1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Tư vấn pháp luật ] VUI LÒNG ĐẶT CÂU HỎI NƠI NÀY :

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi StylishII, 31/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Các văn bản liên quan tới thực hiện lộ trình giảm thuế - còn thực trạng thì em tốt nhất là search, chủ yếu là em phải định hướng xem em viết như thế nào (nên chú trọng vào một số loại mặt hàng và ngành thôi, chú viết tổng hết thì mệt lắm).
    Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2003/NĐ-CP kèm theo Danh mục hàng hoá và thuế xuất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT của các nước ASEAN cho tới năm 2006. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2003 và thay thế các Nghị định số 21/2002/NĐ-CP ngày 28/2/2002 và Nghị định số 53/2002/NĐ-CP ngày 13/9/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 21/2002/NĐ-CP ngày 28/5/2002.
    Danh mục CEPT 2003-2006 bao gồm lộ trình cắt giảm thuế cụ thể cho từng năm từ 2003-2006 của khoảng 10.150 mặt hàng đưa vào cắt giảm theo cam kết.
    Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 64/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 78. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2003, cùng ngày với Nghị định trên. Theo Thông tư 64, hàng hoá nhập khẩu để được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục CEPT 2003-2006 phải đáp ứng bốn tiêu chuẩn sau:
    - Phải nằm trong Danh mục CEPT 2003-2006 được ban hành kèm theo Nghị định 78 và đồng thời nằm trong Danh mục hàng hoá và thuế suất thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA cho từng mặt hàng tương ứng của nước thành viên ASEAN mà từ đó mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ.
    - Được nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN vào Việt Nam;
    - Thoả mãn yêu cầu xuất xứ ASEAN, được xác nhận bằng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN.
    - Vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu là thành viên của ASEAN đến Việt Nam được qui định tại Quyết định số 416/TM-ĐB ngày 13/05/1996 của Bộ Thương mại.
    Ngoài ra, Thông tư 64 còn quy định về cách thức xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) và thủ tục kiểm tra C/O.

    Nếu em cần văn bản nào thì để lại đc email, anh gửi cho. Chúc vui vẻ.
  2. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Các văn bản liên quan tới thực hiện lộ trình giảm thuế - còn thực trạng thì em tốt nhất là search, chủ yếu là em phải định hướng xem em viết như thế nào (nên chú trọng vào một số loại mặt hàng và ngành thôi, chú viết tổng hết thì mệt lắm).
    Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2003/NĐ-CP kèm theo Danh mục hàng hoá và thuế xuất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT của các nước ASEAN cho tới năm 2006. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2003 và thay thế các Nghị định số 21/2002/NĐ-CP ngày 28/2/2002 và Nghị định số 53/2002/NĐ-CP ngày 13/9/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 21/2002/NĐ-CP ngày 28/5/2002.
    Danh mục CEPT 2003-2006 bao gồm lộ trình cắt giảm thuế cụ thể cho từng năm từ 2003-2006 của khoảng 10.150 mặt hàng đưa vào cắt giảm theo cam kết.
    Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 64/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 78. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2003, cùng ngày với Nghị định trên. Theo Thông tư 64, hàng hoá nhập khẩu để được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục CEPT 2003-2006 phải đáp ứng bốn tiêu chuẩn sau:
    - Phải nằm trong Danh mục CEPT 2003-2006 được ban hành kèm theo Nghị định 78 và đồng thời nằm trong Danh mục hàng hoá và thuế suất thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA cho từng mặt hàng tương ứng của nước thành viên ASEAN mà từ đó mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ.
    - Được nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN vào Việt Nam;
    - Thoả mãn yêu cầu xuất xứ ASEAN, được xác nhận bằng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN.
    - Vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu là thành viên của ASEAN đến Việt Nam được qui định tại Quyết định số 416/TM-ĐB ngày 13/05/1996 của Bộ Thương mại.
    Ngoài ra, Thông tư 64 còn quy định về cách thức xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) và thủ tục kiểm tra C/O.

