1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tục nhuộm răng đen và quan niệm xưa về cái đẹp

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi heo_may_new, 29/03/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. heo_may_new

    heo_may_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2001
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Tục nhuộm răng đen và quan niệm xưa về cái đẹp

    Tôc nhuém r¨ng cña ng­êi Vi-t cã tõ hµng ngh-n n¨m tr­íc, mét phô n÷ ®'p trong quan ni-m cña ng­êi Vi-t x­a lµ ph¶i cã "r¨ng l¸ng h¹t huyÒn". Vi-c nhuém r¨ng rÊt phøc t¹p vµ cã nh÷ng thø thuèc gia truyÒn ®­îc gi÷ bÝ m

    Được sửa chữa bởi - Admin on 08/05/2001 06:40:08
  2. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Tục nhuộm răng của người Việt có từ hàng nghìn năm trước, một phụ nữ đẹp trong quan niệm của người Việt xưa là phải có "răng láng hạt huyền". Việc nhuộm răng rất phức tạp và có những thứ thuốc gia truyền được giữ bí mật. Hình nhu quả dua hấu bổ đôi đã thành biểu tượng của người đẹp má đỏ hồng, răng đen tuyền. Nó đã đi vào câu ca dao quen thuộc:
    Lấy chồng cho đáng tấm chồng,
    Bõ công trang điểm má hồng răng đen.
    Hàm răng đen được coi là chuẩn mực của cái đẹp, không những đối với phụ nữ mà cả nam giới cũng vậy.
    Một truyền thống gìn giữ từ lâu đời
    Tục nhuộm răng đen ở người Việt theo truyền thuyết thì đã có từ thời cổ đại xa xôi. Người Trung Hoa khi tiếp xúc lần đầu với người Việt vào các thế kỷ trước Công nguyên đã lưuu ý tới tục này và ghi lại trong thu*ư tịch cổ, đi cùng với tục xăm mình và ăn trầu. Mới đây, các nhà kho cổ đã khai quật và tìm thấy mộ thuyền Châu Can ở huyện Phú Xuyên có từ cách đây 2400 năm, đã phát hiện thấy hàm răng đen. Chứng tỏ, tục nhuộm răng đen đã có từ rất lâu, và có thể còn có từ trước đó nữa?
    Trải qua một nghìn năm đô hộ của Trung Hoa, mặc dầu kẻ thống trị bắt người Việt ăn mặc theo phong tục phưuong bắc, người Việt vẫn không chịu từ bỏ những tập tục xưa, coi việc nhuộm răng đen là yếu tố văn hóa để phân biệt với các tộc người khác. ở miền núi phía bắc Việt Nam cũng có những tộc người nhuộm răng đen nhuư người Tày, người Dao, Lô Lô, La Qua...
    Một quan niệm về cái đẹp
    Cho đến gần đây ta vẫn còn nghe câu ca dao nói về cái nết của người con gái đẹp:
    Một thưuong tóc bỏ đuôi gà,
    Hai thuoưng ăn nói mặn mà có duyên,
    Ba thưuong má lúm đồng tiền,
    Bốn thuoưng răng láng hạt huyền kém thua.
    Đến cuối thế kỷ trước, khi tiếp xúc với người Pháp, mặc dầu bị đô hộ, nhưung người Việt Nam vẫn không từ bỏ niềm tự hào về hàm răng đen của mình. Nhưung sang đến thế kỷ 20, nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Việt Nam đã bước vào một thời kỳ biến đổi xã hội sâu sắc. Mẹ tôi thuộc vào thế hệ đó. Vào đầu những năm 1920, khi vào trường nữ học Đồng Khánh ở Huế, bà đã cạo hàm răng đen được nhuộm từ năm lên 15, để trở thành người phụ nữ mới, tham gia vào cuộc cải cách xã hội, với các phong trào đòi nữ quyền, giải phóng đất nước. Hàm răng đen đã bị đẩy lùi vào dĩ vãng, nhưung ở nông thôn có noi nó vẫn được duy trì.
    Thuốc xỉa răng đen
