1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Tư vấn pháp luật ] VUI LÒNG ĐẶT CÂU HỎI NƠI NÀY :

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi StylishII, 31/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Cháu trai hay gái đây hả ? Bi nhiêu tuổi, học đến đâu ?
    Nhà khá giả ====> xin di dân cả gia đình bằng lý do đầu tư là ngon lành nhất . ( cái này thấy dễ mà rất ít người dám làm vì không dám thành khẩn khai báo tài sản ) .
    Kết hôn tuy dễ mà khó .
    Dễ là đã làm được hôn thú, không có gì gian trá trong hồ sơ thì chắc chắn là đi nhanh hơn qua Mỹ .
    Khó là chỉ dân trọc đầu thì mới chịu ký hôn thú kiểu này, mà dây vào dân không có tóc thì mệt mỏi lắm .
    Nếu là nữ, ký với 1 cậu trọc đầu ở đây, Tìm được thì dễ, nhưng phải chung sống suốt 3 năm thì có khi mất cả chì lẫn chài đấy .
    ( Nói thêm luôn : Các cô gái đèm đẹp, dễ thương nên chú ý : Tại Cali vừa có 1 cô rất rất đẹp ( trợ lý của tớ thua xa lắc xa lơ )dại dột qua bằng diện fianceé vừa gọi qua báo động SOS vì khi con ong đã tỏ đường đi lối về thì lại không chịu ký hôn thú nữa, cô này hiện bị đuổi ra khỏi nhà và đang tá túc nhờ mấy người bạn cùng lớp Anh ngữ ) chờ cơ hội khác vì xe cộ, nhà cửa ở VN đã bán sạch cả, không còn mặt mũi nào để về nước nữa . đồng chí tiểu hài đồng có muốn " hứa hẹn " gì thì giơ tay lên nhá tớ thì thèm quá nhưng cũng chịu vì ván đã lỡ đóng thuyền .
    Nếu là Nam cũng chưa hẳn là an toàn đâu đấy !
    Đã làm hôn thú thì chắc phải là dân có tiền! qua đây, cô vợ hờ cànáđiên cứ nay ngủ với Mỹ đen , mai với Mỹ trắng, sinh ra đứa con chocolat thì cũng vẫn phải nhận làm con cho đến khi đứa bé 18 tuổi đấy . Mà loại con gái ở đây ham tiền đến mức ký hôn thú giả thì nêni coi chừng ...
    Hiệu quả nhất và tin tướng nhất vẫn là trao đổi " tù binh "
    Theo kiểu : " Mày lấy em tao thì tao lấy em mày " là chắc cú nhất .
    Với chiêu này, biết đâu giả lại thành thật đấy .
    Còn du học thì dễ mà ... đưa tiền đây, tớ lo cho , điều kiện qua học rất dễ, chỉ 3 tháng là qua được nhưng mà tụi Canada đã đặt ra điều kiện rất là kỳ thị địa phương là : Giấy khai sinh ghi ở Hải Phòng thì bị từ chối ngay .
    Nhưng mà qua để học đàng hoàng đấy nhé . muốn ở lại lại là chuyện khác .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 09:33 ngày 26/10/2004
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 17:48 ngày 05/12/2004
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Cháu trai hay gái đây hả ? Bi nhiêu tuổi, học đến đâu ?
    Nhà khá giả ====> xin di dân cả gia đình bằng lý do đầu tư là ngon lành nhất . ( cái này thấy dễ mà rất ít người dám làm vì không dám thành khẩn khai báo tài sản ) .
    Kết hôn tuy dễ mà khó .
    Dễ là đã làm được hôn thú, không có gì gian trá trong hồ sơ thì chắc chắn là đi nhanh hơn qua Mỹ .
    Khó là chỉ dân trọc đầu thì mới chịu ký hôn thú kiểu này, mà dây vào dân không có tóc thì mệt mỏi lắm .
    Nếu là nữ, ký với 1 cậu trọc đầu ở đây, Tìm được thì dễ, nhưng phải chung sống suốt 3 năm thì có khi mất cả chì lẫn chài đấy .
    ( Nói thêm luôn : Các cô gái đèm đẹp, dễ thương nên chú ý : Tại Cali vừa có 1 cô rất rất đẹp ( trợ lý của tớ thua xa lắc xa lơ )dại dột qua bằng diện fianceé vừa gọi qua báo động SOS vì khi con ong đã tỏ đường đi lối về thì lại không chịu ký hôn thú nữa, cô này hiện bị đuổi ra khỏi nhà và đang tá túc nhờ mấy người bạn cùng lớp Anh ngữ ) chờ cơ hội khác vì xe cộ, nhà cửa ở VN đã bán sạch cả, không còn mặt mũi nào để về nước nữa . đồng chí tiểu hài đồng có muốn " hứa hẹn " gì thì giơ tay lên nhá tớ thì thèm quá nhưng cũng chịu vì ván đã lỡ đóng thuyền .
    Nếu là Nam cũng chưa hẳn là an toàn đâu đấy !
    Đã làm hôn thú thì chắc phải là dân có tiền! qua đây, cô vợ hờ cànáđiên cứ nay ngủ với Mỹ đen , mai với Mỹ trắng, sinh ra đứa con chocolat thì cũng vẫn phải nhận làm con cho đến khi đứa bé 18 tuổi đấy . Mà loại con gái ở đây ham tiền đến mức ký hôn thú giả thì nêni coi chừng ...
    Hiệu quả nhất và tin tướng nhất vẫn là trao đổi " tù binh "
    Theo kiểu : " Mày lấy em tao thì tao lấy em mày " là chắc cú nhất .
    Với chiêu này, biết đâu giả lại thành thật đấy .
    Còn du học thì dễ mà ... đưa tiền đây, tớ lo cho , điều kiện qua học rất dễ, chỉ 3 tháng là qua được nhưng mà tụi Canada đã đặt ra điều kiện rất là kỳ thị địa phương là : Giấy khai sinh ghi ở Hải Phòng thì bị từ chối ngay .
    Nhưng mà qua để học đàng hoàng đấy nhé . muốn ở lại lại là chuyện khác .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 09:33 ngày 26/10/2004
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 17:48 ngày 05/12/2004
  3. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Hỏi:
    xin cho tôi hỏi/ 1 người nước ngoài(làm việc tại việt nam) muốn mang phương tiện di chuyển (xe moto phân khối lớn) của anh ta sang việt nam để sử dụng thì cần những thủ tục gì?và nếu anh ta mang 2 quốc tịch ,1 trong đó là việt nam thì mọi thủ tục có gì khác không?
