1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Tư vấn pháp luật ] VUI LÒNG ĐẶT CÂU HỎI NƠI NÀY :

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi StylishII, 31/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TaTu4tuoi

    TaTu4tuoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi, có tội " Phòng vệ quá giới hạn ", thế có tội " phòng vệ hộ người khác quá giới hạn " không ?
    Ví dụ đang đi đường, thấy một người bị đám đông vây đánh với rất nhiều hung khí, một người lạ không quen biết nhảy vào giúp, trong lúc can ngăn đã giật được một hung khí ( ví dụ con dao ) và trong lúc bảo vệ người kia đã đâm chết một người trong nhóm tấn công.
    Vậy tội này xử lý thế nào ? Mức hình phạt lớn nhất có phải là tử hình không ?
  2. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Xin được trả lời bạn Tatu4tuoi vắn tắt thế này nhé (bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này qua các bài trả lời cũng như tranh luận các bài tạp tình huống Luật hình sự tại TOPIC: Thảo luận các bài tập tình huống trong Luật hình sự - trang 3-4-5-6...Đây là link: http://ttvnol.com/khpl/353105/trang-4.ttvn ).
    Thứ nhất: cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng là sự tấn công đang hiện hữu của người khác xâm phạm đến lợi ích của NN, tập thể, quyền hoặc lợi ích chính đáng của công dân (Điều 15-BLHS). Như vậy, người phạm tội trong trường hợp phòng vệ chính đáng không nhất thiết phải là trong trường hợp bảo vệ lợi ích của mình mà có thể nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể hay quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. ===> nâng cao ý thức cộng đồng, tập thể... trong mỗi người.
    Trích Điều 15-BLHS 1999:
    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người mà vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
    2. Vượt qúa giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả một cách quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Như vậy, ngoài trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng để "bảo vệ " bản thân mình, vẫn có trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nhằm bảo vệ lợi ích của NN, tập thể hay quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
    Ví dụ đang đi đường, thấy một người bị đám đông vây đánh với rất nhiều hung khí, một người lạ không quen biết nhảy vào giúp, trong lúc can ngăn đã giật được một hung khí ( ví dụ con dao ) và trong lúc bảo vệ người kia đã đâm chết một người trong nhóm tấn công.
    Vậy tội này xử lý thế nào ? Mức hình phạt lớn nhất có phải là tử hình không ?

    Về tình huống cụ thể mà bạn đã nêu, việc "đi đường thấy chuyện bất bình ra tay" này cũng được xem là trường hợp "Phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng". Tội này là : Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Điều 96-BLHS.(nếu không có các tình tiết khác để chuyển tội)
    Về hình phạt, Điều 96, khoản một có mức hình phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Khoản 2, từ 2 năm đến năm năm. Như vậy, trường hợp bạn nêu nếu không có nhiều tiìn tiết tăng nặng hay các tình tiết định tội khác thì chỉ phải chịu đến mức hình phạt cao nhất là 5 năm tù giam. Tuy nhiên nếu có các tình tiết giảm nhẹ khác thì hành vi này được xem xét và có thể chỉ phải truy cứu trách nhiệm HS ở mức Án treo.
  3. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Xin được trả lời bạn Tatu4tuoi vắn tắt thế này nhé (bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này qua các bài trả lời cũng như tranh luận các bài tạp tình huống Luật hình sự tại TOPIC: Thảo luận các bài tập tình huống trong Luật hình sự - trang 3-4-5-6...Đây là link: http://ttvnol.com/khpl/353105/trang-4.ttvn ).
    Thứ nhất: cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng là sự tấn công đang hiện hữu của người khác xâm phạm đến lợi ích của NN, tập thể, quyền hoặc lợi ích chính đáng của công dân (Điều 15-BLHS). Như vậy, người phạm tội trong trường hợp phòng vệ chính đáng không nhất thiết phải là trong trường hợp bảo vệ lợi ích của mình mà có thể nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể hay quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. ===> nâng cao ý thức cộng đồng, tập thể... trong mỗi người.
    Trích Điều 15-BLHS 1999:
    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người mà vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
    2. Vượt qúa giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả một cách quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Như vậy, ngoài trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng để "bảo vệ " bản thân mình, vẫn có trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nhằm bảo vệ lợi ích của NN, tập thể hay quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
    Ví dụ đang đi đường, thấy một người bị đám đông vây đánh với rất nhiều hung khí, một người lạ không quen biết nhảy vào giúp, trong lúc can ngăn đã giật được một hung khí ( ví dụ con dao ) và trong lúc bảo vệ người kia đã đâm chết một người trong nhóm tấn công.
    Vậy tội này xử lý thế nào ? Mức hình phạt lớn nhất có phải là tử hình không ?

