1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tư vấn về luật hôn nhân, gia đình và hộ tịch : Một bà hai ông

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi fsai, 08/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Lơ sơ Fsai ơi, bác Dotran giỡn chơi ấy mà, lơ sơ sao kêu bó tay , bó rồi bác lấy gì để.. đếm tiền tư vấn mí lại vào KHPL ?ovênh váo?
    Quay trở lại với câu chuyện của viên công chứng đã nêu:
    Thứ 1 : Giám hộ chỉ là một trường hợp của đại diện theo pháp luật thôi, bác Fsai +thuao dùng từ "giám hộ" trong bài viết là không hoàn tòan chính xác đâu nhé. Bộ luật dân sự (Điều 144) phân biệt 2 trường hợp đại diện khác nhau là : (i) Cha/mẹ đối với con chưa thành niên; (ii) người giám hộ đối với người được giám hộ. Trường hợp bác Fsai đưa ra là đại diện thuộc diện thứ (i), không phải là giám hộ.
    Thứ 2 : Nguồn gốc tài sản từ đâu có không quan trọng, vấn đề tại thời điểm thực hiện giao dịch (bán nhà) nó là của ai- ai đứng tên chủ sở hữu? Theo dữ kiện đưa ra thì chủ sở hữu căn nhà vào T9/2006 là đứa trẻ (?!). Do đứa bé chưa đủ 6 tuổi (ko có năng lực hành vi dân sự), do đó giao dịch dân sự (bán nhà) phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện. Theo quy định của Luật dân sự và luật hôn nhân, gia đình thì cha + mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên và là người quản lý tài sản của con. Do vậy, nếu muốn bán căn nhà đứng tên đứa trẻ, phải do cả cha và mẹ thực hiện.
    Trong trường hợp này, dù có ly hôn hay chưa ly hôn thì cha và mẹ vẫn luôn là người đại diện đương nhiên của đứa trẻ, việc ai trực tiếp nuôi dưỡng đứa bẻ không làm thay đổi/hạn chế quyền và nghĩa vụ của người đại diện còn lại. Quyền và nghĩa vụ của họ (với tư cách người đại diện theo pháp luật ) là ngang nhau trong mọi trường hợp, trừ khi họ có thỏa thuận khác.
    Chẳng hạn, khi thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của đứa trẻ thì cần phải có sự đồng thuận của tất cả những người đại diện (cha+mẹ) thì mới thực hiện được. Khi đứa trẻ gây thiệt hại (thiệt hại ngoài hợp đồng) thì cả cha lẫn mẹ đều phải bồi thường, rồi chẳng may khi đứa trẻ bị xâm phạm về tính mạng, thì cả cha + mẹ đều có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại với tư cách là người đại diện hợp pháp...
    Các tình tiết trong ví dụ bác Fsai đưa ra như có thể dễ dẫn dắt người ta tới việc cho rằng ông chồng chả có lý gì can dự vào chuyện bán nhà (vì nhà là do bà mẹ mua, bán đi vì lợi ích của con...), tưởng như là hợp lý nhưng không phải vậy.
  2. happygirl_83

    happygirl_83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi,
    Em thấy các bác nói nhiều về li hôn quá. Em thì đang có chuyện đau đầu muốn hỏi các bác gấp.
    Em đi đăng ký kết hôn tại phường nơi em cư trú. Các giấy tờ rất ok gồm: Giấy khai sinh của 2 bên, Sổ hộ khẩu của 2 bên, CMT của 2 bên. (Trước đó cũng bắt em về lấy Sổ hộ khẩu của anh xã mặc dù em đã đọc rõ quy định là chỉ cần Sổ hộ khẩu của một trong hai người là được)
    Bây giờ mới nảy sinh ra vấn đề: sau khi soi xét chán chê các giấy tờ thì anh hộ tịch phường em nói:
    - Trong Sổ hộ khẩu của em chỉ ghi năm sinh mà ko ghi rõ ngày tháng năm sinh (trong khi Giấy khai sinh và Chứng minh thư đều ghi rõ ngày tháng năm sinh) ---> đề nghị đi sửa sai trong Sổ hộ khẩu.
    - Vấn đề nữa là trước đó em chuyển hộ khẩu từ phường khác (cùng trong quận)sang phường này. Anh yêu cầu em về phường cũ xin xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian ở đó (khổ cái là cái ngày chuyển đi vào đúng lúc em vừa đủ tuổi kết hôn). Về phường cũ thì họ yêu cầu em phải về tổ dân phố cũ xin xác nhận.
    Vấn đề của em nó loằng ngoằng thế ạ. Mà chuẩn bị cưới rồi, có phải lúc nào cũng có thời gian đi làm nhiều thủ tục nhiêu khê thế đâu. Các bác tư vấn cho em cái: những yêu cầu trên có đúng theo quy định của Pháp luật không? Hay anh phường nơi em đang ở muốn gây khó khăn cho em?