    ---------------------------------------
    Đáp:
    Căn cứ vào QĐ 258-TTg/1993 về việc sử dụng xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 thì chỉ có những đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (quân đội, công an), Thuế vụ, Hải quan, Kiểm lâm và các tổ chức, cá nhân hoạt động thể thao có nhu cầu, được phép đăng ký, sử dụng xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên để phục vụ công tác (dưới đây gọi tắt là xe mô tô 175 cm3 trở lên).
    Vì vậy nếu bạn hỏi về việc nhập khẩu xe môtô từ 175 cm3 trở lên để sử dụng là hoàn toàn không được. Đối tượng duy nhất được đăng ký xe tư nhân là vận động viên môtô. Trường hợp này khi đăng ký xe, ngoài các giấy tờ như:
    *Tờ khai đăng ký.
    *Chứng từ mua bán, chuyển nhượng xe.
    *Chứng từ nguồn gốc xe.
    *Chứng từ đã nộp phí trước bạ. (theo mẫu)
    Còn cần phải trình thêm giấy chứng nhận là vận động viên môtô, do Tổng cục Thể dục Thể thao cấp. Tuy nhiên bạn có thể mua và sử dụng những loại xe mô tô dưới 175 cm3 có bán trên thị trường Vn để sử dụng. Thủ tục đăng ký theo quy định như sau:
    CÁC LOẠI GIẤY TỜ CỦA CHỦ XE KHI ĐẾN ĐĂNG KÝ XE:
    -Chủ xe là người Việt Nam định cư ở nước ngoài(Người đã làm thủ tục xác nhận là người có quốc tịch VN, đã được cấp hộ chiếu VN-trường hợp 2 quốc tịch mà bạn nêu): giấy khai báo tạm trú theo quy định và xuất trình hộ chiếu (còn giá trị).
    Chủ xe là người nước ngoài:
    - Người nước ngoài (kể cả người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài): xuất trình hộ chiếu (còn giá trị) và giấy giới thiệu của cơ quan Việt Nam quản lý người nước ngoài đó.
    - Người có thân phận ngoại giao: xuất trình chứng minh thư ngoại giao (còn giá trị) và giấy giới thiệu của Cục phục vụ ngoại giao đoàn hoặc Sở Ngoại vụ.
    - Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam: xuất trình hộ chiếu (còn giá trị) giấy phép lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên cấp.
    Và các loại giấy tờ nêu trên.(*)
    Nộp hồ sơ tại phòng Cảnh sát giao thông Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. (căn cứ TT số 01/2002/TT-BCA(C11) ).
    Được longlanh sửa chữa / chuyển vào 12:40 ngày 27/10/2004
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 18:04 ngày 05/12/2004
  4. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Hỏi:
    xin cho tôi hỏi/ 1 người nước ngoài(làm việc tại việt nam) muốn mang phương tiện di chuyển (xe moto phân khối lớn) của anh ta sang việt nam để sử dụng thì cần những thủ tục gì?và nếu anh ta mang 2 quốc tịch ,1 trong đó là việt nam thì mọi thủ tục có gì khác không?
    ---------------------------------------
    Đáp:
    Căn cứ vào QĐ 258-TTg/1993 về việc sử dụng xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 thì chỉ có những đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (quân đội, công an), Thuế vụ, Hải quan, Kiểm lâm và các tổ chức, cá nhân hoạt động thể thao có nhu cầu, được phép đăng ký, sử dụng xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên để phục vụ công tác (dưới đây gọi tắt là xe mô tô 175 cm3 trở lên).
    Vì vậy nếu bạn hỏi về việc nhập khẩu xe môtô từ 175 cm3 trở lên để sử dụng là hoàn toàn không được. Đối tượng duy nhất được đăng ký xe tư nhân là vận động viên môtô. Trường hợp này khi đăng ký xe, ngoài các giấy tờ như:
    *Tờ khai đăng ký.
    *Chứng từ mua bán, chuyển nhượng xe.
    *Chứng từ nguồn gốc xe.
    *Chứng từ đã nộp phí trước bạ. (theo mẫu)
    Còn cần phải trình thêm giấy chứng nhận là vận động viên môtô, do Tổng cục Thể dục Thể thao cấp. Tuy nhiên bạn có thể mua và sử dụng những loại xe mô tô dưới 175 cm3 có bán trên thị trường Vn để sử dụng. Thủ tục đăng ký theo quy định như sau:
    CÁC LOẠI GIẤY TỜ CỦA CHỦ XE KHI ĐẾN ĐĂNG KÝ XE:
    -Chủ xe là người Việt Nam định cư ở nước ngoài(Người đã làm thủ tục xác nhận là người có quốc tịch VN, đã được cấp hộ chiếu VN-trường hợp 2 quốc tịch mà bạn nêu): giấy khai báo tạm trú theo quy định và xuất trình hộ chiếu (còn giá trị).
    Chủ xe là người nước ngoài:
    - Người nước ngoài (kể cả người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài): xuất trình hộ chiếu (còn giá trị) và giấy giới thiệu của cơ quan Việt Nam quản lý người nước ngoài đó.
    - Người có thân phận ngoại giao: xuất trình chứng minh thư ngoại giao (còn giá trị) và giấy giới thiệu của Cục phục vụ ngoại giao đoàn hoặc Sở Ngoại vụ.
    - Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam: xuất trình hộ chiếu (còn giá trị) giấy phép lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên cấp.
    Và các loại giấy tờ nêu trên.(*)
    Nộp hồ sơ tại phòng Cảnh sát giao thông Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. (căn cứ TT số 01/2002/TT-BCA(C11) ).
    Được longlanh sửa chữa / chuyển vào 12:40 ngày 27/10/2004
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 18:04 ngày 05/12/2004
  5. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    hoakhongtim hơi bị "cà rốt" nên mong các bác chỉ giúp hợp đồng 2 bên, hợp đồng 3 bên là gì?
    có phải hợp đồng 2 bên là có 2 bên chủ thể trong hợp đồng, còn hợp đồng 3 bên là có 3 bên chủ thể, trong đó có 2 bên chính và 1 bên có quyền, nghĩa vụ liên quan kg ạ?
