1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tư vấn về luật hôn nhân, gia đình và hộ tịch : Một bà hai ông

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi fsai, 08/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Tư vấn về luật hôn nhân, gia đình và hộ tịch : Một bà hai ông

    Nhân tiện dzụ bác rakhói hỏi mấy việc liên quan đến con nuôi, mà hôm bữa, lúc quá chén, tiện mồm, fsai tớ nói hơi nhiều ....
    (tính tớ vẫn thế ... nhẩy)
    Hôm bữa, ngồi bùn gởi luật ra xem bít là sai một chỗ, định đính chính lại, nhưng rùi sợ quê độ + sĩ diện, nên thui.
    Thưa bác rakhói ...
    fsai em nhầm nhọt là Việt Nam mình hoàn tất Hiệp định con nuôi với chú Mẽo rùi, nhưng té ra là không phải, ... đúng là sai qué. Sorry bác nhé.

    Tuy nhiên, như iem có bẩu với bác, bi chừ người ta vẫn có thể nhận nuôi con nuôi nếu :
    ---
    3. Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, mà nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú và Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc điều ước quốc tế nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi thì cũng được xem xét giải quyết, nếu người đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Có thời gian công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên;
    b) Có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam;
    c) Có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin nhận làm con nuôi hoặc đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận làm con nuôi;
    d) Đối với người nước ngoài tuy không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này, nhưng xin nhận trẻ em khuyết tật, tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc các bệnh hiểm nghèo khác đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp và trẻ em quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định này làm con nuôi thì cũng được xem xét giải quyết;
    đ) Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.
    ---
    Như vậy là cũng được đấy chứ nhỉ ...

    Chúc bác hành nghề môi giới thành công để thêm phần âm đức cho bác và mon-nì cho em.

    Chào thân ái và quyết thắng to bác.


    P.S : Tớ mở lun topic này cho phần pháp luật về hộ tịch. Bà pon hâm mộ thì nhào dzô nhé.
  2. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Sau phần rông dài với bác rakhói, tiện thể có topic mới, tớ bẩu lun một ví dụ minh họa cho vui cửa vui nhà :
    Ông X, người Somali, chính hiệu đen trùi trụi, cưới một cô vợ Việt Nam đẹp gái (phần lớn khách hàng của tớ đều là phụ nữ và đều rất .... rất xinh đẹp ).
    Cô ấy có một cô bé con riêng 5 tuổi, có trước khi cô ấy ký vào giấy đăng ký kết hôn với lão đen trùi trụi chính hiệu kia nhé. Trên giấy khai sinh của cô bé 5 tuổi kia, phần tên người cha bị bỏ trống.
    Lão đen trùi trụi kia yêu vợ nên iu lun đứa con riêng và mún pháp luật thừa nhận nó cũng là con mình lun.
    Bi chừ ... vấn đề đặt ra cho người tư vấn rằng: 2 phương án
    1. Hướng dẫn lão đen trùi trụi ấy làm đơn thừa nhận con riêng trước đây của cô gái xinh đẹp kia là con mình và khai sinh lại cho bé với tên lão ở phần người cha.
    2. Mần thủ tục nhận con nuôi giữa lão ta và cô bé 5 tuổi.
    Phương án nào cũng có cái hay và cái dở ...
    Khó nhỉ ...

    Ai tư vấn lại cho tớ ... Mon-nì sẵn sàng.
  3. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Những trường hợp xin nhận cha/mẹ/con, cơ quan có thẩm quyền đều yêu cầu đương sự nộp những giấy tờ, tài liệu chứng minh ( rõ ràng) quan hệ huyết thống giữa những người có liên quan. Đây là một yêu cầu bắt buộc và là cơ sở chủ yếu để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận việc nhận cha/mẹ/con. Quyết định này là văn bản pháp lý xác nhận quan hệ cha/me/con (có tính chất huyết thống) giữa những người liên quan. Trong trường hợp nêu trên, thực tế là giữa ông X và cô bé con kia không có quan hệ huyết thống, vậy bác Fsai định làm cách nào để ông X chứng minh được một cách thuyết phục rằng mình có quan hệ cha/con (huyết thống) với cô bé kia để cơ quan có thẩm quyền buộc phải công nhận?
    Tóm lại là trong trường hợp cụ thể này thì phương án thứ nhất ko có điểm nào hay cả, nếu đánh giá từ góc độ pháp lý thì có thể nói đó là 1 ý tưởng... vô cùng dở.
    Được remediot sửa chữa / chuyển vào 23:07 ngày 11/08/2006
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Hi hi ...
    Cô Rêmê định bẩu về chiện sai thực tế àh, cái này thì đúng, nhưng mừ chuyển từ con riêng sang con chung của hai vợ chồng thì không quá khó vì bằng chứng đơn giản nhất đó chính là sự thừa nhận của hai vợ chồng và không có người khiếu nại cũng như không phát sinh tranh chấp ...
    Như vậy, có thể không phù hợp thực tế, nhưng khả năng thực hiện được lại nhanh chóng (chỉ hết 45 ngày) và là rất cao : giấy tờ đòi hỏi ít và chi phí thấp.

    Thực hiện phương án 2, trong trường hợp Nghị định 69 năm 2006 (được thông qua ngày 22.7.2006) chưa có hiệu lực tại thời điểm này, và điều quan trọng hơn là không có một sự ưu đãi nào cho trường hợp này : tên Somali đen trùi trụi đó bị áp dụng tương tự như người nước ngoài khác xin con nuôi trong trường hợp thông thường thì ... chua lắm.
    Thủ tục 120 ngày, qua nhiều cấp, phải xin ở Cơ quan con nuôi quốc tế, trực tiếp nộp đơn với hàng đống giấy tờ vô lý ...
    Cô Rêmê cũng cần hiểu rằng khi vận dụng Nghị định 68.2002 đối với xin con nuôi, người ta đã bắt gặp nhiều trường hợp làm giấy tờ giả vì kô làm được.

