1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tư vấn về luật hôn nhân, gia đình và hộ tịch : Một bà hai ông

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi fsai, 08/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Ly hôn là một hiện tượng không thể phủ nhận của cuộc sống và người ta không thể cấm cản được.
    Ly hôn, trong chừng mực nào đó, là biến 2 con người đau khổ thành 4 kẻ hạnh phúc. Do vậy, pháp luật phải thừa nhận nó.
    Ly hôn thắng lợi = cuộc chia tay yên đẹp và kết cục hoà bình.

    Thân mến.
  2. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Chưa chính xác ...
    Đã chắc gì trong 1 vụ ly hôn mà cả hai bên đều vui vẻ ? ( Thuận tình ly hôn ) .
    Có 1 điều chắc chắn là : Luật sư của cả hai phía đều ... hạnh phúc và các đứa con đều mất hạnh phúc .
    Cái này tớ đã trải qua nên không thể phủ nhận trách nhiệm .
  3. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Chuyện là như vầy :
    Sau 10 năm chung sống vật vã, ông A và bà B quyết định ly hôn, tài sản chung bự chảng cưa đôi.
    Họ có 2 đứa con, mỗi người nuôi một, không đặt vấn đề cấp dưỡng.
    Tuy nhiên, họ có một cam kết với nhau như sau:
    - Nếu một người (trong 02 người họ) tái hôn với một người khác thì phần tài sản chung bự chảng cưa đổi kia không được nhập vào tài sản chung của đôi vợ chồng mới. Tức là :
    " không cho dì/ dượng nó hưởng cái gì sất. "
    - Tương tự, nếu như có ai tiêu, thì phần tài sản từ tài sản chung bự chảng cưa đôi kia cũng chỉ để lại cho con, ngay cả khi đã có chồng/vợ mới và cũng tức là :
    " không cho dì/ dượng nó hưởng cái gì sất. "
    Về nguyên tắc, một cam kết như vậy hoặc một cái gì gì tương tự như thế không được pháp luật thừa nhận, đúng không ạh ?

  4. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ, để cho thuận buồm xuôi gió, việc ký thỏa thuận như thế chẳng sao . Nhưng khi của nải chia cho nhau xong rồi, cái chung đã biến thành cái riêng và hồn ai nấy giữ. A đã có tài sản là A'' và B cũng có của mình là B''. Quyền sở hữu thật sự đối với tài sản của mỗi người đã đuợc xác định trọn vẹn.
    Sau này, buồn đời, A hay B phá vỡ cái thỏa thuận này, A (hay B)mang A'' (B'') cho C hay ghép vào tài sản chung A'' C'' (hay B'', C'')khi tái giá. Phía bên kia có thể viện dẫn thỏa thuận này để "vô hiệu" giao dịch đấy không? Câu trả lời là không vì lúc ấy A hay B không có tư cách gì đối với tài sản của người khác hay nói một cách khác là không có quyền đối với quyền định đọat của tài sản riêng mỗi người.
    Thỏa thuận này không thể xem là một hợp đồng có điều kiện.
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Cái chiêu bài này của thuao chỉ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích một bên đối với tài sản của mình.
    Bi chừ, với tính ích kỷ cao độ, bà vợ chằn lửa đến nhờ lờ sờ thuao và đề nghị lờ sờ nghĩ ra cách gì đó để cái phần tài sản mà ông chồng quý hóa của bà í mang đi sau khi ly hôn chỉ có thể chuyển giao cho con bà ta thôi, không có chỗ cho dì của nó một tí tẹo nào sất.

    Ta giả định rằng lờ sờ thuao trình bày như trên, và trêu ngươi bà í rằng tài sản của ai là quyền định đoạt của người ta thì ... mặt bàn là một, mặt ngài lờ sờ là hai ... cứ coi như là ...
    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 18:38 ngày 22/09/2006
  6. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Ý muốn của khách hàng vẫn chỉ là ý muốn. Yêu cầu của họ muốn thực hiện được phải dựa trên luật. Vấn đề mấu chốt của bác nêu ra là "tài sản đã được phân chia khi ly hôn, và sau khi các bên xác lập quyền sở hữu với tài sản của mình, thì bên kia có quyền với tài sản đó nữa hay không?" Câu trả lời chắc chắn là không. Vậy bà khác hàng tham lam đó phải hiểu như thế. Là lờ sờ suốt ngày thực hiện theo yêu cầu khách hàng, bỏ qua yếu tố pháp lý thì kẹt lắm bác à. Cái hay của lờ sờ là làm sao thuyết phục khác hàng hiểu luật và tâm phục khầu phục cách giải quyết ấy.
  7. HOAINAM182