    Về tình huống cụ thể mà bạn đã nêu, việc "đi đường thấy chuyện bất bình ra tay" này cũng được xem là trường hợp "Phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng". Tội này là : Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Điều 96-BLHS.(nếu không có các tình tiết khác để chuyển tội)
    Về hình phạt, Điều 96, khoản một có mức hình phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Khoản 2, từ 2 năm đến năm năm. Như vậy, trường hợp bạn nêu nếu không có nhiều tiìn tiết tăng nặng hay các tình tiết định tội khác thì chỉ phải chịu đến mức hình phạt cao nhất là 5 năm tù giam. Tuy nhiên nếu có các tình tiết giảm nhẹ khác thì hành vi này được xem xét và có thể chỉ phải truy cứu trách nhiệm HS ở mức Án treo.
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Bác gps ơi.
    Em kô hiểu bác hỏi tay ls này mà hắn lại tịt như thế, .... làm mất mặt cả giới ls.

    Chuyện cai gps ấy, em nghĩ cũng kô phức tạp đâu, vấn đề này được quy định trong PL bưu chính viễn thông năm 2003 và nghị định số 24 năm 2004 hướng dẫn chi tiết.
    Bác liên hệ với em You _ Know ấy, em ấy gửi tài liệu cho bác tham khảo. Nhưng em nghĩ là kô có quy định cụ thể áp dụng ngay cho trường hợp cái máy gps của bác đâu.
    Àh quên. Cho em hỏi tí, em có nhiều thắc mắc về cái máy của bác lắm, ... ( có chỗ nào dốt, bác đừng bực mình nhé )
    Em hiểu về nó thế này, kô biết có đúng kô, có gì bác chỉ bảo thêm nhé và cũng để tìm các quy định cụ thể áp dụng cho cái máy của bác :
    - các máy GPS phát ra sóng vô tuyến theo cùng giải băng tần à bác ?
    - Vệ tinh mà thu sóng và trả lời lại ấy là của ai.
    - Bác có trả phí ( tiền) cho việc sử dụng kô.
    Em nghĩ là nếu bác sử dụng gps như là một loại dịch vụ định vị vệ tinh do một doanh nghiệp cung cấp thì sẽ có nhiều vấn đề phát sinh đấy ...
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Bác gps ơi.
    Em kô hiểu bác hỏi tay ls này mà hắn lại tịt như thế, .... làm mất mặt cả giới ls.

