1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Tư vấn pháp luật ] VUI LÒNG ĐẶT CÂU HỎI NƠI NÀY :

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi StylishII, 31/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bantinhcatrongdem

    bantinhcatrongdem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Em là hiện đang là SV năm 2 KL ĐHQG, vì vậy em có rất nhiều thắc mắc liên quan đến KHPL. Em tham gia vào đây mong được anh chị chỉ giúp!
    Anh chị có thể giải thích giúp em mấy vấn đề này được không ạ???
    Thứ nhất: Đạo Luật và Luật giống, khác nhau ở điểm nào???
    Thứ hai: Làm thế nào để phân biệt được hiến pháp cổ điển và hiến pháp hiện đại? Hiến Pháp Việt Nam thuộc loại hiến pháp nào theo nhưng cách phân loại của Khoa Học Luật Hiến Pháp???
    Thứ Ba: ANh chị có thể giải thích cho em rõ về chế độ Bảo Hiến được không???
    Em xin chân thành cảm ơn!!!
  2. bantinhcatrongdem

    bantinhcatrongdem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Em là hiện đang là SV năm 2 KL ĐHQG, vì vậy em có rất nhiều thắc mắc liên quan đến KHPL. Em tham gia vào đây mong được anh chị chỉ giúp!
    Anh chị có thể giải thích giúp em mấy vấn đề này được không ạ???
    Thứ nhất: Đạo Luật và Luật giống, khác nhau ở điểm nào???
    Thứ hai: Làm thế nào để phân biệt được hiến pháp cổ điển và hiến pháp hiện đại? Hiến Pháp Việt Nam thuộc loại hiến pháp nào theo nhưng cách phân loại của Khoa Học Luật Hiến Pháp???
    Thứ Ba: ANh chị có thể giải thích cho em rõ về chế độ Bảo Hiến được không???
    Em xin chân thành cảm ơn!!!
  3. phamtchien

    phamtchien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Em có rất nhiều vấn đề thắc mắc trong lĩnh vực pháp lý, tình cờ biết được trang web này nên đăng ký tham gia thành viên. Hiện giờ em đang có một số vướng mắc trong công tác, em xin nêu ra hy vọng anh chị nào biết có thể giúp em.
    Về vấn đề góp vốn để thành lập doanh nghiệp liên doanh, bên VN góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất với bên nước ngoài thành lập công ty liên doanh thì người ký hợp đồng thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là bên nào? Tiền thuê đất do ai đóng. Trường hợp bên Việt Nam góp vốn bằng tài sản, bằng tiền để thành lập Cty Liên Doanh nhưng lại sử dụng khu đất của bên Việt Nam để làm cơ sở sản xuất kinh doanh của Công ty Liên Doanh, trường hợp này tiền thuê đất, hợp đồng thuê đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ cấp cho bên nào? Trường hợp trong giấy phép đầu tư do Bộ cấp trong đó có nêu tiền thuê đất do bên Liên doanh đóng, UBND TP căn cứ giấy phép đầu tư của Bộ ký hợp đồng thuê đất với bên Liên doanh và cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho bên Liên doanh như vậy có đúng không? Theo em hiểu trường hợp này là góp vốn bằng tiền, tài sản, không phải góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất nên giá trị quyền sử dụng đất vẫn thuộc bên Việt Nam, bên Việt Nam vẫn là người ký hợp đồng thuê đất với nhà nước và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, em hiểu như vậy có đúng không?
  4. phamtchien