    Nếu em cần văn bản nào thì để lại đc email, anh gửi cho. Chúc vui vẻ.
  3. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Tình hình thực hiện các cam kết trong ASEAN
    1. Cắt giảm thuế quan
    a. Thực hiện cắt giảm thuế
    Theo quy định của Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA), Việt Nam thực hiện Lịch trình cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa của mình xuống 0-5% trong vòng 10 năm, bắt đầu từ ngày 1/1/1996 và hoàn thành vào ngày 1/1/2006. Hiện nay, việc thực hiện cắt giảm thuế CEPT/AFTA của Việt Nam được thể hiện trong Lộ trình cắt giảm thuế CEPT/AFTA năm 2003-2006 (Theo Nghị định 78/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003). Theo Lộ trình cắt giảm thuế này, 73,6% số dòng thuế sẽ có mức thuế suất 0-5% vào năm 2003, 84,3% số dòng thuế có thuế suất 0-5% vào năm 2005, 100% số dòng thuế suất 0-5% vào năm 2006, và 53.6% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm 2006.
    Đối với Danh mục IL: Cho đến nay, Việt Nam đã chuyển 10.144 dòng thuế vào Danh mục IL, chiếm 94% tổng số dòng thuế của Biểu HS. Các mặt hàng trong Danh mục IL thực hiện cắt giảm thuế từ 2002 trở về trước chủ yếu là các mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu cao và có lợi thế cạnh tranh. Năm 2003 là thời hạn cuối cùng đối với Việt Nam để chuyển các mặt hàng nằm trong Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) vào diện cắt giảm.
    Danh mục hoãn thực hiện CEPT/AFTA: Theo chỉ đạo của Chính phủ về phát triển ngành ôtô và xe máy, Việt Nam đã hoãn thực hiện 41 dòng thuế phụ tùng xe máy và ôtô đưa vào Danh mục cắt giảm.
    Đối với Danh mục nông sản nhạy cảm (SL): gồm 89 dòng thuế, chủ yếu bao gồm các mặt hàng nông sản chưa chế biến có yêu cầu bảo hộ cao như: các loại thịt, trứng gia cầm, động vật sống, thóc, gạo lức, đường mía. Các mặt hàng thuộc Danh mục SL bắt đầu giảm thuế từ ngày 1/1/2004 và kết thúc vào ngày 1/1/2013 với thuế suất cuối cùng bằng 0-5%. Riêng mặt hàng đường, Việt Nam sẽ hoàn thành quá trình đưa vào thực hiện CEPT/AFTA vào ngày 1/1/2010.
    Đối với Danh mục Loại trừ hoàn toàn (GE): gồm 415 dòng thuế không đưa vào tham gia AFTA vì các lý do bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người và động thực vật, bảo vệ các tác phẩm có giá trị nghệ thuật, lịch sử và khảo cổ học. Tuy nhiên, trong Danh mục này, ta vẫn duy trì các mặt hàng ôtô, xe máy không đáp ứng Điều 9B của Hiệp định CEPT/AFTA.
    b. Tác động của việc tham gia CEPT/ AFTA đối với Việt Nam
    Về lý thuyết, việc tham gia AFTA có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu hàng hóa sang các nước ASEAN vì các hàng rào bảo hộ của các nước đó cũng được cắt giảm tương ứng khi Việt Nam cắt giảm bảo hộ của mình. Một thị trường ASEAN rộng lớn, có đòi hỏi về chất lượng không quá cao, với ưu đãi buôn bán sẽ được mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thị trường ASEAN với trên 500 triệu dân sẽ là một một thị trường tiêu thụ lớn huy động tiềm năng lao động và tài nguyên dồi dào của Việt Nam vào phát triển xuất khẩu. Tuy nhiên, triển vọng hợp tác đến nay vẫn đặt ra nhiều thách thức với Việt Nam.
    Về cán cân buôn bán, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN năm 2002 chỉ chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang tất cả các nước, trong khi kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN lại chiếm 21.6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Như vậy, với ASEAN Việt Nam luôn ở thế nhập siêu. Mặc dù xuất khẩu đã gia tăng, đặc biệt nhờ mặt hàng chủ đạo là dầu thô xuất sang Singapore, triển vọng gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN chưa có nhiều hứa hẹn về sự thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
