1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Tư vấn pháp luật ] VUI LÒNG ĐẶT CÂU HỎI NƠI NÀY :

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi StylishII, 31/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Trước khi trả lời, tôi xin khẳng định với satthutinhdoi rằng HĐND CẤP XÃ KHÔNG NHỮNG CÓ QUYỀN BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT MÀ BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT LÀ MỘT HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA HĐND XÃ TRONG ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA HĐND XÃ Ở ĐỊA PHƯƠNG.
    Một trong những chức năng và hoạt động chủ yếu của HĐND các cấp là ban hành nghị quyết, trong đó có cả HĐND cấp xã. HĐND thực hiện chức năng quản lý của mình chủ yếu thông qua việc ban hành các nghị quyết của HĐND qua các kỳ họp thường kỳ hoặc bất thường của HĐND.
    Điều 9 Luật tổ chức HĐND và UBND quy định như sau:
    Hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp HĐND, hiệu quả hoạt động của Chủ tịch và phó chủ tịch HĐND, UBND và các đại biểu HĐND.
    Khoản 1 - Điều 11 Luật tổ chức HĐND và UBND quy định như sau:
    Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp mình và xuất phát từ lợi ích chung của đất nước, của nhân dân địa phương, HĐND:
    Quyết định những chủ trương và biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Khi quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình HĐND các cấp ra nghị quyết; riêng đối với những nghị quyết về các vấn đề pháp luật quy định thuộc quyền phê chuẩn của cấp trên thì trước khi thi hành phải được cấp trên phê chuẩn.
    Điều 119 Hiến pháp 1992 quy định rõ: HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
    Điều 120 Hiến pháp 1992 quy định về thẩm quyền của HĐND như sau: ?oCăn cứ vào Hiến pháp và pháp luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, HĐND ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương? trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội đời sống, khoa học công nghệ và môi trường, quốc phòng ?" an ninh trật tự xã hội, thực hiện chính sách tôn giáo ?" chính sách xã hội, thi hành pháp luật, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính....
    Kết luận rõ ràng: HĐND các cấp trong đó có cả HĐND cấp xã đều thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình bằng việc ban hành các nghị quyết.
    Đối với trường hợp HĐND cấp xã có thể ví dụ như sau:
    HĐND cấp xã ban hành nghị quyết về việc xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương với kinh phí lấy từ tiền dự án 135 chẳng hạn ?" giao cho UBND xã tổ chức triển khai và thực hiện. HĐND thực hiện chức năng giám sát hoạt động của UBND xã, giám sát tiến độ, chất lượng xây dựng, giám sát việc thực hiện nghị quyết của mình...
    Để có thể hiểu rõ hơn về tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp, bạn có thể tham khảo các văn bản sau:
    a. Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ quốc hội số 310 NQ/UBTVQGH ngày 25 tháng 06 năm 1996 về việc ban hành quy chế hoạt động của HĐND các cấp,
    b. Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994
    c. Hiến pháp 1992 và nghị quyết sửa đổi bổ sung một số điều HP 1992 của QH năm 2002
    d. Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ban hành kèm nghị định 29/1998/NĐ ?" CP.
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 02:32 ngày 08/07/2003
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi với:
    1. Khái niệm Chủ quyền và Quyền chủ quyền khác nhau thế nào?
    2. Có phải Luật điều ước quốc tế có 10 nguyên tắc không?Bao gồm 7 nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế và 3 nguyên tắc riêng của nó.
    OK, em đang học thi Công pháp quốc tế, các bác giúp em cái nhá.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi với:
    1. Khái niệm Chủ quyền và Quyền chủ quyền khác nhau thế nào?
    2. Có phải Luật điều ước quốc tế có 10 nguyên tắc không?Bao gồm 7 nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế và 3 nguyên tắc riêng của nó.
    OK, em đang học thi Công pháp quốc tế, các bác giúp em cái nhá.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  4. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Chủ quyền: là đặc thù của một quốc gia độc lập, có chủ quyền tuyệt đối trên lãnh thổ của mình.