    phamtchien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Em có rất nhiều vấn đề thắc mắc trong lĩnh vực pháp lý, tình cờ biết được trang web này nên đăng ký tham gia thành viên. Hiện giờ em đang có một số vướng mắc trong công tác, em xin nêu ra hy vọng anh chị nào biết có thể giúp em.
    Về vấn đề góp vốn để thành lập doanh nghiệp liên doanh, bên VN góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất với bên nước ngoài thành lập công ty liên doanh thì người ký hợp đồng thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là bên nào? Tiền thuê đất do ai đóng. Trường hợp bên Việt Nam góp vốn bằng tài sản, bằng tiền để thành lập Cty Liên Doanh nhưng lại sử dụng khu đất của bên Việt Nam để làm cơ sở sản xuất kinh doanh của Công ty Liên Doanh, trường hợp này tiền thuê đất, hợp đồng thuê đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ cấp cho bên nào? Trường hợp trong giấy phép đầu tư do Bộ cấp trong đó có nêu tiền thuê đất do bên Liên doanh đóng, UBND TP căn cứ giấy phép đầu tư của Bộ ký hợp đồng thuê đất với bên Liên doanh và cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho bên Liên doanh như vậy có đúng không? Theo em hiểu trường hợp này là góp vốn bằng tiền, tài sản, không phải góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất nên giá trị quyền sử dụng đất vẫn thuộc bên Việt Nam, bên Việt Nam vẫn là người ký hợp đồng thuê đất với nhà nước và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, em hiểu như vậy có đúng không?
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng không rành lắm vì chưa liên doanh với ai nhưng mà nếu đã cho rằng phía VN góp vốn bằng đất thì đương nhiên trách nhiệm về thuê, mướn ( ??? lạ nhỉ, đi thuê 1 miếng đất rồi đòi hùn hạp tới 30 % thì có quá đáng không đây ! ) phải do bên VN lo , thuế má thuộc về đất đai chắc sẽ do hai bên thương lượng . Về thuê mướn đất , nhà thuộc quyền cơ quan nhà nước là cả 1 sự rắc rối ! Công thức đem đất ra liên doanh 30% chẳng hiểu được ai nghĩ ra ?
    Tôi có biết 1 vụ liên doanh nhưng thất bại như sau :
    Bà chủ 2 rạp ciné Văn Hoa ( 1 ở Trần Quang Khải và 1 ở Cao Thắng ) để được rời VN đã hiến 2 rạp này cho nhà nước ; tất nhiên là với tinh thần " tự nguyện " và yêu nước vô bờ bến .
    Cái nhà của bà bên canh khoảng 500 m2 cũng được giao cho nhà nước TẠM THỜI QUẢN LÝ ! ( hinh như năm 1978 ) .
    Năm 1993, Bà ủy quyền cho con trai lớn về VN đển " xin " lại quyền sử dụng cái nhà 500 m2 này ... ; Cái nhà đã được nhà nước giao cho người khác quản lý hộ ! Xin lại cái nhà đã không xong, chạy đi, chạy lại , hy vọng hão vào mấy lời hứa, chi phí ăn nhậu tưng bừng cuối cùng cũng chẳng xong, anh ta trở lại Montreal thì mất việc, không còn thu nhập, chậm đóng tiền nhà, Ngân hàng lấy lại luôn cái nhà ở đây, thế là trắng tay .
    Chưa, vụ trên kể chỉ nghe chơi ! Không dính líu gì đến 30% liên doanh .
    Số là hồi đó có nhiều tin tức về việc bãi bỏ cấm vận và 1 trong các điều kiện bãi bỏ cấm vận thì có điều : " Nhà của người nước ngoài sẽ hoàn trả cho người nước ngoài " ... mà các Việt kiều ở đây thì rõ ràng là khi cầm cái quốc tịch nước ngoài đều được hiểu là người nước ngoài , vì thế, 1 tập đoàn xây dựng ngắm nghía 2 lô đất này, Họ về lo khảo sát, thiết kế thật là đep. Tổng công trình được dự trù là 42 triệu USD và sẽ xây các khu thương mại, văn phòng , căn hộ cao cấp ngay từ 1993 , tất nhiên là phải chấp nhận liên doanh với nhà nước và người chủ cũ chỉ hy vọng là sau khi bỏ cấm vận thì xin lại chút đỉnh cũng hồ hởi, phấn khởi rồi .
