1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Tư vấn pháp luật ] VUI LÒNG ĐẶT CÂU HỎI NƠI NÀY :

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi StylishII, 31/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Thế có mấy phương pháp nghiên cứu luật so sánh hả anh?
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 21:57 ngày 10/09/2003
  2. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬT SO SÁNH
    Trước khi bàn tới phương pháp nghiên cứu luật so sánh, cần phải làm rõ về đối tượng nghiên cứu của LSS là gì, tại sao lại cần phải nghiên cứu LSS? Nghiên cứu LSS sẽ mang lại những kết quả ra sao?
    Thứ nhất, LSS là hình thức đặc thù trong việc áp dụng phương thức so sánh trong khoa học pháp lý. Tính đặc thù của nó xuất phát trước hết từ những yếu tố mang tính quốc tế của pháp luật (ở đây cần phải phân biệt ngành khoa học LSS khác với ngành nghiên cứu Luật nước ngoài nhá). Chính bởi vậy, LSS có đối tượng áp dụng phương pháp so sánh là pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật, các chế định luật và các các nhóm quy phạm của các quốc gia khác nhau với những chế độ xã hội - chính trị khác nhau.
    Thứ hai, LSS nghiên cứu những hệ thống pháp luật thực định khác nhau, bất luận chúng thuộc hệ thống páp luật quy phạm hay hệ thống thông luật (Anh - Mỹ). Nghiên cứu pháp luật thực định được tiến hành ở bốn cấp độ khác nhau:
    Các quy phạm pháp luật
    Các chế định pháp luật
    Các ngành luật
    Hệ thống pháp luật thực định
    .
    Trong đó, hệ thống pháp luật có thể được xem xét, so sánh ở các khía cạnh khác nhau: từ quan điểm về cơ cấu hình thức, từ quan điểm về mối tương quan nội dung của các yếu tố trong hệ thống và cuối cùng là từ quan điểm tổng thể, tức là đặt hệ thống pháp luật trong hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế để so sánh.
    Tuy nhiên, luật so sánh cũng không chỉ mang yếu tố quốc tế của pháp luật và cũng không chỉ nghiên cứu pháp luật hiện hành. Đối tượng so sánh của nó còn là những trật tự pháp luật kế tiếp nhau trong từng quốc gia, kể cả pháp luật trong nước. Bởi nếu không như vậy, ý nghĩa và giá trị của môn luật so sánh sẽ giảm đi rất nhiều.
    Thứ ba, LSS còn có đối tượng nghiên cứu là toàn bộ đời sống pháp luật, sự vận hành và tác động của pháp luật, các giá trị xã hội của pháp luật và hiệu quả của quá trình điều chỉnh pháp luật. Trên thực tế, trong lĩnh vực này, luật so sánh tập trung nghiên cứu những thực tiễn pháp lý bao gồm các hoạt động bảo vệ pháp luật, thực hiện và áp dụng pháp luật ở những khía cạnh khác nhau, nói cách khác, nghiên cứu cơ chế vận hành của pháp luật thực định đi vào cuộc sống.
    Thứ tư và cũng là cuối cùng, LSS còn có nhiệm vụ tìm ra sự tương đồng và đối lập cũng như khác biệt của các học thuyết pháp lý, những đại lượng và hiện tượng còn tồn tại tiềm ẩn đằng sau mỗi quy phạm pháp luật, mỗi chế định pháp luật và hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau.
    Bởi lẽ đơn giản là sự giống nhau và khác nhau giữa các hệ thống pháp luật không chỉ được xác định bởi tính đặc thù của các điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, dân tộc và truyền thống ...của các quốc gia (những điều kiện khách quan) mà trong nhiều trường hợp nó bị chi phối mạnh mẽ bởi sự phát triển và thành công của các học thuyết pháp lý. Điều đó đã góp phần lý giải những hiện tượng thực tế.
    VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LSS
    Bắt đầu từ khái niệm chung nhất về phương pháp luận so sánh, có thể coi quá trình so sánh gồm có 3 giai đoạn:
    Giai đoạn thứ nhất: là xác định xuất phát điểm của sự so sánh cũng như hiện trạng của từng đối tượng so sánh. Điều này đòi hỏi người nghiên cứu luật so sánh không chỉ phải rất am hiểu về luật pháp nước mình mà còn phải có kiến thức đầy đủ về những vấn đề pháp luật tương ứng của các quốc gia khác mà hệ thống pháp luật của họ được xác định là một bên bàn cân của đối tượng so sánh.
