1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tử vi liệu có phải là khoa học...

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi n/a, 21/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    HÌ.. HÌ.. Xin chào!
    Vậy thì coi như chúng ta đã nhất trí về khoản "đê tiện" "luồn cúi" và "mổ đẻ" nhé bạn luuthuy nhé.
    Nhưng mà này! Còn cái vụ giờ giấc và ngày thì sao: Tử Vi lấy múi giờ nào làm chuẩn? Giờ Trung Quốc (Trung Quốc trải dài trên đâu 3 hay 4 múi giờ gì đó)? Giờ Việt Nam (ừ được đó nhưng mà Việt Nam đâu phải là nơi phát xuất của Tử Vi)? Ðẻ chỗ nào thì lấy giờ ở đó? (Không được! Lấy điểm đổi ngày ở đâu, Không lẽ lấy điểm đổi ngày theo tiêu chuẩn quốc tế? Một cái đường zíc-zac không cắt bất cứ lục địa hoặc đảo nào).
    Học Thuyết âm dương có từ đời Phục Hi chứ không phải thời Xuân Thu - Chiến Quốc đâu nhé. Rất dễ hiểu, kiểu "đấu tranh và thống nhất giữa hai cặp phạm trù đối lập". Ngũ hành cũng vậy: đại để là một quy luật phát triển chung (Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ....) Nếu trong một ngày mà ta chia ra làm 5 phần khác nhau: Buổi đêm thuộc Thuỷ (đen thùi lùi), Buổi sáng thuộc Mộc (mát mẻ), Buổi trưa thuộc Hoả (nóng nực), Buổi chiều thuộc Thổ (vàng khè), Buổi tối thuộc Kim (lạnh ngắt). Ðến đây chẳng có gì là sai trái cả. Bổng nhiên có ông nào đó nghĩ ra (chứ không phải nhận thức thấy) "Hôm nay là Thuỷ thì ngày mai là Mộc, ngày mốt là Hỏa" vậy là "gán ghép" rồi. Và Tử vi đi theo lối "gán ghép" đó. Ðó là một dạng "Chủ nghĩa hình thức" nói theo cách của triết Tây. À vụ này là ở Phương Tây tự nhiên có mấy ông tự nhiên nghĩ ra "Không lẽ bắt buộc các con số phải luôn luôn gắn với một cái gì đó trong thế giới hiện tượng à" vậy là các ông phát minh ra Cái Một (Oneness), Cái Hai (Twoness).... và dĩ nhiên là các ông sai. Ở đạo Phật cũng có cái giống giống cái "chủ nghĩa hình thức" gọi là "chấp không" tức là cho là có cái gọi là "cái không" chứ không phải là Không là tính chất của hiện tượng giới. Ðể đả phá tư tưởng này Kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa có câu "Sắc tức thị không, Không tức thị sắc". Ðể diễn giải câu trên có một ví dụ sau liên quan đến con số không (dĩ nhiên là con số không với tánh không thì không giống nhau rồi) nhưng mà là một ví dụ cho dễ hiểu:
    Phật đưa bàn tay ra hỏi A-nan: "Thấy không",
    "Thấy"
    Phật giấu bàn tay đi hoỉ: "Thấy không".
    "Không thấy"
    Phật quở "Lần đầu phải nói là thấy bàn tay, lần sau phải nói là thấy không có bàn tay".
    Ý nói ở đây là cái con số không, và kể cả "tánh không" phải đi liền với "bàn tay". Chứ để cái con số không riêng rẽ thì chẳng có ý nghĩa gì cả.
    Còn câu "Ðạo Khả đạo phi thường đạo" tôi dịch ra là (theo ý của tôi) "Quy luật (đạo) có thể là quy luật với ý nghĩa là quy luật có thể thay đổi (phi thường đạo)". Ðây là tư tưởng khá phổ biến trong các hệ tư tưởng "chính thống" của Phương Ðông. Phật Thích ca cũng cho rằng giáo pháp của ngài cũng chỉ truyền trong cõi người này 5000 năm thôi. Vì vậy không có cái giá trị bất biến như bạn đã nói.