    Khi đặt vấn đề liên doanh, 1 công thức không thay đổi : Phía VN góp 30 % là miếng đất trên .
    Phía Canada không đồng ý ! Họ đòi tính trị gía sử dụng đất trong X năm, rồi so với 30% của 42 triệu USD , thừa thiếu thì điều chỉnh bằng tiền .
    VN vẫn nhất định công thức 30%, góp 10 triệu, 100 triệu gì thì cũng 30% !!!
    Thế là mọi kế hoạch tan vỡ hết !
    Tôi cho rằng hình thức liên doanh góp vốn 30% bằng đất này không hợp lý, không biết đến giờ này đã thay đổi chưa ?
    Cũng chính vì hình thức góp vốn 30% bằng đất này mà khi hãng Coca Cola lỗ, VN không có tiền để chia ... lỗ mà đưa đến việc mất toàn bộ 30% vốn này .
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng không rành lắm vì chưa liên doanh với ai nhưng mà nếu đã cho rằng phía VN góp vốn bằng đất thì đương nhiên trách nhiệm về thuê, mướn ( ??? lạ nhỉ, đi thuê 1 miếng đất rồi đòi hùn hạp tới 30 % thì có quá đáng không đây ! ) phải do bên VN lo , thuế má thuộc về đất đai chắc sẽ do hai bên thương lượng . Về thuê mướn đất , nhà thuộc quyền cơ quan nhà nước là cả 1 sự rắc rối ! Công thức đem đất ra liên doanh 30% chẳng hiểu được ai nghĩ ra ?
    Tôi có biết 1 vụ liên doanh nhưng thất bại như sau :
    Bà chủ 2 rạp ciné Văn Hoa ( 1 ở Trần Quang Khải và 1 ở Cao Thắng ) để được rời VN đã hiến 2 rạp này cho nhà nước ; tất nhiên là với tinh thần " tự nguyện " và yêu nước vô bờ bến .
    Cái nhà của bà bên canh khoảng 500 m2 cũng được giao cho nhà nước TẠM THỜI QUẢN LÝ ! ( hinh như năm 1978 ) .
    Năm 1993, Bà ủy quyền cho con trai lớn về VN đển " xin " lại quyền sử dụng cái nhà 500 m2 này ... ; Cái nhà đã được nhà nước giao cho người khác quản lý hộ ! Xin lại cái nhà đã không xong, chạy đi, chạy lại , hy vọng hão vào mấy lời hứa, chi phí ăn nhậu tưng bừng cuối cùng cũng chẳng xong, anh ta trở lại Montreal thì mất việc, không còn thu nhập, chậm đóng tiền nhà, Ngân hàng lấy lại luôn cái nhà ở đây, thế là trắng tay .
    Chưa, vụ trên kể chỉ nghe chơi ! Không dính líu gì đến 30% liên doanh .
    Số là hồi đó có nhiều tin tức về việc bãi bỏ cấm vận và 1 trong các điều kiện bãi bỏ cấm vận thì có điều : " Nhà của người nước ngoài sẽ hoàn trả cho người nước ngoài " ... mà các Việt kiều ở đây thì rõ ràng là khi cầm cái quốc tịch nước ngoài đều được hiểu là người nước ngoài , vì thế, 1 tập đoàn xây dựng ngắm nghía 2 lô đất này, Họ về lo khảo sát, thiết kế thật là đep. Tổng công trình được dự trù là 42 triệu USD và sẽ xây các khu thương mại, văn phòng , căn hộ cao cấp ngay từ 1993 , tất nhiên là phải chấp nhận liên doanh với nhà nước và người chủ cũ chỉ hy vọng là sau khi bỏ cấm vận thì xin lại chút đỉnh cũng hồ hởi, phấn khởi rồi .
    Khi đặt vấn đề liên doanh, 1 công thức không thay đổi : Phía VN góp 30 % là miếng đất trên .
    Phía Canada không đồng ý ! Họ đòi tính trị gía sử dụng đất trong X năm, rồi so với 30% của 42 triệu USD , thừa thiếu thì điều chỉnh bằng tiền .
    VN vẫn nhất định công thức 30%, góp 10 triệu, 100 triệu gì thì cũng 30% !!!
    Thế là mọi kế hoạch tan vỡ hết !
    Tôi cho rằng hình thức liên doanh góp vốn 30% bằng đất này không hợp lý, không biết đến giờ này đã thay đổi chưa ?
    Cũng chính vì hình thức góp vốn 30% bằng đất này mà khi hãng Coca Cola lỗ, VN không có tiền để chia ... lỗ mà đưa đến việc mất toàn bộ 30% vốn này .
  7. Palmeral