    Chuyện cai gps ấy, em nghĩ cũng kô phức tạp đâu, vấn đề này được quy định trong PL bưu chính viễn thông năm 2003 và nghị định số 24 năm 2004 hướng dẫn chi tiết.
    Bác liên hệ với em You _ Know ấy, em ấy gửi tài liệu cho bác tham khảo. Nhưng em nghĩ là kô có quy định cụ thể áp dụng ngay cho trường hợp cái máy gps của bác đâu.
    Àh quên. Cho em hỏi tí, em có nhiều thắc mắc về cái máy của bác lắm, ... ( có chỗ nào dốt, bác đừng bực mình nhé )
    Em hiểu về nó thế này, kô biết có đúng kô, có gì bác chỉ bảo thêm nhé và cũng để tìm các quy định cụ thể áp dụng cho cái máy của bác :
    - các máy GPS phát ra sóng vô tuyến theo cùng giải băng tần à bác ?
    - Vệ tinh mà thu sóng và trả lời lại ấy là của ai.
    - Bác có trả phí ( tiền) cho việc sử dụng kô.
    Em nghĩ là nếu bác sử dụng gps như là một loại dịch vụ định vị vệ tinh do một doanh nghiệp cung cấp thì sẽ có nhiều vấn đề phát sinh đấy ...
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Những thiết bị này bây giờ đã rất phổ biến, không còn là 1 cái gì ghê gớm nữa, Taxi, xe hơi loại bình thường cũng gắn,
    Bổ túc 1 tài liệu để anh em tham khảo .
    =================
    Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu Galileo: EU đột phá vào độc quyền công nghệ Mỹ


    3 vệ tinh trong hệ thống Galileo (hình ảnh tạo trên máy tính)
    Hội nghị thượng đỉnh EU-Mỹ kết thúc cuối tuần qua được đánh dấu bằng sự ủng hộ mà các nước châu Âu dành cho Mỹ trong công cuộc bình định Iraq, gạt sang một bên những bất đồng trước đó. Để đổi lại, EU giành được từ Mỹ một nhân nhượng quan trọng là thỏa thuận về sự ?ochung sống hòa bình? giữa hai hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS (Mỹ, đã hoạt động) và Galileo (EU, sắp triển khai).
    Trong lâu đài Dromoland (Ireland) được xây dựng từ thời Trung cổ, Tổng thống George W.Bush đã chứng kiến việc ký kết một văn bản tước đi của Mỹ một công cụ chiến lược để điều khiển từ không gian bất kỳ sự di chuyển của con người trên trái đất - một trong những chìa khóa công nghệ của thế kỷ XXI. Nội dung thỏa thuận cho phép hai hệ thống GPS và Galileo hoàn toàn tương thích với nhau, một điều tối cần thiết cho người sử dụng để họ khỏi phải mua hai thiết bị giải mã khác nhau cho cùng mục đích. Đồng thời, EU cũng chấp nhận cho phép Mỹ quyền được gây nhiễu tín hiệu Galileo tại các vùng có xung đột - một đảm bảo cho sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực an ninh quốc tế.
    Galileo dự kiến sẽ hoạt động từ năm 2008, chấm dứt mấy chục năm độc quyền của GPS. Cho đến nay, hệ thống GPS chỉ có một kẻ cạnh tranh duy nhất là Glonass của Nga. Nhưng Glonass đang ngày càng trở nên lạc hậu và nhất là chỉ dành cho mục đích quân sự. Trong khi đó, 24 vệ tinh GPS, ngoài việc phục vụ hệ thống phòng thủ và tình báo của Mỹ, còn được ứng dụng rộng rãi trong các ngành vận tải, viễn thông, cứu hộ... ở phần lớn các nước trên thế giới.
    Để minh họa tầm quan trọng của định vị vệ tinh toàn cầu, chỉ cần dẫn ra một ví dụ gần nhất. Trong cuộc chiến tranh Iraq, người ta còn nhớ phía Mỹ đã công khai buộc tội Moscow bán cho Saddam Hussein các thiết bị gây nhiễu hệ thống định vị vệ tinh GPS, làm cho các hỏa tiễn của Mỹ trở nên "mù" đối với các mục tiêu Iraq.