    Về cơ cấu mặt hàng, Việt Nam xuất sang các nước ASEAN chủ yếu là các mặt hàng nông sản chưa chế biến, và rất nhiều trong số đó được các nước ASEAN xếp vào Danh mục hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm và nhạy cảm cao (SL). Số các mặt hàng nông sản được các nước thành viên ASEAN bổ sung vào CEPT để áp dụng việc cắt giảm thuế ngay chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, trong khi những mặt hàng chủ đạo là dầu thô và nông sản chưa chế biến chiếm hầu hết kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Có thể nhận xét rằng CEPT chưa làm thay đổi cục diện của xuất khẩu Việt Nam sang ASEAN. Chỉ khi nước ta có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất và xuất khẩu theo hướng sản xuất ra những hàng hóa nằm trong Danh mục cắt giảm thuế của CEPT, thì các doanh nghiệp Việt Nam mới có thêm được thuận lợi về giá khi muốn xuất khẩu sang ASEAN.
    2. Cắt giảm hàng rào phi thuế quan (NTBs)
    Tại cuộc họp Hội đồng AFTA lần thứ 16 năm 2001, các nước ASEAN đã thống nhất đặt trọng tâm ưu tiên cho việc dỡ bỏ các hàng rào phi quan thuế. Trước mắt, các nước sẽ xác định các biện pháp phi thuế đang hiện hành, chi tiết theo HS 6 số và bàn cách thức tiến hành dỡ bỏ các biện pháp không phù hợp vào năm tới.
    3. Sửa đổi Quy tắc xuất xứ CEPT/AFTA
    Nhằm mục tiêu khuyến khích tăng cường xuất khẩu trong nội khối ASEAN và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ASEAN, các nước ASEAN đã thành lập Nhóm chuyên trách sửa đổi Quy tắc xuất xứ CEPT/AFTA. Nhiệm vụ của Nhóm là rà soát và điều chỉnh các quy định liên quan đến Quy tắc xuất xứ CEPT/AFTA như: Form D nối (back-to-back Form D), hài hòa công thức tính hàm lượng nội địa ASEAN và đề ra các biện pháp chống Form D giả?
    (Trích tài liệu sưu tầm)
  4. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Tình hình thực hiện các cam kết trong ASEAN
    1. Cắt giảm thuế quan
    a. Thực hiện cắt giảm thuế
    Theo quy định của Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA), Việt Nam thực hiện Lịch trình cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa của mình xuống 0-5% trong vòng 10 năm, bắt đầu từ ngày 1/1/1996 và hoàn thành vào ngày 1/1/2006. Hiện nay, việc thực hiện cắt giảm thuế CEPT/AFTA của Việt Nam được thể hiện trong Lộ trình cắt giảm thuế CEPT/AFTA năm 2003-2006 (Theo Nghị định 78/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003). Theo Lộ trình cắt giảm thuế này, 73,6% số dòng thuế sẽ có mức thuế suất 0-5% vào năm 2003, 84,3% số dòng thuế có thuế suất 0-5% vào năm 2005, 100% số dòng thuế suất 0-5% vào năm 2006, và 53.6% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm 2006.
    Đối với Danh mục IL: Cho đến nay, Việt Nam đã chuyển 10.144 dòng thuế vào Danh mục IL, chiếm 94% tổng số dòng thuế của Biểu HS. Các mặt hàng trong Danh mục IL thực hiện cắt giảm thuế từ 2002 trở về trước chủ yếu là các mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu cao và có lợi thế cạnh tranh. Năm 2003 là thời hạn cuối cùng đối với Việt Nam để chuyển các mặt hàng nằm trong Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) vào diện cắt giảm.
    Danh mục hoãn thực hiện CEPT/AFTA: Theo chỉ đạo của Chính phủ về phát triển ngành ôtô và xe máy, Việt Nam đã hoãn thực hiện 41 dòng thuế phụ tùng xe máy và ôtô đưa vào Danh mục cắt giảm.
    Đối với Danh mục nông sản nhạy cảm (SL): gồm 89 dòng thuế, chủ yếu bao gồm các mặt hàng nông sản chưa chế biến có yêu cầu bảo hộ cao như: các loại thịt, trứng gia cầm, động vật sống, thóc, gạo lức, đường mía. Các mặt hàng thuộc Danh mục SL bắt đầu giảm thuế từ ngày 1/1/2004 và kết thúc vào ngày 1/1/2013 với thuế suất cuối cùng bằng 0-5%. Riêng mặt hàng đường, Việt Nam sẽ hoàn thành quá trình đưa vào thực hiện CEPT/AFTA vào ngày 1/1/2010.