    Theo từ điển từ ngữ thông dụng LQT - ĐH OXFORD Anh định nghĩa chủ quyền như sau: Quyền tối cao của quốc gia trong lĩnh vực đối nội và quyền độc lập của quốc gia trong lĩnh vực đối ngoại.
    Quốc gia thực hiện chủ quyền trên lãnh thổ, nội thuỷ và lãnh hải của mình thông qua hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trên lãnh thổ của mình, quốc gia tiến hành các hoạt động nhằm ổn định chính trị, phát triển kinh tế, tăng cường hợp tác quốc tế. Theo quy định của LQT, các quốc gia luôn bình đẳng về chủ quyền và chủ quyền của mỗi quốc gia cần được tôn trọng.

    Quyền chủ quyền: quyền mà chỉ có quốc gia hoặc một số các cơ quan chính phủ của nó có thể có hay sự sở hữu quyền có tính chất chủ quyền này là vì lợi ích chung của cả quốc gia, và cũng như có khả năng thực hiện các chức năng riêng của các cơ quan này.
    Quyền chủ quyền gắn nhiều tới chủ thể, tới tư cách pháp nhân thực hiện trong một không gian nhất định. Xét trong mối tương quan với quyền tài phán thì: trong khi quyền tài phán hàm ý tới những khía cạnh đặc trưng thực chất, nhất là các quyền, các quyền tự do, các quyền lực... Quyền chủ quyền có nguồn gốc từ chủ quyền lãnh thổ, trong khi quyền tài phán là hệ quả của quyền chủ quyền, có tác dụng bổ trợ, tạo ra môi trường để thực hiện quyền chủ quyền được tốt hơn.
    Ví dụ: Trong vùng đặc quyền kinh tế, do quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trên tài nguyên thiên nhiên, để đảm bảo được quyền chủ quyền này thì quốc gia ven biển phải được hưởng các quyền tài phán đối với các hoạt động có thể gây ảnh hưởng nhất định tới việc thực hiện quyền chủ quyền của mình như các hoạt động lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các công trình, thiết bị trên biển, bảo vệ môi trường và nghiên cứu khoa học biển.
    Mặt khác, dù quyền tài phán gắn bó chặt chẽ với lãnh thổ nhưng nó cũng có thể dựa trên các cơ sở khác như quốc tịch.
    Trong khi chủ quyền và quyền chủ quyền chỉ được thực hiện trên vùng lãnh thổ mà quốc gia có quyền thì quyền tài phán có thể thực hiện ở những nơi mà quốc gia đó không có chủ quyền như quyền tài phán áp dụng trên tàu thuyền treo cờ của họ trong các vùng biển của quốc gia khác.
    Theo nghĩa rộng - quyền tài phán (juridiction) bao gồm:
    - Thẩm quyền đưa ra các quy định, quy phạm (legislative juridiction)
    - Thẩm quyền cảnh sát việc thực hiện (executive juridiction)
    - Thẩm quyền xét xử của toà cho một lĩnh vực cụ thể (judicial juridiction)

    Theo nghĩa hẹp, quyền tài phán chỉ thẩm quyền pháp định của Toà án để xét xử một người hay một sự việc.
    Ngoài phân chia quyền tài phán ra làm hai yếu tố chính: thẩm quyền án sự hay nhân sự, thẩm quyền tài phán còn được phân ra theo tính chất và nhiệm vụ. Trong điều 56 của Công ước Luật biển 1982, quyền tài phán ở đây được chia theo tính chất các hoạt động trên biển: Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; Nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường...
  5. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Chủ quyền: là đặc thù của một quốc gia độc lập, có chủ quyền tuyệt đối trên lãnh thổ của mình.
    Theo từ điển từ ngữ thông dụng LQT - ĐH OXFORD Anh định nghĩa chủ quyền như sau: Quyền tối cao của quốc gia trong lĩnh vực đối nội và quyền độc lập của quốc gia trong lĩnh vực đối ngoại.
