1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tư vấn sức khoe?? va?? pho??ng trư?? dịch bệnh cho chó mèo.

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi wildchild, 17/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. greenvetHanoi

    greenvetHanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    BỆNH GIUN TRÒN:HIỂM HỌA CỦA CHÓ SƠ SINH VÀ CHÓ NON.
    Trong khi chó non dưới 6 tuần tuổi an toàn với các bệnh dịch do virus:Parvovirrus, Carre...nhờ kháng thể miễn dịch tự nhiên qua sữa mẹ,thì bệnh do các loại giun tròn :giun đũa,giun móc...lại làm chết nhiều chó non nhất.
    1.Đã có thống kê nào về tỷ lệ nhiễm giun ở chó non?
    -Theo thống kê của TS Phan Lục - Giảng viên Trường ĐH Nông nghiệp I - Hà nội (KST và Bệnh KST Thú Y-1997) thì chó non bị nhiễm giun ngay từ sơ sinh đễn 4 tháng tuổi,nặng nhất từ 17-20 ngày tuổi.Tỷ lệ 52 % chó non bị nhiễm giun,trong khi đó ở chó trưởng thành trên 1 năm tuổi chỉ có 12% nhiễm,chó ngoại nhập và chó cái tỷ lệ nhiễm giun cao hơn chó nội địa và chó đực.
    -Phần lớn chó non nhiễm loại giun Toxocana canis thuộc họ Asscaridae có màu vàng nhạt, đầu giun hơi cong về phía bụng.Giun đực dài 5-10cm,giun cái dài 9-18 cm.
    2.Tại sao chó sơ sinh đã nhiễm giun?
    Chó mẹ nuốt phải trứng giun từ môi trường,hoặc qua da vào cơ thể biến thành ấu trùng chui qua thành ruột chó mẹ,di hành vào các cơ quan như:gan tim phổi,khí quản...đặc biệt qua nhau thai vào bào thai, phát triển thành giun trưởng thành. Như vậy chưa ra đời, chó đã có khả năng bị nhiễm giun rồi.
    Ngoài ra ấu trùng giun còn di hành qua sữa mẹ trực tiếp lây nhiễm giun cho chó con.
    3-Giun phá hủy cơ thể,gây bệnh như thế nào?
    -Ấu trùng giun di hành trong cơ thể làm tổn thương nhiều cơ quan của chó, mang theo nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm. Khi giun phát triển với số lượng lớn,có thể gây viêm loét, tắc ruột,thủng ruột,tắc ống mật,gây tử vong.
    -Độc tố của giun tiết ra gây trúng độc hệ thần kinh,chó non run rẩy,co giật,nôn mửa,kêu sủa vô thức,ngáp khó thở,lưỡi và các niêm mạc nhợt nhạt,da tím tái rồi chết.
    -Ảnh hưởng toàn thân:Thiếu máu,gầy yếu,còi cọc,hay tiêu chảy,bụng to có thể chướng hơi,khó vận động,bỏ bú mẹ,bỏ ăn ,đái ít hoặc ra máu dễ tử vong.
    4-Phòng và trị như thế nào?
    -Giữ vệ sinh môi trường,chuồng,đụng cụ nuôi ,nhất là khi chó mẹ mang thai và sau sinh.
    -Xử lý ,vệ sinh phân, nước thải.Nguồn nước uống của chó phải sạch sẽ.
    -Chủ động và định kỳ tẩy giun sớm cho chó non bằng thuốc MEBENDAZOLE liều 110mg/1kg thể trọng. Nên tẩy ngay khi chó 20 ngày tuổi, sau 2 tuần tẩy nhắc lại.
    -Nếu chưa biết rõ thông tin về tẩy giun cho chó mới mua,tốt nhất cứ tẩy giun chủ động,vì một khi đã bị quá nặng do giun,không có cơ hội điều trị.
    [​IMG]
    giun móc trong ruột non của chó,chọc bám thành ruột gây chảy máu, viêm ruột mạn tính.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hình ảnh một số loại giun tròn trong ruột noncủa chó.
    [​IMG]
    Hãy cảnh giác! Chó non có thể nhiễm giun ngay trong bào thai.
    Được greenvetHanoi sửa chữa / chuyển vào 08:22 ngày 20/10/2006
    Được greenvetHanoi sửa chữa / chuyển vào 08:25 ngày 20/10/2006
  2. greenvetHanoi

    greenvetHanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0

    Trích từ bài của meoconNT viết lúc 15:42 ngày 20/10/2006:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Tiện đây, hỏi mọi người ít kinh nghiệm.
    Thằng béo nhà meoconNT được gần 7 tháng rồi. Đang tự nhiên mấy ngày gần đây cứ động vào bế nó lên là nó kêu ré lên. Lúc đầu tưởng nó bị đau ở đâu nên sờ nắn xương nhưng không thấy gì cả. Mà nó cũng vẫn leo trèo được bình thường. Đợt này nó lại còn rất tránh meocon nữa. Đi làm về, nó nhìn thấy là chạy tọt vào gầm giường. Bình thường nó đâu có thế, nó còn hay nhảy lên người meoconNT nằm ngủ cơ . Mà bây giờ ôm rồi vuốt ve nó, nó cứ gầm gừ như mèo dữ ấy.Thực ra thì thằng này rất hiền, chưa biết cắn ai bao giờ ấy. Không hiểu sao đợt này nó lại thế Không biết có phải tại nó bị ai đánh đau đâm ra sợ người thế không nữa Hay là đang thời kỳ cu cậu bắt đầu trưởng thành nên thế nhỉ? Mà thằng béo này nhà tớ vẫn ăn khoẻ, ngủ khoẻ và béo ú nhé, không hề ốm đau bệnh tật gì cả!
    Bạn thử xét lại xem mèo của bạn từ khi nuôi đến giờ có được vận động nhiều dưới ánh nắng hàng ngày không. Nếu hoàn toàn nuôi trong nhà, ăn no và ngủ khì, không có hoạt động môi trường tự nhiên thì mèo của bạn dễ mắc bệnh" thiếu can-xi và khoáng chất" gây co rút cơ, đau viêm dây thần kinh. Cột sống cong lại và bụng phình ra, mèo kêu la, đau đớn khi đụng chạm vào nó.
    Bạn nên khám BSTY gần nhất để có kết luận cụ thể. Hoặc bạn pót hình lên mạng để BSGV xem và tư vấn ( nếu khẩn cấp có thể gọi điện thoại ). Chào bạn.
  3. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    Cháu đã nhận được PM của chú, trước tiên cháu xin cám ơn chú đã tận tình quan tâm đến sức khoẻ vật nuôi nhà cháu, kế đến cũng xin cám ơn chú đã tận tình chữa chạy cho mèo nhà cháu, mèo nhà cháu hiện nay đã đỡ nhiều rồi, chịu khó đi lại và cũng chịu ăn hơn, chứ không bỏ ăn nằm lỳ cả ngày như trước nữa.
    Hôm nào rảnh cháu sẽ chụp hình post lên.
    [​IMG]
    Đây là ảnh nó trước khi... làm mẹ !
  4. greenvetHanoi

    greenvetHanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    CHĂM SÓC CHÓ MẸ TRƯỚC,TRONG VÀ SAU KHI SINH
    Các bạn nuôi chó sinh sản có rất nhiều kinh nghiệm hay về chăm sóc chó trước, trong và sau đẻ. Xin tham gia vài kinh nghiệm :
    1.Tôi phải làm gì trước chó mẹ khi sinh?
    -Cần dự kiến thời gian sinh:căn cứ vào thời điểm phối giống,phải có ghi chép chính xác số lần và thời gian phối, quan sát độ to nhỏ của bụng đoán số lượng thai. Bụng nhỏ, lượng thai càng ít thời gian sinh dài ra. Phần lớn trên 64 ngày mới sinh, gọi là"lên ngày" số con sẽ ít, thậm chí có trường hợp chửa đến 68-70 ngày. Ngược lại thai càng nhiều sẽ đẻ càng sớm, có con 57-58 ngày đã sinh.Vì thế chó con mở mắt nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng con do ít thai nên khi sinh chó con"già ngày hơn".
    -Phải nhận biết các dấu hiệu sắp đẻ:Có sữa trước khi sinh khoảng 3-4 ngày, có thể nhìn, sờ thấy thai nhu động phía ngoài bụng. Chó mẹ có thể ăn ít hơn, tiểu nhiều lần hơn, thậm chí có con đi tiểu không chủ động được do bàng quang bị chèn ép.Trước sinh 2-4 giờ, chó bỏ ăn, ỉa "xón", đái "giắt", kêu rít, thở gấp bồn chồn cào bới có phản xạ cào, cắn"ổ đẻ", lúc này cần chuẩn bị chỗ đẻ thoáng, mát, ấm, yên tĩnh, đủ ánh sáng, hạn chế tiếp xúc với người và con vật khác. Có thể đóng khay gỗ cho chó đẻ kích thước phụ thuộc độ to nhỏ chó mẹ, độ cao tối đa 20cm, lót vải sạch, hoặc bìa cat-tông. Chú ý không dùng quá nhiều giẻ lót ổ, dễ bị lạc chó con mới sinh, không bú mẹ dễ đói, yếu và chết.
    -Không ép chó mẹ ăn, uống nhiều trước khi sinh. Không cho ăn nhiều thức ăn khó tiêu: thịt, tanh mỡ, sữa...
    -Nếu có dấu hiệu nghi đẻ khó:thai to, đau đẻ dữ dội nhưng sau 4-6 tiếng không đẻ, không có cơn rặn...cần mời BS Thú y khám và tư vấn.
    -Chuẩn bị sẵn nước uống sạch có pha chút muối để chó uống.
    2.Có nên can thiệp "đỡ đẻ"không?
    -Tốt nhất để chó đẻ tự nhiên, chỉ quan sát phát hiện những trục trặc trong khi sinh để xử lý.
    Đặc biệt với chó mẹ thay đổi tính tình, dữ tợn thì không nên can thiệp nhiều.
    3.Thế nào là "đẻ khó"?
    -Đau đẻ lâu 6-8 giờ mà chưa đẻ.
    -Không có cơn rặn hoặc rặn rất nhiều nhưng thai không ra được.
    4.Thế nào là "ngôi thai ngược"?
    Với chó khái niệm"ngược"không phụ thuộc vào đầu hoặc đuôi ra trước,mà là"tư thế" thai.
    Các ngôi ngược như sau:
    -Đầu ra nhưng không ra 2 chi trước,hoặc chỉ 1 chi trước thò ra.
    -Ra 1 hoặc 2 chi trước nhưng đầu không ra.
    -Đuôi ra trước nhưng 1 hoặc 2 chân sau không ra.
    Như vậy muốn kéo thai ra được phải chuyển lại tư thế "thuận" của thai:đầu và 2 chi trước,đuôi và 2 chi sau cùng ra.
    5.Có nên cho mẹ ăn nhau thai không?
    -Ăn nhau thai là phản xạ "tự"đỡ đẻ và cắn rốn cho con của chó mẹ.
    -Nếu phải can thiệp đỡ đẻ cũng nên cho mẹ ăn 1-2 nhau thai, nhưng không nên cho ăn toàn bộ lượng nhau dễ gây đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy sau sinh.
    6.Cắt rốn thế nào?
    Cách da bụng 1 cm có thể thắt chỉ hoặc kẹp bằng pince cầm máu. Sát trùng bằng cồn 70o hoặc cồn iode 5%.

    6.Có nên cho con tiếp xúc và bú mẹ ngay sau sinh không?

    Rất cần thiết để con được bú sữa đầu sớm có sức đề kháng. Phần lớn chó con chết yểu nếu sau sinh 24 giờ không được bú sữa mẹ.
    7.Làm gì khi sinh xong?
    -Cho mẹ ăn nhẹ,uống nước muối loãng.
    -Để mẹ con yên tĩnh.
    -Dọn sắp xếp lại ổ đẻ,thay đồ lót đẻ bằng vải khô;sạch.Chú ý:không lót quá nhiều vải ,chăn trong ổ dễ bị "lạc""kẹt" con không tìm bú mẹ được hoặc Mẹ đè và dẫm chết con.
    -Vệ sinh lau khô sạch chó con và phần sau của mẹ.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được greenvetHanoi sửa chữa / chuyển vào 07:03 ngày 21/10/2006
  5. con_cuu_non

    con_cuu_non Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2005
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Ui, không biết chó nhà mình bị làm sao ý. Nó cứ ho (và xin lỗi, khạc khạc hoài). Không biết có phải bị tái phát bệnh phổi ko nữa???Chó nhà mình cũng giề rồi, nuôi được 11 năm lận nhưng mà nghe nó ho, khạc như vậy khổ thân lắm. Mỗi lần leo cầu thang, hay nằm đất lạnh là bị
  6. greenvetHanoi

    greenvetHanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    11 năm là chó của bạn đã về già rồi, tương đương với người khoảng 70 tuổi. Ho khạc thường xuyên mà vẫn ăn bình thường, không phải bệnh dịch nguy hiểm, nhưng với chó già có một số bệnh sau gây ho khạc :
    1.Viêm đường hô hấp mạn tính.
    2.Suy yếu tim mạch, tuần hoàn gây chứng hen tim.
    3.Khả năng có thể có khối u hoặc ung thư đường hô hấp.
    Nếu bạn muốn biết rõ hơn, nên nhờ BSTY khám bệnh , chụp X- quang tim phổi và tư vấn chăm sóc chó già của bạn. Khuyển mã tri tình, chúc bạn chăm sóc tốt cún cưng nhé. BSGV.
    [​IMG]
    Giống chó Golden Retriever.
    [​IMG]
    Giống chó Boxer, rất thân thiện vơi trẻ con và mọi người.
    [​IMG]
    Giống weimaraner có màu lông ghi xám đặc biệt.
    Được greenvetHanoi sửa chữa / chuyển vào 19:37 ngày 21/10/2006
  7. chiot_chaton

    chiot_chaton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Xin cảm ơn bạn Wildchild vì sáng kiến tuyệt vời này của bạn
    Nếu box này có sớm hơn thì có lẽ nhiều con vật cưng của chúng ta đã thoát khỏi... tử thần!
    Hi vọng là các bạn bên HYM hay các bạn bên HYC, những người có kinh nghiệm trọng việc nuôi chó mèo, và đặc biệt là các bác sỹ như bác sỹ Báu sẽ đóng góp nhiệt tình cho box này!
    Bác sỹ Báu cho cháu hỏi luôn nhé!
    1. Nếu chẳng may mà chó ăn phải bả thì làm thế nào để cứu nó ạ? Vì cách đây khoảng 5 tuần, chó nhà cháu đã bị chết, và nhà cháu nghi là nó ăn phải bả. Nó cũng được khoảng 10 tuổi rồi ạ. Trước khi chết, nó cứ chạy ***g hết cả lên, bố mẹ cháu cho nó uống nước đường đặc nhưng không ăn thua. Cứ như thế khoảng 1 tiếng thì nó chết bác ah.
    2. Nếu chó con ăn phải xương như xương gà chẳng hạn thì có nguy hiểm không ạ?
    Cháu cảm ơn bác trước nhé!
  8. vuthaibao

    vuthaibao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Mình nghe nói là nếu phát hiện chó ăn phải bả thì cạo mùn thớt dốc vào mồm chó ,để cho chó nôn ra chất độc còn tại sao dùng mùn thớt thì mình cũng chẳng biết tại sao lại như vậy .Có lẽ phải hỏi bác sĩ GV . Còn tuyệt đối không nên cho chó ăn xương lợn ,và đặc biệt là xương gà ,vì những manh vỡ có thểm đâm thủng ruột chó .có khi nào chó nhà bạn ăn phải socola?
  9. greenvetHanoi

    greenvetHanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0

    CHÓ MÈO TRÚNG ĐỘC BẢ CHUỘT.

    Bạn chiot_chaton thân mến !
    BSGV đã viết rất chi tiết về " ngộ độc và trúng độc chó mèo" ở link sau :
    http://www.ttvnol.com/forum/Sothich/601204/trang-83.ttvn

    Về trúng độc bả chuột hiện nay thường là bả của Trung Quốc, nếu chó mèo ăn phải bả hoặc ăn phải vật khác chết do bả đều "hết phương cứu chữa", sẽ chết sau 1-4 giờ với các triệu chứng: nôn,sùi bọt mép, co giật do trúng độc hệ thần kinh trung ương, xuất huyết đường tiêu hóa...
    Có lẽ duy nhất nếu biết ngay sau khi ăn chỉ có biện pháp phẫu thuật mổ, rửa ngay dạ dày mới khả dĩ cứu được khi chó mèo ăn phải bả chuột. Bạn cũng không cần cho chó ăn mùn thớt vì bản năng cơ thể đã tự nôn để cố gắng đào thải chất độc rồi !
    Mong các bạn hãy cảnh giác quản lý: xích. nhốt chó mèo khi có đánh bả chuột để tránh tai nạn thương tâm trên.
    Chào thân mến.BSGV.

    [​IMG]
    Đây là "kết quả" sau một chiến dịch diệt chuột bằng "bả" ! Các bạn hãy cảnh giác và đừng quên cảnh thương tâm này với chó, mèo.
    Được greenvetHanoi sửa chữa / chuyển vào 08:05 ngày 22/10/2006
  10. con_cuu_non

    con_cuu_non Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2005
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Cháu cám ơn bác, cháu sẽ đưa chó nhà cháu đi chữa trị ngay

Chia sẻ trang này