  6. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    hoakhongtim hơi bị "cà rốt" nên mong các bác chỉ giúp hợp đồng 2 bên, hợp đồng 3 bên là gì?
    có phải hợp đồng 2 bên là có 2 bên chủ thể trong hợp đồng, còn hợp đồng 3 bên là có 3 bên chủ thể, trong đó có 2 bên chính và 1 bên có quyền, nghĩa vụ liên quan kg ạ?
  7. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    MỘT VÀI VỤ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG ĐÓ CÓ MỘT BÊN LÀ VIỆT NAM​
    Thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại giữa các thương nhân có quốc tịch khác nhau hoặc trụ sở thương mại ở các nước khác nhau nhằm mục đích thu lợi nhuận. Thương mại quốc tế lfa tổng hoà các hoạt động mậu dịch đối ngoại của các nước. Hoạt động thương mại quốc tế là một hoạt động phức tạp, liên quan đến nhiều quốc gia và nhiều chủ thể ở nhiều nước khác nhau tham gia. Do đó, trong hoạt động thương mại quốc tế thường xuyên nảy sinh tranh chấp.
    Tranh chấp trong thương mại quốc tế là những bất đồng xảy ra trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế mà chủ yếu là khi thực hiện các hợp đồng thương mại quốc tế.
    Tranh chấp là điều khó tránh khỏi trong thương mại quốc tế và có thể xuất phát từ nhiều căn nguyên nguồn cội khác nhau:
    Tranh chấp phát sinh do chất lượng hàng hoá không đảm bảo, bên bán giao hàng không đúng phẩm chất như trường hợp:
    Vụ tranh chấp giữa công ty Sungai Budi của Indonesia với Công ty sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu của Bộ Thương Mại (Prosimex). Ngày 11/9/1995, Prosimex ký hợp đồng với Công ty Sungai Budi bán lạc nhân loại I, tổng giá trị hợp đồng là 673.645 USD. Hợp đồng được thanh toán theo L/C số 11MLC023/10. Chất lượng hàng hoá do Vinacontrol giám định. Ngày 20/12/1995, tàu cập cảng Indonesia và Sungai Budi thuê giám định của Indonesia (ICO) giám định chất lượng hàng hoá. Bản giám định chất lượng của ICO cho thấy hàng không đảm bảo chất lượng theo chủng loại hàng loại I và Sungai Budi yêu cầu ngân hàng Cre*** Agricol Indosuez ngừng thanh toán cho Prosimex. Sau đó, Prosimex đề nghị bộ thương mại là cơ quan trung gian đứng ra giải quyết tranh chấp. Kết quả giám định của Vinacontrol cho thấy chất lượng hàng hoá phù hợp tại cảng đi và cảng đến, và hợp đồng chỉ đích danh Vinacontrol là giám định duy nhất, do đó kết quả giám định của ICO không có hiệu lực. Sau đó, văn bản thoả thuận giữa Sungai Budi và Prosimex đã được xác lập, theo đó Sungai Budi chấp nhận bồi thường thiệt hại cho Prosimex là 87.573,85 USD. Việc thanh toán này đã được thực hiện 14 ngày sau khi ký kết thoả thuận giữa hai bên.
    Tranh chấp có thể phát sinh do khâu thanh toán của các bên (60% vụ tranh chấp thương mại quốc tế phát sinh từ căn nguyên này)
    Tranh chấp phát sinh trong việc giải quyết khoản nợ 10 máy cư Forresmill giữa Công ty dịch vụ đầu tư, xuất khẩu tổng hợp Đồng Tháp Mười (GEDOSICO) với công ty Việt ?" Úc, hoặc tranh chấp giữa công ty sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu khoa học kỹ thuật (Satechimex) và công ty CFA (Corporation Franco Asiatique ?" Singapore) về việc giải quyết khoản tiền nợ động giữa hai bên.
    Sở dĩ xuất hiện những tranh chấp thương mại quốc tế trên vì lý do điều khoản thanh toán ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên, mặt khác vì thanh toán khá phức tạp lại kéo dài trong một thời gian có thể dẫn đến hiện tượng chênh lệch giá.
    Sự không cẩn thận của người mua làm phát sinh tranh chấp thương mại quốc tế
    Vụ tranh chấp giữa công ty XNK của Nam Phi với Tổng công ty rau quả Việt Nam (vegetexco). Công ty của Nam Phi mua của Vegetexco 274 tấn chuối sấy khô và lạc nhân. Trong quá trình vận chuyển, công ty của Nam Phi đã không chú ý tới việc bao bì đóng gói dùng container không có cửa thông gió để chuyên chở. Khi tới cảng đã phải dỡ toàn bộ khối lượng chuối sấy khô đã bị hư hỏng phải chế biến lại. Nguyên nhân là do container quá kín, thời tiết bên ngoài lại nóng nên chuối bị ẩm và dẫn đến mốc toàn bộ. Chi phí chế biến lại mất 420 triệu đồng Việt Nam. Bên mua là Nam Phi đã đòi Vegetexco bồi thường một nửa vì đã không thông báo cho người mua biết. Phía Nam Phi lập luận rằng vì người mua mới nhập lần đầu tiên và là bạn hàng mới nên Vegetexco phải bồi thường một nửa chi phí. Vegetexco chỉ chấp nhận trả 50 triệu và khẳng định đây không phải là số tiền bồi thường mà là khoản giúp đỡ vì công ty Nam Phi là bạn hàng mới. Sau khi thương lượng, hai bến đã đi đến thống nhất số tiền như Vegetexco đã xác định.
    Tranh chấp thương mại quốc tế phát sinh do xung đột phát luật, áp dụng pháp luật và giải thích pháp luật
    Ngày 13/8/1980, PEC, một công ty hoạt động theo Luật nước Anh ký một hợp đồng với một công ty thương mại quốc doanh Việt Nam (VIETRADE). Hợp đồng này nhằm cung cấp và lắp đặt một hệ thống ống dẫn hoàn chỉnh, kể cả trạm bơm và các phương tiện thông tin để vận chuyển khí thiên nhiên. Tổng giá trị hợp đồng là 57 triệu USD. Một khoản tiền nữa là 20,5 triệu đồng VN (1 USD = 10 đồng VN theo tỷ giá lúc đó) được trả cho việc mua hàng hoá và dịch vụ nội địa tại VN. Hợp đồng được soạn thảo bằng tiếng Pháp. Hợp đồng quy định nhiều điều khoản, trong đó có một số điều khoản quan trọng là:
    a. Áp dụng luật Việt Nam đối với tranh chấp xảy ra
    b. Phương thương mại quốc tế Giơnevơ sẽ là Toà án trọng tài để giải quyết tranh chấp xảy ra.
    c. Thời hạn hoàn thành hợp đồng là ngày 11/11/1982
    d. Trường hợp xảy ra chậm trễ trong việc hoàn thành sẽ áp dụng hình thức phạt một khoản tiền là 0,5% giá trị hợp đồng cho mỗi tuần chậm trễ.