    Giai đoạn thứ hai: là xác định mục đích, kết quả cần đạt được sau mỗi quá trình so sánh. Có thể nhận thấy rằng, LSS không chỉ nhằm mục đích tập hợp những kiến thức giản đơn về các hệ thống và các hiện tượng pháp luật của nước ngoài. Một quá trình so sánh giữa các quy phạm pháp luật không thể được thực hiện khi những quy phạm đó bị tách rời khỏi những điều kiện chính trị, xã hội, lịch sử... của chúng. Tìm ra những biểu hiện bề ngoài về sự giống và khác nhau của các hệ thống pháp luật chưa phải là mục đích cuối cùng của mỗi quá trình so sánh mà mục đích cuối cùng là áp dụng những kết luận rút ra được từ những hoạt động so sánh để kiến giải những vấn đề điều chỉnh pháp luật ở quốc gia mình.
    Để làm được điều đó, các nhà luật học so sánh phải nghiên cứu, mổ xẻ, đi sâu vào bản chất và tìm ra những nguyên nhân và điều kiện khách quan dẫn tới sự ra đời, tồn tại của một hiện tượng pháp luật (giai đoạn 3). Đây là công đoạn khó khăn và phức tạp nhất đối với hoạt động nghiên cứu so sánh.
    Để có thể rút ra được những kết luận có căn cứ khoa học, ngoài việc nhận thức về hiện trạng của một hiện tượng pháp lý cũng như giá trị riêng của nó, điều quan trọng hơn cả là cần phải xem xét sự tồn tại của những hiện tượng pháp lý đó trong bối cảnh chung của cả hệ thống pháp luật, phải xem xét chúng trong khuôn khổ các điều kiện triết học, kinh tế, chính trị, xã hội và lịch sử cũng như yếu tố truyền thống trong trạng thái tỉnh lẫn trạng thái động. Đây là lĩnh vực mà nhiều nhà luật so sánh không dễ gì vượt qua và đó chính là yếu tố quyết định sự thành bại của hoạt động so sánh.
    So sánh không chỉ là sự trình bày mang tính chất thông báo về những đối tượng khác nhau. Hơn thế nữa, so sánh theo cảm tính, theo kinh nghiệm không những không mang lại hiệu quả mà có khi còn có hại.
    Trong lịch sử lập pháp ở nước ta từ trước đến nay, mặc dù chưa bao giờ tồn tại một lý thuyết về so sánh pháp luật theo đúng nghĩa của nó, nhưng những hoạt động theo kiểu ?oso sánh? vẫn luân luôn tồn tại. Nhìn lại lịch sử của công tác lập pháp trong mấy thập kỷ gần đây có thể thấy không ít những quy phạm pháp luật nước ngoài được đưa vào hệ thống pháp luật nước nhà. Song do chưa có một phương pháp so sánh đúng đắn, do cực đoạn hoặc kinh nghiệm chủ nghĩa nên nhiều quy phạm có thể có hiệu quả và giá trị ở nước ngoài nhưng đã mất tác dụng trong điều kiện của nước ta.
    Không thể đạt tới sự so sánh tương đối chính xác nếu không phân tích diễn trình song song các đặc tính tiêu biểu của hai đối tượng so sánh. Đối tượng so sánh không bất định mà biến đổi. Do vậy, so sánh khác với ước đoán, phỏng đoán và võ đoán, vì mục đích của so sánh không phải là vạch ra những điểm chung và riêng giữa các sự vật mà là đánh giá, xác định các giá trị của các đối tượng so sánh tại thời điểm so sánh với giả định là chúng bất biến.
    So sánh sự vật biến đổi lại phải đánh giá và nhận định chúng trong quá trình vận động và phát triển, dự báo giá trị của chúng theo thời gian cụ thể và nhìn nhận tiến trình phát triển của chúng theo mục đích mà sự vật nhằm đạt tới.