    Quốc gia thực hiện chủ quyền trên lãnh thổ, nội thuỷ và lãnh hải của mình thông qua hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trên lãnh thổ của mình, quốc gia tiến hành các hoạt động nhằm ổn định chính trị, phát triển kinh tế, tăng cường hợp tác quốc tế. Theo quy định của LQT, các quốc gia luôn bình đẳng về chủ quyền và chủ quyền của mỗi quốc gia cần được tôn trọng.

    Quyền chủ quyền: quyền mà chỉ có quốc gia hoặc một số các cơ quan chính phủ của nó có thể có hay sự sở hữu quyền có tính chất chủ quyền này là vì lợi ích chung của cả quốc gia, và cũng như có khả năng thực hiện các chức năng riêng của các cơ quan này.
    Quyền chủ quyền gắn nhiều tới chủ thể, tới tư cách pháp nhân thực hiện trong một không gian nhất định. Xét trong mối tương quan với quyền tài phán thì: trong khi quyền tài phán hàm ý tới những khía cạnh đặc trưng thực chất, nhất là các quyền, các quyền tự do, các quyền lực... Quyền chủ quyền có nguồn gốc từ chủ quyền lãnh thổ, trong khi quyền tài phán là hệ quả của quyền chủ quyền, có tác dụng bổ trợ, tạo ra môi trường để thực hiện quyền chủ quyền được tốt hơn.
    Ví dụ: Trong vùng đặc quyền kinh tế, do quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trên tài nguyên thiên nhiên, để đảm bảo được quyền chủ quyền này thì quốc gia ven biển phải được hưởng các quyền tài phán đối với các hoạt động có thể gây ảnh hưởng nhất định tới việc thực hiện quyền chủ quyền của mình như các hoạt động lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các công trình, thiết bị trên biển, bảo vệ môi trường và nghiên cứu khoa học biển.
    Mặt khác, dù quyền tài phán gắn bó chặt chẽ với lãnh thổ nhưng nó cũng có thể dựa trên các cơ sở khác như quốc tịch.
    Trong khi chủ quyền và quyền chủ quyền chỉ được thực hiện trên vùng lãnh thổ mà quốc gia có quyền thì quyền tài phán có thể thực hiện ở những nơi mà quốc gia đó không có chủ quyền như quyền tài phán áp dụng trên tàu thuyền treo cờ của họ trong các vùng biển của quốc gia khác.
    Theo nghĩa rộng - quyền tài phán (juridiction) bao gồm:
    - Thẩm quyền đưa ra các quy định, quy phạm (legislative juridiction)
    - Thẩm quyền cảnh sát việc thực hiện (executive juridiction)
    - Thẩm quyền xét xử của toà cho một lĩnh vực cụ thể (judicial juridiction)

    Theo nghĩa hẹp, quyền tài phán chỉ thẩm quyền pháp định của Toà án để xét xử một người hay một sự việc.
    Ngoài phân chia quyền tài phán ra làm hai yếu tố chính: thẩm quyền án sự hay nhân sự, thẩm quyền tài phán còn được phân ra theo tính chất và nhiệm vụ. Trong điều 56 của Công ước Luật biển 1982, quyền tài phán ở đây được chia theo tính chất các hoạt động trên biển: Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; Nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường...
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Chào ,các bác giúp em phân biệt các khái niệm : cán bộ ,công chức, viên chức nhá . thank các bá`c
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  7. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Chào ,các bác giúp em phân biệt các khái niệm : cán bộ ,công chức, viên chức nhá . thank các bá`c
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  8. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA SATTHUTINHDOI:
    Thế nào là "công chức", "viên chức", "cán bộ" theo quy định của pháp luật phải không?
    Đầu tiên: tôi xin đưa ra một số phân biệt và khái niệm giải nghĩa bằng từ điển tiếng Việt.
