1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

tư vấn về Tư pháp Quốc Tế Việt Nam

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Tuannxn, 18/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    VN theo trường phải của LX trước đây coi tư pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Như vậy đối tượng điều chỉnh của TPQT ở VN rất rộng, từ sở hữu trí tuệ đến thương mại quốc tế. Đó là do trong một thời gian dài ở LX trước đây, cũng như ở VN các ngành luật tư như luật thương mại, luật sở hữu trí tuệ không phát triển...người ta dùng luật dân sự để điều chỉnh tất tần tật.
    Ở các nước phương tây họ gọi TPQT là luật xung đột, tức là phạm vi chỉ bao gồm :toà nước nào có quyền xử (thẩm quyền toà án), luật nước nào được đem ra áp dụng (chọn luật) và công nhận thi hành phán quyết của toà án hay trọng tài nước ngoài.
    Về tương lai phát triển của TPQT Việt Nam là theo hướng thứ 2 bởi vì VN dần hình thành các luật chuyên ngành để điều chỉnh các quan hệ có yêu tố nước ngoài như luật TMQT...nếu cứ tiếp tục giữ phạm vi điều chỉnh của TPQT như cũ thì sẽ có sự trùng lập.
    Thứ nữa, VN quan niệm luật TPQT của mỗi nước rất khác nhau vì mỗi nước đều có qui định riêng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên trong tương lai, sự khác nhau này sẽ càng ngày càng thu hẹp vì càng ngày sẽ càng có nhiều điều ước quốc tế điều chỉnh các quan hệ này.
    Mấy ý trên được rút ra từ bài của cô Nam Giang, bác đọc đầy đủ ở đây
    (http://www.hcmulaw.edu.vn/files/tapchi/2006/27/
    1200532481_10.LE%20THI%20NAM%20GIANG.pdf)
  2. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Bàn về tư pháp quốc tế thì có lẽ còn tốn nhiều giấy, mực. Các nước khác nhau có quan niệm về TPQT cũng khác nhau nên phạm vi điều chỉnh của TPQT ở các nước khác nhau có sự khác biệt.
    Luật dân sự luôn là luật "mẹ" của các ngành luật tư khác. Khi xã hội phát triển thì các ngành luật khác tách ra và trở thành độc lập nhưng nội dung hầu như không trái với các nguyên tắc của Luật dân sự (trừ một số quy phạm riêng lẻ được quy định nhằm bảo vệ trật tự công cộng).
    TPQT theo nghĩa cô đọng nhất là luật để giải quyết xung đột, mà chính yếu là xung đột pháp luật và xung đột về thẩm quyền xét xử. TPQT Việt Nam có lẽ chịu ảnh hưởng của Pháp nhiều hơn của LX trước đây.
    Thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy, TPQT luôn là một lĩnh vực phức tạp (trừ một số nước có hẳn bộ luật về tư pháp quốc tế như Nhật... thì vấn đề rõ ràng hơn). Sự không rõ ràng trong việc xác định thứ bậc về hiệu lực giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia (trừ một số nước tuyên bố điều ước quốc tế mà họ tham gia là một bộ phận của hệ thống pháp luật nước đó như Hoa kỳ...), việc tham gia của một quốc gia vào nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương (dẫn tới việc áp dụng/không áp dụng quy chế tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia đối với các thể nhân, pháp nhân các quốc gia khác, cùng một lĩnh vực điều chỉnh nhưng lại quy định khác nhau giữa công dân, pháp nhân quốc gia khác nhau...) cũng cũng tạo ra sự rắc rồi trong tư pháp quốc tế. Ngay cả việc xét xử, khi đã xác định được toà có thẩm quyền xét xử thì phải áp dụng luật tố tụng của nước đó nhưng có thể sẽ có sự xung đột giữa luật tố tụng và luật nội dung (luật thực chất- có thể là luật của nước khác) được áp dụng để giải quyết vụ việc. Còn rất nhiều lý do khác có thể nêu ra ở đây.
    Bản chất của TPQT là sự xung đột và giải quyết xung đột. Xung đột ở đây có thể là luật áp dụng đối với giao dịch cụ thể nào đó, luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp (chọn cơ quan tài phán, chọn luật thực chất để giải quyết tranh chấp), luật (thực tế là trình tự, thủ tục) để hợp thức hoá bản án/quyết định đã được tuyên ngoài lãnh thổ nước đó.
  3. AnRebel125

    AnRebel125 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/11/2007
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    1
    Bạn này hỏi câu này ,hình như không chuẩn và thiếu,vì Nhà nước là Chủ thể dặc biệt của tư pháp quốc tế, chứ ko có tư pháp QT Việt nam.Xung đôt PL là hiện tưọng khi có hai hay nhiều hệ thống PL khácnhau cũng có thể áp dụng để điều chỉnh 1 Qh có yếu tố nc ngoaivà cq NN có thẩm quyền phải chon 1 Hệ thống PL để áp dụng cho quan hệ đó.
    -có 2 cách giải quyết:
    1. Phương trhức thống nhất Luật định
    2. Sử dụng quy phạm xung đột

Chia sẻ trang này