    Đọc cái Nghị định hướng dẫn đăng ký kết hôn thì sao đơn giản thế. Hoá ra để xin được 1 cái xác nhận thôi lại phải mất nhiều thủ tục khác thế. Biết thế này em đi đăng ký từ năm ngoái
    Các bác làm ơn tư vấn nhanh dùm em nhé. Em cám ơn các bác nhiều lắm.
  3. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Về đăng ký kết hôn, giấy tờ như : giấy khai sinh, CMND, hộ khẩu là cần thiết mừ.
    Tuy nhiên, tớ chả thấy tay hộ tịch nào rỗi hơi yêu cầu điều chỉnh lại ghi chú trong hộ khẩu cho phù hợp giấy khai sinh và CMND hít ...
    Với cái vụ xác nhận độc thân, thì đó là yêu cầu đúng rùi, tuy nhiên, bạn cũng cần xem lại thế này :
    Luật hôn nhân gia đình quy định nữ đến 18 tuổi là có quyền kết hôn, mà đến 18 tuổi có nghĩa là 17 tuổi + 1 ngày là được, nên đó là yêu cầu chính đáng mừ.
    Hi hi ... chúc bạn thành công.
  4. happygirl_83

    happygirl_83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Em là em muốn làm rõ vấn đề: em có phải đi làm ngần ấy thủ tục để có được xác nhận tình trạng hôn nhân ko? Vì nếu phải làm như thế thì em toi Mà em giả sử nếu em chuyển hộ khẩu ko phải một lần mà là 3-4 lần, và ko phải ở Hà Nội mà ở nhiều tỉnh thành khác trong cả nước thì chẳng lẽ em cũng phải đi ngần đấy nơi để xin xác nhận tình trạng hôn nhân à?
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Hình như là em phải đi nhiều như thế đấy ... Đáng tiếc là đúng như thế thật.
    Nghiệp chướng, nghiệp chướng ...
  6. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay, báo Pháp luật Tp. HCM đăng vụ 1 bà hai ông rất ấn tượng như sau :
    - Năm 1985, bà Đ ký giấy đăng ký kết hôn với ông A tại phường X, quận Y, Tp HCM (nơi ông X thường trú).
    - Năm 1986, ông A xuất cảnh đi Mỹ với lời hứa sẽ bảo lãnh bà đi cùng ... Nhưng bóng chim tăm cá, chân trời xa không thấy ò e gì ...
    - Năm 2004, không bít bằng cách nào mừh bà Đ vượt qua các thủ tục : niêm yết danh sách đăng ký kết hôn, xác nhận độc thân tại Phường x bé, quận y bé, Tp HCM (nơi bà Đ thường trú) để làm thủ tục đăng ký kết hôn với ông B, Việt kiều quốc tịch Căm bốt di a, tại Sở Tư pháp, Tp HCM.
    - Được sự tư vấn quý hóa của lờ sờ M (không phải tớ nhớ ), tháng 6 năm 2006, bà Đ ly hôn thành công với ông A tại Tòa án Nhân dân Tp HCM, có bản án hẳn hoi đóng dấu đỏ lừ của Tòa.
    - Tuy nhiên, cuộc hôn nhân với Việt kiều Căm bốt di a cũng không tốt đẹp gì, thế là, đùng một cái, tháng 12 năm 2006, bà Đ nộp đơn yêu cầu đích danh Sở Tư pháp Tp HCM hủy hôn nhân trái pháp luật giữa bà và ông B.
    Đó là toàn bộ sự kiện, bi chừ tới phần nhận định :
    Theo bài báo viết thì Nghị quyết 02 năm 2000 bẩu rằng : người đang có vợ, có chồng mừ mâu thuẫn trầm trọng với vợ, với chồng rùi đi kết hôn với người khác, mừ việc kết hôn sau này trái quy định tại điều 10, luật hôn nhân 2000, thì có thể không quyết định hủy hôn nhân lần sau, mừ giải quyết ly hôn ...
    Tuy nhiên, ở đây, bài báo viết típ, Sở Tưpháp đã chuẩn bị chuyển hồ sơ sang Tòa án để Tòa án giải quyết.
  7. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Chuyện này xảy ra rầm rầm ở vùng nông thôn hẻo lánh, nơi mừ ánh sáng pháp luật chưa tới, một người mần 2-3 cái giấy kết hôn là chuyện thường tình, chính tôi đã thấy, vì cán bộ phụ trách tư pháp cấp xã hình như làm việc rất đơn giản, hihihi nói là cấp thủ tục nhanh gọn mà sức ép từ cấp trên.