    Công ty thầu PEC đã ký một hợp đồng phụ mua tất cả các tuốc bin quan trọng với một công ty ở Anh có tên là TUNAROUND. Tổng trị giá của hợp đồng là 8 triệu USD.
    Ngôn ngữ hợp đồng là tiếng Anh. Các điều khoản quan trọng của hợp đồng được xác định là:
    a. Sẽ áp dụng luật của nước Anh khi tranh chấp phát sinh (cụ thể là Đạo luật trọng tài 1979).
    b. Toà án nước Anh sẽ là Toà án trọng tài.
    c. Hạn giao tuốc bin cuối cùng là ngày 12/1/1982
    d. Trường hợp giao hàng chậm sẽ phải bồi thường thiệt hại một khoản tiền là 0,5% đối với mỗi tuần lễ chậm trễ của mỗi lần giao chậm với số tiền tối đa là bằng tổng giá trị hàng đặt.
    e. Ngoài ra: ?oMọi chi phí trực tiếp do PEC phải chi do hậu quả của việc TURNAROUND giao hàng chậm sẽ phải bồi thường lại cho PEC.?
    DIỄN TIẾN VỤ VIỆC
    Hai chuyến hàng đầu tiên được giao đúng thời hạn. Nhưng chuyến thứ ba và chuyến cuối cùng xảy ra chậm trễ như sau:
    a. TURNAROUND gặp trục trặc với bên bán license nước ngoài và những tuốc bin này mai tới 26/1/1982 mới chuyển được đến thành phố HCM. Thời gian chậm trễ là 2 tuần lễ.
    b. Tại cảng TP HCM việc giao hàng lại bị chậm hai tuần nữa do khó khăn khi bốc dỡ hàng.
    PEC đã không hoàn thành đúng thời hạn. Thêm vào đó công ty vận tải VIETRANSPORT lại giao xi măng rất chậm, do đó, Trụ sở trung tâm kiểm soát (Control Centre Building) không được hoàn thành đúng thời hạn. Và cuối cùng mãi tới ngày 18/12/1982 công trình mới được hoàn thành và như vậy là bị chậm 5 tuần lễ.
    Trên cơ sở vụ việc như vậy, các bên đã có những hành động sau:
    - Phía VIETRADE đòi PEC trả tiền phạt 2,5% giá trị hợp đồng, quy ra là 141.500 USD và 525.000 đồng Việt Nam
    - Phía PEC lập luận là họ đã hợp đồng với TURNAROUND nên TURNAROUND phải có trách nhiệm với khoản tiền phạt và các khoản đền bù khác, cụ thể là:
    + Bồi thường thiệt hại do giao tuốc bin chậm là 80.000 USD
    + Ngừng việc của các nhân viên PEC tại hiện trường là 25.000 USD
    + Huỷ bỏ hợp đồng vận chuyển với VIETRANSPORT là 400.000 đồng VN
    +Lương trả thêm cho cán bộ, nhân viên phải ở lại để hoàn thành công việc là 680.000 đồng Việt Nam
    +Các chi phí do bên thầu phụ gánh chịu với một đội ngũ xây dựng 50 người do sự chậm trễ của TURNAROUND là 106.000 USD
    Từ đó PEC tính ra tổng cộng các khoản tiền phải trả là 325.000 USD và 1.605.000 đồng VN.
    Tuy nhiên, TURNAROUND lại nhìn nhận sự việc theo cách khác. Họ đưa ra lập luận như sau:
    a. Họ không chịu trách nhiệm về sự giao hàng chậm trễ này. Sự chậm trễ này là do lỗi của bên bán license về cánh tuốc bin. Bên bán license cũng từ chối trách nhiệm vì quy định của nước họ về xuất khẩu kỹ thuật cao cấp đã gây ra trục trặc này.
    b. Sự chậm trễ do giao tuốc bin chậm không phải là nguyên nhân gây ra chậm trễ trong việc hoàn tất các công việc chính và TURNAROUND không phải chịu trách nhiệm về điều đó.
    c. Điều khoản ?oBồi thường thiệt hại? không có giá trị vì trong hợp đồng giữa VIETRADE và PEC ghi là phạt (penaltees) do đó chỉ là phạt
    d. Để khiếu nại ?obồi thường thiệt hại? thực sự, PEC phải chứng minh là họ đã phải chịu những thiệt hại trực tiếp và có thể tính toán được do việc giao tuốc bin chậm trễ. Nhưng PEC đã không thực hiện điều này. TURNAROUND không thể chịu bồi thường những thiệt hại gián tiếp.
    Sau khi thoả thuận cụ thể với TURNAROUND, PEC mời luật sư tư vấn nổi tiếng Knowitall - kết quả ra sao?Tính phức tạp của vấn đề khi xảy ra tranh chấp. Ở đây có thể thấy TURNAROUND đã bác bỏ yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của PEC bằng cách nêu ra là hợp đồng giữa VIETRADE và PEC chỉ nói đến phạt. Như vậy, PEC chỉ có thể đòi TURNAROUND phải trả cho PEC số tiền PEC đã phải trả cho VIETRADE. Nếu PEC muốn đòi bồi thường thiệt hại thì phải chứng minh được thiệt hại do việc giao tuốc bin chậm trễ nhưng PEC đã không làm.