    Còn Lão Tử "hoá thân" thành ông Thái Thượng Lão Quân là do mấy ông nhà Ðạo Giáo. Các ông này phát sinh ra từ khoảng đời Ðông Hán. Tự nhiên tôn ông Lão Tử làm tổ của cái tôn giáo cực ký mê tín dị đoan của mình còn phong cho ổng làm thuỷ tổ của loài người, cai quản cung trời Ðâu Suất nữa.
    Xin mời bạn tiếp.
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào bác, trước khi nói về tử vi tôi xin mạn phép lạm bàn một chút sang Lão Tử. Tôi nghĩ sự hoá thân Lão Tử thnh Thái thượng Lão Quân thì có thể là ko chỉ do Đạo giáo đâu. Có quan niệm cho rằng ở TQ và cả VN, là tam giáo Nho-Phật-Đạo kết hợp hài hoá tuy Nho giáo chiếm vị trị cao nhất là quốc giáo. Quan điểm này thì có một nguời khác phân tích theo kiểu khác là 3 đạo này tranh giành ảnh hưởng của nhau rất rõ ràng, nhiều người Nho giáo muốn tiêu diết hoàn toàn hai đạo kia để chiếm vị trí dộc tôn. Tôi nghĩ rằng quan điểm thứ hai chính xác hơn. Tuy nhiên rốt cuộc nhân dân vẫn chọn giải pháp kết hợp cả ba cái lại. Bác có xem câu chuyện Tây Du Kí thì rất rõ. Cấu trúc của thiên đình thì rõ ràng là theo Nho giáo, trong đó thì vai trò của Lão Tử cũng được đề cao và chủ đạo thì rõ ràng là theo Phật giáo. Chính vì vậy tôi nghĩ nếu nói chính xác hơn thì việc mà có Thái thượng Lão quân là sản phẩm của các 3 đạo chứ ko phải là chỉ một.
    Quay lại vấn đề tử vi.
    Tôi ko rõ về vấn đề thời gian lắm khi ngày xưa các cụ bói toán thế nào. Hiện nay tôi vẫn chấp nhận quan điểm là sử dụng các tính thời thời gian trong ngày là, khi mặt trời mọc trên đỉnh làm chuẩn tức là chính Ngọ.Như thế thì đúng theo cách tính giờ của các cụ. Như vậy thời gian chuẩn là thay đổi theo múi giờ. Và theo tôi nghĩ thì chắc là nó sẽ lấy giờ của nơi sinh làm chuẩn. Còn muốn đo khi nào là mọc đúng trên đỉnh thì tôi nghĩ các cụ cũng có cách làm, có thể là kiếm cái đũa dựng thẳng, khi nào bóng trùng với đũa thì có nghĩa là 12h trưa.
    2. Tôi thấy quan điểm của bác và tôi đã gần như hiểu nhau rồi đó. Tử vi chỉ khoảng 60% là chính xác. Tôi coi các sao chiếu mệnh chỉ là những vốn ban đầu nó cho ta trí thông minh, khả năng nhận thức, mầm mống lòng dũng cảm.... còn về sau thế nào thì phải do ta được giáo dục, phải rèn luyện thì nó mới rõ ràng và được phát huy.
    Cũng có điều nói thật với bác. Tin vào bói toán hay ko là tuỳ mỗi người. Tử vi vừa khoa học và vừa có tính chất bói toán. Cũng giống như Phật giáo cũng vậy. Ngay cả trong khoa học cũng có cái gọi là ?zbói toán?o ví dụ hố đen vũ trụ, người ta chỉ giả thuyết chứ ko thể chứng minh là thực sự nó có và cũng ko thấy được nó vì nó hoàn toàn đen mà. Hoặc có những cái như người đàn ông 30 năm ko ăn, bây giờ khoa học cũng chỉ có thể ?zbói toán?o chứ ko thể giải thích.
    Thân ái
    .

    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  3. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    hic hic, em biết cái topic này muộn quá! Chả hiểu các bác trong lúc tranh luận có hạ cố xem hộ em 2 lá số này được không ạ?
    Nữ: 20/9 (Âm Lịch) năm Giáp Tý, giờ sinh: 10h45'' tối
    Nam: 23/2/1984, giờ sinh khoảng 4h sáng
    hic hic, em biết là nhảy vào thế này rất vô duyên dưng mà sức có hạn, chả có quan điểm gì đành chui vào nhờ cậy các bác xem thử hộ cho hai lá này rồi qua đó học hỏi thôi ạ.