    Như vậy, phương pháp so sánh được tiến hành trong một quá trình tương đối hoàn chỉnh. Pháp luật so sánh thường được coi là sự pha trộn, hỗ hợp của pháp luật với phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh quán xuyến toàn bộ quá trình so sánh, là con đường hợp lý xuất phát từ mục tiêu đưa ta tới đích để nắm bắt được tinh thần pháp luật theo một trật tự nhất định với những bước đi hợp lý. Phương pháp so sánh là sự đối lập các đối tượng so sánh, so sánh chúng, tìm ra sự giống và khác nhau để cuối cùng đưa ra những kết luận nhằm góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn.
    Có thể một cuộc tranh luận về luật so sánh, với tính cách là một chuyên ngành pháp lý độc lập hay là một phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý đặc thù, vẫn chưa chấm dứt. Nhưng từ góc độ phương pháp so sánh, thực tiễn các hoạt động so sánh, nghiên cứu đã diễn ra theo hướng sau đây:
    1.Nghiên cứu những vấn đề lý luận của phương pháp nghiên cứu so sánh pháp luật.
    2.Nghiên cứu so sánh những hệ thống pháp luật cơ bản và tiêu biểu của thời đại. Trong đó có vấn đề trọng tâm được đặt ra là nghiên cứu so sánh những kiểu và những dạng khác nhau của từng hệ thống pháp luật. Hay nói khác đi là so sánh giữa các trật tự pháp luật khác nhau.
    3.Gần đây, xu hướng nghiên cứu pháp luật so sánh đã trở nên ?othực dụng? hơn là phương pháp nghiên cứu so sánh lập pháp, đã thu hút sự quan tâm của hầu hết các nhà luật học so sánh. Điều đó có nghĩa rằng, bỏ quan những biên giới về chế độ chính trị, và nhà nước, các nhà luật học so sánh đã đi tìm những sự khác nhau và giống nhau của những nguồn luật thuộc những vấn đề pháp lý cụ thể trong cấp độ và phạm vi của từng ngành luật hoặc chế định tương ứng.
    4.Xu hướng cuối cùng được gọi là ?oso sánh chức năng? giữa các hiện tượng pháp luật trong các hệ thống pháp luật khác nhau. Gắn liền với xu hướng này là hàng loạt những nghiên cứu so sánh có định hướng về mặt xã hội học hoặc lịch sử...
    Tóm lại, luật so sánh đã và đang tồn tại như các bộ phận cấu thành khác của khoa học pháp lý. Giá trị lý luận và phương pháp luận của nó không chỉ giới hạn ở chỗ thông qua nghiên cứu so sánh, bằng phương pháp tương phản và đồng nhất, người ta có thể am hiểu kỹ lưỡng hơn về hệ thống pháp luật của mình; cũng không chỉ là ở chỗ, thông qua đó, người ta có thể mở rộng tầm nhìn ra ngoài biên giới của pháp luật quốc gia. Ý nghĩa quan trọng của nghiên cứu so sánh pháp luật chính là khả năng ứng dụng những kết quả nghiên cứu vào hoạt động thực tiễn pháp luật cụ thể, nhằm hoàn thiện và phát triển cũng như đưa hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia hoà nhập vào cộng đồng trật tự pháp luật thế giới.
    Đây là tài liệu của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - tôi post lên đây với tính chất để bà con tham khảo thêm về Luật so sánh.
    ..Click vào đây để ghé thăm Box ĐH Luật..
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 21:51 ngày 10/09/2003
  3. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬT SO SÁNH
    Trước khi bàn tới phương pháp nghiên cứu luật so sánh, cần phải làm rõ về đối tượng nghiên cứu của LSS là gì, tại sao lại cần phải nghiên cứu LSS? Nghiên cứu LSS sẽ mang lại những kết quả ra sao?
    Thứ nhất, LSS là hình thức đặc thù trong việc áp dụng phương thức so sánh trong khoa học pháp lý. Tính đặc thù của nó xuất phát trước hết từ những yếu tố mang tính quốc tế của pháp luật (ở đây cần phải phân biệt ngành khoa học LSS khác với ngành nghiên cứu Luật nước ngoài nhá). Chính bởi vậy, LSS có đối tượng áp dụng phương pháp so sánh là pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật, các chế định luật và các các nhóm quy phạm của các quốc gia khác nhau với những chế độ xã hội - chính trị khác nhau.
