1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Tư vấn pháp luật ] VUI LÒNG ĐẶT CÂU HỎI NƠI NÀY :

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi StylishII, 31/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Trong trường hợp này, bạn của Chinhan có thể lập một thoả thuận về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và đem công chứng/chứng thực thoả thuận đó . Văn bản đó gồm mấy nội dung cơ bản :
    - Lý do chia tài sản;
    - Phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản); trong đó cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia;
    - Phần tài sản còn lại không chia, nếu có;
    - Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung;
    Sau khi chia TS chung thì việc hưởng lợi/rủi ro từ khối tài sản đã được chia thuộc về sở hữu riêng của mỗi người. Trong trường hợp này hai người sẽ chia hết mọi tài sản chung và khi ly hôn nếu không có TS chung mới nào (chẳng hạn do được thừa kế chung, tặng cho chung) thì sẽ không phải thực hiện việc chia TS nữa.
    Về căn nhà, cũng có thể chia trước khi đem thế chấp (Vợ 4/5 giá trị, chồng 1/5 giá trị), nhưng làm như thế rất phiền phức về mặt giấy tờ và thủ tục. Tốt nhất là hoàn thành xong thủ tục thế chấp, nhận tiền của ngân hàng rồi tiến hành chia .
    Để cho tiện theo dõi thì ở đây giả thiết là người vợ nuôi con + lấy căn nhà . 2 vợ chồng sẽ làm thủ tục thế chấp, sau khi hoàn thành thủ tục thế chấp - ngân hàng chấp nhận cho vay tiền thì họ sẽ lập văn bản chia tài sản chung . Theo đó , căn nhà sẽ thuộc về người vợ - người vợ có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ số tiền thế chấp để bảo lưu quyền sở hữu căn nhà của mình. Người chồng nhận khoản tiền 2 người đã thoả thuận và không có một quyền lợi cũng như nghĩa vụ nào liên quan đến căn nhà đó. Ngoài ra thì họ có thể thoả thuận về việc chia những tài sản khác, họ có thể chia hết hoặc chia một số tài sản nhất định. Sau khi chia thì ai hưởng phần nấy, lưu ý rằng căn nhà chỉ là một tài sản được đem chia trong khối tài sản chung, họ có thể còn có những tài sản chung khác nữa , nếu chưa chia thì đến khi ly hôn sẽ phải chia. Tốt nhất là thoả thuận chia hết để đến khi ly hôn không phải phiền phức chuyện TS nữa.
    Về Chia tài sản chung bạn có thể tham khảo thêm từ Điều 6 đến điều 11 Nghị định 70/2001/CP-NĐ
    Trên đây, Reme chỉ có thể hướng hướng cách làm chung chung thế thôi, do không rành lắm về thủ tục thế chấp và phân chia tài sản chung trên thực tế ra sao (chuyện này không nhiều) nên không dám "xui dại" . Hy vọng những bạn khác sẽ có lời khuyên bổ ích cho vấn đề của bạn chinhan .
  2. magic_of_love

    magic_of_love Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    ông A có 1 vợ và 2 con A1, A2 con thứ hai A2chưa thành niên. ông A chết để lại di sản là 90 triệu. ông lập di chúc cho con A1 2/3 di sản của mình. chia thừ kế của A ntn?
    ----------------------------
    Tình yêu bắt đầu từ đôi mắt, nó lớn lên bởi một nụ cười, nó trưởng thành bởi một nụ hôn, nó chết lịm theo dòng nước mắt ....
  3. magic_of_love

    magic_of_love Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    ông A có 1 vợ và 2 con A1, A2 con thứ hai A2chưa thành niên. ông A chết để lại di sản là 90 triệu. ông lập di chúc cho con A1 2/3 di sản của mình. chia thừ kế của A ntn?
    ----------------------------
    Tình yêu bắt đầu từ đôi mắt, nó lớn lên bởi một nụ cười, nó trưởng thành bởi một nụ hôn, nó chết lịm theo dòng nước mắt ....
  4. magic_of_love