    Palmeral Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    .
    - Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất (VN) là người có hợp đồng thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cái này phải có trước khi thiết lập hợp đồng liênh doanh thì phải.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Tiền thuê đất do ai đóng.
    [/QUOTE]
    Thường thì phía VN đóng tiền thuê đất, quyết toán vào chi phí của liên doanh.
    Vẫn là anh VN đóng tiền thuê đất, khoản này được tính vào chi phí trong quá trình kinh doanh nên ai đóng cũng thế...liên doanh mà. Nhưng thưòng thì anh VN thích đóng để có thể khi quyết toan sân siu một téo... Trường hợp đất để xây cơ sở kinh doanh của liên doanh là của một bên liên doanh thì tính vào khoản vốn đầu tư của bên đó

    Túm lại theo em hiểu, tiền thuê đất tính vào chi phí chung của liên doanh, quyền sử dụng đất tính vào vốn đầu tư của bên liên doanh có quyền sử dụng đất.
    (Mạn phép tí các anh chị đừng cười em nhé, học luật lâu rồi và đã bỏ nên chẳng biết thế nào...nếu sai các anh chị phải sửa lại không bạn kia nhầm như em thì chết mất...xấu hổ quá...)
    Được Palmeral sửa chữa / chuyển vào 04:17 ngày 10/11/2004
  8. Palmeral

    Palmeral Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    .
    - Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất (VN) là người có hợp đồng thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cái này phải có trước khi thiết lập hợp đồng liênh doanh thì phải.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Tiền thuê đất do ai đóng.
    [/QUOTE]
    Thường thì phía VN đóng tiền thuê đất, quyết toán vào chi phí của liên doanh.
    Vẫn là anh VN đóng tiền thuê đất, khoản này được tính vào chi phí trong quá trình kinh doanh nên ai đóng cũng thế...liên doanh mà. Nhưng thưòng thì anh VN thích đóng để có thể khi quyết toan sân siu một téo... Trường hợp đất để xây cơ sở kinh doanh của liên doanh là của một bên liên doanh thì tính vào khoản vốn đầu tư của bên đó

    Túm lại theo em hiểu, tiền thuê đất tính vào chi phí chung của liên doanh, quyền sử dụng đất tính vào vốn đầu tư của bên liên doanh có quyền sử dụng đất.
    (Mạn phép tí các anh chị đừng cười em nhé, học luật lâu rồi và đã bỏ nên chẳng biết thế nào...nếu sai các anh chị phải sửa lại không bạn kia nhầm như em thì chết mất...xấu hổ quá...)
    Được Palmeral sửa chữa / chuyển vào 04:17 ngày 10/11/2004
  9. LegiS