    Thứ hai, LSS nghiên cứu những hệ thống pháp luật thực định khác nhau, bất luận chúng thuộc hệ thống páp luật quy phạm hay hệ thống thông luật (Anh - Mỹ). Nghiên cứu pháp luật thực định được tiến hành ở bốn cấp độ khác nhau:
    Các quy phạm pháp luật
    Các chế định pháp luật
    Các ngành luật
    Hệ thống pháp luật thực định
    .
    Trong đó, hệ thống pháp luật có thể được xem xét, so sánh ở các khía cạnh khác nhau: từ quan điểm về cơ cấu hình thức, từ quan điểm về mối tương quan nội dung của các yếu tố trong hệ thống và cuối cùng là từ quan điểm tổng thể, tức là đặt hệ thống pháp luật trong hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế để so sánh.
    Tuy nhiên, luật so sánh cũng không chỉ mang yếu tố quốc tế của pháp luật và cũng không chỉ nghiên cứu pháp luật hiện hành. Đối tượng so sánh của nó còn là những trật tự pháp luật kế tiếp nhau trong từng quốc gia, kể cả pháp luật trong nước. Bởi nếu không như vậy, ý nghĩa và giá trị của môn luật so sánh sẽ giảm đi rất nhiều.
    Thứ ba, LSS còn có đối tượng nghiên cứu là toàn bộ đời sống pháp luật, sự vận hành và tác động của pháp luật, các giá trị xã hội của pháp luật và hiệu quả của quá trình điều chỉnh pháp luật. Trên thực tế, trong lĩnh vực này, luật so sánh tập trung nghiên cứu những thực tiễn pháp lý bao gồm các hoạt động bảo vệ pháp luật, thực hiện và áp dụng pháp luật ở những khía cạnh khác nhau, nói cách khác, nghiên cứu cơ chế vận hành của pháp luật thực định đi vào cuộc sống.
    Thứ tư và cũng là cuối cùng, LSS còn có nhiệm vụ tìm ra sự tương đồng và đối lập cũng như khác biệt của các học thuyết pháp lý, những đại lượng và hiện tượng còn tồn tại tiềm ẩn đằng sau mỗi quy phạm pháp luật, mỗi chế định pháp luật và hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau.
    Bởi lẽ đơn giản là sự giống nhau và khác nhau giữa các hệ thống pháp luật không chỉ được xác định bởi tính đặc thù của các điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, dân tộc và truyền thống ...của các quốc gia (những điều kiện khách quan) mà trong nhiều trường hợp nó bị chi phối mạnh mẽ bởi sự phát triển và thành công của các học thuyết pháp lý. Điều đó đã góp phần lý giải những hiện tượng thực tế.
    VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LSS
    Bắt đầu từ khái niệm chung nhất về phương pháp luận so sánh, có thể coi quá trình so sánh gồm có 3 giai đoạn:
    Giai đoạn thứ nhất: là xác định xuất phát điểm của sự so sánh cũng như hiện trạng của từng đối tượng so sánh. Điều này đòi hỏi người nghiên cứu luật so sánh không chỉ phải rất am hiểu về luật pháp nước mình mà còn phải có kiến thức đầy đủ về những vấn đề pháp luật tương ứng của các quốc gia khác mà hệ thống pháp luật của họ được xác định là một bên bàn cân của đối tượng so sánh.
    Giai đoạn thứ hai: là xác định mục đích, kết quả cần đạt được sau mỗi quá trình so sánh. Có thể nhận thấy rằng, LSS không chỉ nhằm mục đích tập hợp những kiến thức giản đơn về các hệ thống và các hiện tượng pháp luật của nước ngoài. Một quá trình so sánh giữa các quy phạm pháp luật không thể được thực hiện khi những quy phạm đó bị tách rời khỏi những điều kiện chính trị, xã hội, lịch sử... của chúng. Tìm ra những biểu hiện bề ngoài về sự giống và khác nhau của các hệ thống pháp luật chưa phải là mục đích cuối cùng của mỗi quá trình so sánh mà mục đích cuối cùng là áp dụng những kết luận rút ra được từ những hoạt động so sánh để kiến giải những vấn đề điều chỉnh pháp luật ở quốc gia mình.