    Trong một thời gian dài Mỹ tìm mọi cách thuyết phục EU từ bỏ chương trình Galileo. Lý lẽ hàng đầu được Washington nêu ra là GPS hoạt động vẫn rất tốt, thừa khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của thế giới và lại còn miễn phí hoàn toàn (tất nhiên là chỉ riêng phần tín hiệu phát, còn thiết bị thu vẫn phải mua của các công ty Mỹ). Nhưng các nước châu Âu vẫn kiên quyết xúc tiến kế hoạch riêng của mình. Ngay cả nước Anh, vốn chủ trương gắn chặt châu Âu với Mỹ về các vấn đề an ninh - quốc phòng, cũng trở nên bị cô lập và phải chuyển sang ủng hộ Galileo. Bởi theo các chuyên gia, trong trường hợp khủng hoảng, nếu người Mỹ muốn bịt lại nguồn cung cấp này, hoặc giả cố ý làm sai lệch nó đi thì châu Âu (cũng như bất kỳ người sử dụng GPS nào) chỉ có nước... khóc!
    Bên cạnh ý nghĩa "tự lực cánh sinh" về quốc phòng, Galileo đối với EU còn là một "mỏ vàng". Để có được 30 vệ tinh Galileo trên quỹ đạo, EU phải bỏ ra khoảng 3,4 tỉ euro (chia đều cho 5 nước Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Ý), trong khi tính toán sẽ thu lại chừng 30 tỉ euro từ các quốc gia muốn tránh phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, chưa kể tạo ra 150.000 công ăn việc làm. Galileo sẽ qua mặt GPS về quy mô và hứa hẹn sẽ còn phát triển hơn nữa sau khi Trung Quốc gia nhập hệ thống. EU cũng đang thương lượng với Ấn Độ, Nga, Nhật Bản và Brazil về dự án này.
    Việt Hưng

  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Những thiết bị này bây giờ đã rất phổ biến, không còn là 1 cái gì ghê gớm nữa, Taxi, xe hơi loại bình thường cũng gắn,
    Bổ túc 1 tài liệu để anh em tham khảo .
    =================
    Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu Galileo: EU đột phá vào độc quyền công nghệ Mỹ


    3 vệ tinh trong hệ thống Galileo (hình ảnh tạo trên máy tính)
    Hội nghị thượng đỉnh EU-Mỹ kết thúc cuối tuần qua được đánh dấu bằng sự ủng hộ mà các nước châu Âu dành cho Mỹ trong công cuộc bình định Iraq, gạt sang một bên những bất đồng trước đó. Để đổi lại, EU giành được từ Mỹ một nhân nhượng quan trọng là thỏa thuận về sự ?ochung sống hòa bình? giữa hai hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS (Mỹ, đã hoạt động) và Galileo (EU, sắp triển khai).
    Trong lâu đài Dromoland (Ireland) được xây dựng từ thời Trung cổ, Tổng thống George W.Bush đã chứng kiến việc ký kết một văn bản tước đi của Mỹ một công cụ chiến lược để điều khiển từ không gian bất kỳ sự di chuyển của con người trên trái đất - một trong những chìa khóa công nghệ của thế kỷ XXI. Nội dung thỏa thuận cho phép hai hệ thống GPS và Galileo hoàn toàn tương thích với nhau, một điều tối cần thiết cho người sử dụng để họ khỏi phải mua hai thiết bị giải mã khác nhau cho cùng mục đích. Đồng thời, EU cũng chấp nhận cho phép Mỹ quyền được gây nhiễu tín hiệu Galileo tại các vùng có xung đột - một đảm bảo cho sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực an ninh quốc tế.
    Galileo dự kiến sẽ hoạt động từ năm 2008, chấm dứt mấy chục năm độc quyền của GPS. Cho đến nay, hệ thống GPS chỉ có một kẻ cạnh tranh duy nhất là Glonass của Nga. Nhưng Glonass đang ngày càng trở nên lạc hậu và nhất là chỉ dành cho mục đích quân sự. Trong khi đó, 24 vệ tinh GPS, ngoài việc phục vụ hệ thống phòng thủ và tình báo của Mỹ, còn được ứng dụng rộng rãi trong các ngành vận tải, viễn thông, cứu hộ... ở phần lớn các nước trên thế giới.
    Để minh họa tầm quan trọng của định vị vệ tinh toàn cầu, chỉ cần dẫn ra một ví dụ gần nhất. Trong cuộc chiến tranh Iraq, người ta còn nhớ phía Mỹ đã công khai buộc tội Moscow bán cho Saddam Hussein các thiết bị gây nhiễu hệ thống định vị vệ tinh GPS, làm cho các hỏa tiễn của Mỹ trở nên "mù" đối với các mục tiêu Iraq.