    Trở lại chuyện của bà Đ, thì tách ra làm 2 sự vụ, thứ nhất là bả ở giá 16 năm thì ai cũng biết là bả độc thân, nên khi bả xác nhận độc thân tại phường mà tư pháp phường thì rất trẻ chắc khỏang 20-22 gì đó lúc bả lấy ông A thì mấy ông tư pháp trẻ này chắc đang tắm mưa, nên làm gì biết, lớn lên thấy bả ở một mình, nên cứ xác nhận là chửa chồng. mà STP thì theo xác minh của địa phương mà tiến hành. té ra bả lọt lưới là chuyện thường tình.
    mà bả lọt lưới lần 1, thì coi như bả chơi vơi giữa dòng , Cho nên giá nào thì cũng phải giải quyết cho bả li hôn với ông A trước, vì ông này biệt chim tăm cá.
    mà thẩm quyền này lại thuộc tòa án mới mệt chứ, cái này cũng là 1 chuyện tréo ngoe, UBND hay STP chỉ có quyền cho kết hôn mà không có quyền cho hủy hôn hay ly hôn...Theo nghị quyết 02 HĐTP khi một người đang có chồng nhưng tình trạng mậu thuẫn trầm trọng, đời sốngc hung không thể kéo dài mà kết hôn với người khác thì lần kết hôn sau coi như không hợp pháp (luật hôn nhân 2000)
    Việc bả có thích sống với Ông B hay không là kể từ sau quyết định của tòa án có hiệu lực ly hôn bả với ông A, nếu bả thấy okie thì bả có thể hợp pháp lại, còn như trên kia nói thì bả không tốt đẹp gì với ông vịt kìu cam pốt kia, bả có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật. mà thẩm quyền thì lại là tòa án.
    Còn nếu luật hồi tố thì bà Đ, bả sẽ bị phạt hành chánh với hành vi gian dối mà bả đã khai. có thể bị phạt vài trăm K.
    sắp tết rồi anh fsai lôi vụ này ra không khéo liên quan đến "Ông Táo" Cũng hai ông một bà, chắc cũng giống như trường hợp trên... hihihi
  8. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    Em có bà cô chuẩn bị ly dị, có tranh chấp tài sản với chú như sau.
    Cô chú cưới nhau năm 2003, ở với ông bà. Đến 2004, chuyển vào ở trong 1 căn nhà thuê của nhà nước. Giấy tờ thuê nhà do cô đứng tên, nhượng lại hợp đồng thuê từ bà A. Việc đóng tiền thuê nhà hàng tháng cho chú đóng tiền, nhưng tên người nộp là cô em. Năm 2005, hợp thức hóa căn nhà trên, nguồn gốc tiền do bên nhà cô em đưa, đứng tên giấy tờ sở hữu là 2 vợ chồng. Nay dắt nhau ra tòa ly dị thì xảy ra sự việc sau:
    Bác em là má cô em khẳng định là chỉ cho 2 vợ chồng đứng tên hộ căn nhà đó thôi. Vì là tiền do bác đưa, và thực hiện thủ tục mua nhà do cô em làm hết. Chú chỉ ra UBND huyện ký tên lúc ký hợp đồng mua bán nhà với đăng bộ thôi. Nhưng bác em lại không có một tờ giấy nào thể hiện là chỉ ủy quyền cho cô chú đứng tên thôi.
    Còn chú thì cho rằng nhà bác em đã cho 2 vợ chồng thì thuộc quyền sở hữu của vợ chồng. Nay ly dị thì chia đôi. Bằng chứng là chú em có tên trên giấy tờ sở hữu
    Em thấy vụ này bác em thua mười mươi rồi. Các bác có quan điểm gì kô?
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Anh không biết xử ra sao vội, chỉ hỏi về liên hệ gia đình và cách gọi nhau, xưng hô với nhau thôi :
    2 nhân vật đang kiện tụng là cô, chú của em ... theo anh hiểu thì cô ấy là em của ba em ... đúng không ? Có thể là em họ, em ruột cũng được .
    Má của cô em lại là ... bác em thì nghĩa là sao ?
    Theo anh hiẻu thì nếu má của chị ta là bác em thì chị ấy chỉ là chị của em thôi .
  10. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    thật ra kô có gì khó hiểu lắm. vì cái làng của em nó nhỏ tí mà cũng chỉ có 2,3 dòng họ chung sống nên cưới nhau lộn đầu lộn đuôi cả. Nghĩa là em có họ với cả bố và mẹ của cô. bố của cô thì theo họ bố em, em gọi là ông. Nhưng mà mẹ của cô lại theo họ mẹ em, em gọi vai là bác. chính xác là bác lấy ông là chuyển vai lên thành bà. nhưng mẹ em kô chịu xuống vai cháu, vẫn gọi bác là chị nên em đành gọi là bác. vậy thôi.
    cơ mà chuyện này ông không có vai trò quan trọng nên em kô nói ra. vậy ra mới gây hiểu nhầm ba cái chuyện vai vế này, xí xoá nghen. bây giờ chắc mọi người hiểu rồi chứ ạ.

Chia sẻ trang này