    Để làm được điều đó, các nhà luật học so sánh phải nghiên cứu, mổ xẻ, đi sâu vào bản chất và tìm ra những nguyên nhân và điều kiện khách quan dẫn tới sự ra đời, tồn tại của một hiện tượng pháp luật (giai đoạn 3). Đây là công đoạn khó khăn và phức tạp nhất đối với hoạt động nghiên cứu so sánh.
    Để có thể rút ra được những kết luận có căn cứ khoa học, ngoài việc nhận thức về hiện trạng của một hiện tượng pháp lý cũng như giá trị riêng của nó, điều quan trọng hơn cả là cần phải xem xét sự tồn tại của những hiện tượng pháp lý đó trong bối cảnh chung của cả hệ thống pháp luật, phải xem xét chúng trong khuôn khổ các điều kiện triết học, kinh tế, chính trị, xã hội và lịch sử cũng như yếu tố truyền thống trong trạng thái tỉnh lẫn trạng thái động. Đây là lĩnh vực mà nhiều nhà luật so sánh không dễ gì vượt qua và đó chính là yếu tố quyết định sự thành bại của hoạt động so sánh.
    So sánh không chỉ là sự trình bày mang tính chất thông báo về những đối tượng khác nhau. Hơn thế nữa, so sánh theo cảm tính, theo kinh nghiệm không những không mang lại hiệu quả mà có khi còn có hại.
    Trong lịch sử lập pháp ở nước ta từ trước đến nay, mặc dù chưa bao giờ tồn tại một lý thuyết về so sánh pháp luật theo đúng nghĩa của nó, nhưng những hoạt động theo kiểu ?oso sánh? vẫn luân luôn tồn tại. Nhìn lại lịch sử của công tác lập pháp trong mấy thập kỷ gần đây có thể thấy không ít những quy phạm pháp luật nước ngoài được đưa vào hệ thống pháp luật nước nhà. Song do chưa có một phương pháp so sánh đúng đắn, do cực đoạn hoặc kinh nghiệm chủ nghĩa nên nhiều quy phạm có thể có hiệu quả và giá trị ở nước ngoài nhưng đã mất tác dụng trong điều kiện của nước ta.
    Không thể đạt tới sự so sánh tương đối chính xác nếu không phân tích diễn trình song song các đặc tính tiêu biểu của hai đối tượng so sánh. Đối tượng so sánh không bất định mà biến đổi. Do vậy, so sánh khác với ước đoán, phỏng đoán và võ đoán, vì mục đích của so sánh không phải là vạch ra những điểm chung và riêng giữa các sự vật mà là đánh giá, xác định các giá trị của các đối tượng so sánh tại thời điểm so sánh với giả định là chúng bất biến.
    So sánh sự vật biến đổi lại phải đánh giá và nhận định chúng trong quá trình vận động và phát triển, dự báo giá trị của chúng theo thời gian cụ thể và nhìn nhận tiến trình phát triển của chúng theo mục đích mà sự vật nhằm đạt tới.
    Như vậy, phương pháp so sánh được tiến hành trong một quá trình tương đối hoàn chỉnh. Pháp luật so sánh thường được coi là sự pha trộn, hỗ hợp của pháp luật với phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh quán xuyến toàn bộ quá trình so sánh, là con đường hợp lý xuất phát từ mục tiêu đưa ta tới đích để nắm bắt được tinh thần pháp luật theo một trật tự nhất định với những bước đi hợp lý. Phương pháp so sánh là sự đối lập các đối tượng so sánh, so sánh chúng, tìm ra sự giống và khác nhau để cuối cùng đưa ra những kết luận nhằm góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn.
    Có thể một cuộc tranh luận về luật so sánh, với tính cách là một chuyên ngành pháp lý độc lập hay là một phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý đặc thù, vẫn chưa chấm dứt. Nhưng từ góc độ phương pháp so sánh, thực tiễn các hoạt động so sánh, nghiên cứu đã diễn ra theo hướng sau đây:
    1.Nghiên cứu những vấn đề lý luận của phương pháp nghiên cứu so sánh pháp luật.