    magic_of_love Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    cho em hỏi thêm tiền và giấy tờ trị giá được bằng tiền khác biệt như thế nào?
    ----------------------------
    Tình yêu bắt đầu từ đôi mắt, nó lớn lên bởi một nụ cười, nó trưởng thành bởi một nụ hôn, nó chết lịm theo dòng nước mắt ....
  5. magic_of_love

    magic_of_love Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    cho em hỏi thêm tiền và giấy tờ trị giá được bằng tiền khác biệt như thế nào?
    ----------------------------
    Tình yêu bắt đầu từ đôi mắt, nó lớn lên bởi một nụ cười, nó trưởng thành bởi một nụ hôn, nó chết lịm theo dòng nước mắt ....
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    A có di sản là 90 triệu
    những người thừa kế theo pháp luật là :vợ, A 1, A 2
    vậy mỗi người có 90:3 là 30 triệu
    Vợ và A 2 là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc , vậy họ được 2/3 * 30 = 20 triệu
    ===>vợ được 20 triệu
    A 2 được 20 triệu
    vậy A 1 được : 90 - 40 = 50 triệu (theo di chúc thì đáng lẽ A 1 được 90*2/3= 60 triệu , nhưng nếu theo di chúc thì vi phạm điều 672 nên phải lấy 10 triệu của A 1 chuyển qua cho vợ và A 2)
    ---------------------------
    có gì sai thì bác nhờ anh No-fear giải dùm nhé
    Hồi đó cứ vô box Luật HN là thấy bác, nhưng từ ngày dọn nhà mới về đây thì ho6m nay em mới thấy bác vào, chúc bác khỏe
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 11:58 ngày 12/12/2003
  7. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    A có di sản là 90 triệu
    những người thừa kế theo pháp luật là :vợ, A 1, A 2
    vậy mỗi người có 90:3 là 30 triệu
    Vợ và A 2 là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc , vậy họ được 2/3 * 30 = 20 triệu
    ===>vợ được 20 triệu
    A 2 được 20 triệu
    vậy A 1 được : 90 - 40 = 50 triệu (theo di chúc thì đáng lẽ A 1 được 90*2/3= 60 triệu , nhưng nếu theo di chúc thì vi phạm điều 672 nên phải lấy 10 triệu của A 1 chuyển qua cho vợ và A 2)
    ---------------------------
    có gì sai thì bác nhờ anh No-fear giải dùm nhé
    Hồi đó cứ vô box Luật HN là thấy bác, nhưng từ ngày dọn nhà mới về đây thì ho6m nay em mới thấy bác vào, chúc bác khỏe
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 11:58 ngày 12/12/2003
  8. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Tiền ?" theo kinh tế học, tiền là giá trị đại diện cho giá trị thực của hàng hoá và là phương tiện lưu thông trong giao lưu dân sự, tiền giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Với giá trị và vai trò như vậy, tiền được coi là một tài sản quý, tuy nhiên ở tài sản tiền còn có một khía cạnh pháp lý không thể không đề cập tới đó là tư cách đại diện cho chủ quyền của một quốc gia. Với tư cách là đại diện cho chủ quyền của một quốc gia, yêu cầu đặt ra là người có tiền (chủ sở hữu) không thể toàn quyền định đoạt mà phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của Nhà nước.
    Giấy tờ giá trị bằng tiền ?" Trong bộ luật dân sự quy định như vậy là do muốn nhấn mạnh rằng không phải mọi giấy tờ có giá trị đều được coi là tài sản mà chỉ những giấy tờ trị giá được bằng tiền mới được coi là tài sản. Bởi vì, chỉ những giấy tờ trị giá được bằng tiền mới đáp ứng được yêu cầu là đưa được vào giao lưu dân sự. Với ý nghĩa như vậy, giấy tờ trị giá bằng tiền bao gồm: Cổ phiếu, công trái, séc, giấy uỷ nhiệm chi, tín phiếu, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm... Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, quy định như trên của Bộ Luật dân sự có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, góp phần làm cho giao lưu dân sự trở nên đa dạng, phong phú và sống động hơn.