    Thứ nhất ?" phân tích từ công chức:
    Công: có thể hiểu là thuộc về nhà nước, thuộc về lĩnh vực công cộng, chung cho mọi người (đây có thể hiểu là chức năng công cộng của Nhà nước) ?" phân biệt với tư.
    Chức: là danh vị thể hiện cấp bậc, quyền hạn và trách nhiệm của một người trong hệ thống tổ chức của nhà nước hay đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội....
    Công chức: Là người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong cơ quan nhà nước, được hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp.
    Viên: Từ dùng để chỉ từng người giữ chức vụ nào đó trong xã hội (trong xã hội cũ thường dùng với nghĩa không coi trọng ?" Viên thư lại, viên tri phủ...)
    Viên chức: Là người làm việc trong một cơ quan của nhà nước hay trong một sở tư
    Cán bộ: Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước. Cán bộ nhà nước, cán bộ khoa học, cán bộ chính trị. Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ.
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
    Mặc dù pháp lệnh cán bộ, công chức chỉ quy định về cán bộ, công chức ?" tuy nhiên trong hệ thống pháp luật hiện hành nói chung, kể cả Hiến pháp và các văn bản ban hành trước đây, cũng như ngay trong các nghị định cụ thể hoá Pháp lệnh vẫn sử dụng và thừa nhận sự tồn tại đồng thời của cả 3 khái niệm ?ocán bộ?, ?ocông chức?, ?oviên chức?.
    CÔNG CHỨC
    Theo Pháp lệnh cán bộ công chức ban hành ngày 26/2/1998 nêu ra định nghĩ cán bộ công chức như sau:
    Cán bộ công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
    Cần lưu ý Pháp lệnh Cán bộ công chức (26/2/98) và Nghị định 96/1998/NĐ ?" CP ?ovề chế độ thôi việc đối với cán bộ công chức? ban hành ngày 17/11/1998 thì điều chỉnh chung đối với cả cán bộ và công chức.
    Trong khi đó, 02 nghị định khác ban hành cùng ngày (cũng cụ thể hoá, hướng dẫn thi hành Pháp lệnh): Nghị định 95/1998/NĐ ?" CP ngày 17/11/1998 ?ovề tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức?, Nghị định số 97/1998/CP ?" NĐ ngày 17/11/1998 ?ovề xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức? như tên gọi của chúng, lại chỉ điều chỉnh riêng đối với công chức.
    Chính vì thế mà chúng ta có thể thấy các văn bản mới chú trọng quy định hơn về chế độ công chức.
    Điều 1: Công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
    Công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp, trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước, mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
    CÁN BỘ
    Về khái niệm cán bộ: không chỉ pháp lệnh 1998, mà ngay cả Hiến pháp 1992 cũng quy định về ?ocán bộ, viên chức? - Điều 8 HP 92.
    Điều 1 Nghị định 95 quy định chỉ những người nói tại các khoản 3 và 5 của Đ1 Pháp lệnh là công chức, nên có thể suy ra tất cả những người nói tại các khoản còn lại (1,2, và 4) là ?ocán bộ?. Tuy nhiên kết luận này chưa hoàn toàn chính xác, bởi lẽ: theo khoản 1 điều 1 pháp lệnh cán bộ công chức thì, ?ocán bộ? là những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ, có thể làm việc trong mọi tổ chức cấu thành của hệ thống chính trị.
    Đồng thời, xét theo danh sách những cơ quan, tổ chức có biên chế công chức được liệt kê tại Điều 1 Nghị định 95 thì trong các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế nhà nước không có công chức mà chỉ có cán bộ (trừ các công chức biệt phái).
    Theo khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh thì những người làm việc tại cơ quan chính quyền xã, phường, thị trấn cũng là cán bộ (vì họ cũng là những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ).
    Như vậy, khái niệm ?ocán bộ? còn nhiều điểm chưa rõ ràng.