    =
    Theo hợp đồng vận chuyển, con tàu Golden Future trọng tải 14.693 tấn, treo cờ Panama, chủ tàu đăng ký là công ty Pan Asia Glory Shipping Inc, người thuê tàu trần là Tanto Chartering Pte Ltd-(TCPL) (Singapore), người quản lý tàu là Công ty Hainan Huatong Shipping Co Ltd-(HHSCL) (Trung Quốc), tiến hành vận chuyển 13600 tấn phân ure của hai chủ hàng Việt Nam là Tổng công ty vật tư nông nghiệp (Vinecam) và Công ty Thương mại Tiến Thịnh (Agrimexco). Hàng hoá trên tàu được tổng công ty bảo hiểm VN bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm A theo Quy tắc chung về vận chuyển hàng hoá đường biển. Theo lịch trình, tàu khởi hành từ Pakixtan và sẽ cập cảng TP HCM. Ngày 10/4/1995, tàu Golden Future rời cảng xếp hàng Carachi (Pakixtan) nhưng không có giấy chứng nhận khả năng đi biển và Chứng nhận về máy và thân tàu chưa được cấp. Ngày 16/4/1995, tàu Golden Future gặp sự cố máy chính và phải quay về cảng Carachi để thuyền viên tự sửa chữa. Ngày 22/4/1995, tàu Golden Future tiếp tục hành trình. Đến ngày 22/5/1995, tàu Golden Future lại gặp sự cố máy chính lần thứ hai tại vùng biển ngoài khơi Niu Mangaloure (Ấn độ). Tuy nhiên, đến ngày 21/5/1995 tàu Golden Future vẫn tiếp tục hành trình và ngày 22/5/1995, tàu bị sự cố lần ba trên biển, lần này thuyển viên không thể sửa chữa được tàu, tàu bị mất điều khiển và bị trôi dạt ngoài khơi Cochin. Ngày 2/6/1995, thuyền trưởng đã thay mặt chủ tàu ký hợp đồng cứu hộ theo mẫu mở sẵn LOF95 với Công ty Semco Salvage and Marine Pte Ltd Singapore và công việc cứu hộ con tàu được hoàn thành ở Singapore ngày 21/6/1995. Sau đó, người thuê tầu trần là Công ty TCPL đã tuyên bố tổn thất chung và chỉ định công ty Richard Hogg International Pte Ltd là người phân bổ tổn thất chung.
    Sau khi tàu được kéo về Singapore, người cứu hộ yêu cầu các bên có quyền lợi được cứu vớt phải đóng góp các khoản chi phí cứu hộ cho phần tàu và phần hàng. Về phần hàng, căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm, ngày 21/7/1995, Tổng công ty bảo hiểm VN đã thay mặt chủ hàng chuyển 700.000 USD và tài khoản ký quỹ tại Ngân hàng Lloyd?Ts. Sau khi sửa chữa xong tại Xingapore, ngày 23/8/1995, tàu về đến càng TP HCM
    Ngày 22/8/1995, Tổng công ty bảo hiểm VN phát đơn kiện đến TAND TP HCM yêu cầu bắt giữ tàu Golden Future, buộc phía tàu cấp bảo lãnh ngược cho số tiền 700.000 USD mà tổng công ty bảo hiểm VN đã phải thay mặt các chủ hàng đóng tại Hội đồng Lloyd?Ts cùng các chi phí khác, với lý do chủ tàu đã cung cấp một con tàu không đủ khả năng đi biển làm thiệt hại đến quyền lợi của các chủ hàng do Bảo Việt bảo hiểm.
    Ngày 28/8/1995, TAND TP HCM đã thụ lý vụ kiện và ra quyết định bắt giữ tàu Golden Future số 34/QĐ-TA. Quyết định bắt giữ tàu được tống đạt đến các bên đương sự theo quy định của pháp luật. Tiếp theo đơn khởi kiện của Bảo hiểm VN, một số đương sự khác như Cty cung ứng và dịch vụ hàng hải phía Nam (mariseco), Cty vận tải và thuê tàu biển chi nhánh tại TP HCM (Vietfracht- SG), Thuyền trưởng tàu Golden Future, TCT vật tư nông nghiệp VN (Vigecam), Công ty Jardine Oil Shipping Pte Ltd Singapore, Cty giao nhận và kho vận ngoại thương TP HCM (Vietrans SG) cũng tiếp tục gửi đơn khởi kiện phía tàu Golden Future tới TAND TP HCM.
    Trong quá trình tàu bị lưu giữ lại cảng SG, nhiều lần phía tàu thông qua đại lý hoặc địa diện để tiến hành thương lượng với TCT bảo hiểm VN nhưng thực tế ccác biện pháp phía tàu đưa ra hoàn toàn không có khả năng thực hiện do chủ tàu không có khả năng tài chính. Tại phiên toà sơ thẩm, TA quyết định khoản tiền ký quỹ 700.000 USD của TCT bảo hiểm VN còn phải chờ việc giải quyết dứt điểm việc tuyên bố tổn thất chung của công ty TPCL. Sau phiên toà sơ thẩm, TCT Bảo hiểm đã có đơn kháng cáo theo trình tự phúc thẩm xin được ưu tiên thu hồi ngay số tiền 700.000 USD, tiền lãi ngân hàng cùng với các chi phí cung ứng cho thuyền viên và tàu trong thời gian lưu giữ khi phát mại tàu Golden Future. Toà phúc thẩm bác đơn kháng cáo của TCT Bảo hiểm VN, đồng thời đã chấp thuận một phần kháng nghị của VKS buộc công ty TCPL phải trả cho phía TCT Bảo hiểm VN tổng cộng là 1590783200 đồng VN
    Bảo việt đã đề nghị TAND TC, VKSND TC ra quyết định kháng nghị bản án phúc thẩm số 118/DSPT ngày 26/7/1996 của Toà phúc thẩm TAND TC tại TPHCM để xét xử theo trình tự giám đốc thẩm theo hướng chủ tàu Hainan Huatong và Tanto Charterring liên đới bồi thường khoản tiền 700.000 USD về tiền công cứu hộ cùng tiền lãi phát sinh cho phía Bảo Việt. Đồng thời số tiền trên phải được ưu tiên thanh toán ngay sau khi phát mại tàu ?oGolden Future? theo thứ tự ưu tiên tại khoản 3 điều 31 BL Hàng hải VN vì số tiền này là một thiệt hại thực tế và chắc chắn phải thanh toán cho người cứu hộ.