  9. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Tiền ?" theo kinh tế học, tiền là giá trị đại diện cho giá trị thực của hàng hoá và là phương tiện lưu thông trong giao lưu dân sự, tiền giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Với giá trị và vai trò như vậy, tiền được coi là một tài sản quý, tuy nhiên ở tài sản tiền còn có một khía cạnh pháp lý không thể không đề cập tới đó là tư cách đại diện cho chủ quyền của một quốc gia. Với tư cách là đại diện cho chủ quyền của một quốc gia, yêu cầu đặt ra là người có tiền (chủ sở hữu) không thể toàn quyền định đoạt mà phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của Nhà nước.
    Giấy tờ giá trị bằng tiền ?" Trong bộ luật dân sự quy định như vậy là do muốn nhấn mạnh rằng không phải mọi giấy tờ có giá trị đều được coi là tài sản mà chỉ những giấy tờ trị giá được bằng tiền mới được coi là tài sản. Bởi vì, chỉ những giấy tờ trị giá được bằng tiền mới đáp ứng được yêu cầu là đưa được vào giao lưu dân sự. Với ý nghĩa như vậy, giấy tờ trị giá bằng tiền bao gồm: Cổ phiếu, công trái, séc, giấy uỷ nhiệm chi, tín phiếu, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm... Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, quy định như trên của Bộ Luật dân sự có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, góp phần làm cho giao lưu dân sự trở nên đa dạng, phong phú và sống động hơn.
  10. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Tiện đây nói về TK, tôi xin đưa ra thêm một giả định thế này :
    Tại thời điểm ông A chết, vợ của ông có mang 2 tháng . Vậy tại thời điểm mở TK đó, đứa trẻ (còn là bào thai) có được xác định là một người được hưởng thừa kế không tuỳ thuộc vào nội dung di chúc hay không ??
    Mấy tháng sau thời điểm mở TK đó, đứa trẻ được sinh ra không may chỉ sống được có 1 ngày tuổi, vậy có được coi là "sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế " như điều 638 BLDS đã quy định hay không ??
    Theo bạn, những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc ở đây gồm những ai và xác định tại thời điểm nào ??
    --------------------------------
    Về quy định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, tôi thực sự không cho rằng đây là một quy định hay cho dù bạn hay ai đó lý lẽ rằng nó nhằm bảo vệ yếu tố đạo đức và gì gì đi chăng nữa . Ở đây đã có một sự can thiệp gián tiếp của PL tới "tự do ý chí" của cá nhân khiến cho quyền tự định đoạt của chủ sở hữu không còn được tôn trọng một cách tuyệt đối. Pháp luật trao cho một người quyền tự định đoạt TS của anh ta, ghi nhận quyền lập di chúc để lựa chọn người thừa kế của mình nhưng đồng thời PL lại tạo ra cái gọi là "người thừa kế bắt buộc" (thừa kế ko phụ thuộc vào nội dung di chúc), điều này như là một sự thiếu tôn trọng ý chí cũng như là quyền định đoạt của chủ sở hữu.
    Trong pháp luật cần đảm bảo tính thống nhất về tư tưởng , nhưng ở đây quy định này - vì nhằm bảo vệ yếu tố đạo đức???- hình như đã phủ nhận "tinh thần chung" của luật - vừa khẳng định đồng thời lại thừa nhận cái phủ định chính nó ! Thử đặt giả thiết ngược lại, không quy định như vậy thì có coi là "bất ổn" về mặt đạo đức hay nặng hơn là trái đạo đức không ?? Nên nhớ, pháp luật cũng chỉ là một trong rất nhiều loại quy phạm điều chỉnh quan hệ xã hội, pháp luật nhằm bảo vệ đạo đức tuy nhiên không phải lúc nào cũng phải biến quy phạm đạo đức thành quy phạm pháp luật, quy phạm đạo đức tự nó có vai trò và chỗ đứng của riêng nó đối với việc điều chỉnh các quan hệ .
    --------------------------------
    Trích BLDS 1995 :
    Điều 638. Người thừa kế
    " 1- Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
    2- Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức, thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
    "
    Được Remediot sửa chữa / chuyển vào 17:27 ngày 12/12/2003

Chia sẻ trang này