì vậy ,thuế được coi là công cụ phân phối.
    ở nước ta, trước cảI cách chế độ thu ngân sách nhà nước, thuế chỉ áp dụng đốI vớI các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thuộc thành phần kinh tế tập thể và cá thể.
    Để thực hiện chế độ thu ngân sách nhà nước phù hợp vớI cơ chế thị trường, phát huy vai trò của các hình thức thu ngân sách nhà nước, cuộc cảI cách chế độ thu ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở nghị quyết Quốc hộI khoá VII kỳ họp thứ IV năm 1989. Kết quả của cuộc cảI cách này đưa đến việc áp dụng thống nhất chế độ thu thuế đốI vớI tất cả các thành phần kinh tế, không phân biệt hình thức sở hữu, hình thức kinh doanh. Thuế trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN và chiếm tỷ trọng cao trong thu NSNN.
    Trên đây là một số ý kiến của tớ. Mong mọI ngườI cho ý kiến thêm.(Bản thân tớ thấy câu trả lờI này cũng chưa được mỹ mãn lắm).
  2. tuananh18682

    tuananh18682 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    ...Mình có vấn đề này thắc mắc cùng các bạn (về việc đưa và nhận hối lộ):Giả sử A là chủ 1 đại diện của Honda,trong quá trình hoạt động A vi phạm pháp luật.A đã "lo lót" như sau:A đã bán cho cán bộ có thẩm quyền điều tra 1honda@ với giá chỉ có.. 1triệu để "gỡ tội" cho A! vụ việc đã bị phát hiện. Vậy có thể xử lí A và cán bộ điều tra tội đưa và nhận hôi lộ ko?Nếu ko fải xử lí như thế nào?Còn nữa, "mỹ nhân kế" có fải là phương tiện để hối lộ ko?
    [​IMG]
    I want to know what love is ...
  3. tuananh18682

    tuananh18682 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    ...Mình có vấn đề này thắc mắc cùng các bạn (về việc đưa và nhận hối lộ):Giả sử A là chủ 1 đại diện của Honda,trong quá trình hoạt động A vi phạm pháp luật.A đã "lo lót" như sau:A đã bán cho cán bộ có thẩm quyền điều tra 1honda@ với giá chỉ có.. 1triệu để "gỡ tội" cho A! vụ việc đã bị phát hiện. Vậy có thể xử lí A và cán bộ điều tra tội đưa và nhận hôi lộ ko?Nếu ko fải xử lí như thế nào?Còn nữa, "mỹ nhân kế" có fải là phương tiện để hối lộ ko?
    [​IMG]
    I want to know what love is ...
  4. pikami

    pikami Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Ôi những cái này thì em chưa học, nhưng em thử về tìm tài liệu để tranh luận với bác xem sao, hy vọng được tranh luận với bác , chúc bác vui
    Em cũng có 1 câu hỏi nhờ các bác trả lời giúp
    Sở vừa thuộc UBND vừa thuộc bộ, Vậy nếu nó nhận được cả 2 quyết định HC từ UBND và từ bộ mà 2 quyết định đó mâu thuẫn với nhau thì nó sẽ theo ai .Nếu theo UBND mà không theo bộ thì bộ có quyền kỉ luật nó không ?
    1 người nhận được quyết định HC trái thẩm quyền hay trái PL thì có buộc phải tuân theo không ?, nếu không tuân theo thì có vi phạm PL ko ?

    Bell is not a bell untill you ring it
    Love is not love untill you feel pain of it.

  5. pikami

    pikami Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Ôi những cái này thì em chưa học, nhưng em thử về tìm tài liệu để tranh luận với bác xem sao, hy vọng được tranh luận với bác , chúc bác vui
    Em cũng có 1 câu hỏi nhờ các bác trả lời giúp
    Sở vừa thuộc UBND vừa thuộc bộ, Vậy nếu nó nhận được cả 2 quyết định HC từ UBND và từ bộ mà 2 quyết định đó mâu thuẫn với nhau thì nó sẽ theo ai .Nếu theo UBND mà không theo bộ thì bộ có quyền kỉ luật nó không ?
    1 người nhận được quyết định HC trái thẩm quyền hay trái PL thì có buộc phải tuân theo không ?, nếu không tuân theo thì có vi phạm PL ko ?

    Bell is not a bell untill you ring it
    Love is not love untill you feel pain of it.

  6. kitten_vn

    kitten_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    1.348
    Đã được thích:
    0
    Ở các nước khác....quốc ca và quốc kỳ được quy định trong luật pháp.Ngoài ra còn quy định một số điều về việc sử dụng và chấp hành việc kéo cờ cũng như hát quốc ca.Ví dụ ở Nhật:trong hiến pháp không quy định về việc hát quốc ca và chào cờ vì thế mà người dân có thể không hát ,hay không chào cờ,có thể đốt cờ tổ quốc ,xuyên tạc bài quốc ca.
    Vậy các bạn có biết ở VN thì như thế nào không ??
    a****a ga aru sa
  7. kitten_vn