    VIÊN CHỨC
    Mặc dù pháp lệnh cán bộ công chức không nêu rõ thế nào là viên chức, tuy nhiên, trong các quy định của pháp luật hiện hành thì có khá nhiều điều khoản có đề cập tới khái niệm ?oviên chức?.
    Từ Hiến pháp - Điều 8 khoản 1 Điều 112 Hiến pháp 1992 cho tới Luật - Điều 4 Bộ Luật lao động có đề cập tới khái niệm viên chức và cả các nghị định - Nghị định số 47/CP ngày 3/5/1997 ?ovề việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra? có hiệu lực từ 15/5/1997... Nghị định 95/1998/NĐ ?" CP có quy định: ?o...trong trường hợp người dự tuyển đã là sỹ quan trong lực lượng vũ trang hoặc là viên chức trong doanh nghiệp nhà nước...? Đ 6; hoặc ?oCông chức chuyển ngạch chuyên môn này sang ngạch chuyên môn khác hoặc những viên chức làm việc ở doanh nghiệp nhà nước được tuyển dụng và xếp lương vào ngạch công chức trước khi ban hành Nghị định 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ...( Đ 27)...
    Các nghị định trên mới chỉ nhắc tới ?oviên chức? làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, nhưng không chỉ rõ đích danh họ là ai. Họ có phải là ?othành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trường các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước: (khoản 3 điều 30 nghị định 95) không? Để trả lời được câu hỏi này, căn cứ vào pháp luật hiện hành thì cũng không thể có câu trả lời chính xác.
    Mặc dù không có định nghĩa về khái niệm viên chức, xong vẫn có thể hiểu nghĩa viên chức như sau: là người giữ một chức vụ nhất định trong các cơ quan, tổ chức nhà nước và được hưởng lương đối với việc thực hiện một công việc nhất định trong lĩnh vực hoạt động công vụ nhà nước.
    Vậy có thể thấy khái niệm ?oviên chức? được hiểu rộng hơn khái niệm công chức và bao hàm khái niệm này.
    Văn bản bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về nội dung này:
    Giáo trình Luật hành chính - ĐHQG HN - TS. Nguyễn Cửu Việt.
    Hiến pháp 1992
    Pháp lệnh công chức 26/2/1998
    Nghị quyết sửa đổi bổ sung một số điều Pháp lệnh công chức của UBTVQH năm 2000.
    Nghị định của chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần ngày 12/09/2001.
    Nghị định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức - số 95/1998/NĐ - CP ban hành ngày 17/11/1998.
    Nghị định xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức số 97/1998/NĐ - CP ban hành ngày 17/11/1998.
    Công văn về việc nâng ngạch và chuyển xếp lương đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước của BLĐTBXH số288/LĐTBXH - TL ngày 28/1/2002
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 01:33 ngày 14/07/2003
  9. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA SATTHUTINHDOI:
    Thế nào là "công chức", "viên chức", "cán bộ" theo quy định của pháp luật phải không?
    Đầu tiên: tôi xin đưa ra một số phân biệt và khái niệm giải nghĩa bằng từ điển tiếng Việt.
    Thứ nhất ?" phân tích từ công chức:
    Công: có thể hiểu là thuộc về nhà nước, thuộc về lĩnh vực công cộng, chung cho mọi người (đây có thể hiểu là chức năng công cộng của Nhà nước) ?" phân biệt với tư.
    Chức: là danh vị thể hiện cấp bậc, quyền hạn và trách nhiệm của một người trong hệ thống tổ chức của nhà nước hay đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội....
    Công chức: Là người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong cơ quan nhà nước, được hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp.
    Viên: Từ dùng để chỉ từng người giữ chức vụ nào đó trong xã hội (trong xã hội cũ thường dùng với nghĩa không coi trọng ?" Viên thư lại, viên tri phủ...)
    Viên chức: Là người làm việc trong một cơ quan của nhà nước hay trong một sở tư
    Cán bộ: Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước. Cán bộ nhà nước, cán bộ khoa học, cán bộ chính trị. Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ.