    Để có một hàm răng đen bóng phải trai qua một quá trình phức tạp. Người bình dân thường nhuộm theo phuoưng pháp đon giản, rẻ tiền. Nhuưng giới quý tộc quan lại thì nhuộm theo những phuoưng pháp thuốc gia truyền có khi được giữ bí mật. Vì vậy ở Huế, noi tập trung vua và các ông hoàng bà chúa cùng các quan lại, còn lưuu giữ được nhiều công thức chế thuốc nhuộm răng, cũng nhuư các thứ thuốc để duy trì mầu đen bóng của răng.
    ở nông thôn xưa, thường có người làm nghề nhuộm răng đi từ làng này sang làng khác, gọi là "thầy nhuộm răng". ở Huế lại có các "bà thầy" để nhuộm răng cho các bà mệnh phụ. Người đó mang theo các thứ thuốc, còn đồ nghề thì rất đon giản có thể tìm tại chỗ, đó là tre để chẻ tăm và lá cây để phết thuốc lên. Huế nổi tiếng vì có những phưuong thuốc gia truyền, nên thuốc ở đây được bán ra khắp miền bắc.
    Trước khi nhuộm phải chuẩn bị hàm răng cho sạch. Trong hai ba ngày liền, người đó phải đánh răng, xỉa răng bằng vỏ cau khô với than bột. Một ngày trước khi nhuộm phải nhai chanh lát, súc miệng bằng rượu trắng pha nước chanh. Tác dụng của chanh làm cho lớp men ngoài răng "mềm" đi, tạo thành những vệt lõm sần sùi trên men răng, nhuưng không ăn sâu quá để làm hại răng, nhờ đó thuốc nhuộm có thể bắt chặt hon. Được bảo vệ cẩn thận răng nhuộm có thể giữ mầu đen bóng 20, 30 năm. Khi xuất hiện những vết vàng trên răng, đồng thời mầu đen cũng nhạt đi, người ta phải nhuộm lại.
    Nhuộm răng phải qua hai giai đoạn: nhuộm răng đỏ và nhuộm răng đen. Trong đợt đầu người thầy phết cao nhuộm răng đen lên lá chuối, lá dừa hay lá cau, cắt vừa hàm răng, rồi ép lên mặt ngoài răng. Người ta bắt đầu làm từ giờ Dậu (5 giờ chiều), đến khoảng 2 giờ sáng thì thay thuốc. Người nhuộm răng đêm đó phải nằm ngửa, há mồm, không được đuưa đẩy lưỡi động đến lá cao. Đến sáng, sau khi lấy thuốc ra phải súc miệng bằng nước mắm hảo hạng để thải hết chất thuốc còn dính ở kẽ răng.
    Liền từ 12 đến 15 ngày, người đó phải luôn há mồm, hướng gió Đông - Nam, chỉ được ăn cháo, bún chấm nước mắm, nuốt thẳng không nhai. Mỗi lần ăn xong phải súc miệng bằng một thứ thuốc gọi là "thuốc xỉa nước". Tiếp đấy dùng một thứ thuốc đá chế thành bột gọi là "thuốc xỉa khô", dùng ngón tay miết lên mặt răng, đó là giai đoạn nhuộm răng đen. Bây giờ đã có một hàm răng đen bóng, ánh lên ánhư hạt huyền.
    Khái niệm về cái đẹp thay đổi theo thời gian và không thể áp đặt. Ngay đến những người sống cùng thời, tuy thuộc nền văn hóa khác, vẫn có thể làm quen và dần dần tìm thấy cái đẹp trong hàm răng đen của người Việt. Hãy xem cảm tưởng của Đại tá Diguet từng sống ở Việt Nam, đã viết trong cuốn sách xuất bản năm 1906: "Sống lâu với họ (chỉ người Việt), con mắt du khách dần dần quen với đường nét của những con người đã gây nên nhiều cảm giác khó chịu, cuối cùng du khách có thể phân biệt được nhiều người đàn ông và đàn bà đẹp. Sự thích nghi của du khách sẽ hoàn thiện cho đến cái ngày mà anh ta tìm thấy một người phụ nữ đẹp dù cho rưàng cho ta được nhuộm răng đen bóng, quả thật ý niệm thẩm mỹ có thể thay đổi theo thói quen".
    Đào hùng
    (Heritage)
    Despair is not Hopeless!​

Chia sẻ trang này