    P.S :
    to all : hiện tại ttvn hay bị rớt mạng, có nên nghĩ đến một nơi back up kô nhỉ ?
    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 14:37 ngày 15/08/2006
  5. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Nếu mọi vấn đề đều được giải quyết một cách đơn giản bằng lời nói như vậy thì đã không có khái niệm giả dối, và nếu ai cũng nghĩ một cách.. ngây thơ đáng iêu như bác Fsai thì chẳng có chuyện gì là ko làm được cả .
    Trong bài viết trên tớ đã lưu ý đến tính rõ ràng và tính thuyết phục của chứng cứ nhưng hình như bác Fsai ko để ý đến điều này. Sự thừa nhận của hai vợ chồng trong trường hợp này không được coi là cơ sở xác đáng để khẳng định tồn tại quan hệ huyết thống đâu bác Fsai ah, chứng cứ này hoàn toàn không thuyết phục (nó ... ngây thơ quá).
    Tuy thực hiện theo phương án 2 phải làm rất nhiều thủ tục và tốn thời gian (và có thể đối với một số trường hợp cá biệt nào đó khó thực hiện được) , nhưng có khi nó còn dễ dàng hơn việc đưa ra một chứng cứ thuyết phục để khẳng định quan hệ huyết thống (mà thực tế là ko tồn tại) theo yêu cầu của phương án thứ 1. Mặt khác, xét phương án 1 không đảm bảo cho sự ổn định và an toàn về mặt pháp lý. Không loại trừ trường hợp sau khi việc nhận cha/con được công nhận, vì một lý do nào đó ông bố thực của đứa trẻ xuất hiện và có tranh chấp, lúc đó tính sao ah?
  6. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Trích từ :
    ---
    Trong bài viết trên tớ đã lưu ý đến tính rõ ràng và tính thuyết phục của chứng cứ nhưng hình như bác Fsai ko để ý đến điều này. Sự thừa nhận của hai vợ chồng trong trường hợp này không được coi là cơ sở xác đáng để khẳng định tồn tại quan hệ huyết thống đâu bác Fsai ah, chứng cứ này hoàn toàn không thuyết phục (nó ... ngây thơ quá).
    ---
    Trùi.
    Người mẹ thừa nhận đứa con đó là của cái ông đó đó. Rùi cái ông đó đó, ổng cũng thừa nhận lun mừ cô bẩu là hổng thuyết phục à ... ( cô cứ thử đi kiếm xem bình thường có ai lại làm vậy không hử ...)
    Thế cô bắt người ta chứng minh thêm nữa hử ...

    Cô Rê mừh làm trong Nhà nước thì cô ấy hành dân phải bít nhỉ.

    Đương nhiên là chỉ nhìn bề ngoài của bít là 2 người đó chả có quan hệ cha con cóc chết gì hết :
    - Cha đen trùi trụi, mắt trắng dã, cao to, tóc quăn tít; chính hiệu Phi châu;
    - Con da vàng mũi tẹt đặc mùi Việt Nam ..
    He he ....
    Tuy nhiên, về mặt pháp lý, nó lại khả thi - nhanh chóng và ít tốn chi phí nhất.
    Mặt khác, chuyện an toàn về pháp lý ... Anh cũng hỉu đó là mặt hạn chế nhất của Phương án này, nhưng mừ đó cũng là cơ hợi có thêm một hợp đồng trong tương lai đấy chứ nhỉ ...
    Iem Rê ngốc cực ...

    Theo tớ, người tư vấn không phải là người quyết định, đó là của chuyện khách hàng mừ. Tư vấn chỉ đặt ra mọi khía cạnh của vấn đề thôi, còn quyết định là của khách hàng mừ.
    Hơn nữa, có 2 phương án để khách hàng chọn 1 còn hơn là chọn có sử dụng hay không sử dụng dịch vụ do tư vấn cung cấp.
    Nhỉ ...

    Trùi, mình lại làm lộ bí quyết kinh doanh rùi, chén wé ...
    Thế thôi nhỉ.

    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 17:47 ngày 16/08/2006
  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi ông Fớ sai là :
    Pháp luật có quan tâm về quyền chọn lựa của đứa trẻ không ?
    Đứa trẻ khi đủ 18 tuổi có quyền khước từ chuyện tên cha trong giấy khai sinh không ?
  8. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Kính thưa bác.
    Em có bít mừ, và pháp luật thừa nhận quyền này của đứa trẻ.

    Rùi seo nữa ạh.
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hì hì .
    Và rồi lúc đứa trẻ đủ 18 thì nó không còn ở VN mà là ở ... Phi châu chẳng hạn, nếu pháp luật nơi đó lại không cho khước từ phụ hệ thì thế nào đây ?
    Và rồi đứa bé trở về VN , gặp lại cha thật ... và lại muốn khai sinh có tên cha thật .
    Lắm cái rắc rối đấy .
  10. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    kekek, thế 2 bên bảo với bác như thế là bác tin luôn à? Nếu vậy thì kể ra lơ sơ Fsai cũng hơi không bình thường nhỉ ?
    Giả dụ theo các giấy tờ cá nhân của ông X thì cho đến khi đứa trẻ 2 tuổi ông X mới tới VN và quen biết mẹ đứa bé thì sự thừa nhận của 2 bên có giá trị gì?

Chia sẻ trang này