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
    Mặc dù pháp lệnh cán bộ, công chức chỉ quy định về cán bộ, công chức ?" tuy nhiên trong hệ thống pháp luật hiện hành nói chung, kể cả Hiến pháp và các văn bản ban hành trước đây, cũng như ngay trong các nghị định cụ thể hoá Pháp lệnh vẫn sử dụng và thừa nhận sự tồn tại đồng thời của cả 3 khái niệm ?ocán bộ?, ?ocông chức?, ?oviên chức?.
    CÔNG CHỨC
    Theo Pháp lệnh cán bộ công chức ban hành ngày 26/2/1998 nêu ra định nghĩ cán bộ công chức như sau:
    Cán bộ công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
    Cần lưu ý Pháp lệnh Cán bộ công chức (26/2/98) và Nghị định 96/1998/NĐ ?" CP ?ovề chế độ thôi việc đối với cán bộ công chức? ban hành ngày 17/11/1998 thì điều chỉnh chung đối với cả cán bộ và công chức.
    Trong khi đó, 02 nghị định khác ban hành cùng ngày (cũng cụ thể hoá, hướng dẫn thi hành Pháp lệnh): Nghị định 95/1998/NĐ ?" CP ngày 17/11/1998 ?ovề tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức?, Nghị định số 97/1998/CP ?" NĐ ngày 17/11/1998 ?ovề xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức? như tên gọi của chúng, lại chỉ điều chỉnh riêng đối với công chức.
    Chính vì thế mà chúng ta có thể thấy các văn bản mới chú trọng quy định hơn về chế độ công chức.
    Điều 1: Công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
    Công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp, trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước, mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
    CÁN BỘ
    Về khái niệm cán bộ: không chỉ pháp lệnh 1998, mà ngay cả Hiến pháp 1992 cũng quy định về ?ocán bộ, viên chức? - Điều 8 HP 92.
    Điều 1 Nghị định 95 quy định chỉ những người nói tại các khoản 3 và 5 của Đ1 Pháp lệnh là công chức, nên có thể suy ra tất cả những người nói tại các khoản còn lại (1,2, và 4) là ?ocán bộ?. Tuy nhiên kết luận này chưa hoàn toàn chính xác, bởi lẽ: theo khoản 1 điều 1 pháp lệnh cán bộ công chức thì, ?ocán bộ? là những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ, có thể làm việc trong mọi tổ chức cấu thành của hệ thống chính trị.
    Đồng thời, xét theo danh sách những cơ quan, tổ chức có biên chế công chức được liệt kê tại Điều 1 Nghị định 95 thì trong các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế nhà nước không có công chức mà chỉ có cán bộ (trừ các công chức biệt phái).
    Theo khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh thì những người làm việc tại cơ quan chính quyền xã, phường, thị trấn cũng là cán bộ (vì họ cũng là những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ).
    Như vậy, khái niệm ?ocán bộ? còn nhiều điểm chưa rõ ràng.
    VIÊN CHỨC
    Mặc dù pháp lệnh cán bộ công chức không nêu rõ thế nào là viên chức, tuy nhiên, trong các quy định của pháp luật hiện hành thì có khá nhiều điều khoản có đề cập tới khái niệm ?oviên chức?.
    Từ Hiến pháp - Điều 8 khoản 1 Điều 112 Hiến pháp 1992 cho tới Luật - Điều 4 Bộ Luật lao động có đề cập tới khái niệm viên chức và cả các nghị định - Nghị định số 47/CP ngày 3/5/1997 ?ovề việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra? có hiệu lực từ 15/5/1997... Nghị định 95/1998/NĐ ?" CP có quy định: ?o...trong trường hợp người dự tuyển đã là sỹ quan trong lực lượng vũ trang hoặc là viên chức trong doanh nghiệp nhà nước...? Đ 6; hoặc ?oCông chức chuyển ngạch chuyên môn này sang ngạch chuyên môn khác hoặc những viên chức làm việc ở doanh nghiệp nhà nước được tuyển dụng và xếp lương vào ngạch công chức trước khi ban hành Nghị định 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ...( Đ 27)...