    LegiS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay ghé qua box, thấy em yêu cầu trả lời như vậy, nên anh cũng nói sơ qua. Tuy nhiên, là sinh viên luật thì em phải chịu khó tìm hiểu ngay trong các giáo trình, sẽ thấy câu trả lời đấy.
    Còn trong thực tế, anh cũng nói thế này:
    1. - Việc phân biệt Đạo luật/Luật cũng chỉ mang tính tương đối. Đôi khi hai khái niêm này được dùng thay nhau, cùng một văn bản, có thể gọi là luật hay đạo luật.
    Đạo luật (Act - Loi) là văn bản (luật) do quốc hội thông qua quy định về những vấn đề quan trọng, trong khi Luật (Law - Loi) được hiểu nôm na là văn bản quy phạm pháp luật của QH điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và ổn định.
    2. - Phân loại HP cổ điển và hiện đại cũng chỉ mang tính tương đối, và trong thực tế cũng ít nhắc tới (không chắc chắn lắm).
    - Có lẽ cũng phải nhắc đến Hiến pháp thành văn và HP bất thành văn nữa. Hiến pháp bất thành văn (Un-written constitution) bao gồm các văn bản, các tục lệ truyền thống về việc tổ chức quyền lực Nhà nước (Anh, Niu Dilan)
    - Việc phân loại cổ điển và hiện đại chủ yếu căn cứ vào thời gian (một cách tương đối)
    Hiến pháp Mỹ được coi là cổ điển hoặc HP VN là hiện đại, nhưng cổ điển hay hiện đai không có nghĩa là cái nào tiến bộ hơn
    Nếu nói cả hiến pháp bất thành văn, thì ở Anh, HP đã có từ rất lâu nữa.
    3. Chế độ bảo hiến
    Theo tác giả Nguyễn Đức Lam (xin phép trích dẫn bài viết):
    "Cách đây không lâu, sự bảo đảm tuân thủ hiến pháp của bản thân các cơ quan quyền lực nhà nước được định nghĩa như là sự giám sát bảo hiến của toà án (giám sát tính hợp hiến của các văn bản pháp luật). Hôm nay, thay vào đó khái niệm rộng hơn- ?ohoạt động bảo hiến? ngày càng được sử dụng rộng rãi. Các công trình nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về khái niệm này- từ ngắn gọn nhất cho đến chi tiết nhất. Theo các tác giả của công trình nghiên cứu ?oChế độ hiến pháp Đức?, nói chung hoạt động bảo hiến có thể định nghĩa như là hoạt động của các cơ quan toà án nhằm xem xét những vụ việc về những vấn đề hiến pháp- pháp lý liên quan đến việc bảo đảm sự tuân thủ hiến pháp từ phía các cơ quan quyền lực nhà nước và nhằm đưa ra những quyết định về các vụ việc đó kéo theo những hậu quả pháp lý. Hoạt động bảo hiến hiện nay không chỉ là sự kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật, mà còn có nhiệm vụ bảo đảm tính tối cao của hiến pháp như nền tảng của hệ thống luật pháp quốc gia, bảo đảm các quyền và tự do hiến định, bảo đảm mối quan hệ hữu cơ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước.
    Thành tố cần thiết nhất, cốt yếu nhất của hoạt động bảo hiến vẫn là bản thân giám sát bảo hiến của toà án- hoạt động của toà án nhằm kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật. Đó chính là bản chất của hoạt động bảo hiến. ?oKhông thể có hoạt động bảo hiến nếu không có thẩm quyền cơ bản là quyền giám sát tính hợp hiến của các đạo luật?. Nhà hiến pháp học người Pháp L.Favoreu khẳng định như vậy. Và với ý nghĩa này có thể nói đến sự tương đương giữa ?ohoạt động bảo hiến? và ?ogiám sát bảo hiến của toà án?.
    Nguồn gốc
    Người ta cho rằng tư tưởng về giám sát bảo hiến xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào đầu thế kỷ XVII và gắn liền với hoạt động của Hội đồng Cơ mật. Hội đồng này bác bỏ hiệu lực của các đạo luật do các cơ quan lập pháp thuộc địa ban hành nếu chúng trái với các đạo luật của Nghị viện Anh hoặc mâu thuẫn với thông luật. Nhưng giám sát bảo hiến hiểu theo nghĩa hôm nay lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ, và không phải trên cơ sở hiến pháp mà từ án lệ. Quan điểm này được Chánh án Toà án tối cao J. Marshall thể hiện một cách rõ rệt nhất trong phán quyết về vụ Marbury v. Madison (Marbury chống Madison) năm 1803: ?oChỉ có toà án mới có quyền và có nghĩa vụ tuyên bố cái gì được gọi là luật?, ?omột văn bản luật trái với Hiến pháp không phải là luật?. Tiền lệ này đã đặt nền tảng cho mô hình Mỹ về hoạt động bảo hiến với đặc điểm chính là sự giám sát bảo hiến do các toà án bình thường thực hiện.
    Sau đó, sau Đại chiến thế giới lần thứ I, ở Châu Âu đã xuất hiện mô hình của mình, một mô hình mới về nguyên tắc, do học giả người áo Hans Kelsen sáng tạo ra. Khác biệt chủ yếu của mô hình này so với mô hình Mỹ là hoạt động bảo hiến tách khỏi hệ thống tư pháp nói chung và do cơ quan chuyên trách thực hiện: toà án hiến pháp. Mô hình này được gọi là mô hình Châu Âu (hay còn gọi là mô hình áo).
    Đến nay, chế định này đã lan truyền rộng rãi, được khẳng định ở các nước Châu Âu, ở nhiều quốc gia mới thành lập sau Đại chiến thế giới lần thứ II tại Châu á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh, ở các nước Đông Âu, các nước đang phát triển mà trước đó chế định này hoặc bị huỷ bỏ hoặc không hề tồn tại.
    ....
    Là một bộ phận thiết yếu trong cơ chế bảo vệ hiến pháp, đóng vai trò trọng tài trung gian giữa các thế lực chính trị, các cơ quan bảo hiến đã được khẳng định ở nhiều nước trên thế giới với những mô hình tổ chức khác nhau tuỳ thuộc vào các điều kiện ở mỗi nước. Nhưng dù theo mô hình nào thì mục đích cuối cùng của những cơ quan này là bảo vệ hiến pháp- đạo luật tối cao của đất nước"
    ----------------------------------------------------------------------
    Em có thể tham khảo, kết hợp với SGK để bổ sung thêm kiến thức nhé
    Thân

