1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Tư vấn pháp luật ] VUI LÒNG ĐẶT CÂU HỎI NƠI NÀY :

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi StylishII, 31/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    to bác Phuongnam: em thì có 1 vài ý kiến như thế này
    Thời gian được nói tới ở khoảng 1 điều 255, được xác định là 1 thời hiệu cho nên nó phải tuân thủ các qui định chung của thời hiệu
    em xem lại các trường hợp về gián đoạn thời hiệu (khoảng 2 điều 167) thì không có trường hợp nào như bác nêu ra

    hơn nữa khoảng 3 điều 167 còn qui định :" thời hiệu cũng được tính liên tục trong các trường hợp hưởng quyền dân sự
    , miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc quyền khởi kiện được chuyển giao hợp pháp cho người khác "
    vậy em ủng hộ ý kiến việc chiếm hữu có kết nối về mặt thời gian nhưng vấn đề đặt ra là kết nối như thế nào cho thật hợp lí(né những qui định của điều 167)
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  2. nguyen_thanh_nam

    nguyen_thanh_nam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Tôi sang forum trường Luật, định hỏi về đào tạo tại chức của trường các bạn thế nào, các bạn có thể giới thiệu cho tôi được chứ ?
    Tôi sắp ra trường, rất muốn học thêm về Luật kinh tế chẳng hạn
    Cám ơn.
    Iloveyou
  3. nguyen_thanh_nam

    nguyen_thanh_nam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Tôi sang forum trường Luật, định hỏi về đào tạo tại chức của trường các bạn thế nào, các bạn có thể giới thiệu cho tôi được chứ ?
    Tôi sắp ra trường, rất muốn học thêm về Luật kinh tế chẳng hạn
    Cám ơn.
    Iloveyou
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của bạn, không biết là bạn mang ý nghĩ này thực hay có ý nói lên những nhược điểm của luật đầu tư quốc nội ?
    Bạn đã " lăn lóc " trên thương trường được bao lâu ?
    Nếu bạn có ý nghĩ thực là bỏ tiền mở 1 Cty ở nước ngoài " ảo " để được ưu tiên về 1 số quyền lợi, thuận lợi ở VN thì thành thật xin khuyên bạn bỏ ý nghĩ đó đi cho đỡ nhức đầu .
    Tôi là chủ 1 doanh nghiệp nhỏ từ 16 năm ở Canada chuyên về electronic và high tech equipment ; Bản thân cũng làm công cho 1 nhà sản xuất lớn có hạng, phu trách thị trường VN . Qua những năm làm việc ở VN với 60 lần về nước, việc có 1 Cty ở nước ngoài mở 1 chi nhánh ở VN không phải là viên kẹo ngọt . Ngoài những điều kiện mới nghe thì thấy dễ nhưng khi vào cuộc thì đúng là " đường đời muôn vạn nẻo "; mỗi nơi lại có 1 số điều kiện, giải thích nguyên tắc cá biệt ; chỉ riêng hai chữ " Việt Kiều " cũng bị chia ra nhiều thành phần khác nhau ; trong đó, loại Việt Kiều từ Canada, Mỹ khác với loại Việt Kiều từ Nga, Ba Lan, Tiệp .... không đơn giản đâu .
    Còn muốn mở văn phòng Đại diện hay chi nhánh thì luật VN cũng đòi hỏi bạn phải chứng minh là đã có ít nhất 5 năm tuổi thọ ở nước ngoài với những bằng chứng về " bề thế " của Cty trong 5 năm đó !
    Chưa kể là chi phí để mở 1 chi nhánh tại VN được tính là quá cao trong khi thực tế là chi phí lao động rất thấp . Thủ tục hành chánh và thuế khóa cũng thế, 16 năm nay, Cty nhỏ của tôi chỉ bị ông thuế vụ đến hỏi thăm hồ sơ có 30 phút còn thì toàn là tự khai và cam kết , tự tính thuế và trả thuế mỗi tam cá nguyệt, lợi tức cuối năm .
    Đó là lý do mà nhiều Cty nước ngoài phải thuê, nhờ, chuyển nhượng quyền để Cty trong nước khai thác .
    Bạn đừng cho rằng có Cty ở nước ngoài là bạn có được 10 triệu thay vì 3 triệu ! Không ngon như thế .
    Ước mơ ký thẳng để khỏi qua trung gian cũng không dễ thực hiện và là điều " kỵ " trong nguyên tắc làm ăn; Không có những Cty trung gian này thì làm sao bạn biết đến Cty gốc ! ...Tôi cũng đã lãnh hội được vài bài học của vài Cty trong nước muốn đi thẳng để hưởng hết ...họ đã thất bại vì những việc như thế chỉ có thể thành công tại Trung Quốc, Singapore và vài quốc gia nói tiếng Spanish mà thôi ...
    Vài lời góp ý thẳng thắn mong bạn đừng buồn .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 08:46 ngày 08/12/2003
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của bạn, không biết là bạn mang ý nghĩ này thực hay có ý nói lên những nhược điểm của luật đầu tư quốc nội ?
    Bạn đã " lăn lóc " trên thương trường được bao lâu ?
    Nếu bạn có ý nghĩ thực là bỏ tiền mở 1 Cty ở nước ngoài " ảo " để được ưu tiên về 1 số quyền lợi, thuận lợi ở VN thì thành thật xin khuyên bạn bỏ ý nghĩ đó đi cho đỡ nhức đầu .
    Tôi là chủ 1 doanh nghiệp nhỏ từ 16 năm ở Canada chuyên về electronic và high tech equipment ; Bản thân cũng làm công cho 1 nhà sản xuất lớn có hạng, phu trách thị trường VN . Qua những năm làm việc ở VN với 60 lần về nước, việc có 1 Cty ở nước ngoài mở 1 chi nhánh ở VN không phải là viên kẹo ngọt . Ngoài những điều kiện mới nghe thì thấy dễ nhưng khi vào cuộc thì đúng là " đường đời muôn vạn nẻo "; mỗi nơi lại có 1 số điều kiện, giải thích nguyên tắc cá biệt ; chỉ riêng hai chữ " Việt Kiều " cũng bị chia ra nhiều thành phần khác nhau ; trong đó, loại Việt Kiều từ Canada, Mỹ khác với loại Việt Kiều từ Nga, Ba Lan, Tiệp .... không đơn giản đâu .
    Còn muốn mở văn phòng Đại diện hay chi nhánh thì luật VN cũng đòi hỏi bạn phải chứng minh là đã có ít nhất 5 năm tuổi thọ ở nước ngoài với những bằng chứng về " bề thế " của Cty trong 5 năm đó !
    Chưa kể là chi phí để mở 1 chi nhánh tại VN được tính là quá cao trong khi thực tế là chi phí lao động rất thấp . Thủ tục hành chánh và thuế khóa cũng thế, 16 năm nay, Cty nhỏ của tôi chỉ bị ông thuế vụ đến hỏi thăm hồ sơ có 30 phút còn thì toàn là tự khai và cam kết , tự tính thuế và trả thuế mỗi tam cá nguyệt, lợi tức cuối năm .
    Đó là lý do mà nhiều Cty nước ngoài phải thuê, nhờ, chuyển nhượng quyền để Cty trong nước khai thác .
    Bạn đừng cho rằng có Cty ở nước ngoài là bạn có được 10 triệu thay vì 3 triệu ! Không ngon như thế .
    Ước mơ ký thẳng để khỏi qua trung gian cũng không dễ thực hiện và là điều " kỵ " trong nguyên tắc làm ăn; Không có những Cty trung gian này thì làm sao bạn biết đến Cty gốc ! ...Tôi cũng đã lãnh hội được vài bài học của vài Cty trong nước muốn đi thẳng để hưởng hết ...họ đã thất bại vì những việc như thế chỉ có thể thành công tại Trung Quốc, Singapore và vài quốc gia nói tiếng Spanish mà thôi ...
    Vài lời góp ý thẳng thắn mong bạn đừng buồn .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 08:46 ngày 08/12/2003
  6. chinhan

    chinhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Nhờ các bác giúp đỡ cho trường hợp sau:
    Bạn mình lập gia đỉnh đã được hơn 10 năm có 2 con, tạo lập được một căn nhà định giá khỏang 80L, hai vợ chồng họ thường xuyên hục hặc do quá khác biệt trong nhận thức đã làm đơn xin ly hôn nhiều lần và cũng đã nhiều lần hòa giải thành để cố gắng sống vì con. Nhưng đến nay thì họ không chịu đựng được nữa nên quyết định chia tay. Họ thỏa thuận một nguời sẽ ở lại nuôi cả 2 con, còn người kia sẽ ra đi và nhận số tiền tương đương 20L để xây dựng cuộc sống riêng. Vì tòa án thì giải quyết lâu, nên họ dự định sẽ lập một văn bản ghi các thỏa thuận này và khi ra công chứng Nhà nước thì hai bên sẽ ký và giao nhận số tiền ấy. Có một trục trặc là hiện tại thì cả hai người chỉ có thể vay ngân hàng thế chấp căn nhà kia thì mới có tiền để giao cho người kia, mà căn nhà thì Sổ đỏ đã ghi tên cả hai vợ chồng. Nên đòi hỏi phải có cả hai chữ ký của vợ chồng thì mới thế chấp vay được.
    Nhờ các bác tư vấn cách làm thủ tục, hợp đồng công chứng như thế nào để sau này, họ không dựa vào các quyết định sau này của Tòa án ly hôn để đòi thêm những quyền lợi vượt ngòai Bản thỏa thuận trên. Và cho phép người này vay được tiền Ngân hàng để trả cho người kia.
    Rất mong sự giúp đỡ của các bác, vì trình độ của tui thì mấy cái vụ này chẳng biết góp ý ra sao cả.
    Chân thành cám ơn!!!
  7. chinhan

    chinhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Nhờ các bác giúp đỡ cho trường hợp sau:
    Bạn mình lập gia đỉnh đã được hơn 10 năm có 2 con, tạo lập được một căn nhà định giá khỏang 80L, hai vợ chồng họ thường xuyên hục hặc do quá khác biệt trong nhận thức đã làm đơn xin ly hôn nhiều lần và cũng đã nhiều lần hòa giải thành để cố gắng sống vì con. Nhưng đến nay thì họ không chịu đựng được nữa nên quyết định chia tay. Họ thỏa thuận một nguời sẽ ở lại nuôi cả 2 con, còn người kia sẽ ra đi và nhận số tiền tương đương 20L để xây dựng cuộc sống riêng. Vì tòa án thì giải quyết lâu, nên họ dự định sẽ lập một văn bản ghi các thỏa thuận này và khi ra công chứng Nhà nước thì hai bên sẽ ký và giao nhận số tiền ấy. Có một trục trặc là hiện tại thì cả hai người chỉ có thể vay ngân hàng thế chấp căn nhà kia thì mới có tiền để giao cho người kia, mà căn nhà thì Sổ đỏ đã ghi tên cả hai vợ chồng. Nên đòi hỏi phải có cả hai chữ ký của vợ chồng thì mới thế chấp vay được.
    Nhờ các bác tư vấn cách làm thủ tục, hợp đồng công chứng như thế nào để sau này, họ không dựa vào các quyết định sau này của Tòa án ly hôn để đòi thêm những quyền lợi vượt ngòai Bản thỏa thuận trên. Và cho phép người này vay được tiền Ngân hàng để trả cho người kia.
    Rất mong sự giúp đỡ của các bác, vì trình độ của tui thì mấy cái vụ này chẳng biết góp ý ra sao cả.
    Chân thành cám ơn!!!
  8. chinhan

    chinhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Rất cám ơn câu trả lời rất cụ thể của bạn longlanh, chưa chắc các cơ quan chức năng đã trả lời được như vậy!
    Chân thành cám ơn!!!
  9. chinhan

    chinhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Rất cám ơn câu trả lời rất cụ thể của bạn longlanh, chưa chắc các cơ quan chức năng đã trả lời được như vậy!
    Chân thành cám ơn!!!
  10. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Trong trường hợp này, bạn của Chinhan có thể lập một thoả thuận về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và đem công chứng/chứng thực thoả thuận đó . Văn bản đó gồm mấy nội dung cơ bản :
    - Lý do chia tài sản;
    - Phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản); trong đó cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia;
    - Phần tài sản còn lại không chia, nếu có;
    - Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung;
    Sau khi chia TS chung thì việc hưởng lợi/rủi ro từ khối tài sản đã được chia thuộc về sở hữu riêng của mỗi người. Trong trường hợp này hai người sẽ chia hết mọi tài sản chung và khi ly hôn nếu không có TS chung mới nào (chẳng hạn do được thừa kế chung, tặng cho chung) thì sẽ không phải thực hiện việc chia TS nữa.
    Về căn nhà, cũng có thể chia trước khi đem thế chấp (Vợ 4/5 giá trị, chồng 1/5 giá trị), nhưng làm như thế rất phiền phức về mặt giấy tờ và thủ tục. Tốt nhất là hoàn thành xong thủ tục thế chấp, nhận tiền của ngân hàng rồi tiến hành chia .
    Để cho tiện theo dõi thì ở đây giả thiết là người vợ nuôi con + lấy căn nhà . 2 vợ chồng sẽ làm thủ tục thế chấp, sau khi hoàn thành thủ tục thế chấp - ngân hàng chấp nhận cho vay tiền thì họ sẽ lập văn bản chia tài sản chung . Theo đó , căn nhà sẽ thuộc về người vợ - người vợ có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ số tiền thế chấp để bảo lưu quyền sở hữu căn nhà của mình. Người chồng nhận khoản tiền 2 người đã thoả thuận và không có một quyền lợi cũng như nghĩa vụ nào liên quan đến căn nhà đó. Ngoài ra thì họ có thể thoả thuận về việc chia những tài sản khác, họ có thể chia hết hoặc chia một số tài sản nhất định. Sau khi chia thì ai hưởng phần nấy, lưu ý rằng căn nhà chỉ là một tài sản được đem chia trong khối tài sản chung, họ có thể còn có những tài sản chung khác nữa , nếu chưa chia thì đến khi ly hôn sẽ phải chia. Tốt nhất là thoả thuận chia hết để đến khi ly hôn không phải phiền phức chuyện TS nữa.
    Về Chia tài sản chung bạn có thể tham khảo thêm từ Điều 6 đến điều 11 Nghị định 70/2001/CP-NĐ
    Trên đây, Reme chỉ có thể hướng hướng cách làm chung chung thế thôi, do không rành lắm về thủ tục thế chấp và phân chia tài sản chung trên thực tế ra sao (chuyện này không nhiều) nên không dám "xui dại" . Hy vọng những bạn khác sẽ có lời khuyên bổ ích cho vấn đề của bạn chinhan .

Chia sẻ trang này