    (Tài liệu sưu tầm)
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 18:01 ngày 05/12/2004
  8. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    MỘT VÀI VỤ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG ĐÓ CÓ MỘT BÊN LÀ VIỆT NAM​
    Thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại giữa các thương nhân có quốc tịch khác nhau hoặc trụ sở thương mại ở các nước khác nhau nhằm mục đích thu lợi nhuận. Thương mại quốc tế lfa tổng hoà các hoạt động mậu dịch đối ngoại của các nước. Hoạt động thương mại quốc tế là một hoạt động phức tạp, liên quan đến nhiều quốc gia và nhiều chủ thể ở nhiều nước khác nhau tham gia. Do đó, trong hoạt động thương mại quốc tế thường xuyên nảy sinh tranh chấp.
    Tranh chấp trong thương mại quốc tế là những bất đồng xảy ra trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế mà chủ yếu là khi thực hiện các hợp đồng thương mại quốc tế.
    Tranh chấp là điều khó tránh khỏi trong thương mại quốc tế và có thể xuất phát từ nhiều căn nguyên nguồn cội khác nhau:
    Tranh chấp phát sinh do chất lượng hàng hoá không đảm bảo, bên bán giao hàng không đúng phẩm chất như trường hợp:
    Vụ tranh chấp giữa công ty Sungai Budi của Indonesia với Công ty sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu của Bộ Thương Mại (Prosimex). Ngày 11/9/1995, Prosimex ký hợp đồng với Công ty Sungai Budi bán lạc nhân loại I, tổng giá trị hợp đồng là 673.645 USD. Hợp đồng được thanh toán theo L/C số 11MLC023/10. Chất lượng hàng hoá do Vinacontrol giám định. Ngày 20/12/1995, tàu cập cảng Indonesia và Sungai Budi thuê giám định của Indonesia (ICO) giám định chất lượng hàng hoá. Bản giám định chất lượng của ICO cho thấy hàng không đảm bảo chất lượng theo chủng loại hàng loại I và Sungai Budi yêu cầu ngân hàng Cre*** Agricol Indosuez ngừng thanh toán cho Prosimex. Sau đó, Prosimex đề nghị bộ thương mại là cơ quan trung gian đứng ra giải quyết tranh chấp. Kết quả giám định của Vinacontrol cho thấy chất lượng hàng hoá phù hợp tại cảng đi và cảng đến, và hợp đồng chỉ đích danh Vinacontrol là giám định duy nhất, do đó kết quả giám định của ICO không có hiệu lực. Sau đó, văn bản thoả thuận giữa Sungai Budi và Prosimex đã được xác lập, theo đó Sungai Budi chấp nhận bồi thường thiệt hại cho Prosimex là 87.573,85 USD. Việc thanh toán này đã được thực hiện 14 ngày sau khi ký kết thoả thuận giữa hai bên.
    Tranh chấp có thể phát sinh do khâu thanh toán của các bên (60% vụ tranh chấp thương mại quốc tế phát sinh từ căn nguyên này)
    Tranh chấp phát sinh trong việc giải quyết khoản nợ 10 máy cư Forresmill giữa Công ty dịch vụ đầu tư, xuất khẩu tổng hợp Đồng Tháp Mười (GEDOSICO) với công ty Việt ?" Úc, hoặc tranh chấp giữa công ty sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu khoa học kỹ thuật (Satechimex) và công ty CFA (Corporation Franco Asiatique ?" Singapore) về việc giải quyết khoản tiền nợ động giữa hai bên.
    Sở dĩ xuất hiện những tranh chấp thương mại quốc tế trên vì lý do điều khoản thanh toán ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên, mặt khác vì thanh toán khá phức tạp lại kéo dài trong một thời gian có thể dẫn đến hiện tượng chênh lệch giá.
    Sự không cẩn thận của người mua làm phát sinh tranh chấp thương mại quốc tế
    Vụ tranh chấp giữa công ty XNK của Nam Phi với Tổng công ty rau quả Việt Nam (vegetexco). Công ty của Nam Phi mua của Vegetexco 274 tấn chuối sấy khô và lạc nhân. Trong quá trình vận chuyển, công ty của Nam Phi đã không chú ý tới việc bao bì đóng gói dùng container không có cửa thông gió để chuyên chở. Khi tới cảng đã phải dỡ toàn bộ khối lượng chuối sấy khô đã bị hư hỏng phải chế biến lại. Nguyên nhân là do container quá kín, thời tiết bên ngoài lại nóng nên chuối bị ẩm và dẫn đến mốc toàn bộ. Chi phí chế biến lại mất 420 triệu đồng Việt Nam. Bên mua là Nam Phi đã đòi Vegetexco bồi thường một nửa vì đã không thông báo cho người mua biết. Phía Nam Phi lập luận rằng vì người mua mới nhập lần đầu tiên và là bạn hàng mới nên Vegetexco phải bồi thường một nửa chi phí. Vegetexco chỉ chấp nhận trả 50 triệu và khẳng định đây không phải là số tiền bồi thường mà là khoản giúp đỡ vì công ty Nam Phi là bạn hàng mới. Sau khi thương lượng, hai bến đã đi đến thống nhất số tiền như Vegetexco đã xác định.
    Tranh chấp thương mại quốc tế phát sinh do xung đột phát luật, áp dụng pháp luật và giải thích pháp luật
    Ngày 13/8/1980, PEC, một công ty hoạt động theo Luật nước Anh ký một hợp đồng với một công ty thương mại quốc doanh Việt Nam (VIETRADE). Hợp đồng này nhằm cung cấp và lắp đặt một hệ thống ống dẫn hoàn chỉnh, kể cả trạm bơm và các phương tiện thông tin để vận chuyển khí thiên nhiên. Tổng giá trị hợp đồng là 57 triệu USD. Một khoản tiền nữa là 20,5 triệu đồng VN (1 USD = 10 đồng VN theo tỷ giá lúc đó) được trả cho việc mua hàng hoá và dịch vụ nội địa tại VN. Hợp đồng được soạn thảo bằng tiếng Pháp. Hợp đồng quy định nhiều điều khoản, trong đó có một số điều khoản quan trọng là:
    a. Áp dụng luật Việt Nam đối với tranh chấp xảy ra
    b. Phương thương mại quốc tế Giơnevơ sẽ là Toà án trọng tài để giải quyết tranh chấp xảy ra.
    c. Thời hạn hoàn thành hợp đồng là ngày 11/11/1982
    d. Trường hợp xảy ra chậm trễ trong việc hoàn thành sẽ áp dụng hình thức phạt một khoản tiền là 0,5% giá trị hợp đồng cho mỗi tuần chậm trễ.