    ...Người yêu ơi dù mai này cách xa
    Mãi mãi diệu kỳ là tình yêu chúng ta
    Và ta biết một điều thật giản dị
    Càng xa ai ta càng thấy yêu ai...
  4. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    bạn sang bên www.vietshare.com mà đăng kí số tử vi. Bên đó có xem miền phí đó.
    Thân ái.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  5. Leonids

    Leonids Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Ha ha, thay cuonglhvt nói vài câu với luuthuy tý nhé:
    Tại sao tử vi chính xác khoảng 60%? Có thống kê không?
    Chắc luuthuy biết định luật Murphy, kiểu như: "Mọi thứ đều nằm ở nơi mà chúng ta không nghĩ đến nó"?
    Định luật này phần lớn là do các hiệu ứng tâm lý: người ta không để ý đến những trường hợp thuộc một dạng nhưng lại chú ý nhiều đến những trường hợp thuộc dạng khác. Trong trường hợp tử vi thì trăm lần sai không có ý nghĩa bằng một lần đúng, nên mới có cái kết luận 60% đó.
    Hơn nữa thế nào là khoa học? Hãy định nghĩa đi đã. Rồi mới nói đến chuyện tử vi có phải là khoa học không được.
    Bạn biết tại sao lại có cái thuyết về lỗ đen không? Nó là một nghiệm của phương trình Kerr. Nó tòn tại trong lý thuyết và lý thuyết cho thấy nó không có mâu thuẫn. Chứ còn tử vi thì đá nhau chan chát.
    Người 30 năm không ăn thì họ uống, khó gì. Đó chỉ là tin cải bắp thôi.
    Lỗ đen, nếu tồn tại thì ta vẫn phát hiện được, ví nó tương tác với vật chất xung quanh nó. Nếu nó không tương tác với vật chất xung quanh nó thì nó không tồn tại. Thần, phật, chúa cũng vậy. Họ không tồn tại, vì họ không tương tác được với vật chất. Thế thôi.
    Ký tên
    AQ
  6. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1

    1. Về nguyên lý thì có thể leonids nói đúng là ko bao giờ cái đũa và cái bóng nó trùng, nhưng nguời ta vẫn có thể tính toán chính xác việc khi nào thì mặt trời ở đỉnh và cái đỉnh này ko nhất thiết phải là bóng và cái đũa trùng nhau, và lấy nó làm thời điểm chính Ngọ.
    Việc quy uớc múi giờ là theo phuơng Tây, về nguyên lý thì nó giống như phuơng pháp quy uớc và cách làm phía trên. Nhưng rõ ràng là hai cái này có nguồn gốc khác nhau.
    2. Về lý thuyết 60%, trong truờng hợp này tôi công nhận là tôi lấy thuớc đo kinh nghiệm làm cách đo chứ ko hề sử dụng phép thống kê. Vì muốn thông kê thì phải để nguời khác làm.
    Tất nhiên chính vì vậy mà tôi ko bao giờ khẳng định giá trị tuyệt đối 60%, tin hay ko tin là quyền của mỗi nguời.
    3.Vấn đề nó có phải là khoa học hay ko thì tôi thấy nó có một số đặc điểm sau>
    Có hệ thống lý luận riêng
    Có tính chất lập luận logic.
    Có tính chất trải nghiệm và chứng minh.
    Tất nhiên, đa phần các kết quả của nó ko thể gọi hoàn toàn là khách quan và khoa học. Nhưng nếu coi nó là một hệ thống học thuật riêng thì cũng có thể coi đuợc rồi.
    Sự mâu thuẫn giữa các vấn đề trong một hệ thống triết học hoặc khoa học rõ ràng là luôn tồn tại. Ví dụ trong hệ thống vật lý của Albert Einstein thì đó là hằng số vũ trụ, là một số kết quả "có thể" cho thấy tốc độ của một số chuyển động hơn tốc độ ánh sáng.
    4. Thông tin đó tôi đã đọc là từ một nguời bạn gửi cho sau khi cậu ta dịch từ tờ miền Trung nuớc Đức. Một tờ báo tuy ko phải về khoa học nhưng có tính chính xác cao về thông tin.