    HOAINAM182 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Xác định tài sản riêng cuả vợ, chồng
    Văn bản quy phạm pháp luật
    Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Điều 27)
    Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Điều 32)
    Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 (Mục 3)
    Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03-10-2001 của Chính phủ (Điều3)
    Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (Phần III)
    Các quy định khái niệm về tài sản riêng được quy định tại Điều 16 Luật HNGĐ 1986, Điều 32 Luật HNGĐ 2000, bao gồm:
    - Những điểm giống nhau giữa Luật HNGĐ 1986 và Luật HNGĐ 2000 là:
    + Tài sản có trước kết hôn.
    + Tài sản được cho riêng hoặc thừa kế riêng.
    - Những điểm khác nhau giữa Luật HNGĐ 1986 và Luật HNGĐ 2000 là:
    + Tài sản chia trong thời kỳ hôn nhân, theo Luật HNGĐ 1986 phải do Tòa án (Điều 18 và 42) còn theo Luật HNGĐ 2000 thì không nhất thiết phải do Tòa án phân chia (Điều 29).
    Nhà cấp cho người có công với cách mạng (Tiểu mục 1.1, mục 1 phần III NQ số 02/2004) được xác định là tài sản riêng của người được cấp.
    Việc đứng tên đăng ký đối với tài sản riêng:
    - Quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi cả tên của vợ và chồng (Khoản 2 Điều 27 Luật HNGĐ)
    - Khi có tranh chấp, không có chứng cứ chứng minh là tài sản riêng thì đó là tài sản chung mặc dù giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ đứng tên vợ hoặc chồng (Khoản 3 Điều 27 Luật HNGĐ; Mục 3 NQ số 02/2000/NQ-HĐTP; Điều 3 NĐ 70/2001/NĐ-CP).

  8. HOAINAM182

    HOAINAM182 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Chia nhà đất khi ly hôn
    Văn bản quy phạm pháp luật
    Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Điều 87)
    Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (các điều 98, 99)
    Nghị định 70/2001/NĐ-CP (Các điều 24, 25)
    Nghị định 70/2001/NĐ-CP (Các điều 28, 29, 30)
    Quyền được chia hiện vật về nhà ở (nhà có thể chia được thì phải chia) Điều 98 Luật HNGĐ.
    Quyền sử dụng đất của vợ chồng nếu chỉ một bên có nhu cầu sử dụng và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất (kể cả đất nông nghiệp trồng cây lâu hàng năm) thì vẫn phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng (Khoản 2 Điều 87 Luật HNGĐ 2000).
    Trường hợp bên có nhu cầu và điều kiện sử dụng đất (đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm) nhưng không thể thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất bên đó được hưởng thì bên kia có quyền chuyển nhượng phần quyền sử dụng đất của mình cho người thứ 3 (Điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định 70/2001/ NĐ-CP).
    Chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được nhà nước cho thuê (Điều 25 Nghị định 70/2001/NĐ-CP).
    Giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn đối với nhà ở thuê của Nhà nước. Nếu chỉ một bên có nhu cầu sử dụng thì bên sử dụng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền thuê nhà (khoản 1 Điều 28 NĐ 70/2001/NĐ-CP).
    Giải quyết về diện tích xây dựng thêm trong trường hợp thuê nhà của tư nhân (Khoản 4 Điều 29 Nghị định70/2001/NĐ-CP).
    Giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn đối với nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên (Điều 99 Luật HNGĐ; Điều 30 NĐ 70/2001/NĐ-CP).

  9. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    kô biết những cái tương tự là như thế nào, nhưng 2 cam kết trên đương nhiên không được thừa nhận rồi
    bác fsai đã đánh tráo cái "tài sản cá nhân sau khi ly hôn" bằng "phần tài sản từ tài sản chung bự chảng cưa đôi", làm người ta dễ lẫn lộn tài sản riêng cá nhân được thừa nhận sau khi ly hôn và tài sản chung của vợ chồng đã không còn tồn tại sau khi ly hôn mà phân vân tìm cách hợp thức hóa cái cam kết không được pháp luật thừa nhận trên.
    tuy nhiên, ở cái cam kết thứ hai, thì có thể thay bằng di chúc. cơ mà thật ra cái di chúc vẫn có thể làm lại được.
    ---
    nhân tiện, iem hỏi các bác vụ việc sau:
    hai vợ chồng thuận tình ly hôn, thỏa thuận tài sản (1 căn nhà) sẽ đi, chia làm 3, vợ, chồng, đứa con (15 tuổi rùi), mỗi người một phần. Vậy hỏi thỏa thuận như trên có được thừa nhận trong quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án không?
  10. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Ý muốn của khách là tiền mừ.
    Tớ cũng ham tiền nữa mừ + pháp luật vẫn có những con đường với đoạn thẳng và đoạn cong chứ nhỉ.
    Tớ lấy ví dụ :
    2 vợ chồng này có 2 căn nhà, chia đều ra mỗi người một căn. Oki, như vậy thì quá đơn giản và khó kiểm soát việc thực thi quyền sở hữu.
    Ta có thể bày ra thêm vụ đưa 2 con vào chung trong công nhận quyền sở hữu nhà và ràng buộc thêm trách nhiệm giám hộ vẫn thuộc về hai vợ chồng.
    Như thế cũng được ấy chứ. Nhỉ ...

Chia sẻ trang này