  10. LegiS

    LegiS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay ghé qua box, thấy em yêu cầu trả lời như vậy, nên anh cũng nói sơ qua. Tuy nhiên, là sinh viên luật thì em phải chịu khó tìm hiểu ngay trong các giáo trình, sẽ thấy câu trả lời đấy.
    Còn trong thực tế, anh cũng nói thế này:
    1. - Việc phân biệt Đạo luật/Luật cũng chỉ mang tính tương đối. Đôi khi hai khái niêm này được dùng thay nhau, cùng một văn bản, có thể gọi là luật hay đạo luật.
    Đạo luật (Act - Loi) là văn bản (luật) do quốc hội thông qua quy định về những vấn đề quan trọng, trong khi Luật (Law - Loi) được hiểu nôm na là văn bản quy phạm pháp luật của QH điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và ổn định.
    2. - Phân loại HP cổ điển và hiện đại cũng chỉ mang tính tương đối, và trong thực tế cũng ít nhắc tới (không chắc chắn lắm).
    - Có lẽ cũng phải nhắc đến Hiến pháp thành văn và HP bất thành văn nữa. Hiến pháp bất thành văn (Un-written constitution) bao gồm các văn bản, các tục lệ truyền thống về việc tổ chức quyền lực Nhà nước (Anh, Niu Dilan)
    - Việc phân loại cổ điển và hiện đại chủ yếu căn cứ vào thời gian (một cách tương đối)
    Hiến pháp Mỹ được coi là cổ điển hoặc HP VN là hiện đại, nhưng cổ điển hay hiện đai không có nghĩa là cái nào tiến bộ hơn
    Nếu nói cả hiến pháp bất thành văn, thì ở Anh, HP đã có từ rất lâu nữa.
    3. Chế độ bảo hiến
    Theo tác giả Nguyễn Đức Lam (xin phép trích dẫn bài viết):
    "Cách đây không lâu, sự bảo đảm tuân thủ hiến pháp của bản thân các cơ quan quyền lực nhà nước được định nghĩa như là sự giám sát bảo hiến của toà án (giám sát tính hợp hiến của các văn bản pháp luật). Hôm nay, thay vào đó khái niệm rộng hơn- ?ohoạt động bảo hiến? ngày càng được sử dụng rộng rãi. Các công trình nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về khái niệm này- từ ngắn gọn nhất cho đến chi tiết nhất. Theo các tác giả của công trình nghiên cứu ?oChế độ hiến pháp Đức?, nói chung hoạt động bảo hiến có thể định nghĩa như là hoạt động của các cơ quan toà án nhằm xem xét những vụ việc về những vấn đề hiến pháp- pháp lý liên quan đến việc bảo đảm sự tuân thủ hiến pháp từ phía các cơ quan quyền lực nhà nước và nhằm đưa ra những quyết định về các vụ việc đó kéo theo những hậu quả pháp lý. Hoạt động bảo hiến hiện nay không chỉ là sự kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật, mà còn có nhiệm vụ bảo đảm tính tối cao của hiến pháp như nền tảng của hệ thống luật pháp quốc gia, bảo đảm các quyền và tự do hiến định, bảo đảm mối quan hệ hữu cơ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước.