    kitten_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    1.348
    Đã được thích:
    0
    Ở các nước khác....quốc ca và quốc kỳ được quy định trong luật pháp.Ngoài ra còn quy định một số điều về việc sử dụng và chấp hành việc kéo cờ cũng như hát quốc ca.Ví dụ ở Nhật:trong hiến pháp không quy định về việc hát quốc ca và chào cờ vì thế mà người dân có thể không hát ,hay không chào cờ,có thể đốt cờ tổ quốc ,xuyên tạc bài quốc ca.
    Vậy các bạn có biết ở VN thì như thế nào không ??
    a****a ga aru sa
  8. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chào anh kitten,
    Câu hỏi anh đặt ra rất hay. Theo như em được biết thì ở Việt Nam cũng như bất kỳ một quốc gia nào đều quy định Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy trong Hiến Pháp. Cụ thể, ở Việt Nam, theo HP 92 đã được sửa đổi bổ sung năm 2001, có dành hẳn một chương (gần cuối) quy định về điều này. Tuy nhiên, không thấy có quy định về việc kéo cờ, hát quốc ca ... Có lẽ cái này phải tìm trong các văn bản thấp hơn. Rất buồn là đĩa Luật Việt của em bị hỏng nên em chưa tìm được. Nhưng em thiết nghĩ là Việt Nam mình cũng quy định thôi vì đây là vấn đề thể diện của một Quốc gia, không thể bỏ sót vấn đề này được. Hẹn anh một lần khác nhé.
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chào anh kitten,
    Câu hỏi anh đặt ra rất hay. Theo như em được biết thì ở Việt Nam cũng như bất kỳ một quốc gia nào đều quy định Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy trong Hiến Pháp. Cụ thể, ở Việt Nam, theo HP 92 đã được sửa đổi bổ sung năm 2001, có dành hẳn một chương (gần cuối) quy định về điều này. Tuy nhiên, không thấy có quy định về việc kéo cờ, hát quốc ca ... Có lẽ cái này phải tìm trong các văn bản thấp hơn. Rất buồn là đĩa Luật Việt của em bị hỏng nên em chưa tìm được. Nhưng em thiết nghĩ là Việt Nam mình cũng quy định thôi vì đây là vấn đề thể diện của một Quốc gia, không thể bỏ sót vấn đề này được. Hẹn anh một lần khác nhé.
  10. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chào pikami,
    Trước tiên thay mặt box Luật chào mừng bạn đến với box và cám ơn sự tham gia nhiệt tình của pikami trong thời gian vừa qua. Nhưng trong mấy ngày gần đây không thấy pikami xuất hiện nữa. Thế pikami đã có nick mới chưa?
    Về câu hỏi của bạn đặt ra, theo mình thì thế này (quan điểm của riêng mình):
    - thứ nhất là đối với trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định sai (tuy nhiên bạn không nói ở đây là bất hợp pháp hay bất hợp lý). Trong trường hợp này thì người có trách nhiệm thi hành quyết định vẫn phải thi hành. Nhưng khi phát hiện thấy có sai trái thì phải thông báo ngay cho người ra quyêt định để kịp thời sủa chữa. Có thể bạn sẽ thắc mắc rằng ''thấy sai mà còn làm'' thì người đó có vi phạm pháp luật không? Thật vậy, thật khó cho anh ta trong trường hợp này, nhưng để đảm bảo nguyên tắc pháp chế thì anh ta vẫn phải thực hiện. Và khi truy cứu trách nhiệm thì lỗi không phải của anh ta mà là của người ra quyết định. Trừ trường hợp anh ta biết là sai, vẫn thực hiện mà không thông báo cho người ra quyết định thì cả anh ta và người ra quyết định sẽ cùng chiu trách nhiệm. Và nếu vậy thì lỗi của người ra quyết định vẫn được đánh nặng hơn.
    - thứ hai: trường hợp của Sở, chịu trực thuộc chiều dọc (về chuyên môn) của bộ và chiều ngang (về chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, công tác). Trong hệ thống các cơ quan nhà nước thì Bộ là cơ quan ở trung ương, còn Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan địa phương. Tuy vậy, xét về cấp bậc thì bộ và uỷ ban nhân dân là ngang nhau (thật ra khi vẽ sơ đồ thì người ta hay vẽ Bộ nằm giữa Chính phủ và UBND - vẽ theo chiều dọc khổ giấy). Cái này có thể thấy rõ trong quyền hạn của Bộ và UBND trong việc gây ảnh hưởng tới các quyết định quản lý nhà nước của nhau. Mặt khác, với mức độ ảnh hưởng của của Bộ và UBND tới Sở, có thể thấy Sở chịu ảnh hưởng phần lớn của Bộ. Trong trường hợp của bạn hỏi: Giám đốc sở tốt nhất là làm hai văn bản kiến nghị. Một gửi lên Bộ, một gửi lên UBND đề nghị xem xét tính hợp pháp và hợp lý của quyết định. Giả thiết có một văn bản đúng, một văn bản không hợp lý. Với chủ thể ra văn bản đúng, nội dung kiến nghị là đề nghị người đứng đầu cơ quan đó (vì cả Bộ và UBND đều hoạt động theo chế độ thủ trưởng) thông báo cho Thủ tướng chỉnh phủ để đình chỉ việc thi hành văn bản sai (tạm gọi như vậy). Còn với chủ thể ra văn bản sai, nội dung kiến nghị là đề nghị thủ trưởng xem xét lại và sửa đổi cho hợp lý. Giả sử cả hai văn bản đều sai, thì nội dung sẽ tương tự nhau: đề nghị sửa đổi và đề nghị thủ trưởng trình với thủ tướng chính phủ để đình chỉ việc thi hành 2 quyết định sai trái đó.
    Đây là một số quan điểm của mình. Rát mong pikami quay lại để cùng trao đổi.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 21:18 ngày 15/05/2003

Chia sẻ trang này