    Các nghị định trên mới chỉ nhắc tới ?oviên chức? làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, nhưng không chỉ rõ đích danh họ là ai. Họ có phải là ?othành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trường các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước: (khoản 3 điều 30 nghị định 95) không? Để trả lời được câu hỏi này, căn cứ vào pháp luật hiện hành thì cũng không thể có câu trả lời chính xác.
    Mặc dù không có định nghĩa về khái niệm viên chức, xong vẫn có thể hiểu nghĩa viên chức như sau: là người giữ một chức vụ nhất định trong các cơ quan, tổ chức nhà nước và được hưởng lương đối với việc thực hiện một công việc nhất định trong lĩnh vực hoạt động công vụ nhà nước.
    Vậy có thể thấy khái niệm ?oviên chức? được hiểu rộng hơn khái niệm công chức và bao hàm khái niệm này.
    Văn bản bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về nội dung này:
    Giáo trình Luật hành chính - ĐHQG HN - TS. Nguyễn Cửu Việt.
    Hiến pháp 1992
    Pháp lệnh công chức 26/2/1998
    Nghị quyết sửa đổi bổ sung một số điều Pháp lệnh công chức của UBTVQH năm 2000.
    Nghị định của chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần ngày 12/09/2001.
    Nghị định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức - số 95/1998/NĐ - CP ban hành ngày 17/11/1998.
    Nghị định xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức số 97/1998/NĐ - CP ban hành ngày 17/11/1998.
    Công văn về việc nâng ngạch và chuyển xếp lương đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước của BLĐTBXH số288/LĐTBXH - TL ngày 28/1/2002
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 01:33 ngày 14/07/2003
  10. HOAINAM182

    HOAINAM182 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Có việc nhờ anh No_fear đây , anh trả lời nhanh cho em nhá . Chuyện là thế này : " Vào năm 1995 , anh A đã dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( do UBND phường đóng dấu ) đem thế chấp tại NHCT chi nhánh tỉnh C vay 140 tr . Trong đơn xin thế chấp , anh A đã giả chữ ký của vợ mình _ vì chị vợ không đồng ý cho chồng thế chấp . Mặt khác , anh A lại không có hộ khẩu tại tỉnh C , mà chỉ có vợ con của anh là có hộ khẩu tại đây . Lô đất thế chấp là lô đất mà gia đình anh đang sinh sống .
    Sau một thờ gian , vì kinh doanh thua lỗ nên anh A đã mất khả năng chi trả khoản nợ nói trên . Anh A đã bỏ trốn khỏi địa phương . Ngân hàng đã nhiều lần gửi giấy đòi nợ nhưng không có kết quả , vì vậy NH đã nhờ TAND xủ lý vụ việc . TAND đã tuyên là anh A có nợ của NHCT và đã gửi văn bản sang Đội thi hành án yêu cầu đòi nợ .
    Chị vợ anh A ở nhà đã trả cho NHCT hai lần , một lần là 70tr vào năm 1999 và lần thứ hai là 36 tr vào năm 2001 . Sau khi trả tiền lần hai thì NHCT đã cho chị rút toàn bộ hồ sơ . Nhưng thời gian gần đây , bên Đội thi hành án đã nhiều lần gửi giấy triệu tập anh A lên giải quyết vấn đề thu hồi nợ .
    Vậy cho em hỏi anh NF là , trong trường hợp trên thì chuyện nợ nần đã được giải quyết xong giữa NH với gia đình anh A ( mặc dù còn 36 tr nhưng NH cũng không đòi nữa ) . Vậy Đội hành án còn có quyền gì ở đây nữa không ???

Chia sẻ trang này