    2.Nghiên cứu so sánh những hệ thống pháp luật cơ bản và tiêu biểu của thời đại. Trong đó có vấn đề trọng tâm được đặt ra là nghiên cứu so sánh những kiểu và những dạng khác nhau của từng hệ thống pháp luật. Hay nói khác đi là so sánh giữa các trật tự pháp luật khác nhau.
    3.Gần đây, xu hướng nghiên cứu pháp luật so sánh đã trở nên ?othực dụng? hơn là phương pháp nghiên cứu so sánh lập pháp, đã thu hút sự quan tâm của hầu hết các nhà luật học so sánh. Điều đó có nghĩa rằng, bỏ quan những biên giới về chế độ chính trị, và nhà nước, các nhà luật học so sánh đã đi tìm những sự khác nhau và giống nhau của những nguồn luật thuộc những vấn đề pháp lý cụ thể trong cấp độ và phạm vi của từng ngành luật hoặc chế định tương ứng.
    4.Xu hướng cuối cùng được gọi là ?oso sánh chức năng? giữa các hiện tượng pháp luật trong các hệ thống pháp luật khác nhau. Gắn liền với xu hướng này là hàng loạt những nghiên cứu so sánh có định hướng về mặt xã hội học hoặc lịch sử...
    Tóm lại, luật so sánh đã và đang tồn tại như các bộ phận cấu thành khác của khoa học pháp lý. Giá trị lý luận và phương pháp luận của nó không chỉ giới hạn ở chỗ thông qua nghiên cứu so sánh, bằng phương pháp tương phản và đồng nhất, người ta có thể am hiểu kỹ lưỡng hơn về hệ thống pháp luật của mình; cũng không chỉ là ở chỗ, thông qua đó, người ta có thể mở rộng tầm nhìn ra ngoài biên giới của pháp luật quốc gia. Ý nghĩa quan trọng của nghiên cứu so sánh pháp luật chính là khả năng ứng dụng những kết quả nghiên cứu vào hoạt động thực tiễn pháp luật cụ thể, nhằm hoàn thiện và phát triển cũng như đưa hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia hoà nhập vào cộng đồng trật tự pháp luật thế giới.
    Đây là tài liệu của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - tôi post lên đây với tính chất để bà con tham khảo thêm về Luật so sánh.
    ..Click vào đây để ghé thăm Box ĐH Luật..
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 21:51 ngày 10/09/2003
  4. Ruou_tc

    Ruou_tc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Em và vợ em đang quan tâm đến vấn đề tài sản riêng và tài sản chung trong hôn nhân. Các bác giải thích hộ em nhé.
    Tôi đi tìm nơi đất mới. Mọi thành viên nhớ ghé qua nhé
    http://www.ttvnol.com/forum/t_216000
  5. Ruou_tc

    Ruou_tc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Em và vợ em đang quan tâm đến vấn đề tài sản riêng và tài sản chung trong hôn nhân. Các bác giải thích hộ em nhé.
    Tôi đi tìm nơi đất mới. Mọi thành viên nhớ ghé qua nhé
    http://www.ttvnol.com/forum/t_216000
  6. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Trả lời Ruou_tc:
    Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung trong thời kỳ hôn nhân và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
    Riêng quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung, nếu có trước khi kết hôn hoặc được thừa kế riêng thì chỉ là tài sản chung khi đôi bên có thỏa thuận. Những tài sản khác có tranh chấp mà các bên không chứng minh được là tài sản riêng thì đó là tài sản chung.
    Từ những quy định trên, có thể rút ra:
    - Pháp luật Việt Nam công nhận chế độ tài sản riêng của vợ, chồng. Khi hôn nhân đang tồn tại, mỗi bên hoặc cả hai bên đều có quyền chia tài sản hoặc xác định quyền sở hữu riêng.
    - Tài sản mà mỗi bên có được trước hôn nhân thì được coi là tài sản riêng của mỗi bên, và khi ly hôn, tài sản riêng của ai thì người đó nhận, không phải chia cho bên kia.
    Đó, tóm lược thế nhá. Anh còn hỏi gì nữa không?