    Đối với Danh mục Loại trừ hoàn toàn (GE): gồm 415 dòng thuế không đưa vào tham gia AFTA vì các lý do bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người và động thực vật, bảo vệ các tác phẩm có giá trị nghệ thuật, lịch sử và khảo cổ học. Tuy nhiên, trong Danh mục này, ta vẫn duy trì các mặt hàng ôtô, xe máy không đáp ứng Điều 9B của Hiệp định CEPT/AFTA.
    b. Tác động của việc tham gia CEPT/ AFTA đối với Việt Nam
    Về lý thuyết, việc tham gia AFTA có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu hàng hóa sang các nước ASEAN vì các hàng rào bảo hộ của các nước đó cũng được cắt giảm tương ứng khi Việt Nam cắt giảm bảo hộ của mình. Một thị trường ASEAN rộng lớn, có đòi hỏi về chất lượng không quá cao, với ưu đãi buôn bán sẽ được mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thị trường ASEAN với trên 500 triệu dân sẽ là một một thị trường tiêu thụ lớn huy động tiềm năng lao động và tài nguyên dồi dào của Việt Nam vào phát triển xuất khẩu. Tuy nhiên, triển vọng hợp tác đến nay vẫn đặt ra nhiều thách thức với Việt Nam.
    Về cán cân buôn bán, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN năm 2002 chỉ chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang tất cả các nước, trong khi kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN lại chiếm 21.6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Như vậy, với ASEAN Việt Nam luôn ở thế nhập siêu. Mặc dù xuất khẩu đã gia tăng, đặc biệt nhờ mặt hàng chủ đạo là dầu thô xuất sang Singapore, triển vọng gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN chưa có nhiều hứa hẹn về sự thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
    Về cơ cấu mặt hàng, Việt Nam xuất sang các nước ASEAN chủ yếu là các mặt hàng nông sản chưa chế biến, và rất nhiều trong số đó được các nước ASEAN xếp vào Danh mục hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm và nhạy cảm cao (SL). Số các mặt hàng nông sản được các nước thành viên ASEAN bổ sung vào CEPT để áp dụng việc cắt giảm thuế ngay chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, trong khi những mặt hàng chủ đạo là dầu thô và nông sản chưa chế biến chiếm hầu hết kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Có thể nhận xét rằng CEPT chưa làm thay đổi cục diện của xuất khẩu Việt Nam sang ASEAN. Chỉ khi nước ta có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất và xuất khẩu theo hướng sản xuất ra những hàng hóa nằm trong Danh mục cắt giảm thuế của CEPT, thì các doanh nghiệp Việt Nam mới có thêm được thuận lợi về giá khi muốn xuất khẩu sang ASEAN.
    2. Cắt giảm hàng rào phi thuế quan (NTBs)
    Tại cuộc họp Hội đồng AFTA lần thứ 16 năm 2001, các nước ASEAN đã thống nhất đặt trọng tâm ưu tiên cho việc dỡ bỏ các hàng rào phi quan thuế. Trước mắt, các nước sẽ xác định các biện pháp phi thuế đang hiện hành, chi tiết theo HS 6 số và bàn cách thức tiến hành dỡ bỏ các biện pháp không phù hợp vào năm tới.
    3. Sửa đổi Quy tắc xuất xứ CEPT/AFTA
    Nhằm mục tiêu khuyến khích tăng cường xuất khẩu trong nội khối ASEAN và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ASEAN, các nước ASEAN đã thành lập Nhóm chuyên trách sửa đổi Quy tắc xuất xứ CEPT/AFTA. Nhiệm vụ của Nhóm là rà soát và điều chỉnh các quy định liên quan đến Quy tắc xuất xứ CEPT/AFTA như: Form D nối (back-to-back Form D), hài hòa công thức tính hàm lượng nội địa ASEAN và đề ra các biện pháp chống Form D giả?
    (Trích tài liệu sưu tầm)
  5. bantinhcatrongdem