    Trong một thời gian dài Mỹ tìm mọi cách thuyết phục EU từ bỏ chương trình Galileo. Lý lẽ hàng đầu được Washington nêu ra là GPS hoạt động vẫn rất tốt, thừa khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của thế giới và lại còn miễn phí hoàn toàn (tất nhiên là chỉ riêng phần tín hiệu phát, còn thiết bị thu vẫn phải mua của các công ty Mỹ). Nhưng các nước châu Âu vẫn kiên quyết xúc tiến kế hoạch riêng của mình. Ngay cả nước Anh, vốn chủ trương gắn chặt châu Âu với Mỹ về các vấn đề an ninh - quốc phòng, cũng trở nên bị cô lập và phải chuyển sang ủng hộ Galileo. Bởi theo các chuyên gia, trong trường hợp khủng hoảng, nếu người Mỹ muốn bịt lại nguồn cung cấp này, hoặc giả cố ý làm sai lệch nó đi thì châu Âu (cũng như bất kỳ người sử dụng GPS nào) chỉ có nước... khóc!
    Bên cạnh ý nghĩa "tự lực cánh sinh" về quốc phòng, Galileo đối với EU còn là một "mỏ vàng". Để có được 30 vệ tinh Galileo trên quỹ đạo, EU phải bỏ ra khoảng 3,4 tỉ euro (chia đều cho 5 nước Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Ý), trong khi tính toán sẽ thu lại chừng 30 tỉ euro từ các quốc gia muốn tránh phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, chưa kể tạo ra 150.000 công ăn việc làm. Galileo sẽ qua mặt GPS về quy mô và hứa hẹn sẽ còn phát triển hơn nữa sau khi Trung Quốc gia nhập hệ thống. EU cũng đang thương lượng với Ấn Độ, Nga, Nhật Bản và Brazil về dự án này.
    Việt Hưng

  8. Palmeral

    Palmeral Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Em có việc thế này rất khó xử, mong các anh chị ở đây giải thích giùm em với. Nhà bác em có 2 người con, một chị và một người em trai. Có một căn hộ (hiện tại đang ở) 12 m2, không có sổ đỏ. Bác trai đã mất và không để lại di chúc, bác gái đã nhiều tuổi (tài sản đáng giá chỉ có ngôi nhà). Như vậy, có phải khi bác trai em mất, chị gái được hưởng 1/6 giá trị ngôi nhà không? Có người nói rằng, khi bác trai mất, giá trị ngôi nhà được chia làm đôi, bác gái 1/2 và còn 1/2 thì chia 3 cho bác gái+chị+em trai. Chị gái được 1/6 giá trị ngôi nhà, như vậy có đúng luật không? Vì nhà chưa có sổ đỏ, nên gần đây bác gái muốn làm sổ đỏ nhưng lại làm sổ đỏ đứng tên người em trai nên nếu như vậy thì sau này khi chia tài sản, ngôi nhà sẽ không có tên của chị gái...như vậy chị gái mất quyền sở hữu một phần ngôi nhà? Các anh chị hãy giải thích cho em nhé, em đang rất cần hiểu về chuyện này nhất là việc làm sổ đỏ cho căn nhà này. Liệu có thể làm sổ đỏ đứng tên người con trai được không và nếu bây giờ làm sổ đỏ thì quyền lợi của chị gái có bị mất không, thủ tục làm sổ đỏ để quyền lợi của chị gái được bảo đảm là như thế nào khi mà ý định của bác gái là muốn toàn bộ ngôi nhà thuộc về người con trai...giải thích kĩ hộ em cả về luật nữa nhé...Em xin cảm ơn trước...Em sẽ vào đây để nghe ý kiến của các anh chị cả ngày hôm nay...
  9. Palmeral

