1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tứ xuyên - Cửu trại câu mùa thu (Chia sẻ từ p50)

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi gianker, 04/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gianker

    gianker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    758
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng năm mới cả nhà phát nào....
    Cả nhà tổ chức thác loạn cái nhẩy.
  2. gianker

    gianker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    758
    Đã được thích:
    0
    bon chen cái ảnh Thành Cổ Phượng Hoàng cái, không thì cái tôpic này tụt quá thôi.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. gianker

    gianker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    758
    Đã được thích:
    0
    Tiếp này,
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. windmaster

    windmaster Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2007
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Bác Gianker cho biết thêm thông tin về thành cổ Phượng Hoàng này đi ạ. Có cái bánh xe quay nước giống ở LG ghê ạ, nhưng ở đây có mỗi một cái...
  5. gianker

    gianker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    758
    Đã được thích:
    0

    Thành cổ Phượng Hoàng là thành cổ bên sông điển hình của người dân tộc Miao ở phía Tây tỉnh Hồ Nam. Thành được xây dựng khoảng năm 700, với bức tường thành ở một bên bờ. Sau này dân cư chuyển sang sinh sống ở cả 2 bờ, tạo nên một thành cổ bên sông. Thành cổ vẫn giữ được những nét văn hoá tiêu biểu của người Miao và là một trong những thành cổ đẹp của TQ. Từ Phượng Hoàng đi lên phía Bắc khoảng 200km là khu bảo tồn thiên nhiên Trương Gia Giới (zhangjiejia) nổi tiếng của TQ.
    Thành cổ Lệ Giang của người Nạp Tây (naxi) yêu kiều, diễm lệ hơn với những dòng kênh suối trong vắt chảy từ dãy núi tuyết , song Phượng Hoàng mang một nét khác với dòng sông êm đềm ngày đêm chảy giữa thành, nơi bạn có thể ngồi cả ngày lững lờ bên dòng sông đó.
    Những phù điêu ngói trên mọi mái nhà đều có hình phượng hoàng:
    [​IMG]
    Cây cầu đặc biệt của thành:
    [​IMG]
    Đêm về:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. gianker

    gianker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    758
    Đã được thích:
    0
    30/4 có ai đâu không ạ?
  7. gianker

    gianker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    758
    Đã được thích:
    0
    sau khi rời khỏi thành cổ Phượng Hoàng, chúng tôi xuôi xuống phía nam tỉnh Hồ Nam, TQ để đến với Hồng Giang Cổ Trấn. Xuôi xuống phía nam từ Phượng Hoàng, Hồng Giang Cổ trấn cách khoảng 180km. Chiều quay lại từ Phượng Hoàng về Huaihua, lại đi đến tiếp bến xe phía nam Huaihua để bắt xe về Hongjiang. Ở Hồ Nam, các bến xe thường được phân làm các bến khác nhau: bến phía bắc chuyên có xe chạy lên các điểm phía bắc như Phượng Hoàng, Dehang, Zhangjiajie, bến phía nam gồm toàn xe chạy xuống bên dưới phía bản đồ. 16h xe chạy đến Hồng Giang Cổ trấn và đỗ ngay trước cổng vào cổ trấn. Quái lạ, chả thấy cổ trấn đâu mà chỉ thấy vẫn là các con phố nhem nhuốc, thành thị quê mùa. Hỏi đi hỏi lại một lúc mới biết đây là đầu ngõ để đi vào cổ trấn. Cổ trấn bị bao bọc bởi 3 dãy phố chính, bên ngoài các khu nhà cổ bị phá dỡ dành chỗ cho nhu cầu về cái ăn, cái mặc của ngừoi dân nơi đây, còn bên trong thực sự là cổ trấn, nơi được xây dựng từ những thế kỉ 17, là nơi trung tâm thương mại có tiếng ở phía Nam. Nơi đây vẫn còn nguyên những ngân hàng, nhà cho vay tiền, bệnh xá, nhà hát kịch, hiệu thuốc...
    Hồng Giang cổ trấn đang được khyếch trương cho phát triển du lịch, nhưng thực sự những người dân ở đây cũng chả háo hức và mong đợi những lợi ích kinh tế lắm từ cổ trấn này. Khi chúng tôi đến vào buổi tối, cả cổ trấn vắng lặng im lìm, tối tăm và không một khách du lịch. Thi thoảng vang vọng những tiếng chó sủa, tiếng chân bước lộc cộc và những bóng người già vật vờ đi lại. Cảm giác lúc này là lạnh người vì sợ. Không phải là vì cảm giác rợn người vì cảnh tiêu điều, ma ám, mà còn vì trong đêm tối ko một ánh đèn, gặp cướp thì hai đứa cũng đi đời. Nhưng đó là nơi họ đã sinh ra, lớn lên và sống qua nhiều thế hệ. Kiến trúc những ngôi nhà cổ rất đặc biệt và dường như là nơi nuôi dưỡng vào bảo tồn các giá trị văn hoá từ đời này sang đời khác. Mỗi ngôi nhà đều tường cao và diện tích rất rộng, có một cửa chính nhỏ hẹp nằm trên những ngõ nhỏ heo hút. Bên trong là một không gian mở, ở giữa là giếng trời, bao quanh là các phòng được bố trí riêng biệt.
    Sáng hôm qua, tôi trở lại để chứng kiến toàn cảnh cổ trấn. Vẫn chả thấy một bóng khách du lịch nào, về sau lúc về Jingzhou để bắt tàu về Nam Ninh, mới biết hình có luật nào đấy cấm người nứoc ngoài. Thảo nào... Cũng may khi về Jingzhou, bị ở trong đồn công an, may mắn quá.
    Cổng vào chính Cổ trấn, ngoài ra còn có chằng chịt các ngõ nhỏ đi vào khác
    [​IMG]
    Một góc nhìn từ trên cao
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ngõ nhỏ tường cao
    [​IMG]
  8. windmaster

    windmaster Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2007
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Mấy bức này cho thấy cổ trấn thật tiêu điều xơ xác. Liệu có bẩn như Hội An nhà mình không bác Gianker?
  9. gianker

    gianker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    758
    Đã được thích:
    0

    Tiêu điều, xơ xác và gần như đổ nát. Ngõ nhỏ, tường cao, kín đáo ...
    Còn bẩn hay không thì các bác xem ảnh thì biết.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. windmaster

    windmaster Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2007
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Quả thật là nhìn ảnh thì biết. Dù tiêu điều xơ xác hay hào nhoáng thì vẫn rất sạch sẽ.
    Đợt vừa rồi quay trở lại Hội An nhà mình thấy đau lòng ghê gớm vì phố xá bị đào bới khắp nơi, cát bụi rác rưởi đầy đường. Nhiều tuyến phố trưng biển to đùng là chỉ dành cho người đi bộ và xe thô sơ mà vẫn thấy xe máy lao ù ù chóng cả mặt... Nói thật càng đi Trung Quốc càng thấy mê (nói cái này ra khối người sẽ rủa mình chả yêu nước nhưng sự thật vẫn là sự thật)

Chia sẻ trang này