    bantinhcatrongdem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Mọi người ơi cứu em với. Em có hai vấn đề này cần nhờ mọi người giải thích giúp nha. (Càng dài càng tốt!!!).
    Thứ nhất: So sánh chức năng và quyền hạn của UBND tỉnh, UBND huyện, UBND xã theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003?
    Thứ hai: Bình luận về vấn đề lập hiến và quyền sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay?
    Em xin cảm ơn!!!
  6. bantinhcatrongdem

    bantinhcatrongdem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Mọi người ơi cứu em với. Em có hai vấn đề này cần nhờ mọi người giải thích giúp nha. (Càng dài càng tốt!!!).
    Thứ nhất: So sánh chức năng và quyền hạn của UBND tỉnh, UBND huyện, UBND xã theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003?
    Thứ hai: Bình luận về vấn đề lập hiến và quyền sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay?
    Em xin cảm ơn!!!
  7. moreandmore

    moreandmore Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    2
    "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
    *****************************
    ĐƠN XIN PHÚC THẨM.
    Kính gửi: Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng.
    Viện kiểm sát Thành phố Hải Phòng.
    Tôi tên là : Phạm Hiệp, sinh 24/11/1981, hiện là học sinh trường Trung học Hàng Hải I.
    Trú quán : số 32 Đ2 ?" khu Tập thể Thảm len ?" Cát Bi ?" Q. Hải An ?" Tp. Hải Phòng.
    Tôi viết đơn này xin đề nghị một việc như sau:
    Vào hồi 16h45, ngày 28/02/2004, tôi điều khiển xe môtô trên đường Lê Hồng Phong từ hướng ngã 5 về hướng đường bao Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đến khu tái định cư số 22 Đông Khê, đoạn đường này chưa hoàn chỉnh, đang thi công ở làn đường bên kia nên tất cả các phương tiện đều lưu thông ở đọan đường bên này. Do đoạn đường ngắn và không đặt biển báo rõ ràng, đồng thời do bị khuất tầm nhìn bởi xe ô-tô phía trước nên xe của tôi đã đâm vào xe của anh Hùng đang đi ngược chiều và đang vượt ô tô về phía bên phải, không có tín hiệu xin đường (vi phạm luật giao thông đường bộ), 2 xe đều ngã và dẫn đến việc xảy ra tai nạn rất đáng tiếc. Ngay sau khi 2 xe cùng ngã thì xe ô-tô của anh Lê Văn Tăng đi tới đâm vào xe và người của anh Hùng (đang ngã dưới đất) gây thương tích trầm trọng (78% sức lao động).
    Phiên tòa Sơ thẩm tại Tòa án quận Ngô Quyền vào hồi 8h00 ngày 26/10/2004 kết luận: tôi phải bồi thường cho anh Hùng số tiền là 21.600.000 đồng (Hai mươi mốt triệu sáu trăm ngàn đồng) và xử tôi 6 tháng tù giam. Về phía gia đình anh Hùng, tôi đã bồi thường thiệt hại với số tiền là 18.000.000 đồng (Mười tám triệu đồng). Số tiền còn lại tôi xin bồi thường đầy đủ trong thời gian sớm nhất. Về mức án 6 tháng tù giam mà phiên Tòa Sơ thẩm đưa ra cho tôi là quá nặng vì : bản thân tôi từ trước tới nay không có tiền án tiền sự, nhân thân tốt, hơn nữa tôi hiện đang học tập tại trường THHH I, đi làm thêm ngoài giờ học để phụ giúp kinh tế gia đình. Vì vậy tôi tha thiết kính mong Tòa án nhân dân Thành phố xem xét và giải quyết cho tôi được hưởng lượng khoan hồng để tôi có thể tiếp tục đi học và tiếp tục làm tròn phận sự của một công dân tốt.
    Tôi xin chân thành cảm ơn !
    Hải Phòng,ngày 02/11/2004
    Người viết :
    Phạm Hiệp."
    -----------------------------------------------
    Đây là lá đơn của bạn em.Mọi người xem hộ cái.Với trường hợp này thì mức án đó đã fù hợp chưa?Và có hướng nào giải quyết tốt hơn cho bạn em không?
  8. moreandmore