    Thành tố cần thiết nhất, cốt yếu nhất của hoạt động bảo hiến vẫn là bản thân giám sát bảo hiến của toà án- hoạt động của toà án nhằm kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật. Đó chính là bản chất của hoạt động bảo hiến. ?oKhông thể có hoạt động bảo hiến nếu không có thẩm quyền cơ bản là quyền giám sát tính hợp hiến của các đạo luật?. Nhà hiến pháp học người Pháp L.Favoreu khẳng định như vậy. Và với ý nghĩa này có thể nói đến sự tương đương giữa ?ohoạt động bảo hiến? và ?ogiám sát bảo hiến của toà án?.
    Nguồn gốc
    Người ta cho rằng tư tưởng về giám sát bảo hiến xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào đầu thế kỷ XVII và gắn liền với hoạt động của Hội đồng Cơ mật. Hội đồng này bác bỏ hiệu lực của các đạo luật do các cơ quan lập pháp thuộc địa ban hành nếu chúng trái với các đạo luật của Nghị viện Anh hoặc mâu thuẫn với thông luật. Nhưng giám sát bảo hiến hiểu theo nghĩa hôm nay lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ, và không phải trên cơ sở hiến pháp mà từ án lệ. Quan điểm này được Chánh án Toà án tối cao J. Marshall thể hiện một cách rõ rệt nhất trong phán quyết về vụ Marbury v. Madison (Marbury chống Madison) năm 1803: ?oChỉ có toà án mới có quyền và có nghĩa vụ tuyên bố cái gì được gọi là luật?, ?omột văn bản luật trái với Hiến pháp không phải là luật?. Tiền lệ này đã đặt nền tảng cho mô hình Mỹ về hoạt động bảo hiến với đặc điểm chính là sự giám sát bảo hiến do các toà án bình thường thực hiện.
    Sau đó, sau Đại chiến thế giới lần thứ I, ở Châu Âu đã xuất hiện mô hình của mình, một mô hình mới về nguyên tắc, do học giả người áo Hans Kelsen sáng tạo ra. Khác biệt chủ yếu của mô hình này so với mô hình Mỹ là hoạt động bảo hiến tách khỏi hệ thống tư pháp nói chung và do cơ quan chuyên trách thực hiện: toà án hiến pháp. Mô hình này được gọi là mô hình Châu Âu (hay còn gọi là mô hình áo).
    Đến nay, chế định này đã lan truyền rộng rãi, được khẳng định ở các nước Châu Âu, ở nhiều quốc gia mới thành lập sau Đại chiến thế giới lần thứ II tại Châu á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh, ở các nước Đông Âu, các nước đang phát triển mà trước đó chế định này hoặc bị huỷ bỏ hoặc không hề tồn tại.
    ....
    Là một bộ phận thiết yếu trong cơ chế bảo vệ hiến pháp, đóng vai trò trọng tài trung gian giữa các thế lực chính trị, các cơ quan bảo hiến đã được khẳng định ở nhiều nước trên thế giới với những mô hình tổ chức khác nhau tuỳ thuộc vào các điều kiện ở mỗi nước. Nhưng dù theo mô hình nào thì mục đích cuối cùng của những cơ quan này là bảo vệ hiến pháp- đạo luật tối cao của đất nước"
    ----------------------------------------------------------------------
    Em có thể tham khảo, kết hợp với SGK để bổ sung thêm kiến thức nhé
    Thân

Chia sẻ trang này