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Trả lời Ruou_tc:
    Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung trong thời kỳ hôn nhân và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
    Riêng quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung, nếu có trước khi kết hôn hoặc được thừa kế riêng thì chỉ là tài sản chung khi đôi bên có thỏa thuận. Những tài sản khác có tranh chấp mà các bên không chứng minh được là tài sản riêng thì đó là tài sản chung.
    Từ những quy định trên, có thể rút ra:
    - Pháp luật Việt Nam công nhận chế độ tài sản riêng của vợ, chồng. Khi hôn nhân đang tồn tại, mỗi bên hoặc cả hai bên đều có quyền chia tài sản hoặc xác định quyền sở hữu riêng.
    - Tài sản mà mỗi bên có được trước hôn nhân thì được coi là tài sản riêng của mỗi bên, và khi ly hôn, tài sản riêng của ai thì người đó nhận, không phải chia cho bên kia.
    Đó, tóm lược thế nhá. Anh còn hỏi gì nữa không?
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi hội đồng nhân dân cấp xã có quyền ban hành nghị quyết không ạ, tạo sao .Hix , câu hỏi thi của em đấy
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  9. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi hội đồng nhân dân cấp xã có quyền ban hành nghị quyết không ạ, tạo sao .Hix , câu hỏi thi của em đấy
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  10. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Trước khi trả lời, tôi xin khẳng định với satthutinhdoi rằng HĐND CẤP XÃ KHÔNG NHỮNG CÓ QUYỀN BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT MÀ BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT LÀ MỘT HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA HĐND XÃ TRONG ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA HĐND XÃ Ở ĐỊA PHƯƠNG.
    Một trong những chức năng và hoạt động chủ yếu của HĐND các cấp là ban hành nghị quyết, trong đó có cả HĐND cấp xã. HĐND thực hiện chức năng quản lý của mình chủ yếu thông qua việc ban hành các nghị quyết của HĐND qua các kỳ họp thường kỳ hoặc bất thường của HĐND.
    Điều 9 Luật tổ chức HĐND và UBND quy định như sau:
    Hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp HĐND, hiệu quả hoạt động của Chủ tịch và phó chủ tịch HĐND, UBND và các đại biểu HĐND.
    Khoản 1 - Điều 11 Luật tổ chức HĐND và UBND quy định như sau:
    Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp mình và xuất phát từ lợi ích chung của đất nước, của nhân dân địa phương, HĐND:
    Quyết định những chủ trương và biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Khi quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình HĐND các cấp ra nghị quyết; riêng đối với những nghị quyết về các vấn đề pháp luật quy định thuộc quyền phê chuẩn của cấp trên thì trước khi thi hành phải được cấp trên phê chuẩn.
    Điều 119 Hiến pháp 1992 quy định rõ: HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
    Điều 120 Hiến pháp 1992 quy định về thẩm quyền của HĐND như sau: ?oCăn cứ vào Hiến pháp và pháp luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, HĐND ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương? trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội đời sống, khoa học công nghệ và môi trường, quốc phòng ?" an ninh trật tự xã hội, thực hiện chính sách tôn giáo ?" chính sách xã hội, thi hành pháp luật, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính....
    Kết luận rõ ràng: HĐND các cấp trong đó có cả HĐND cấp xã đều thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình bằng việc ban hành các nghị quyết.
    Đối với trường hợp HĐND cấp xã có thể ví dụ như sau:
    HĐND cấp xã ban hành nghị quyết về việc xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương với kinh phí lấy từ tiền dự án 135 chẳng hạn ?" giao cho UBND xã tổ chức triển khai và thực hiện. HĐND thực hiện chức năng giám sát hoạt động của UBND xã, giám sát tiến độ, chất lượng xây dựng, giám sát việc thực hiện nghị quyết của mình...
    Để có thể hiểu rõ hơn về tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp, bạn có thể tham khảo các văn bản sau:
    a. Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ quốc hội số 310 NQ/UBTVQGH ngày 25 tháng 06 năm 1996 về việc ban hành quy chế hoạt động của HĐND các cấp,
    b. Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994
    c. Hiến pháp 1992 và nghị quyết sửa đổi bổ sung một số điều HP 1992 của QH năm 2002
    d. Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ban hành kèm nghị định 29/1998/NĐ ?" CP.
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 02:32 ngày 08/07/2003

Chia sẻ trang này