    Palmeral Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Em có việc thế này rất khó xử, mong các anh chị ở đây giải thích giùm em với. Nhà bác em có 2 người con, một chị và một người em trai. Có một căn hộ (hiện tại đang ở) 12 m2, không có sổ đỏ. Bác trai đã mất và không để lại di chúc, bác gái đã nhiều tuổi (tài sản đáng giá chỉ có ngôi nhà). Như vậy, có phải khi bác trai em mất, chị gái được hưởng 1/6 giá trị ngôi nhà không? Có người nói rằng, khi bác trai mất, giá trị ngôi nhà được chia làm đôi, bác gái 1/2 và còn 1/2 thì chia 3 cho bác gái+chị+em trai. Chị gái được 1/6 giá trị ngôi nhà, như vậy có đúng luật không? Vì nhà chưa có sổ đỏ, nên gần đây bác gái muốn làm sổ đỏ nhưng lại làm sổ đỏ đứng tên người em trai nên nếu như vậy thì sau này khi chia tài sản, ngôi nhà sẽ không có tên của chị gái...như vậy chị gái mất quyền sở hữu một phần ngôi nhà? Các anh chị hãy giải thích cho em nhé, em đang rất cần hiểu về chuyện này nhất là việc làm sổ đỏ cho căn nhà này. Liệu có thể làm sổ đỏ đứng tên người con trai được không và nếu bây giờ làm sổ đỏ thì quyền lợi của chị gái có bị mất không, thủ tục làm sổ đỏ để quyền lợi của chị gái được bảo đảm là như thế nào khi mà ý định của bác gái là muốn toàn bộ ngôi nhà thuộc về người con trai...giải thích kĩ hộ em cả về luật nữa nhé...Em xin cảm ơn trước...Em sẽ vào đây để nghe ý kiến của các anh chị cả ngày hôm nay...
  10. legal_protector

    legal_protector Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2003
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Trường hợp bác trai chết không để lại di chúc (hoặc di chúc không hợp pháp), việc chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Khi đó, tài sản chung của 2 vợ chồng bác được chia đôi. Trong đó, ngôi nhà cũng chia đôi ra thành 2 phần. Một phần vẫn thuộc sở hữu của bác gái vẫn còn sống - ko đặt ra vấn đề chia thừa kế - phần còn lại thuộc sở hữu của bác trai (mất ko để lại di chúc) 1/2 ngôi nhà sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: con trai, con gái, và vợ (nếu bố mẹ của bác trai còn thì sẽ phải chia ra cho họ nữa). Như vậy, trường hợp của bạn nêu ra thì anh con trai, và chị con gái và bà mẹ được 3 phần bằng nhau tính bằng giá trị 1/2 ngôi nhà.
    Khi làm sổ đỏ, các bên cần thoả thuận với nhau về phân chia tài sản để lại của bố. (làm sổ đỏ có thể đứng tên nhiều người trên một giấy chủ quyền), các bên có thể hiệp thương với nhau để thống nhất việc kê khai khi làm GCNQSDĐ, trong trường hợp không thống nhất được với nhau, để bảo vệ quyền lợi cho người chị gái được hưởng phần thừa kế của bố để lại - người chị gái có thể khởi kiện ra toà để được giải quyết.
    Cần lưu ý thời hiệu khởi kiện về thừa kế chỉ là 10 năm, sau 10 năm kể từ ngày mở thừa kế, nếu người thừa kế không khởi kiện thì sẽ mất quyền khởi kiện ra toà.
    Tạm thời trả lời được cho bạn như vậy đã... có gì thì hỏi thêm nhé.
    NF

Chia sẻ trang này