    Công ty thầu PEC đã ký một hợp đồng phụ mua tất cả các tuốc bin quan trọng với một công ty ở Anh có tên là TUNAROUND. Tổng trị giá của hợp đồng là 8 triệu USD.
    Ngôn ngữ hợp đồng là tiếng Anh. Các điều khoản quan trọng của hợp đồng được xác định là:
    a. Sẽ áp dụng luật của nước Anh khi tranh chấp phát sinh (cụ thể là Đạo luật trọng tài 1979).
    b. Toà án nước Anh sẽ là Toà án trọng tài.
    c. Hạn giao tuốc bin cuối cùng là ngày 12/1/1982
    d. Trường hợp giao hàng chậm sẽ phải bồi thường thiệt hại một khoản tiền là 0,5% đối với mỗi tuần lễ chậm trễ của mỗi lần giao chậm với số tiền tối đa là bằng tổng giá trị hàng đặt.
    e. Ngoài ra: ?oMọi chi phí trực tiếp do PEC phải chi do hậu quả của việc TURNAROUND giao hàng chậm sẽ phải bồi thường lại cho PEC.?
    DIỄN TIẾN VỤ VIỆC
    Hai chuyến hàng đầu tiên được giao đúng thời hạn. Nhưng chuyến thứ ba và chuyến cuối cùng xảy ra chậm trễ như sau:
    a. TURNAROUND gặp trục trặc với bên bán license nước ngoài và những tuốc bin này mai tới 26/1/1982 mới chuyển được đến thành phố HCM. Thời gian chậm trễ là 2 tuần lễ.
    b. Tại cảng TP HCM việc giao hàng lại bị chậm hai tuần nữa do khó khăn khi bốc dỡ hàng.
    PEC đã không hoàn thành đúng thời hạn. Thêm vào đó công ty vận tải VIETRANSPORT lại giao xi măng rất chậm, do đó, Trụ sở trung tâm kiểm soát (Control Centre Building) không được hoàn thành đúng thời hạn. Và cuối cùng mãi tới ngày 18/12/1982 công trình mới được hoàn thành và như vậy là bị chậm 5 tuần lễ.
    Trên cơ sở vụ việc như vậy, các bên đã có những hành động sau:
    - Phía VIETRADE đòi PEC trả tiền phạt 2,5% giá trị hợp đồng, quy ra là 141.500 USD và 525.000 đồng Việt Nam
    - Phía PEC lập luận là họ đã hợp đồng với TURNAROUND nên TURNAROUND phải có trách nhiệm với khoản tiền phạt và các khoản đền bù khác, cụ thể là:
    + Bồi thường thiệt hại do giao tuốc bin chậm là 80.000 USD
    + Ngừng việc của các nhân viên PEC tại hiện trường là 25.000 USD
    + Huỷ bỏ hợp đồng vận chuyển với VIETRANSPORT là 400.000 đồng VN
    +Lương trả thêm cho cán bộ, nhân viên phải ở lại để hoàn thành công việc là 680.000 đồng Việt Nam
    +Các chi phí do bên thầu phụ gánh chịu với một đội ngũ xây dựng 50 người do sự chậm trễ của TURNAROUND là 106.000 USD
    Từ đó PEC tính ra tổng cộng các khoản tiền phải trả là 325.000 USD và 1.605.000 đồng VN.
    Tuy nhiên, TURNAROUND lại nhìn nhận sự việc theo cách khác. Họ đưa ra lập luận như sau:
    a. Họ không chịu trách nhiệm về sự giao hàng chậm trễ này. Sự chậm trễ này là do lỗi của bên bán license về cánh tuốc bin. Bên bán license cũng từ chối trách nhiệm vì quy định của nước họ về xuất khẩu kỹ thuật cao cấp đã gây ra trục trặc này.
    b. Sự chậm trễ do giao tuốc bin chậm không phải là nguyên nhân gây ra chậm trễ trong việc hoàn tất các công việc chính và TURNAROUND không phải chịu trách nhiệm về điều đó.
    c. Điều khoản ?oBồi thường thiệt hại? không có giá trị vì trong hợp đồng giữa VIETRADE và PEC ghi là phạt (penaltees) do đó chỉ là phạt
    d. Để khiếu nại ?obồi thường thiệt hại? thực sự, PEC phải chứng minh là họ đã phải chịu những thiệt hại trực tiếp và có thể tính toán được do việc giao tuốc bin chậm trễ. Nhưng PEC đã không thực hiện điều này. TURNAROUND không thể chịu bồi thường những thiệt hại gián tiếp.
    Sau khi thoả thuận cụ thể với TURNAROUND, PEC mời luật sư tư vấn nổi tiếng Knowitall - kết quả ra sao?Tính phức tạp của vấn đề khi xảy ra tranh chấp. Ở đây có thể thấy TURNAROUND đã bác bỏ yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của PEC bằng cách nêu ra là hợp đồng giữa VIETRADE và PEC chỉ nói đến phạt. Như vậy, PEC chỉ có thể đòi TURNAROUND phải trả cho PEC số tiền PEC đã phải trả cho VIETRADE. Nếu PEC muốn đòi bồi thường thiệt hại thì phải chứng minh được thiệt hại do việc giao tuốc bin chậm trễ nhưng PEC đã không làm.
    =
    Theo hợp đồng vận chuyển, con tàu Golden Future trọng tải 14.693 tấn, treo cờ Panama, chủ tàu đăng ký là công ty Pan Asia Glory Shipping Inc, người thuê tàu trần là Tanto Chartering Pte Ltd-(TCPL) (Singapore), người quản lý tàu là Công ty Hainan Huatong Shipping Co Ltd-(HHSCL) (Trung Quốc), tiến hành vận chuyển 13600 tấn phân ure của hai chủ hàng Việt Nam là Tổng công ty vật tư nông nghiệp (Vinecam) và Công ty Thương mại Tiến Thịnh (Agrimexco). Hàng hoá trên tàu được tổng công ty bảo hiểm VN bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm A theo Quy tắc chung về vận chuyển hàng hoá đường biển. Theo lịch trình, tàu khởi hành từ Pakixtan và sẽ cập cảng TP HCM. Ngày 10/4/1995, tàu Golden Future rời cảng xếp hàng Carachi (Pakixtan) nhưng không có giấy chứng nhận khả năng đi biển và Chứng nhận về máy và thân tàu chưa được cấp. Ngày 16/4/1995, tàu Golden Future gặp sự cố máy chính và phải quay về cảng Carachi để thuyền viên tự sửa chữa. Ngày 22/4/1995, tàu Golden Future tiếp tục hành trình. Đến ngày 22/5/1995, tàu Golden Future lại gặp sự cố máy chính lần thứ hai tại vùng biển ngoài khơi Niu Mangaloure (Ấn độ). Tuy nhiên, đến ngày 21/5/1995 tàu Golden Future vẫn tiếp tục hành trình và ngày 22/5/1995, tàu bị sự cố lần ba trên biển, lần này thuyển viên không thể sửa chữa được tàu, tàu bị mất điều khiển và bị trôi dạt ngoài khơi Cochin. Ngày 2/6/1995, thuyền trưởng đã thay mặt chủ tàu ký hợp đồng cứu hộ theo mẫu mở sẵn LOF95 với Công ty Semco Salvage and Marine Pte Ltd Singapore và công việc cứu hộ con tàu được hoàn thành ở Singapore ngày 21/6/1995. Sau đó, người thuê tầu trần là Công ty TCPL đã tuyên bố tổn thất chung và chỉ định công ty Richard Hogg International Pte Ltd là người phân bổ tổn thất chung.