    moreandmore Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    2
    "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
    *****************************
    ĐƠN XIN PHÚC THẨM.
    Kính gửi: Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng.
    Viện kiểm sát Thành phố Hải Phòng.
    Tôi tên là : Phạm Hiệp, sinh 24/11/1981, hiện là học sinh trường Trung học Hàng Hải I.
    Trú quán : số 32 Đ2 ?" khu Tập thể Thảm len ?" Cát Bi ?" Q. Hải An ?" Tp. Hải Phòng.
    Tôi viết đơn này xin đề nghị một việc như sau:
    Vào hồi 16h45, ngày 28/02/2004, tôi điều khiển xe môtô trên đường Lê Hồng Phong từ hướng ngã 5 về hướng đường bao Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đến khu tái định cư số 22 Đông Khê, đoạn đường này chưa hoàn chỉnh, đang thi công ở làn đường bên kia nên tất cả các phương tiện đều lưu thông ở đọan đường bên này. Do đoạn đường ngắn và không đặt biển báo rõ ràng, đồng thời do bị khuất tầm nhìn bởi xe ô-tô phía trước nên xe của tôi đã đâm vào xe của anh Hùng đang đi ngược chiều và đang vượt ô tô về phía bên phải, không có tín hiệu xin đường (vi phạm luật giao thông đường bộ), 2 xe đều ngã và dẫn đến việc xảy ra tai nạn rất đáng tiếc. Ngay sau khi 2 xe cùng ngã thì xe ô-tô của anh Lê Văn Tăng đi tới đâm vào xe và người của anh Hùng (đang ngã dưới đất) gây thương tích trầm trọng (78% sức lao động).
    Phiên tòa Sơ thẩm tại Tòa án quận Ngô Quyền vào hồi 8h00 ngày 26/10/2004 kết luận: tôi phải bồi thường cho anh Hùng số tiền là 21.600.000 đồng (Hai mươi mốt triệu sáu trăm ngàn đồng) và xử tôi 6 tháng tù giam. Về phía gia đình anh Hùng, tôi đã bồi thường thiệt hại với số tiền là 18.000.000 đồng (Mười tám triệu đồng). Số tiền còn lại tôi xin bồi thường đầy đủ trong thời gian sớm nhất. Về mức án 6 tháng tù giam mà phiên Tòa Sơ thẩm đưa ra cho tôi là quá nặng vì : bản thân tôi từ trước tới nay không có tiền án tiền sự, nhân thân tốt, hơn nữa tôi hiện đang học tập tại trường THHH I, đi làm thêm ngoài giờ học để phụ giúp kinh tế gia đình. Vì vậy tôi tha thiết kính mong Tòa án nhân dân Thành phố xem xét và giải quyết cho tôi được hưởng lượng khoan hồng để tôi có thể tiếp tục đi học và tiếp tục làm tròn phận sự của một công dân tốt.
    Tôi xin chân thành cảm ơn !
    Hải Phòng,ngày 02/11/2004
    Người viết :
    Phạm Hiệp."
    -----------------------------------------------
    Đây là lá đơn của bạn em.Mọi người xem hộ cái.Với trường hợp này thì mức án đó đã fù hợp chưa?Và có hướng nào giải quyết tốt hơn cho bạn em không?
  9. preludeNo1

    preludeNo1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    1.668
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn anh No-fear. Em đã tìm được các văn bản mà anh chỉ cho. Em tìm hiểu về cái Lộ trình và cam kết của Việt Nam khi gia nhập AFTA để làm các căn cứ cho việc hoàn thiện Luật thuế XNK của VN.
    Anh có ý gì chỉ cho em với!!!1

    @No-fear
    Luật thuế XNK VN áp dụng cho tất cả các loại mặt hàng xuất nhập khẩu có xuất xứ từ các nước ko chỉ trong khối ASEAN. Mà từ EU, USA và nhiều quốc gia khác nữa.
    Cần lưu ý, AFTA (Asean Free Trade Area) chỉ là lộ trình giảm thuế cho hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ từ các nước Asean hoặc đảm bảo một hàm lượng % Asean nhất định trong hàng hoá thì mới được áp dụng quy chế của AFTA.
    Điểm này khác, và Luật thuế XNK điều chỉnh cả hai loại hàng hoá, trong khu vực Asean và ngoài. Bạn phải lưu ý đừng phụ thuộc quá vào lộ trình thực hiện AFTA vì còn nhiều loại hàng hoá khác ko giảm thuế theo AFTA bị điều chỉnh bởi luật XNK.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 16:53 ngày 05/12/2004
  10. preludeNo1

    preludeNo1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    1.668
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn anh No-fear. Em đã tìm được các văn bản mà anh chỉ cho. Em tìm hiểu về cái Lộ trình và cam kết của Việt Nam khi gia nhập AFTA để làm các căn cứ cho việc hoàn thiện Luật thuế XNK của VN.
    Anh có ý gì chỉ cho em với!!!1

    @No-fear
    Luật thuế XNK VN áp dụng cho tất cả các loại mặt hàng xuất nhập khẩu có xuất xứ từ các nước ko chỉ trong khối ASEAN. Mà từ EU, USA và nhiều quốc gia khác nữa.
    Cần lưu ý, AFTA (Asean Free Trade Area) chỉ là lộ trình giảm thuế cho hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ từ các nước Asean hoặc đảm bảo một hàm lượng % Asean nhất định trong hàng hoá thì mới được áp dụng quy chế của AFTA.
    Điểm này khác, và Luật thuế XNK điều chỉnh cả hai loại hàng hoá, trong khu vực Asean và ngoài. Bạn phải lưu ý đừng phụ thuộc quá vào lộ trình thực hiện AFTA vì còn nhiều loại hàng hoá khác ko giảm thuế theo AFTA bị điều chỉnh bởi luật XNK.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 16:53 ngày 05/12/2004

Chia sẻ trang này