1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tư vấn suy giãn tĩnh mạch chân nên làm gì?

Chủ đề trong 'Public - Gặp gỡ giao lưu' bởi kullkio90, 23/02/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kullkio90

    kullkio90 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2017
    Bài viết:
    524
    Đã được thích:
    0
    Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý mạn tính gây ra rất nhiều những khó khăn cản trở cho cuộc sống của người bệnh. Nếu bệnh được phát hiện càng sớm thì việc điều trị cũng như kiểm soát bệnh sẽ càng dễ dàng và hiệu quả hơn. Vậy người suy giãn tĩnh mạch chân nên làm gì khi phát hiện mình bị bệnh?

    Nhận biết sớm bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

    Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch ở chi dưới do sự giãn nở quá mức của thành mạch máu, giảm khả năng đàn hồi co bóp.

    Bệnh suy giãn tĩnh mạnh chân hoàn toàn có thể nhận biết được qua một số triệu chứng điển hình như:

    +Đau nhức mỏi, tê bì thường xuyên, đặc biệt là khi đi lại, vận động nhiều.

    +Phù chân: có thể phù một bên hoặc cả 2 chân, phổ biến nhất là phù ở bắp chân…

    +Sạm da, thay đổi màu sắc da do có sự ứ đọng máu xấu lâu ngày ở tĩnh mạch

    +Nặng hơn thì có các búi tĩnh mạch phồng lên, hiện rõ trên da, hình thành các mảng bầm tím trên da.

    Khi xuất hiện một trong các biểu hiện trên một cách bất thường, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám và chẩn đoán chính xác bệnh để được chữa trị kịp thời. Phát hiện bệnh ở giai đoạn càng sớm thì sẽ càng tốt cho người bệnh.

    Nhiều người thường không để ý đến những biểu hiện ban đầu của suy giãn tĩnh mạch mà chỉ đến khi bệnh nặng có những triệu chứng rõ ràng mới chịu đi khám và chữa trị. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc điều trị và nguy cơ biến chứng bệnh xảy ra sẽ tăng cao.

    Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên làm gì ?

    Ở các giai đoạn sớm khi suy giãn tĩnh mạch chân vẫn còn nhẹ, người bệnh ở các có thể sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà mà không cần phải phẫu thuật. Các thuốc tây hoặc các sản phẩm thảo dược trị suy giãn tĩnh mạch giúp tăng cường sức bền thành mạch, giúp ngăn chặn bệnh phát triển đồng thời hạn chế các triệu chứng khó chịu như: đau nhức, tê bì, vận động đi lại khó khăn… Ưu điểm của các sản phẩm thảo dược là an toàn lành tình hơn thuốc tây y.

    Nếu ở giai đoạn nặng gây đau đớn, nổi nhiều búi mạch, người bệnh không thể chịu đựng được thì phải cần đến phương pháp điều trị ngoại khoa (phẫu thuật).

    Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học: nên uống nhiều nước hằng ngày, bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường sức bền thành mạch, bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là các thức ăn giàu chất xơ, vitamin C, vitamin E…

    Người bệnh nên hạn chế đứng một chỗ quá lâu, ngồi nhiều đè lên chân, không nên đi giày cao gót hay mặc đồ quá bó sát. Khi ngủ hay nằm người bệnh nên kê cao chân bằng gối mềm để tăng cường chức năng đưa máu trở về tim của tĩnh mạch chi dưới.

    Đồng thời nên kết hợp tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng thường xuyên để tăng cường chức năng tuần hoàn, lưu thông khí huyết, vừa giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch vừa giúp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng để chống chọi lại với bệnh tật.

Chia sẻ trang này