    5. Cám ơn leonids về lý thuyết khoa học lý thuyết. Tôi cám thấy khá thú vị với đề tài này.
    Còn về tử vi thì tôi đã nói, tin hay ko là tuỳ mọi nguời mà.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    À tôi thấy như thế này nhé.
    Nếu đã nói sinh ở đâu lấy giờ ở đó thì cũng có chuyện là cái Kinh tuyến đổi giờ. Kinh tuyến này chỉ có tính quy ước thôi. Các bạn đã đọc chuyện "Vòng quanh thế giới trong 80 ngày", nhân vật chính trong truyện này đi vòng quanh thế giới mất 80 ngày mà cứ tưởng mình đã đi mất 81 ngày. Vấn đề là ở chỗ ông ta đã vô tình vượt qua cái kinh tuyến chia ngày này mà không biết. Nếu một đứa trẻ sinh ra tại khu vực có kinh tuyến chia ngày thì chỉ cần nhích qua nhích lại một chút là đã đổi ngày rồi. Làm sao mà tính được.
    Chuyện này cũng gần giống lá số tử vi của tôi. Theo lời mẹ tôi kể lại thì tôi sinh vào ngày 5 tháng 5 âm lịch vào giờ Tý. Lúc tôi lấy lá số tử vi tôi hỏi kỹ lại mẹ tôi: "Mẹ nói con sinh ngày 5 tháng 5 lúc giờ Tý (12 giờ đêm) nghĩa là ngày 5 tháng 5 là ngày hôm trước hay ngày hôm sau con sinh ra". Mẹ tôi nói bà không nhớ rõ. Vậy là tôi lấy 2 lá số tử vi. Lá thứ nhất miêu tả về con người tôi "Đậm người, nước da hơi ngăm...", lá thứ 2 miêu tả tôi "Cao, da trắng, mắt sáng, giọng nói sang sảng, có cái nhìn khiến người khác nể sợ...". Dĩ nhiên là tôi khoái lá thứ 2 rồi nhưng nó đâu có tả thực đúng con người của tôi. Còn lá thứ nhất cũng trật luôn vì tôi đâu có "đậm người". Vậy là quá khứ và hiện tại không đúng, miễn bàn về tương lai.
    Về việc tử vi có phải là khoa học hay không. "Khoa học" dĩ nhiên không phải là một từ có nguồn gốc từ phương đông rồi nên phải lấy định nghĩa theo Phương Tây vậy. Một trong những định nghĩa đó là "Khoa học là toàn thể những nhận thức và những nghiên cứu có trình độ thống nhất, tổng quát, chính xác nhờ đó có thể quy tụ các nhà khảo cứu, vượt lên trên những thành kiến cá nhân và những ước định độc đoán để chỉ đưa ra những quan hệ khách quan có thể được chứng minh hay kiểm chứng bằng những phương pháp đúng đắn" (LALANDE). Mà như ta thấy tử vi lại dựa trên chủ yếu là những "ước định".
    Tôi thấy rằng tử vi cũng như phong thuỷ không nên được gọi là khoa học mà là những đối tượng nghiên cứu của khoa học và phải nghiên cứu một cách nghiêm túc chứ không áp dụng đại trà rất dễ gây ra "mê tín dị đoan". Như các bạn thấy, hiện nay trong việc xây cất nhà cửa người ta rất tin vào "phong thuỷ". Nào là thước Lỗ Ban, nào là tính số bậc "Sinh lão bệnh tử" toàn là những "ước định độc đoán" và áp dụng vào việc xây nhà tư nhân, trong khi việc xây nhà chỉ cần chủ yếu là kiến thức về xây dựng hiện đại kết hợp với một vài kinh nghiệm dân gian là đủ. Trong khi đó các công trình phục chế lăng tẩm, cung điện cổ rất cần kiến thức của các nhà phong thuỷ học, họ lại làm ngơ để cho người ta làm sai. Vì vậy các "học giả" này rất đáng bị lên án vì họ tất cả chỉ vì chữ "lợi".
    Xin mời các bạn tiếp
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 20:53 ngày 13/12/2003
  8. lovelace_the_deflorator

    lovelace_the_deflorator Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    bác có thì gửi em phát, đa tạ bác nhiều.có gì bác PM cho em nhé.

Chia sẻ trang này