    Sau khi tàu được kéo về Singapore, người cứu hộ yêu cầu các bên có quyền lợi được cứu vớt phải đóng góp các khoản chi phí cứu hộ cho phần tàu và phần hàng. Về phần hàng, căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm, ngày 21/7/1995, Tổng công ty bảo hiểm VN đã thay mặt chủ hàng chuyển 700.000 USD và tài khoản ký quỹ tại Ngân hàng Lloyd?Ts. Sau khi sửa chữa xong tại Xingapore, ngày 23/8/1995, tàu về đến càng TP HCM
    Ngày 22/8/1995, Tổng công ty bảo hiểm VN phát đơn kiện đến TAND TP HCM yêu cầu bắt giữ tàu Golden Future, buộc phía tàu cấp bảo lãnh ngược cho số tiền 700.000 USD mà tổng công ty bảo hiểm VN đã phải thay mặt các chủ hàng đóng tại Hội đồng Lloyd?Ts cùng các chi phí khác, với lý do chủ tàu đã cung cấp một con tàu không đủ khả năng đi biển làm thiệt hại đến quyền lợi của các chủ hàng do Bảo Việt bảo hiểm.
    Ngày 28/8/1995, TAND TP HCM đã thụ lý vụ kiện và ra quyết định bắt giữ tàu Golden Future số 34/QĐ-TA. Quyết định bắt giữ tàu được tống đạt đến các bên đương sự theo quy định của pháp luật. Tiếp theo đơn khởi kiện của Bảo hiểm VN, một số đương sự khác như Cty cung ứng và dịch vụ hàng hải phía Nam (mariseco), Cty vận tải và thuê tàu biển chi nhánh tại TP HCM (Vietfracht- SG), Thuyền trưởng tàu Golden Future, TCT vật tư nông nghiệp VN (Vigecam), Công ty Jardine Oil Shipping Pte Ltd Singapore, Cty giao nhận và kho vận ngoại thương TP HCM (Vietrans SG) cũng tiếp tục gửi đơn khởi kiện phía tàu Golden Future tới TAND TP HCM.
    Trong quá trình tàu bị lưu giữ lại cảng SG, nhiều lần phía tàu thông qua đại lý hoặc địa diện để tiến hành thương lượng với TCT bảo hiểm VN nhưng thực tế ccác biện pháp phía tàu đưa ra hoàn toàn không có khả năng thực hiện do chủ tàu không có khả năng tài chính. Tại phiên toà sơ thẩm, TA quyết định khoản tiền ký quỹ 700.000 USD của TCT bảo hiểm VN còn phải chờ việc giải quyết dứt điểm việc tuyên bố tổn thất chung của công ty TPCL. Sau phiên toà sơ thẩm, TCT Bảo hiểm đã có đơn kháng cáo theo trình tự phúc thẩm xin được ưu tiên thu hồi ngay số tiền 700.000 USD, tiền lãi ngân hàng cùng với các chi phí cung ứng cho thuyền viên và tàu trong thời gian lưu giữ khi phát mại tàu Golden Future. Toà phúc thẩm bác đơn kháng cáo của TCT Bảo hiểm VN, đồng thời đã chấp thuận một phần kháng nghị của VKS buộc công ty TCPL phải trả cho phía TCT Bảo hiểm VN tổng cộng là 1590783200 đồng VN
    Bảo việt đã đề nghị TAND TC, VKSND TC ra quyết định kháng nghị bản án phúc thẩm số 118/DSPT ngày 26/7/1996 của Toà phúc thẩm TAND TC tại TPHCM để xét xử theo trình tự giám đốc thẩm theo hướng chủ tàu Hainan Huatong và Tanto Charterring liên đới bồi thường khoản tiền 700.000 USD về tiền công cứu hộ cùng tiền lãi phát sinh cho phía Bảo Việt. Đồng thời số tiền trên phải được ưu tiên thanh toán ngay sau khi phát mại tàu ?oGolden Future? theo thứ tự ưu tiên tại khoản 3 điều 31 BL Hàng hải VN vì số tiền này là một thiệt hại thực tế và chắc chắn phải thanh toán cho người cứu hộ.
    (Tài liệu sưu tầm)
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 18:01 ngày 05/12/2004
  9. LegiS

    LegiS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Vậy xin hỏi lại để bạn suy nghĩ nhé:
    Câu: "các bên tham gia ký kết hợp đồng..." thì có thể là, hai, ba hay nhiều bên?:))
    hoặc cụm từ: "hai hay nhiều bên tham gia ký kết hợp đồng..." nữa?
    Không thể đơn giản cho rằng, một/hai bên chính và bên còn lại có quyền/nghĩa vụ liên quan (hoặc bên phụ?) được.
  10. LegiS

    LegiS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Vậy xin hỏi lại để bạn suy nghĩ nhé:
    Câu: "các bên tham gia ký kết hợp đồng..." thì có thể là, hai, ba hay nhiều bên?:))
    hoặc cụm từ: "hai hay nhiều bên tham gia ký kết hợp đồng..." nữa?
    Không thể đơn giản cho rằng, một/hai bên chính và bên còn lại có quyền/nghĩa vụ liên quan (hoặc bên phụ?) được.

Chia sẻ trang này